nghệ thuật xây dựng nhân vật và không gian nghệ thuật trong truyện ngắn của lỗ tấn

62 2.5K 13
nghệ thuật xây dựng nhân vật và không gian nghệ thuật trong truyện ngắn của lỗ tấn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC ĐINH THỊ THU HÀ NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA LỖ TẤN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƠN LA, NĂM 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC ĐINH THỊ THU HÀ NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA LỖ TẤN Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Hà Thị Hải SƠN LA, NĂM 2014 Lời cảm ơn Khóa luận hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học của Thạc sĩ Hà Thị Hải. Nhân dịp khóa luận được công bố, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo, Thạc sĩ Hà Thị Hải, người đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và động viên em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Ngữ Văn (đặc biệt là các thầy cô trong tổ Lí luận - Văn học Nước ngoài), các cán bộ ở bộ phận thư viện Trường Đại học Tây Bắc và tập thể lớp K51 Đại học Sư phạm Ngữ Văn đã tạo điều kiện, ủng hộ và giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn! Sơn La, tháng 05 năm 2014 Sinh viên Đinh Thị Thu Hà MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu 4 3.1. Đối tượng nghiên cứu 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu 5 3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu 5 4. Phương pháp nghiên cứu 5 5. Đóng góp của khóa luận 5 6. Cấu trúc của khóa luận 5 CHƢƠNG 1: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA LỖ TẤN 6 1.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật 6 1.1.1. Nhân vật văn học 6 1.1.2. Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật 8 1.1.3. Nghệ thuật xây dựng hệ thống nhân vật 9 1.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn 10 1.2.1. Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn 10 1.2.1.1. Xây dựng tính cách nhân vật thông qua miêu tả ngoại hình của nhân vật 10 1.2.1.2. Xây dựng tính cách nhân vật thông qua miêu tả hành động của nhân vật 14 1.2.1.3. Xây dựng tính cách nhân vật thông qua ngôn ngữ của nhân vật và ngôn ngữ người kể chuyện 17 1.2.2. Nghệ thuật xây dựng hệ thống nhân vật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn . 22 1.2.2.1. Quan hệ đối lập 23 1.2.2.2. Quan hệ tương phản 25 1.2.2.3. Quan hệ bổ sung 27 CHƢƠNG 2: KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA LỖ TẤN 29 2.1. Không gian nghệ thuật trong văn học 29 2.1.1. Khái niệm không gian nghệ thuật 29 2.1.2. Đặc điểm của không gian nghệ thuật 29 2.2. Các loại không gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn 31 2.2.1. Không gian nông thôn 31 2.2.2. Không gian thành thị 34 2.2.3. Một số không gian khác 35 2.2.3.1. Không gian nghĩa trang 35 2.2.3.2. Không gian pháp trường 36 2.2.3.3. Không gian con đường 37 2.2.3.4. Không gian quán trà, quán rượu 40 2.3. Nghệ thuật xây dựng không gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn 42 2.3.1. Hình ảnh 42 2.3.2. Âm thanh 46 2.3.3. Mùi vị 48 2.3.4. Màu sắc 50 KẾT LUẬN 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO 55 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Xưa nay, khi nói tới văn học Trung Quốc, người ta thường nghĩ ngay tới Đường thi và tiểu thuyết cổ điển Minh - Thanh… Có ý kiến cho rằng văn học hiện đại không sánh bằng văn học cổ điển, nhưng khi khảo cứu lại, ba trăm năm Đường thi có năm mươi tư nghìn bài thơ, trung bình mỗi năm sáng tác một trăm tám mươi bài. Sáu trăm năm Minh - Thanh chỉ để lại mười bộ tiểu thuyết kiệt xuất, trung bình mỗi thế kỷ có hai bộ truyện hay với khoảng hai trăm truyện. Còn văn học hiện đại từ sau cách mạng vô sản đã phát triển vượt bậc, chỉ cần mười năm đổi mới, văn học hiện đại đã xuất bản hàng trăm bộ tiểu thuyết, trong đó có mười bộ tiểu thuyết xuất sắc. Lỗ Tấn là nhà văn tiến bộ và cách mạng, được xem là người đặt nền móng vững chắc cho văn xuôi hiện đại Trung Quốc và “là bậc thầy của truyện ngắn thế giới” [18, 663], đã góp phần to lớn trong việc phát triển nền văn học hiện đại. 1.2. Lỗ Tấn sáng tác và có những thành công nhất định trên nhiều thể loại: truyện, thơ, tạp văn, khảo cứu, phê bình… trong đó, truyện ngắn là thể loại đạt được thành tựu nổi bật nhất. Mỗi hình ảnh, mỗi chi tiết, mỗi nhân vật trong truyện ngắn của ông mang đến cho người đọc cách cảm, cách nghĩ khác nhau, có buồn, có hài, có yêu, có ghét, cười cợt, có cả sự cảm thông, chua xót… Truyện ngắn Lỗ Tấn không chỉ phản ánh bức tranh hiện thực rộng lớn từ nông thôn đến thành thị Trung Quốc lúc bấy giờ, mà ở đó người đọc còn hình dung được những lớp không gian nghệ thuật có cả bề rộng lẫn chiều sâu theo từng hành trình địa lí cũng như sự thay đổi tâm lí nhân vật. Chính vì vậy, nhiều truyện ngắn của Lỗ Tấn có dung lượng của truyện dài và những tác phẩm của ông được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới: Nga, Anh, Pháp, Ấn Độ, Việt Nam… và Hồ Chủ tịch cũng là người rất thích truyện ngắn Lỗ Tấn. Truyện ngắn Lỗ Tấn gồm ba tập: Gào thét (Nột hám), Bàng hoàng (Bâng khuâng) và Chuyện cũ viết lại (Cố sự tân biên). Tuy nhiên, hai tập đầu được lưu ý hơn cả vì nó tiêu biểu cho khuynh hướng sáng tác hiện thực chủ nghĩa của nhà văn. Truyện ngắn của Lỗ Tấn mang đến cho người Trung Quốc một luồng gió mới, đưa đến những quan niệm mới mẻ về cuộc đời, con người và phương thức thể hiện nhân vật, không gian nghệ thuật. Với ý nghĩa lớn lao đó, cùng sự yêu quý, ngưỡng mộ tài năng nhà văn, nhà cách mạng Lỗ Tấn, tôi quyết tâm đi vào tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật và không gian nghệ thuật trong truyện 2 ngắn của Lỗ Tấn với mong muốn hiểu biết thêm về nhà văn và những sáng tác của ông, góp phần nhỏ bé của mình để bày tỏ tấm lòng tri ngộ của độc giả đối với một nhà văn lỗi lạc. 1.3. Quách Mạt Nhược từng nói: “Trước Lỗ Tấn chưa hề có Lỗ Tấn, sau Lỗ Tấn có vô vàn Lỗ Tấn” để khẳng định vai trò tiên phong của Lỗ Tấn trong văn học. Lỗ Tấn đã khẳng định vị trí không thể thay thế được của mình trên văn đàn Trung Quốc và thế giới. Ở Việt Nam, Lỗ Tấn là tác gia được giảng dạy ở trường Đại học, Trung học Phổ thông và Trung học Cơ sở. Nghiên cứu đề tài này sẽ giúp tôi củng cố kiến thức về lí luận văn học, thi pháp học, đồng thời vận dụng những kết quả nghiên cứu vào việc học tập, giảng dạy văn học Trung Quốc với hai tác phẩm tiêu biểu của Lỗ Tấn là Thuốc và Cố hương đã được đưa vào chương trình Phổ thông. 2. Lịch sử vấn đề “Lỗ Tấn là danh thủ truyện ngắn” [18, 663], là người mở đường cho văn học hiện đại Trung Quốc. Khi nói đến sáng tác của ông, chúng ta không thể bỏ qua truyện ngắn - nơi mà con người và tài năng nghệ thuật của nhà văn được thể hiện rõ, nhất là trong nghệ thuật xây dựng nhân vật và không gian nghệ thuật. Truyện ngắn Lỗ Tấn không những được dịch ra nhiều thứ tiếng mà còn thu hút sự tìm tòi, khám phá của giới phê bình, nghiên cứu văn học. Với nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu khác nhau, họ đã từng bước chỉ ra sự đóng góp, tài năng cũng như sức sống kì diệu của truyện ngắn Lỗ Tấn. Có thể thấy một số công trình nói đến nghệ thuật xây dựng nhân vật và không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Lỗ Tấn như sau: Trong Mấy vấn đề thi pháp Lỗ Tấn và việc giảng dạy Lỗ Tấn ở trường phổ thông, Lương Duy Thứ đề cập đến nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua miêu tả đôi mắt: “Lỗ Tấn rất chú ý khai thác đôi mắt, dùng nó làm tấm gương phản chiếu các biến động tâm hồn. Đôi mắt “đặc biệt to, lông mi rất dài, lòng trắng như bầu trời đêm, mà là bầu trời tạnh gió phương Bắc” của A Thuận (Trên gác quán rượu) đã nói lên đầy đủ tâm hồn trong trắng ngây thơ của cô gái xinh đẹp này, nó tương phản như màu trắng với màu đen bên cạnh tâm hồn vẩn đục, tê dại của Lã Vi Phủ. Những biến động sâu sắc trong tâm hồn chị Tường Lâm cũng đã được thể hiện rõ nét qua bốn lần mô tả đôi mắt của chị” [31, 43], về ngôn ngữ nhân vật: “Cũng để phản ánh đặc trưng tinh thần của nhân vật, Lỗ Tấn rất chú ý chọn lọc những câu nói ngắn gọn có thể gợi lên cả một chân trời suy nghĩ. Câu nói đầu miệng của AQ “nó đánh mình như con đánh bố” có sức nặng của 3 một hình tượng rất đọng, gợi lên hình dáng múa may của một chàng hề chuyên thắng trận trong tưởng tượng” [31, 43-44]. Trong giáo trình Lịch sử văn học Trung Quốc, tập 2, Nguyễn Khắc Phi đã viết về cuộc đời, sự nghiệp của Lỗ Tấn, chỉ ra năm đặc điểm nghệ thuật cơ bản trong truyện ngắn Lỗ Tấn một số biện pháp nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật: “Truyện ngắn Lỗ Tấn giống hệt như những bài thơ văn xuôi đầy chất trữ tình. Ông thường thông qua vai trò “tôi” để kể về những điều tai nghe mắt thấy trong cuộc sống… Trong Lễ cầu phúc qua mười ba lần tả đôi mắt thím Tường Lâm, Lỗ Tấn nêu lên diễn biến phức tạp trong tâm hồn thím. Hoặc trong truyện Trong quán rượu để làm nổi bật cái trong trắng của A Thuận, Lỗ Tấn đã chú ý miêu tả cặp mắt của A Thuận “trong suốt như nền trời một đêm quang tạnh”. Thủ pháp “vẽ đôi mắt, tả linh hồn” trên đây của Lỗ Tấn đã có tác dụng to lớn, nó làm tăng sức truyền cảm nghệ thuật, thể hiện được chỗ sâu kín của tâm hồn… Trong truyện Lỗ Tấn thường dùng điệp khúc, lặp đi lặp lại lời nói của nhân vật để xoáy đi xoáy lại vết thương lòng của họ” [24, 213]. Nguyễn Khắc Phi không đề cập đến không gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn. Phương Lựu trong Tuyển tập lí luận Mác - Lênin, tập 3, có đề cập đến một số thủ pháp xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn: “Ngôn ngữ trong tác phẩm của ông giản dị, trong sáng nhưng lại cô đọng, hàm súc. Xét riêng về ngôn ngữ nhân vật mà nói thì cô đọng, hàm súc có nghĩa là trong khi đối thoại không những chỉ biểu hiện được tính cách của nhân vật cũng như một mặt nào đó của xã hội, mà đồng thời còn có thể góp phần thúc đẩy tình tiết câu chuyện phát triển… Lỗ Tấn ít miêu tả tâm lí mà thông thường thông qua hành động và nhất là ngôn ngữ cá tính hóa để miêu tả tính cách nhân vật” [18, 579]. Ngoài ra, khi nói đến những phương pháp điển hình hóa, Giáo sư còn nói về một số thủ pháp trong truyện ngắn Lỗ Tấn một cách khái quát như: phục tùng logic nội tại của tính cách, dùng người mẫu, đặc biệt là thủ pháp “vẽ rồng điểm mắt” - một thủ pháp quan trọng góp phần xây dựng tính cách nhân vật. Xung quanh vấn đề nghệ thuật xây dựng nhân vật và không gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn, còn có những đề tài, luận văn nghiên cứu và những bài viết đề cập đến, dù chưa đi sâu cụ thể nhưng cũng điểm qua những chi tiết liên quan đến vấn đề trên. Trong Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Cố hương của Lỗ Tấn, Nguyễn Thị Lan có đưa ra nhận xét: “Cố hương là một trong những truyện ngắn xuất sắc của Lỗ Tấn… Truyện có ba lớp không gian. Ba lớp này được xếp cạnh 4 nhau trong tiến trình suy cảm của nhân vật. Mỗi lớp không gian đều gắn liền với thời gian (bởi thời gian là chiều thứ tư của không gian)” [13, 1]. Trong bài viết này, chị đã chỉ ra những không gian cụ thể trong truyện Cố hương: không gian thời thơ ấu, không gian hiện tại và không gian mộng tưởng. Nguyễn Thị Tú trong Hình tượng người phụ nữ trong truyện ngắn Lỗ Tấn (Qua hai tập “Gào thét” và “Bàng hoàng”) có tìm hiểu về nghệ thuật xây dựng hình tượng người phụ nữ trong truyện ngắn Lỗ Tấn: “Ông đã khéo léo sử dụng các phương tiện, biện pháp nghệ thuật như miêu tả ngoại hình, hành động, ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ độc thoại, đối thoại của nhân vật, qua ngôn ngữ người kể chuyện và qua khung cảnh thiên nhiên để xây dựng nhân vật. Nhờ các biện pháp nghệ thuật này mà nhân vật người phụ nữ hiện lên hết sức sinh động, đa dạng và thể hiện được những tư tưởng mà nhà văn muốn truyền đạt. Với việc miêu tả ngoại hình, Lỗ Tấn đã cho ta bản phác thảo đầu tiên, bên ngoài về nhân vật, làm cho nhân vật không chỉ có hình dáng cụ thể mà còn bộc lộ được những nét tính cách” [35, 50]. Dương Trắc Nghiệm trong “Thuốc” dưới góc nhìn Thi pháp học viết về những không gian nghệ thuật trong Thuốc như sau: “Những không gian ấy không gợi lên vẻ rộng lớn siêu phàm. Có cái gì trầm lắng, tĩnh lặng, chan chứa nỗi niềm như bối cảnh xã hội Trung Quốc ngột ngạt, tăm tối, buồn tẻ, đang ngủ say trước sự chuyển mình của đất nước” [21, 1]. Từ những tư liệu trên, có thể thấy truyện ngắn Lỗ Tấn đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhưng do xuất phát từ những mục đích nghiên cứu khác nhau, quan điểm, cách nhìn nhận khác nhau mà các công trình nghiên cứu cũng đi tìm hiểu các vấn đề khác nhau. Các tác giả chủ yếu quan tâm đến hình tượng nhân vật chứ chưa chú ý nhiều đến nghệ thuật xây dựng nhân vật hoặc có nhưng chưa đầy đủ và đặc biệt, nghệ thuật xây dựng không gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn lại càng ít được nói đến. Trên cơ sở tiếp thu những thành quả của các tác giả đi trước, chúng tôi chọn nghiên cứu về “Nghệ thuật xây dựng nhân vật và không gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn” với mong muốn mang tới một cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về vấn đề trên. 3. Đối tƣợng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là nghệ thuật xây dựng nhân vật và không gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn. [...]... phần làm nên nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc trong truyện ngắn của Lỗ Tấn, đó cũng là lí do giúp cho hình tượng nhân vật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn thách thức cả thời gian và không gian 28 CHƢƠNG 2: KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA LỖ TẤN 2.1 Không gian nghệ thuật trong văn học 2.1.1 Khái niệm không gian nghệ thuật Không gian là khoảng không bao la trùm lên tất cả sự vật hiện tượng... 2 chương: Chương 1: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn Chương 2: Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn 5 CHƢƠNG 1: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA LỖ TẤN Lỗ Tấn (1881 - 1936), tên khai sinh là Chu Chương Thọ, sau đổi thành Chu Thụ Nhân, tên chữ là Dự Tài; quê ở phường Đông Xương, phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang; xuất thân trong gia đình đại sĩ... những tệ trạng, rối ren trong xã hội Trung Hoa sau cách mạng Ngũ Tứ Tài năng trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Lỗ Tấn không chỉ thể hiện ở nghệ thuật khắc họa tính cách qua miêu tả ngoại hình, hành động, ngôn ngữ, mà còn thể hiện ở nghệ thuật xây dựng hệ thống nhân vật 1.2.2 Nghệ thuật xây dựng hệ thống nhân vật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn Các nhân vật trong một tác phẩm nghệ thuật thực sự tạo thành... khóa luận là tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật và không gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn Cụ thể là chỉ ra đặc điểm nghệ thuật của truyện ngắn Lỗ Tấn trong việc xây dựng nhân vật và không gian nghệ thuật, thấy được sự kế thừa của nhà văn ở những phương diện ấy so với nền văn học trước và thấy được nét đặc sắc, cách tân nghệ thuật, cá tính sáng tạo của nhà văn dựa trên nền tảng văn học... dịch thuật Truyện ngắn của ông gồm ba tập: Gào thét (gồm 14 truyện) , Bàng hoàng (gồm 11 truyện) và Chuyện cũ viết lại (gồm 8 truyện) Sau đây chúng tôi sẽ trình bày một số khái niệm thuộc lĩnh vực nghệ thuật xây dựng nhân vật và chỉ ra đặc điểm nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn 1.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật 1.1.1 Nhân vật văn học Con người là đối tượng miêu tả chủ yếu của. .. cứu nghệ thuật xây dựng nhân vật và không gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn chủ yếu khảo sát hai tập truyện: Gào thét, gồm 14 truyện, viết trong thời gian từ 1918 - 1922 Bàng hoàng, gồm 11 truyện, viết trong thời gian từ 1924 - 1925 Cả hai tập này in chung trong Tuyển tập truyện ngắn (Lỗ Tấn) , NXB Văn học, Hà Nội, 1972 3.3 Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ của khóa luận là tìm hiểu nghệ thuật xây. .. sống 1.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn Nhân vật văn học vừa mang chức năng xã hội, vừa phải làm tròn chức năng văn học của nó Chức năng của nhân vật là khái quát những quy luật của cuộc sống con người, thể hiện những hiểu biết, ước ao và kỳ vọng về con người Truyện ngắn của Lỗ Tấn thể hiện tư tưởng lớn lao của tác giả về con người, về dân tộc thông qua nghệ thuật xây dựng tính... xây dựng hệ thống nhân vật không những có tác dụng làm cho kết cấu của tác phẩm chặt chẽ hơn, dễ phân tích, dễ theo dõi hơn mà tính cách nhân vật cũng trở nên hấp dẫn hơn, tư tưởng của tác giả cũng trở nên sâu sắc và được thể hiện rõ hơn Tiểu kết: Lỗ Tấn đã rất thành công trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, cả về xây dựng tính cách nhân vật và xây dựng hệ thống nhân vật Bằng nhiều thủ pháp nghệ thuật. .. Xây dựng tính cách nhân vật thông qua miêu tả hành động của nhân vật Hành động là yếu tố thể hiện mối quan hệ tương tác của nhân vật với cộng đồng, với môi trường sống, góp phần thể hiện tính cách nhân vật Xây dựng tính cách nhân vật trong truyện ngắn của mình, Lỗ Tấn cũng miêu tả hành động của nhân vật để từ đó nhân vật tự bộc lộ tính cách Trong AQ chính truyện, tính cách nhân vật AQ bộc lộ nhiều... Còn không gian nghệ thuật, trong Từ điển thuật ngữ văn học, Lê Bá Hán định nghĩa như sau: Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó” [10, 60] Trần Đình Sử lí giải thêm: Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật [26, 88], ông còn khẳng định một cách chắc chắn: Không có hình tượng nghệ thuật nào không có không gian, . 1: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn Chương 2: Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn 6 CHƢƠNG 1: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA LỖ TẤN. nghệ thuật xây dựng nhân vật và không gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn. Cụ thể là chỉ ra đặc điểm nghệ thuật của truyện ngắn Lỗ Tấn trong việc xây dựng nhân vật và không gian nghệ. xây dựng hệ thống nhân vật 9 1.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn 10 1.2.1. Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn 10 1.2.1.1. Xây dựng

Ngày đăng: 01/11/2014, 12:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan