quản lý an toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp ở khu công nghiệp phú tài tỉnh bình định

26 2.1K 12
quản lý an toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp ở khu công nghiệp phú tài tỉnh bình định

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ BÍCH DIỆU QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP Ở KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ TÀI TỈNH BÌNH ĐỊNH Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số : 60.31.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Đà Nẵng – Năm 2014 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Quang Bình Phản biện 1: PGS.TS Lê Thế Giới Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Thị Kim Anh Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kinh tế họp tại Đại Học Đà Nẵng vào ngày 24 tháng 01 năm 2014. Có thể tìm hiểu Luận văn tại: - Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh Tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) ngày càng liên quan chặt chẽ đến sự thành đạt của mỗi doanh nghiệp, góp phần quyết định bình ổn sự phát triển kinh tế bền vững của mỗi quốc gia. Xây dựng một nền sản xuất an toàn với những sản phẩm có tính cạnh tranh cao gắn liền với việc bảo vệ sức khỏe người lao động là yêu cầu tất yếu của sự phát triển kinh tế bền vững và đủ sức cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu hóa. Xuất phát từ thực tế việc tổ chức thực hiện quản lý còn nhiều vấn đề bất cập, thiếu đồng bộ, cho nên đòi hỏi phải có các chính sách, giải pháp phù hợp để tiếp tục tác động vào cuộc sống một cách thiết thực, thực sự trở thành hoạt động hữu ích nhằm bù đắp những thiệt thòi đối với các đối tượng yếu thế, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, tiến tới sự công bằng về mọi mặt trong đời sống xã hội. Vì vậy việc nghiên cứu, phân tích tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động quản lý an toàn vệ sinh lao động từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý về ATVSLĐ tại các doanh nghiệp ở khu công nghiệp Phú Tài tỉnh Bình Định là đòi hỏi khách quan và cần thiết. Do đó tôi chọn đề tài “Quản lý an toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp ở khu công nghiệp Phú Tài tỉnh Bình Định” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ. 2. Mục tiêu nghiên cứu + Làm rõ được lý luận về quản lý ATVSLĐ trong doanh nghiệp. + Tình hình quản lý ATVSLĐ tại các doanh nghiệp ở khu công nghiệp Phú Tài tỉnh Bình Định. + Kiến nghị được các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý 2 ATVSLĐ tại các doanh nghiệp ở khu công nghiệp Phú Tài tỉnh Bình Định. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề liên quan đến công tác quản lý; các biện pháp thực thi của các chủ thể có liên quan. b. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Đề tài nghiên cứu vấn đề quản lý an toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp. - Về không gian: Các nội dung trên được nghiên cứu trên địa bàn khu công nghiệp Phú Tài tỉnh Bình Định. - Về thời gian: Các giải pháp đề xuất trong luận văn có ý nghĩa từ nay đến năm 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này sử dụng một loạt các phương pháp cụ thể như phân tích thống kê, chi tiết hóa, so sánh, đánh giá, tổng hợp, khái quát, chuyên gia… Theo nhiều cách từ riêng lẽ tới kết hợp với nhau. Chúng được sử dụng trong việc khảo cứu, phân tích, đánh giá so sánh các nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý ATVSLĐ tại các doanh nghiệp ở khu công nghiệp Phú Tài tỉnh Bình Định. 5. Bố cục đề tài Luận văn, ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục, đã kết cấu thành 3 chương Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý an toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp Chương 2. Thực trạng quản lý an toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp ở khu công nghiệp Phú Tài tỉnh Bình Định Chương 3. Phương hướng và giải pháp quản lý an toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp ở khu công nghiệp Phú Tài tỉnh Bình Định. 3 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Theo PGS. TS Bùi Quang Bình (2012), Kinh tế Lao động, NXB Thông tin và Truyền thông, Đà Nẵng. Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu những biện pháp tuyên truyền, phổ biến về an toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiêp” có mã số CB 2007-02-02 do Cục An toàn lao động – Bộ LĐTBXH thực hiện năm 2007. Đề tài nghiên cứu “Xây dựng quy trình quản lý an toàn - vệ sinh lao động trong các loại hình doanh nghiệp” do Cục An toàn Lao động thực hiện năm 2010. Năm 2012, Cục An toàn lao động phối hợp với Viện Khoa học Lao động và Xã hội đã tiến hành triển khai thí điểm hệ thống quản lý ATVSLĐ tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực có nguy cơ cao như khai thác đá, sản xuất vật liệu xây dựng tại hai tỉnh Hà Nam (60 doanh nghiệp), Quảng Ninh (60 doanh nghiệp) và khu vực làng nghề. Theo Dietmar Elsler (2012), “Cách tạo ra các biện pháp khuyến khích kinh tế trong công tác an toàn vệ sinh lao động”, Tạp chí Asian-Pacefic Newsletter on OSH, Vol.19, No. 2, October 2012. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 1.1.1. Một số khái niệm An toàn vệ sinh lao động: là các hoạt động đồng bộ trên các mặt pháp luật, tổ chức quản lý, KTXH, KHCN nhằm cải thiện điều kiện lao động, bảo đảm an toàn và vệ sinh lao động, phòng chống tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, bảo vệ tính mạng và sức khỏe 4 cho con người trong lao động [18, tr. 12]. 1.1.2. Vài trò và tính chất của quản lý an toàn vệ sinh lao động a. Vai trò của quản lý an toàn vệ sinh lao động b. Tính chất của quản lý an toàn vệ sinh lao động Có 3 tính chất chủ yếu là: pháp lý, khoa học kỹ thuật và tính quần chúng. Chúng có liên quan mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau. 1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 1.2.1. Ban hành và quản lý thống nhất các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp Do việc chấp hành các quy định phát luật về ATVSLĐ nên pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động, nội dung huấn luyện, đào tạo về ATVSLĐ. Để bảo đảm các quy định này cần điều phối việc thực hiện các chương trình ATVSLĐ để nâng cao ý thức và giám sát việc thực thi ATVSLĐ tại các doanh nghiệp. Đồng thời phải tổ chức đánh giá việc tuân thủ an toàn lao động, đánh giá rủi ro và các mối nguy hiểm đến ATVSLĐ. Tiêu chí phản ánh - Số văn bản hướng dẫn thực hiện quy định pháp luật về ATVSLĐ; - Tỷ lệ doanh nghiệp tiếp nhận và triển khai thực hiện các quy định pháp luật về ATVSLĐ. 1.2.2. Tổ chức tuyên truyền quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp Việc tổ chức tuyên truyền không chỉ nâng cao nhận thức mà quan trọng hơn là cung cấp thông tin về quy định ATVSLĐ cho tất cả người sử dụng lao động và người lao động để nắm được quyền và 5 nghĩa vụ trong chấp hành các quy định này. Việc tổ chức này có nhiều hình thức khác nhau ngoài phương tiện thông tin đại chúng mà những hình thức khác như phát tờ rơi, tổ chức lớp học, hay hội thi rất hữu ích. Những người thực hiện bao gồm ngoài các cơ quan quản lý nhà nước thì tổ chức công đoàn hay đoàn thể tự doanh nghiệp tới địa phương tham gia vào. Tiêu chí: - Số lượng các đợt tuyên truyền về quy trình an toàn vệ sinh lao động; - Tỷ lệ doanh nghiệp đã thực hiện tuyên truyền về quy trình an toàn vệ sinh lao động; - Tỷ lệ lao động trong các doanh nghiệp đã được tuyên truyền về quy trình ATVSLĐ. 1.2.3. Tổ chức đào tạo và tập huấn về quản lý an toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp Tổ chức đào tạo tập huấn về quản lý ATVSLĐ này có 2 mảng kiến thức: - Các quy định của pháp luật về ATVSLĐ - Tổ chức quản lý công tác ATVSLĐ trong doanh nghiệp. Cơ quan tổ chức sẽ bao gồm: Sở lao động và thương binh xã hội với chức năng quản lý nhà nước về công tác này. Các cơ quan phối hợp bao gồm công đoàn, hiệp hội doanh nghiệp… Tiêu chí: - Số lượng các đợt tập huấn về ATVSLĐ cho các đối tượng; - Tỷ lệ các doanh nghiệp tham gia đào tạo về quản lý ATVSLĐ. 6 1.2.4. Tổ chức thanh kiểm tra về thực hiện an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp Điều kiện và môi trường lao động phải luôn được thanh tra kiểm tra thường xuyên của các cơ quan quản lý với mục tiêu chủ yếu để nắm bắt tình hình, nhắc nhở và chấn chỉnh những sai phạm. Đi cùng với thanh kiểm tra cần đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp vệ sinh an toàn trong sản xuất. Tiêu chí: - Số lượng các doanh nghiệp được thanh tra thường xuyên và đột xuất; - Tỷ lệ doanh nghiệp đủ điều kiện và chấp hành tốt/tổng số doanh nghiệp được thanh kiểm tra; - Tỷ lệ doanh nghiệp không đủ điều kiện và chấp hành tốt/tổng số doanh nghiệp được thanh kiểm tra. 1.2.5. Điều tra, thống kê tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp Đây là nội dung rất quan trọng vì những kết quả điều tra sẽ cho phép rút ra những bài học và nguyên nhân dẫn tới tai nạn lao động từ đó phát hiện những khiếm khuyết trong các quy phạm về an toàn lao động cũng như công tác quản lý để có điều chỉnh cần thiết. Việc điều tra và thống kê còn cho phép hạn chế việc các doanh nghiệp trốn tránh trách nhiệm khi xảy ra tình trạng mất an toàn lao động và nhắc nhở doanh nghiệp và người lao động phải chấp hành nghiêm các quy phạm được đề ra. Việc thống kê sẽ được thực hiện thường xuyên bởi các doanh nghiệp theo mẫu báo cáo cho bộ phận thống kê của Sở Lao động và thương binh xã hội. Tiêu chí - Tỷ lệ giảm các vụ tai nạn lao động trong các doanh nghiệp; 7 - Giảm tỷ lệ số lao động mắc bệnh nghề nghiệp. 1.2.6. Xử lý các vi phạm về an toàn vệ sinh lao động Xử lý các vi phạm về an toàn lao động là công việc cần thiết để bảo đảm tính hiệu lực và hiệu quả của các quy phạm về ATVSLĐ. Chỉ có xử lý nghiêm mới có tác dụng với cả doanh nghiệp và người lao động. Tiêu chí: - Số lượng và tỷ lệ xử lý số vụ vi phạm về an toàn lao động của các doanh nghiệp; - Số lượng và tỷ lệ xử lý số vụ vi phạm về vệ sinh lao động của các doanh nghiệp. 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP 1.3.1. Điều kiện tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế xã hội Điều kiện tự nhiên của mỗi vùng là nhân tố ảnh hưởng rất lớn tới an toàn vệ sinh lao động. Trình độ phát triển kinh tế xã hội cũng là nhân tố tác động mạnh tới quản lý an toàn vệ sinh lao động. 1.3.2. Quản lý Nhà nước Các cơ quan chính có chức năng, nhiệm vụ kiểm tra, giám sát về ATVSLĐ trong các doanh nghiệp bao gồm: - Chức năng thanh tra về ATVSLĐ - Chức năng kiểm tra về ATVSLĐ - Chức năng giám sát ATVSLĐ 1.3.3. Nhân tố người sử dụng lao động, người quản lý Người sử dụng lao động có trách nhiệm tạo môi trường làm việc an toàn cho người lao động; Người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải lập kế hoạch, biện pháp an toàn vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động; Người sử dụng lao động có quyền: buộc người 8 lao động phải tuân thủ các quy định, và khen thưởng người chấp hành tốt và kỷ luật người vi phạm trong việc thực hiện ATVSLĐ; khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quyết định của thanh tra viên ATVSLĐ, nhưng vẫn phải chấp hành các quyết định đó khi chưa có quyết định mới. Người cán bộ công đoàn cơ sở: nắm được những quy định pháp luật về ATVSLĐ để phối hợp tổ chức thực hiện và vận động NSDLĐ, NLĐ thực hiện. 1.3.4. Nhân tố người lao động tại doanh nghiệp Người lao động là người hoạt động trong môi trường lao động và chịu ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố trong đó. Người lao động có nghĩa vụ chấp hành các quy định, nội quy về an toàn vệ sinh lao động có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao. Người lao động có quyền được yêu cầu người sử dụng lao động đảm bảo điều kiện làm việc an toàn vệ sinh, cải thiện điều kiện lao động… KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP Ở KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ TÀI TỈNH BÌNH ĐỊNH 2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 2.1.1. Vị trí điều kiện tự nhiên khu công nghiệp Phú Tài 2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế của khu công nghiệp Phú Tài Các doanh nghiệp khu công nghiệp đã góp phần đẩy nhanh tốc [...]... 3.2 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP Ở KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ TÀI TỈNH BÌNH ĐỊNH 3.2.1 Cải tiến việc ban hành và quản lý thống nhất các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp Cần tăng cường hơn nữa vai trò quản lý của Nhà nước về ATVSLĐ Cần hết sức coi trọng công tác quản lý và tổ chức thực hiện công tác ATVSLĐ ở doanh nghiệp. .. LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP Ở KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ TÀI TỈNH BÌNH ĐỊNH 3.1 PHƯƠNG HƯỚNG QUẢN LÝ ATVSLĐ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP Ở KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ TÀI TỈNH BÌNH ĐỊNH 3.1.1 Những quan điểm và sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về bảo hộ lao động Bảo đảm an toàn và vệ sinh lao động, chăm lo cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo vệ sức khoẻ người lao động là chính... tạo chính quy về công tác quản lý môi trường và vệ sinh an toàn lao động, nếu có cán bộ thì làm kiêm nhiệm không chuyên trách Tình trạng vi phạm các tiêu chuẩn, quy định về an toàn vệ sinh lao động ở các doanh nghiệp vẫn diễn ra thường xuyên và rất phổ biến, với một tỷ lệ khá cao… 2.1.4 Người lao động tại các doanh nghiệp ở khu công nghiệp Khu công nghiệp Phú Tài chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ... an toàn vệ sinh lao động của người lao động trong khu công nghiệp còn yếu do phần lớn đội ngũ công nhân trong khu công nghiệp chủ yếu xuất thân từ nông thôn, trên 55% chưa qua đào tạo nghề ở các trường chuyên nghiệp, hiểu biết pháp luật thấp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp của công nhân chưa cao 2.2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ AT VSLĐ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP Ở KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ TÀI TỈNH BÌNH ĐỊNH... trạng ban hành và quản lý thống nhất các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp Với chủ trương quan tâm chăm lo bảo đảm sức khỏe, tính 10 mạng người lao động của Đảng và Nhà nước; thời gian qua Sở lao động thương binh & xã hội tỉnh Bình Định, tổ chức công đoàn, phòng quản lý doanh nghiệp Ban quản lý khu kinh tế tỉnh có nhiệm vụ tham mưu trong việc xây dựng các văn... hiện an toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp Tăng cường nhận thức và sự chấp hành của các cơ sở, doanh nghiệp về công tác VSLĐ, cải thiện điều kiện làm việc và giảm ô nhiễm môi trường cần đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát; xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu các doanh nghiệp, các tổ chức, cơ quan, người sử dụng lao động để xảy ra mất an toàn lao động, vệ sinh lao động 20 Các. .. Nguồn: xử lý thống kê từ số liệu Sở lao động TB&XH tỉnh 2.2.4 Tổ chức thanh kiểm tra về thực hiện an toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp Thanh tra Nhà nước, đoàn kiểm tra phối hợp liên ngành tiến hành kiểm tra định kỳ và không định kỳ, phối hợp thanh tra, kiểm tra khoảng 15 doanh nghiệp hàng năm tại khu công nghiệp về việc thực hiện chính sách lao động và các quy định về an toàn lao động và đề... làm việc nhất định Các sở, ban ngành, ban quản lý khu công nghiệp và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kiểm tra và tái đầu tư trang thiết bị bảo hộ lao động, cải thiện điều kiện làm việc tốt nhất cho người lao động Trong khi việc kiểm tra, quản lý của các ngành chức năng còn hạn chế, sự quyết tâm của chủ doanh nghiệp trong công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động ở nhiều doanh nghiệp còn kém hiệu quả,... chủ doanh nghiệp thực hiện theo đúng các quy định Kết quả là các doanh nghiệp được kiểm tra đều vi phạm quy định của pháp luật lao động Một số chế độ chính sách về an toàn lao động và vệ sinh lao động đối với người lao động bị vi phạm nhiều như chế độ bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (BNN) KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 17 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI... tư trở lại cho đơn vị, doanh nghiệp để trang bị thêm cơ sở vật chất phục vụ cho mục tiêu an toàn lao động; khen thưởng kịp thời cho cá nhân, tập thể có nhiều thành tích trong công tác an toàn lao động; chi phí ban đầu cho người lao động bị TNLĐ kể từ khi bị TNLĐ đến khi ổn định có giấy ra viện; các chi phí khác liên quan đến mục tiêu an toàn lao động 3.2.6 Xử lý các vi phạm về an toàn vệ sinh lao động . PHÁP QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP Ở KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ TÀI TỈNH BÌNH ĐỊNH 3.1. PHƯƠNG HƯỚNG QUẢN LÝ ATVSLĐ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP Ở KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ TÀI TỈNH BÌNH. nghiệp ở khu công nghiệp Phú Tài tỉnh Bình Định Chương 3. Phương hướng và giải pháp quản lý an toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp ở khu công nghiệp Phú Tài tỉnh Bình Định. 3 6. Tổng quan. SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 1.1.1. Một số khái niệm An toàn vệ sinh lao

Ngày đăng: 31/10/2014, 23:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan