Tài liệu lập kế hoạch kinh doanh

21 422 1
Tài liệu lập kế hoạch kinh doanh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Viện đào tạo Doanh nhân Việt 1 Tài liệu LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH Tài liệu đào tạo giành cho các Doanh nghiệp – Hợp tác xã Tháng 10 năm 2012 Viện đào tạo Doanh nhân Việt 2 LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH Để có thể kinh doanh thành công, nhất là bạn muốn thành lập Doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, Bạn cần phải có một kế hoạch kinh doanh khả thi dựa trên phân tích các điều kiện bên trong, Các cơ hội bên ngoài bản thân và gia đinh minh.Từ đó Bạn phải động não hình thành và lựa chọn cho mình ý tưởng kinh doanh phù hợp nhất. Chọn cho mình mô hình Doanh nghiệp mà bạn muốn thành lập theo quy định của pháp luật và phù hợp với điều kiện bản thân. Công việc lập kế hoạch kinh doanh bắt đầu từ việc động não, hình thành và lựa chọn ý tưởng kinh doanh. I- LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐỘNG NÃO, HÌNH THÀNH VÀ LỰA CHỌN Ý TƯỞNG KINH DOANH KHẢ THI: Thế nào là một sự động não? Đó là phương tiện để tạo ra một số lượng lớn các ý tưởng trong một khoảng thời gian ngắn, trong một nhóm người. Bạn có thể áp dụng trong gia đình và Doanh nghiệp của mình phương pháp động não khôn ngoan. Những điều cần chú ý - Trong thời gian thực hành bài “động não” không được phép có những đánh giá, nhận xét về các ý tưởng được đưa ra. Nếu có ai đó đưa ra một câu tương tự như: “cái ý nghĩ đó mới ngốc nghếch làm sao”, sẽ bị buộc phải huỷ bỏ ý kiến của mình. - Mọi ý kiến tốt, xấu, khôn ngoan, ngốc nghếch đều được phép và ghi lên bảng lật. Nguyên tắc động não: - Càng nhiều ý tưởng càng tốt. - Càng nhanh càng tốt. - Không phê phán, bình luận hoặc vặn vẹo những ý tưởng của người khác. - Khuyến khích những ý tưởng độc đáo, mới lạ. - Khuyến khích cả những ý tưởng hoang dại, phi thực tế thậm chí cả điên rồ. Viện đào tạo Doanh nhân Việt 3 Hướng dẫn lựa chọn ý tưởng kinh doanh - Khi Bạn quyết định bắt đầu kinh doanh cần chú trọng việc chọn sản phẩm, dịch vụ kinh doanh phù hợp. Nếu nóng vội thì hoạt động kinh doanh có thể thất bại. Điều đó không chỉ dẫn đến khó khăn về tài chính mà còn làm nản ý chí không dám thử sức tiếp trước một ý tưởng nhiều hứa hẹn hơn. - Có nhiều lĩnh vực kinh doanh nhỏ phù hợp với tình hình ở nông thôn như trồng trọt, chăn nuôi, chế biến các sản phẩm nông nghiệp, làm nghề thủ công, làm dịch vụ… Các Bạn sẽ lựa chọn một lĩnh vực kinh doanh phù hợp và triển vọng nhất với điều kiện và nguồn lực của Bạn. - Bạn sử dụng nguyên tắc động não để động viên các thành viên trong gia đình hoặc trong Doanh nghiệp đưa ra các ý tưởng dự định sẽ kinh doanh và các loại hình Doanh nghiệp đự định để làm căn cứ cho việc lựa chọn ý tưởng kinh doanh khả thi. Khi lựa chọn ý tưởng kinh doanh phải dựa trên các yếu tố sau: - Sản phẩm, dịch vụ nào mà thị trường cần? có nghĩa là những gì còn thiếu trong làng xã của bạn hoặc những người ở làng xã của bạn cần những sản phẩm, dịch vụ gì? - Khả năng, nguồn lực của bạn/ gia đình bạn như thế nào? Bạn đã có trình độ và khả năng để tiến hành công việc kinh doanh hay chưa? Nguồn vốn bạn có đã đủ để bắt đầu hay chưa? - Các vấn đề khác liên quan (nguồn cung cấp nguyên liệu, các máy móc, dụng cụ sản xuất….) - Cuối cùng bạn cần lưu ý rằng: Một ý tưởng kinh doanh tốt phải đáp ứng được cái mà khách hàng muốn (nhu cầu của họ) và họ có tiền để sẵn sàng chi trả. - Có thể sử dụng bảng sau để phân tích lựa chọn một ý tưởng kinh doanh khả thi phù hợp với bản thân và gian đình, đồng thời có cơ hội thị trường nhất. Viện đào tạo Doanh nhân Việt 4 II- BẢNG LỰA CHỌN Ý TƯỞNG KINH DOANH Sản phẩm/ ý tưởng Sắn có thị trường Sẵn có công nghệ Sẵn có nguyên liệu Sẵn có kỹ năng và quản lý Sẵn có vốn Sự ủng hộ CQ và địa phương Nhân tố quyết định Tổng số Mức độ: Rất tốt =>Tốt =>Khá =>Trung bình => Kém - Có thể cho điểm các yếu tố cùng một thang điểm lấy từ cao xuống thấp. - Sau khi cho điểm các yếu tố với các ý tưởng kinh doanh, Bạn cộng tổng lại. Ý tưởng nào có tổng điểm cao là căn cứ để bạn lựa chọn lập kế hoạch kinh doanh khả thi III- LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH 1 - Giới thiệu Chúng ta tham gia vào các hoạt động kinh doanh để kiếm lợi nhuận hay nói cách khác chúng ta kinh doanh để thu lại được nhiều tiền hơn là phần chi phí mà chúng ta đã bỏ ra để sản xuất kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ. Nên thống nhất quan điểm các hoạt động sản xuất nông nghiệp nhằm thu lợi nhuận cũng chính là hoạt động kinh doanh. Mục đích của khoá này là làm cho các hoạt động nông nghiệp trở thành các hoạt động mang tính thương mại và phát triển những người sản xuất nông nghiệp trở thành những người kinh doanh. Doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực nông nghiệp cũng giống như các Doanh nghiệp kinh doanh trên các lĩnh vực khác. 2 - Kế hoạch kinh doanh là gì? - Kế hoạch kinh doanh là tài liệu hướng dẫn dành cho bất cứ một cá nhân nào đang tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp hay Viện đào tạo Doanh nhân Việt 5 các lĩnh vực khác. Kế hoạch này tập trung vào các vấn đề như lựa chọn các hình thức kinh doanh, nghiên cứu tính khả thi của thị trường, lập bảng xác định tổng vốn đầu tư cũng như dự tính các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh từ đó dự tính được kết quả công việc kinh doanh có mang tính khả thi hay không? (lãi hay lỗ). Về cơ bản thì đây chính là một bản kế hoạch tổng thể cho công việc sản xuất kinh doanh và cũng là những định hướng cho tương lai. - Mặt khác, Các loại hình Doanh nghiệp theo quy định của luật Doanh nghiệp cũng được cung cấp cho bạn để bạn lựa chọn cho mình quyết định và tiến hành các thủ tục đăng ký, thành lập Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh theo pháp luật 3 – Vì sao phải lập kế hoạch kinh doanh Một số lý do để lập kế hoạch kinh doanh là: - Kế hoạch kinh doanh cho biết khả năng của thị trường, tính khả thi của công việc sản xuất kinh doanh, nhờ đó người làm kinh doanh sẽ biết được tình hình tài chính cũng như lợi nhuận trước khi tiến hành bất kỳ hình thức đầu tư nào thông qua việc lập kế hoạch kinh doanh. - Vì đây là một kế hoạch tổng thể nên có thể sử dụng nó như là một tài liệu tham khảo để kiểm tra, theo dõi xem các hoạt động có được tiến hành như dự kiến không? - Qua việc xem xét mọi vấn đề của quá trình triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh, việc lập kế hoạch sẽ giảm thiểu các rủi ro cho người kinh doanh. - Đây cũng là một tài liệu hữu ích để có thể có được những hỗ trợ vay vốn, tài chính… từ phía ngân hàng, các tổ chức tín dụng hay các nhà tài trợ khác. Người ta đã nghiên cứu và phát hiện ra rằng những người làm kinh doanh có kế hoạch cho công việc kinh doanh của mình thì bao giờ cũng thành công hơn những người không có một kế hoạch nào trong hoạt động kinh doanh. Để lập kế hoạch kinh doanh có nhiều cách. Mẫu kế hoạch kinh doanh sau đây dùng cho các Doanh nghiệp tiềm năng ở khu vực Nông thôn, những người có nguyện vọng thành lập Doanh nghiệp và kinh doanh từ quy mô nhỏ tránh các rủi ro có thể gặp phải và có cơ hội thành công. Viện đào tạo Doanh nhân Việt 6 CẤU TRÚC CỦA KẾ HOẠCH KINH DOANH Giới thiệu chung Yếu tố 1: Nghiên cứu tính khả thi của thị trường 1.1 - Thị trường tiêu thụ sản phẩm 1.2 - Dự báo doanh số 1.3 – Các chiến lược Marketing Yếu tố 2: Lựa chọn loại hình doanh nghiệp 2.1 - Lựa chọn loại hình doanh nghiệp và đặt tên 2.2 – Phân công trách nhiệm, các thủ tục đăng ký, thành lập Doanh nghiệp Yếu tố 3: Bạn cần những tài sản cố định gì trong sản xuất kinh doanh Yếu tố 4: Xác định các chi phí cơ bản trong sản xuất kinh doanh 4.1 - Chi phí khấu hao tài sản cố định 4.2 – Chi phí trước hoạt động 4.3 – Chi phí nguyên vật liệu 4.4 – Chi phí lao động 4.5 – Chi phí bán hàng 4.6 – Lãi tiền vay 4.7 – Các chi phí khác Yếu tố 5: Xác định tổng vốn đầu tư Yếu tố 6: Dự tính lãi lỗ Yếu tố 7: Phân tích hiệu quả kế hoạch kinh doanh qua các hệ số tài chính Kết luận Viện đào tạo Doanh nhân Việt 7 HƯỚNG DẪN LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH 1 - Yếu tố 1: Nghiên cứu tính khả thi của thị trường 1.1 Thị trường tiêu thụ sản phẩm Kinh doanh hiệu quả phải xuất phát từ nhu cầu của khách hàng. Vì vậy không nên làm ra một sản phẩm mà bạn thiếu tay nghề hoặc không có nguồn lực và không hợp thị hiếu khách hàng. Điều đó có nghĩa là không nên làm ra các sản phẩm mà không có ai sẽ mua nó. Khi xác định được sản phẩm mình định làm ra, người kinh doanh phải nghiên cứu, khảo sát thị trường. Thị trường, có nghĩa là khách hàng mua sản phẩm. Cạnh tranh, đó là những ai bán sản phẩm tương tự. Thông tin về khách hàng: - Nhóm khách hàng là ai? Phụ nữ, nam giới, trẻ em, nhà buôn hay hộ gia đình, các cơ quan - Họ sống ở đâu ? Thành thị hay nông thôn ? - Mối quan tâm, sở thích ? Thói quen mua hàng của họ như thế nào ? - Họ có thể trả bao nhiêu ? - Hiểu rõ khách hàng sẽ giúp cho người kinh doanh sản xuất được những mặt hàng mà khách hàng cần. Sản phẩm của mình định làm có thực sự thích hợp với nhóm khách hàng ? Thông tin về cạnh tranh: Cần phải xem xét xem sản phẩm của mình có sức cạnh tranh không? Trong làng, xã của mình có những ai làm cùng loại sản phẩm, dịch vụ đó hay không? Khách hàng thích gì khi chưa có ai bán? Ví dụ: Nhóm làm nước chanh tươi, đối thủ cạnh tranh không phải chỉ là những người bán nước chanh tươi khác mà là cả những người bán đồ uống nhẹ. Người bán dầu hoả có thể cạnh tranh với người bán củi … Vì vậy cần phải xác định được ai là đối thủ cạnh tranh chính? Mình phải làm gì để giành được lợi thế hơn họ? (Ví dụ như tìm một vị trí tốt hơn, cải Viện đào tạo Doanh nhân Việt 8 tiến sản phẩm chất lượng tốt hơn, có dịch vụ nhanh hơn, đóng gói hoặc nhãn mác đẹp hơn…) Trong trường hợp cần thiết, bạn có khả năng đổi sản phẩm hoặc dịch vụ để duy trì kinh doanh hay không? Bạn cần thu thập một số thông tin chủ yếu về họ: - Họ là ai? - Họ bán ở đâu? - Họ bán gì và bán cho ai? - Giá bán của họ? - Phương thức thanh toán ( trả ngay, nợ gối đầu, trả chậm…) - Làm như thế nào để bạn thu thập được các thông tin này? Bạn nên thu thập thông tin về khách hàng và đối thủ bằng cách nói chuyện hoặc quan sát khách hàng, người bán và các nhà sản xuât cũng có thể thông qua các phương tiện thông tin liên lạc khác : Tel. Internet. Kênh thông tin truyền miệng có tính linh hoạt, nhanh, hiệu dụng và không tốn kém tuy nhiên tính chân thực cần phải được cân nhắc. 1.2 - Dự báo doanh số Dựa trên kết quả khảo sát thị trường và khả năng sản xuất/ kinh doanh của chính doanh nghiệp, bạn hãy dự tính số lượng sản phẩm/ dịch vụ có thể tiêu thụ được trong năm và giá bán của mỗi loại sản phẩm/ dịch vụ đó. Sản phẩm/ dịch vụ Số lượng SP tiêu thụ Giá bán 1 sản phẩm Thành tiền Tổng doanh số Viện đào tạo Doanh nhân Việt 9 1.3 Các chiến lược Marketing Thị trường bắt đầu bằng việc nghiên cứu, khảo sát và sản xuất ra một sản phẩm, dịch vụ và kết thúc khi khách hàng mua sản phẩm đó. Ngoài ra còn có các dịch vụ sau bán hàng. Nếu không có ai muốn mua sản phẩm hay dùng dịch vụ của mình thì có nghĩa là bạn không thể tạo ra lợi nhuận. Vì thế bán phải tìm ra những cách làm hài lòng khách hàng và bán được hàng tạo ra lợi nhuận. Chúng ta sẽ nghiên cứu các yếu tố sau: - Sản phẩm: Sản phẩm cần có chất lượng tốt, có sẵn, có bảo quản tốt, đóng gói thích hợp và đẹp mắt. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải cung cấp các dịch vụ sau bán hàng cho khách như sẵn sàng đổi lại hàng, sửa chữa miễn phí trong khoảng thời gian nhất định… - Nơi bán: Nơi bán sản phẩm ở trung tâm, dễ thấy, sạch đẹp và có các điều kiện cơ sở vật chất… Ngoài ra bạn cũng cần xác định cách bán hàng của mình sao cho thuận lợi nhất đối với khách hàng (bán trực tiếp, bán qua trung gian) và vận chuyển tới tận nơi theo yêu cầu của khách hàng. - Giá bán: Giá bán sản phẩm phải chăng và mang tính cạnh tranh. Phải tính đến phương pháp định giá đặc biệt để thu hút, hấp dẫn khách hàng và đưa ra những hình thức thanh toán thuận tiện (cho nợ gối đầu, trả chậm, trả góp…) - Hỗ trợ bán hàng: Phải biết cách giới thiệu thông tin về sản phẩm, trưng bày và thu hút khách hàng đồng thời đưa ra các biện pháp, chương trình khuyến mại để khách hàng mua nhiều hơn và trung thành với sản phẩm của bạn như chương trình giảm giá, tặng quà… - Người bán hàng: Người bán hàng phải lịch sự, khiêm tốn, thật thà và có thái độ phục vụ tốt để giúp khách hàng lựa chọn và hài lòng với sản phẩm của mình. 2 - Yếu tố 2: Lựa chọn loại hình doanh nghiệp 2.1 Lựa chọn loại hình doanh nghiệp và đặt tên Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Bạn hãy so sánh và lựa chọn một hình thức nào đó cho phù hợp với công việc sản xuất kinh Viện đào tạo Doanh nhân Việt 10 doanh của mình, trước khi quyết định bạn có thể tham khảo thêm ý kiến từ các tổ chức, các cơ quan hữu quan, chính quyền địa phương… Những yếu tố chính để xem xét là mức độ trách nhiệm của cá nhân, mức thuế phải nộp, sự ràng buộc trách nhiệm pháp lý… Dưới đây là một số hình thức phổ biến đối với các vùng Nông thôn, khu vực có nhiều khó khăn. - Doanh nghiệp : Có các loại hình Doanh nghiêp sau để bạn lựa chọn: a/ Doanh nghiệp tư nhân. b/ Công ty trách nhiệm hữu hạn ( 2 thành viên trở lên và CTTNHH 1 thành viên ) c/ Công ty cổ phần. d/ Công ty liên Danh. g/ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. ( Tham khảo về luật Doanh nghiệp và hướng dẫn tại phòng đăng ký kinh doanh- Sở Kế hoạch và đầu tư ) - Hợp tác xã: Là một tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước. - Hộ kinh doanh cá thể: Do một cá nhân hoặc hộ gia đình làm chủ, kinh doanh tại một địa điểm cố định thường xuyên thuê lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, bạn cũng đã nắm rất rõ các hình thức kinh doanh (thương mại, sản xuất, dịch vụ), bây giờ bạn hãy suy nghĩ và lựa chọn một mô hình cho cơ sở kinh doanh của bạn? Ví dụ: Bạn sẽ lựa chọn loại hình Doanh nghiệp tư nhân để kinh doanh hình thức kinh doanh là thương mại, chuyên kinh doanh các mặt hàng tạp hoá và bạn đặt tên cho cơ sở của mình là “DN tư nhân Quê Hương” [...]... hệ số này sẽ cho bạn biết hiệu quả của kế hoạch sản xuất kinh doanh Dự báo kế hoạch có khả thi hay không? Khả năng thu hồi vốn và hiệu quả đầu tư Các hệ số này còn giúp các nhà ngân hàng, những người góp vốn thẩm định dự án, kế hoạch cho vay hoặc góp vốn 20 Viện đào tạo Doanh nhân Việt KẾT LUẬN [Trong phần này bạn phải khẳng định tính khả thi của dự án về mặt kinh tế xã hội (thực lãi là bao nhiêu,... tính toán, lập kế hoạch cho công việc sản xuất kinh doanh của mình Bây giờ bạn hãy xem hệ số sau để đánh giá xem bản kế hoạch của mình có mang tính khả thi không? Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn đầu tư = (lãi chia cho tổng vốn đầu tư) nhân với 100% Công thức này cho bạn biết được cứ 100đ vốn bạn bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lãi Cuối cùng bạn hãy tóm tắt lại những số liệu chính trong bản kế hoạch của... làm việc (trâu, bò 12 Viện đào tạo Doanh nhân Việt kéo) 7 Các phương tiện vận chuyển 8 Các tài sản cố định khác Tổng cộng Yếu tố 4: Xác định các chi phí trong sản xuất kinh doanh ( Thông thường có các loại chi phí sau cho kế hoạch sản xuất kinh doanh) 4.1 Chi phí khấu hao tài sản cố định: Trong quá trình sử dụng, do chịu ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khác nhau nên tài sản cố định sẽ bị hao mòn dần... để tiến hành công việc sản xuất kinh doanh Nó được cấu thành bởi 2 phần là đầu tư vào tài sản cố định và tài sản lưu động Đầu tư vào tài sản cố định là đầu tư vào đất đai, nhà xưởng, chuồng trại … mà chúng ta đã tính toán được ở yếu tố 3 Đầu tư vào tài sản lưu động: Tài sản lưu động là số tiền mặt hoặc hiện vật cần có thường xuyên để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên,... tính lãi/ lỗ = Tổng doanh thu trừ đi Tổng chi phí + Doanh thu này bạn đã dự tính được ở phần 1.2 - Dự báo doanh số + Tổng chi phí ở đây là toàn bộ những chi phí mà bạn đã tính ở yếu tố 4 (tính chi phí chh hoặc bạn có thể tính chi phí cho một lứa hoặc vụ ) Các nghiã vụ của Doanh nghiệp 18 Viện đào tạo Doanh nhân Việt a/ Nghĩa vụ thuế : Thông thường Doanh nghiệp tham gia sản xuất, kinh doanh có nghĩa vụ... môn bài, Thuế VAT, thuế thu nhập Doanh nghiệp b/ Nghĩa vụ đối với người lao động : Doanh nghiệp phải thực hiện việc hợp đồng lao động, sử dụng lao động, thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm đối với người lao động c/ Các nghĩa vụ với địa phương và cam kết xã hội d/ Nghĩa vụ thực hiện sản xuất, kinh doanh theo đúng pháp luật Yếu tố 7: Phân tích hiệu quả của kế hoạch qua các hệ số tài chính Đến lúc này, bạn đã hoàn... vật liệu: Đối với các hộ gia đình sản xuất hay kinh doanh, chế biến thì nguyên vật liệu cần được gữa trong kho để bảo đảm sản xuất được liên tục Đối với các gia đình chăn nuôi thì nguyên liệu ở đây là các con giống để nuôi trong 1 lứa Đối với các gia đình trồng trọt, nguyên liệu ở đây là các hạt giống, cây giống cần sử dụng trong 1 mùa, một vụ… Để tính được số tiền cần thiết để mua nguyên vật liệu, ... bao nhiêu để tiến hành công việc kinh doanh của mình Trong tổng số đó, bạn đã có được bao nhiêu tiền và bạn cần phải đi vay thêm là bao nhiêu? Yếu tố 6: Dự tính lãi lỗ - Doanh thu là toàn bộ số tiền bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ mà doanh nghiệp/ cơ sở sản xuất kinh doanh được hưởng (bao gồm cả những khoản khách hàng chấp nhận thanh toán nhưng chưa thanh toán) - Xác định doanh thu bằng cách lấy số lượng... người nghề may thì nguyên liệu ở đây sẽ là vải, cúc, chỉ, côn 14 Viện đào tạo Doanh nhân Việt Đối với chăn nuôi thì sẽ là các con giống, thức ăn, thuốc thú y với lĩnh vực trồng trọt thì sẽ là các cây giống, hạt giống, phân bón, thuốc trừ sâu Chi phí nguyên vật liệu là số tiền mà bạn phải bỏ ra để mua nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh bao gồm cả các nguyên vật liệu phụ 4.4 Chi phí lao... kỳ sản xuất kinh doanh Khoản mục Vốn vay Vốn tự có Tổng số A/ Đầu tư dài hạn và TSCĐ - Chi phí quyền sử dụng đất - Nhà xưởng - Chuồng trại - Máy móc thiết bị - Phương tiện vận chuyển - Vườn cây lâu năm - Súc vật làm việc, cho sản phẩm - Các tài sản cố định khác 17 Viện đào tạo Doanh nhân Việt … Tổng (A) B/ Đầu tư ngắn hạn và tài sản lưu động - Chi phí trước hoạt động - Chi phí nguyên vật liệu - Chi . tục đăng ký, thành lập Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh theo pháp luật 3 – Vì sao phải lập kế hoạch kinh doanh Một số lý do để lập kế hoạch kinh doanh là: - Kế hoạch kinh doanh cho biết khả. kinh doanh. Doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực nông nghiệp cũng giống như các Doanh nghiệp kinh doanh trên các lĩnh vực khác. 2 - Kế hoạch kinh doanh là gì? - Kế hoạch kinh doanh là tài liệu. tạo Doanh nhân Việt 2 LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH Để có thể kinh doanh thành công, nhất là bạn muốn thành lập Doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, Bạn cần phải có một kế hoạch

Ngày đăng: 31/10/2014, 12:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan