Xu thế biến đổi một số đặc trưng của Phơn khu vực miền Trung Việt Nam

46 795 0
Xu thế biến đổi một số đặc trưng của Phơn khu vực miền Trung Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lãnh thổ Việt Nam nằm ở cực đông nam bán đảo Đông Dương, có phần đất liền trải dài từ kinh tuyến 102ᵒ8’Đông đến 109ᵒ27’Đông và từ vĩ tuyến 8ᵒ27’Bắc đến 23ᵒ23’Bắc. Lãnh thổ hẹp ngang, chạy dài theo phương kinh tuyến tiếp giáp với Thái Bình Dương, nằm hoàn toàn trong khu vực nội chí tuyến của Bắc bán cầu. Do vậy, khí hậu nước ta rất độc đáo mà hầu như không so sánh được với bất kì nơi nào trên thế giới. Vùng Bắc Trung Bộ nước ta là vùng chịu tác động mạnh mẽ của hiệu ứng Phơn. Gió Tây khô nóng là thuật ngữ một số nhà chuyên môn ở Việt Nam dùng để chỉ hiệu ứng này. Đây là một trong những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt thường gây ra những ảnh hưởng bất lợi đến nền kinh tế xã hội, nhất là trong sản xuất và đời sống, nó ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi cũng như sức khỏe của con người, nó có thể là nguyên nhân gây ra hạn hán cục bộ kéo dài. Hiện tượng này diễn ra điển hình nhất trên khu vực Bắc Trung Bộ. Bắc Trung Bộ là dải đất hẹp, kéo dài từ tỉnh Thanh Hóa đến thừa Thiên Huế, khu vực tập trung khá đông dân cư, lấy phát triển chăn nuôi, trồng trọt vẫn là nguồn sống chủ yếu, nhưng hàng năm ở khu vực này phải gánh chịu rất nhiều hậu quả do gió Phơn gây nên. Chính vì vậy việc nghiên cứu giớ Phơn ở khu vực này là rất cần thiết.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ HẢI DƯƠNG HỌC Nguyễn Thị Chiên XU THẾ BIẾN ĐỔI CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA PHƠN KHU VỰC MIỀN TRUNG VIỆT NAM Khóa luận tốt nghiệp đại học hệ chính quy Ngành Khí tượng học (Chương trình đào tạo chuẩn) Cán bộ hướng dẫn: TS. Trần Quang Đức Hà Nội - 2014 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được khóa luận này, em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến TS Trần Quang Đức, người đã tận tình chỉ bảo, định hướng đề tài và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho em trong suốt thời gian thực hiên khóa luận. Em cũng xin gửi lời cảm ơn các thầy cô, các anh chị công tác tại khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt cho em những kiến thức trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận. Cuối cùng là lời cảm ơn đến những người thân trong gia đình, bạn bè đã luôn luôn động viên, cổ vũ tinh thần, giúp em tự tin hoàn thành khóa luận này. Mặc dù em đã nỗ lực hết mình, nhưng trong quá trình thực hiện khóa luận cũng không thể tránh khỏi những sai sót. Em kính mong nhận được sự góp ý của thầy cô, anh chị và các bạn để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, Ngày 25 tháng 5 năm 2014 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Chiên BẢNG KÍ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT I f Cường độ Phơn T x Nhiệt độ cực đại ngày T13 Nhiệt độ lúc 13 giờ r13 Độ ẩm tương đối 13 giờ U m Độ ẩm cực tiểu ngày Mục lục MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆN TƯỢNG PHƠN 3 1.1. Khái quát về hiện tượng Phơn 3 1.2. Phân bố Phơn ở Việt Nam 4 1.3. Nguồn gốc của Phơn 4 1.4. Mùa Phơn 5 1.5. Phân loại hiện tượng Phơn 6 1.6. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước 7 1.7. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên khu vực Miền Trung Việt Nam 16 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU 18 2.1. Phương pháp nghiên cứu 18 2.1.1. Chỉ tiêu xác định ngày khô nóng 18 2.1.2. Phương pháp xác định chỉ tiêu của các đặc trưng Phơn 18 2.1.3. Phương pháp phân tích xu thế 19 2.2. Nguồn số liệu 20 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KẾT QUẢ VÀ ĐÁNH GIÁ 23 3.1. Biến đổi ngày bắt đầu mùa Phơn 23 3.2. Biến đổi ngày kết thúc mùa Phơn 24 3.3. Biến đổi số ngày có Phơn 26 3.4. Biến đổi thời gian kéo dài mùa Phơn 28 3.5. Biến đổi trung bình độ dài đợt Phơn 29 3.6. Biến đổi số nhịp Phơn 31 3.7. Biến đổi cường độ Phơn 32 KẾT LUẬN 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO 39 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1: Sơ đồ mô tả quá trình Phơn…………………………………………… ……4 Hình 1.2: Phân loại Phơn……………………………………………………………….6 Hình 1.3: Số ngày gió khô nóng trung bình nhiều năm khu vực Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ (1971-2000)………………………………………………………….14 Hình 1.4: Số ngày gió khô nóng trung bình nhiều năm trên toàn quốc (1991- 2000)……………………………………………………………………………….….15 Hình 1.5: Địa hình khu vực Bắc Trung Bộ……………………………… ………….17 Hình 2.1: Mạng lưới các trạm khí tượng khu vực Bắc Trung Bộ(a) và Trung Trung Bộ(b)…………………………………………………………………… ……………21 Hình 3.1: Ngày bắt đầu mùa Phơn ở 3 trạm khu vực Bắc Trung Bộ giai đoạn 1961 – 2007 và xu thế tuyến tính……………………………………………………….…… 23 Hình 3.2: Ngày kết thúc mùa Phơn của 3 trạm khí tượng khu vực Bắc Trung Bộ giai đoạn 1961-2007 và xu thế tuyến tính……………………………………… ……… 25 Hình 3.3: Số ngày Phơn của 3 trạm khí tượng khu vực Bắc Trung Bộ giai đoạn 1961- 2007 và xu thế tuyến tính…………………………….………………………… ……27 Hình 3.4: Thời gian kéo dài mùa Phơn của 3 trạm khí tượng khu vực Bắc Trung Bộ giai đoạn 1961-2007 và xu thế tuyến tính…………………………………………… 28 Hình 3.5: Trung bình độ dài đợt Phơn của 3 trạm khí tượng khu vực Bắc Trung Bộ giai đoạn 1961-2007 và xu thế tuyến tính…………………………………………….……30 Hình 3.6: Số nhịp Phơn của 3 trạm khí tượng khu vực Bắc Trung Bộ giai đoạn 1961- 2007 và xu thế tuyến tính……………………………………………………… ……31 Hình 3.7: Số ngày có cường độ Phơn yếu(a), trung bình(b), mạnh(c) và cường độ Phơn trung bình (d) của trạm Vinh giai đoạn 1961 – 2007 và xu thế tuyến tính……….….33 Hình 3.8: Số ngày có cường độ Phơn yếu(a), trung bình(b), mạnh(c) và cường độ Phơn trung bình (d) của trạm Hà Tĩnh giai đoạn 1961 – 2007 và xu thế tuyến tính … … 34 Hình 3.9: Số ngày có cường độ Phơn yếu(a), trung bình(b), mạnh(c) và cường độ Phơn trung bình (d) của trạm Đồng Hới giai đoạn 1961 – 2007 và xu thế tuyến tính … …36 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Trung bình tần số của Phơn ở thung lũng Sofia…………………………… 9 Bảng 1.2. Số ngày khô nóng…………………………………………………….…….10 Bảng 1.3. Số ngày khô nóng trung bình tháng và năm……………………….……….12 Bảng 2.1: Các trạm khí tượng khu vực Bắc Trung Bộ………………… 22 1 MỞ ĐẦU Lãnh thổ Việt Nam nằm ở cực đông nam bán đảo Đông Dương, có phần đất liền trải dài từ kinh tuyến 102ᵒ8’Đông đến 109ᵒ27’Đông và từ vĩ tuyến 8ᵒ27’Bắc đến 23ᵒ23’Bắc. Lãnh thổ hẹp ngang, chạy dài theo phương kinh tuyến tiếp giáp với Thái Bình Dương, nằm hoàn toàn trong khu vực nội chí tuyến của Bắc bán cầu. Do vậy, khí hậu nước ta rất độc đáo mà hầu như không so sánh được với bất kì nơi nào trên thế giới. Vùng Bắc Trung Bộ nước ta là vùng chịu tác động mạnh mẽ của hiệu ứng Phơn. Gió Tây khô nóng là thuật ngữ một số nhà chuyên môn ở Việt Nam dùng để chỉ hiệu ứng này. Đây là một trong những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt thường gây ra những ảnh hưởng bất lợi đến nền kinh tế - xã hội, nhất là trong sản xuất và đời sống, nó ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi cũng như sức khỏe của con người, nó có thể là nguyên nhân gây ra hạn hán cục bộ kéo dài. Hiện tượng này diễn ra điển hình nhất trên khu vực Bắc Trung Bộ. Bắc Trung Bộ là dải đất hẹp, kéo dài từ tỉnh Thanh Hóa đến thừa Thiên Huế, khu vực tập trung khá đông dân cư, lấy phát triển chăn nuôi, trồng trọt vẫn là nguồn sống chủ yếu, nhưng hàng năm ở khu vực này phải gánh chịu rất nhiều hậu quả do gió Phơn gây nên. Do tính khắc nghiệt về mặt khí hậu và ảnh hưởng sâu sắc đến kinh tế - xã hội và sức khỏe con người nên đã có một số nghiên cứu về gió Phơn kể cả hệ quả của nó. Trước tiên phải kể đến Phan Tất Đắc và Phạm Ngọc Toàn trong “Khí hậu Việt Nam”. Các tác giả này nhấn mạnh tính chất phân hóa theo mùa của loại hình thời tiết độc đáo này. Trong “Quy phạm quan trắc các trạm khí tượng bề mặt” cũng đã đề ra các chỉ tiêu xác định thời tiết gió tây khô nóng. Hầu hết các đợt nắng nóng, trong đó có các đợt gió tây khô nóng đều được tổng kết trong các tạp chí khí tượng thủy văn xuất bản hàng tháng cùng với những nhận định sơ bộ về ảnh hưởng của nó đến kinh tế - xã hội. TS.Trần Việt Liễn, viện Khí tượng Thủy văn cũng đề cập đến gió tây khô nóng và ảnh hưởng của nó đến 2 khí hậu Việt Nam, Lào trong một số công trình nghiên cứu gió tây khô nóng và ảnh hưởng của nó đến một số vùng thuộc Nghệ An được trình bày khá chi tiết trong “Khí hậu tỉnh Nghệ An”. Tác giả Nguyễn Hữu Tài trong “Phân vùng khí hậu tự nhiên Việt Nam” coi gió Tây khô nóng như một loại hình thời tiết có ảnh hưởng nhất định đến sơ đồ phân vùng khí hậu Việt Nam. Các đợt gió tây khô nóng cũng được tổng kết trong các Thông báo Khí hậu của trung tâm nghiên cứu Khí hậu, Viện Khí tượng Thủy văn. Tuy nhiên cho đến nay, các công trình nghiên cứu về sự biến đổi các đặc trưng của gió Phơn ở khu vực bắc Trung Bộ còn ít. Đặc biệt là phân bố theo không gian của các đặc trưng của loại hình thời tiết độc đáo này ở khu vực Bắc Trung Bộ cũng chưa được quan tâm nhiều. Cho nên việc nghiên cứu tìm ra quy luật diễn biến của gió Phơn để nhằm cảnh báo và hạn chế tới mức thấp nhất ảnh hưởng của nó là một việc rất cần thiết. Vì vậy tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Xu thế biến đổi các đặc trưng của Phơn khu vực miền Trung Việt Nam”. Nội dung khóa luận của tôi gồm 3 phần: Chương 1: Tổng quan về hiện tượng Phơn Chương 2: Số liệu và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Một số kết quả và đánh giá 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆN TƯỢNG PHƠN 1.1. Khái quát về hiện tượng Phơn Trong Khí tượng có hiện tượng gió vượt núi được gọi là “Phơn” (foehn). Từ bên sườn đón gió, không khí di chuyển lên, bị lạnh dần rồi ngưng kết nên trút hết ẩm nhưng đồng thời thu thêm nhiệt do ngưng kết tỏa ra, sau khi qua đỉnh, không khí di chuyển xuống bên sườn khuất gió, nhiệt độ tăng dần do quá trình không khí bị nén đoạn nhiệt. Vì vậy đến chân núi bên sườn khuất gió, gió trở nên khô và nóng hơn. Núi càng cao chênh lệch nhiệt độ càng lớn[19]. Hiện tượng trên mỗi địa phương gọi với mỗi tên gọi khác nhau. “Foehn” là tên gọi địa phương của thứ gió khô và nóng thổi trong các thung lũng của nước Áo và Thụy Sĩ, ở phía Bắc dãy núi An-pơ, ở Tây Nam nước Mĩ là “Chinook”, ở vùng giữa Alma – Ata và Frunze (Liên Xô cũ) là “Kastek”, ở miền Trung Việt Nam ta quen gọi là “gió Lào” (vì thổi từ Lào sang) hay gió tây khô nóng (gió có thể lệch Tây). Gió khô nóng là một loại hình thời tiết nguy hiểm[19]. Gió ẩm, sau khi vượt qua một chướng ngại vật cao (ví dụ như dãy núi cao) bị biến đổi tính chất, trở nên khô nóng hơn, và biến thành gió “Phơn”. Quá trình biến đổi tính chất như trên của gió gọi là quá trình “Phơn”. Bản chất của quá trình Phơn: Trên một dãy núi dài và cao có sự chênh lệch về áp suất giữa hai sườn núi. Khi một khối khí ẩm đi qua phải vượt qua sống núi. Không khí chuyển động đi lên theo gradient đoạn nhiệt khô (1 o C/100m) sau đó do nhiệt độ giảm hơi nước đạt trạng thái bão hoà ẩm (100%) gradient đoạn nhiệt ẩm (trung bình 0.6 o C/100m) không khí lạnh đi, nhiệt độ hạ xuống dưới điểm sương, sự ngưng kết diễn ra, mây hình thành và mưa rơi xuống bên sườn đón gió (mưa địa hình). Khi khối khí này vượt qua sườn đón gió, độ ẩm tuyệt đối của không khí giảm đi và đi xuống sườn khuất gió theo gradient đoạn nhiệt khô, nhiệt độ không khí liên tục tăng, độ ẩm tương đối của không khí giảm mạnh luồng không khí đi xuống trở nên khô và nóng (hình 1.1). Đó chính là gió phơn. Hình 1.1: 1.2. Phân bố Phơn ở Việt Nam Nước ta có đị a hình ch dễ xảy ra hiện tượ ng Phơn. Ở một số miề n núi, có nh thổi xuống cánh đồ ng Mư hình nhất vẫ n là gió Lào th Thanh Hóa đến khu v ự nước ta như Đồng bằ ng sông H nhưng với mức độ thấ p và không rõ r 1.3. Ngu ồn gốc của Ph Vào mùa hè, nư ớc ta chịu tác động Tây nam được h ình thành vào kho Á phát triển và m ở rộng sang phía đông tạo n Nam Á, áp cao c ận nhiệt Tây Thái B 4 Hình 1.1: Sơ đồ mô tả quá trình Phơn đi ển h ở Việt Nam a hình ch ủ yếu là đồi núi, khi tương tác v ớ ng Phơn. n núi, có nh ững loại gió Phơn nổi tiếng , như gió Than Uyên ng Mư ờng Thanh, gió Ô Quy Hồ ở vùng Sa Pa. Nhưng đi n là gió Lào th ổi trong một vùng rộng lớn về mùa hè t ự c phía Nam Trung Bộ. Các khu vự c khác trên lãnh th ng sông H ồng, Nam Trung Bộ c ũng có hi p và không rõ r ệt như khu vực Bắ c Trung B ồn gốc của Ph ơn ớc ta chịu tác động mạnh của gió m ùa Tây Nam ình thành vào khoảng cuối tháng 4, đầu tháng 5 khi áp thấp Nam ở rộng sang phía đông tạo nên rãnh gió mùa bao chùm ận nhiệt Tây Thái B ình Dương b ị đẩy ra phía biển Đông V ển h ình. ớ i các loại gió rất , như gió Than Uyên vùng Sa Pa. Nhưng đi ển mùa hè t ừ khu vực c khác trên lãnh th ổ ũng có hi ện tượng Phơn c Trung B ộ[15]. ùa Tây Nam , gió mùa ảng cuối tháng 4, đầu tháng 5 khi áp thấp Nam ên rãnh gió mùa bao chùm Đông ị đẩy ra phía biển Đông V iệt [...]... Trần Quang Đức trong cũng đã trình bày về phương pháp nghiên cứu cũng như xu thế biến đổi một số đặc trưng của Phơn ở khu vực Hà Tĩnh Theo đó, tác giả đã đưa ra bộ chỉ tiêu và định nghĩa về các đặc trưng của Phơn và một số kết quả nghiên cứu[2] 1.7 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên khu vực Miền Trung Việt Nam Khu vực Bắc trung bộ gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên... của ngày bắt đầu mùa Phơn có thể thấy, tuy ngày bắt đầu mùa Phơn có xu thế dịch về cuối năm nhưng mức độ còn chậm hơn so với ngày kết thúc mùa Phơn Như vậy, có vẻ như thời gian kéo dài mùa Phơn khu vực Bắc Trung Bộ ngày càng dài hơn 3.3 Biến đổi số ngày có Phơn Hình 3.3 mô tả biến đổi số ngày có Phơn của 3 trạm khí tượng khu vực Bắc Trung Bộ giai đoạn 1961-2007 Số ngày có Phơn của các trạm thường nằm... xem là một đợt khô nóng liên tục - Nếu trong khu vực có khô nóng xu t hiện mà ít nhất một phần ba số trạm có Tx ≥ 37ºC và Um ≤ 45% (hoặc Tx ≥ 39ºC) thì được xem là có khô nóng gay gắt 2.1.2 Phương pháp xác định chỉ tiêu của các đặc trưng Phơn Phơn ở khu vực miền Trung Việt Nam, đặc biệt là khu vực Bắc Trung Bộ là loại Phơn điển hình, với mưa gần như rơi hết bên sườn đón gió, khi sang bên sườn khu t... đời sống, sinh hoạt của con người Hình 1.3: Số ngày gió khô nóng trung bình nhiều năm khu vực Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ (1971-2000) 14 Hình 1.4: Số ngày gió khô nóng trung bình nhiều năm trên toàn quốc giai đoạn 1991-2000 15 Ngoài ra công trình “Sự biến đổi của Phơn và nắng nóng ở Hà Tĩnh – miền Trung Việt Nam của Trần Quang Đức trong cũng đã trình bày về phương pháp nghiên cứu cũng như xu thế biến. .. dấu dương cho thấy mùa Phơn kết thúc muộn hơn và ngược lại; đối với tổng số ngày quan sát thấy Phơn, hệ số góc a1 mang dấu dương (hoặc âm) cho thấy số ngày quan sát thấy Phơn tăng (hoặc giảm)… Tuy từng đặc trưng mà xu thế tuyến tính lại mang một ý nghĩa nhất định 2.2 Nguồn số liệu Để nghiên cứu về hoạt động của hiện tượng Phơn khu vực miền Trung, Việt Nam, khóa luận đã sử dụng số liệu nhiệt độ cực đại... chuyển từ ngày Phơn sang ngày không Phơn trong mùa Phơn - Số ngày có Phơn: Số ngày có Phơn trong một mùa Phơn - Độ dài đợt Phơn trung bình mùa: Trung bình độ dài các đợt Phơn trong một mùa Phơn, độ dài đợt Phơn là số ngày có Phơn liên tục - Cường độ Phơn: được xác định theo bộ chỉ tiêu tỷ lệ giữa nhiệt độ cực đại ngày và độ ẩm cực tiểu ngày: + Cường độ Phơn: If = Tx / Um + Ngày có cường độ Phơn yếu: 0,6... kết thúc mùa Phơn cùng có xu hướng tăng, tức là mùa Phơn bắt đầu muộn và kết thúc cũng muộn hơn nhưng mức tăng của ngày bắt đầu chậm hơn so với mức tăng của ngày kết thúc mùa Phơn 3.5 Biến đổi trung bình độ dài đợt Phơn Hình 3.5 biểu diễn trung bình độ dài đợt Phơn trong một mùa Phơn của 3 trạm khí tượng khu vực Bắc Trung Bộ giai đoạn 1961-2007 Có thể thấy, trung bình độ dài đợt Phơn tập trung trong... 2003 2006 0 Năm Hình 3.5: Trung bình độ dài đợt Phơn của 3 trạm khí tượng khu vực Bắc Trung Bộ giai đoạn 1961-2007 và xu thế tuyến tính Trung bình độ dài đợt Phơn thấp nhất ở trạm Vinh vào năm 1981, trạm Hà Tĩnh vào năm 1962 và trạm Đồng Hới vào năm 1963 cùng là 1,6 ngày Các năm này nằm ở đầu giai đoạn Xu thế biến đổi trung bình độ dài đợt Phơn của một mùa Phơn không thay đổi nhiều, ở trạm Hà Tĩnh... số liệu như vậy được xử lý bằng cách lấy trung bình số học của hai giá trị liền kề hoặc của cả chuỗi số liệu[9] 22 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KẾT QUẢ VÀ ĐÁNH GIÁ Trên cơ sở chuỗi số liệu về nhiệt độ cực đại ngày và độ ẩm cực tiểu ngày, nghiên cứu đã xác định xu thế và mức độ biến đổi về ngày bắt đầu, ngày kết thúc, tổng số ngày, thời gian kéo dài, số nhịp, cường độ của Phơn ở 3 trạm khí tượng điển hình khu vực. .. tượng Phơn khu vực thung lũng Sofia Thung lũng Sofia được bao quanh bởi phía nam là dãy núi Vitosha Khí hậu địa phương điển hình ở khu vực này là hiện tượng Phơn biểu hiện rõ rệt Theo đó, cường độ và chiều sâu của Phơn được biểu hiện trong một số trường hợp nhiệt độ tăng cao Một số trường hợp thăm dò trong khí quyển có liên quan tới sự bắt đầu và kết thúc của Phơn Dưới đây là trung bình tần số của Phơn . ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ HẢI DƯƠNG HỌC Nguyễn Thị Chiên XU THẾ BIẾN. Em cũng xin gửi lời cảm ơn các thầy cô, các anh chị công tác tại khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giúp đỡ, truyền. Em kính mong nhận được sự góp ý của thầy cô, anh chị và các bạn để khóa luận của em được hoàn thi n hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, Ngày 25 tháng 5 năm 2014 Sinh viên thực hiện

Ngày đăng: 31/10/2014, 10:56

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆN TƯỢNG PHƠN

    • 1.1. Khái quát về hiện tượng Phơn

    • 1.2. Phân bố Phơn ở Việt Nam

    • 1.3. Nguồn gốc của Phơn

    • 1.4. Mùa Phơn

    • 1.5. Phân loại hiện tượng Phơn

    • 1.6. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước

    • 1.7. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên khu vực Miền Trung Việt Nam

    • CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU

      • 2.1. Phương pháp nghiên cứu

        • 2.1.1. Chỉ tiêu xác định ngày khô nóng

        • 2.1.2. Phương pháp xác định chỉ tiêu của các đặc trưng Phơn

        • 2.1.3. Phương pháp phân tích xu thế

        • 2.2. Nguồn số liệu

        • CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KẾT QUẢ VÀ ĐÁNH GIÁ

          • 3.1. Biến đổi ngày bắt đầu mùa Phơn

          • 3.2. Biến đổi ngày kết thúc mùa Phơn

          • 3.3. Biến đổi số ngày có Phơn

          • 3.4. Biến đổi thời gian kéo dài mùa Phơn

          • 3.5. Biến đổi trung bình độ dài đợt Phơn

          • 3.6. Biến đổi số nhịp Phơn

          • 3.7. Biến đổi cường độ Phơn

          • KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan