chuyên đề sinh lý đường huyết

22 1.7K 1
chuyên đề sinh lý đường huyết

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1. SƠ LƯỢC VỀ GLUCID 1.1. Hóa học glucid -Khái niệm: glucid là các dẫn xuất aldehyd hoặc ceton của các polyalcol hoặc là các chất tạo ra các dẫn xuất này khi bị thủy phân. -Phân loại: glucid có thể được phân thành 3 loại chính +Monosaccharid: là các đường đơn như glucose, fructose, galactose... +Oligosaccharid: là các đường tạo từ 2-6 phân tử đường đơn như saccarose (sucrose), lactose, maltose... +Polysaccharid: là các hợp chất tạo từ một số lớn các monosaccharid. Loại này chia thành 2 nhóm: •Polysaccharid thuần: gồm nhiều monosaccharid cùng loại nối với nhau bằng liên kết glucozid như tinh bột, glycogen, cellulose. •Polysaccharid tạp: gồm nhiều monosaccharid khác loại liên kết với một số chất khác (acid acetic, acid sulfuric) như mucopolysacarid, glucopolysaccarid. 1.2. Chức năng chính của glucid -Tạo năng: glucid là chất sinh năng lượng chủ yếu cho cơ thể. -Tạo hình: glucid tham gia thành phần cấu tạo acid nucleic, glycoprotein, glycolipid... là những cấu tử quan trọng của tế bào và mô. -Tham gia các hoạt động chức năng của cơ thể: bảo vệ, miễn dịch, sinh sản, tạo hồng cầu, hoạt động thần kinh, lưu trữ và thông tin di truyền… 1.3. Nguồn gốc Glucid trong cơ thể có hai nguồn gốc: nội sinh và ngoại sinh, trong đó nguồn gốc ngoại sinh quan trọng hơn. -Ngoại sinh: các loại thức ăn có chứa glucid như hạt, củ, mô thực vật... -Nội sinh: tạo thành từ sự tân tạo đường, chu trình Cori hoặc thủy phân glycogen. 2. CHUYỂN HÓA ĐƯỜNG HUYẾT Hình 1. Sơ đồ chuyển hóa đường huyết 2.1. Tiêu hóa và hấp thu glucid 2.1.1. Tiêu hóa glucid -Thức ăn chứa glucid: Các hạt, củ: tinh bột (C6H10O5)n. Các mô động vật: glycogen, mucopolysaccharid. Các mô thực vật: cellulose, glucopolysaccharid. Các loại khác: saccarose (mía, củ cải đường), lactose (sữa), maltose (mầm lúa, kẹo mạch nha). -Các men tiêu hóa glucid: -Amylase: •Nguồn gốc: nước bọt, dịch tụy, dịch ruột. •Điều kiện hoạt động: pH tối thuận = 7,1. •Tác dụng: phân giải tinh bột chín và sống thành mantose do cắt liên kết 1-4  glucozid của tinh bột. Maltase: •Nguồn gốc: dịch tụy, dịch ruột. •Điều kiện hoạt động: pH tối thuận = 5,8-6,2. •Tác dụng: phân giải maltose thành glucose. Saccarase: •Nguồn gốc: dịch ruột. •Điều kiện hoạt động: pH tối thuận = 5,7. •Tác dụng: phân giải saccarose thành glucose và fructose. Lactase: •Nguồn gốc: dịch ruột. •Điều kiện hoạt động: pH tối thuận = 5,4-6. •Tác dụng: phân giải lactose thành thành glucose và galactose 2.1.2. Hấp thu glucid -Đường được hấp thu từ ruột vào máu qua tế bào biểu mô niêm mạc ruột: Bờ bàn chải: hấp thu các monosaccharid (glucose, galactose, fructose) •Glucose và galactose đồng vận chuyển thuận với Na+. •Fructose khuếch tán có gia tốc vào tế bào rồi chuyển thành glucose. Bờ đáy: glucose sẽ đi vào dịch kẽ theo cơ chế khuếch tán có gia tốc. -Sau đó đường theo tĩnh mạch cửa về gan. Phân phối glucose sau khi ăn: 5% biến thành glycogen ở gan, 30-40% biến thành lipid và 55% biến dưỡng ở cơ và các mô khác. 2.2. Tổng hợp và dự trữ glucose 2.2.1. Tổng hợp glucose Quá trình này xảy ra chủ yếu ở gan. Hai cách tổng hợp glucose: -Từ các loại monosaccharid khác như fructose, galactose, mannose. -Từ các sản phẩm chuyển hóa trung gian của glucid, lipid, protid... (sự tân tạo glucose) như lactat và các acid amin thông qua pyruvat. 2.2.2. Dự trữ glucose Dạng dự trữ của glucose trong cơ thể là glycogen. -Tổng hợp và dự trữ glycogen: glycogen được tạo thành từ glucose trong mọi tổ chức mà chủ yếu là gan và cơ. Gan có khả năng tự tổng hợp glucose trong khi phần lớn các mô khác như cơ phải lấy glucose từ máu. Như vậy dự trữ glycogen ở gan là dự trữ cho toàn cơ thể, còn các mô khác chỉ dự trữ cho nhu cầu riêng. Lượng glycogen ở gan đạt tới 10% trọng lượng tươi. Gan dự trữ khoảng 100g glycogen, dự trữ này sẽ hết sau 24-36 giờ nhịn ăn hoàn toàn. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng xấu lên dự trữ glycogen của gan như thiếu enzym tổng hợp glycogen di truyền, rượu … -Thoái hóa glycogen: glycogen được thoái hóa để tạo thành glucose cung cấp cho tế bào sử dụng, đặc biệt ở gan sự thoái hóa này còn để đưa glucose vào máu cung cấp cho các tế bào trong cơ thể hoạt động. Hệ thống enzym thủy phân glycogen là phosphorylase.

   ! - Khái niệm: glucid là các dẫn xuất aldehyd hoặc ceton của các polyalcol hoặc là các chất tạo ra các dẫn xuất này khi bị thủy phân. - Phân loại: glucid có thể được phân thành 3 loại chính + Monosaccharid: là các đường đơn như glucose, fructose, galactose + Oligosaccharid: là các đường tạo từ 2-6 phân tử đường đơn như saccarose (sucrose), lactose, maltose + Polysaccharid: là các hợp chất tạo từ một số lớn các monosaccharid. Loại này chia thành 2 nhóm: • Polysaccharid thuần: gồm nhiều monosaccharid cùng loại nối với nhau bằng liên kết glucozid như tinh bột, glycogen, cellulose. • Polysaccharid tạp: gồm nhiều monosaccharid khác loại liên kết với một số chất khác (acid acetic, acid sulfuric) như mucopolysacarid, glucopolysaccarid. "#$%$&$' ! - Tạo năng: glucid là chất sinh năng lượng chủ yếu cho cơ thể. - Tạo hình: glucid tham gia thành phần cấu tạo acid nucleic, glycoprotein, glycolipid là những cấu tử quan trọng của tế bào và mô. - Tham gia các hoạt động chức năng của cơ thể: bảo vệ, miễn dịch, sinh sản, tạo hồng cầu, hoạt động thần kinh, lưu trữ và thông tin di truyền… ()$* Glucid trong cơ thể có hai nguồn gốc: nội sinh và ngoại sinh, trong đó nguồn gốc ngoại sinh quan trọng hơn. - Ngoại sinh: các loại thức ăn có chứa glucid như hạt, củ, mô thực vật - Nội sinh: tạo thành từ sự tân tạo đường, chu trình Cori hoặc thủy phân glycogen. 1 "+,- Hình 1. Sơ đồ chuyển hóa đường huyết " ./0123 ! " . ! - Thức ăn chứa glucid: + Các hạt, củ: tinh bột (C 6 H 10 O 5 ) n . + Các mô động vật: glycogen, mucopolysaccharid. + Các mô thực vật: cellulose, glucopolysaccharid. + Các loại khác: saccarose (mía, củ cải đường), lactose (sữa), maltose (mầm lúa, kẹo mạch nha). - Các men tiêu hóa glucid: + α-Amylase: • Nguồn gốc: nước bọt, dịch tụy, dịch ruột. • Điều kiện hoạt động: pH tối thuận = 7,1. • Tác dụng: phân giải tinh bột chín và sống thành mantose do cắt liên kết 1-4 α glucozid của tinh bột. + Maltase: • Nguồn gốc: dịch tụy, dịch ruột. • Điều kiện hoạt động: pH tối thuận = 5,8-6,2. • Tác dụng: phân giải maltose thành glucose. + Saccarase: • Nguồn gốc: dịch ruột. Tiết niệu (lọc và tái hấp thu) Tiêu hóa (tiêu hóa và hấp thu) 45$673 Gan (tổng hợp và dự trữ) Mô (thoái hóa) 2 • Điều kiện hoạt động: pH tối thuận = 5,7. • Tác dụng: phân giải saccarose thành glucose và fructose. + Lactase: • Nguồn gốc: dịch ruột. • Điều kiện hoạt động: pH tối thuận = 5,4-6. • Tác dụng: phân giải lactose thành thành glucose và galactose ""123 ! - Đường được hấp thu từ ruột vào máu qua tế bào biểu mô niêm mạc ruột: + Bờ bàn chải: hấp thu các monosaccharid (glucose, galactose, fructose) • Glucose và galactose đồng vận chuyển thuận với Na + . • Fructose khuếch tán có gia tốc vào tế bào rồi chuyển thành glucose. + Bờ đáy: glucose sẽ đi vào dịch kẽ theo cơ chế khuếch tán có gia tốc. - Sau đó đường theo tĩnh mạch cửa về gan. Phân phối glucose sau khi ăn: 5% biến thành glycogen ở gan, 30-40% biến thành lipid và 55% biến dưỡng ở cơ và các mô khác. ""8$92/0!:3;<=>? ""8$92=>? Quá trình này xảy ra chủ yếu ở gan. Hai cách tổng hợp glucose: - Từ các loại monosaccharid khác như fructose, galactose, mannose. - Từ các sản phẩm chuyển hóa trung gian của glucid, lipid, protid (sự tân tạo glucose) như lactat và các acid amin thông qua pyruvat. """:3;<=>? Dạng dự trữ của glucose trong cơ thể là glycogen. - Tổng hợp và dự trữ glycogen: glycogen được tạo thành từ glucose trong mọi tổ chức mà chủ yếu là gan và cơ. + Gan có khả năng tự tổng hợp glucose trong khi phần lớn các mô khác như cơ phải lấy glucose từ máu. Như vậy dự trữ glycogen ở gan là dự trữ cho toàn cơ thể, còn các mô khác chỉ dự trữ cho nhu cầu riêng. 3 + Lượng glycogen ở gan đạt tới 10% trọng lượng tươi. Gan dự trữ khoảng 100g glycogen, dự trữ này sẽ hết sau 24-36 giờ nhịn ăn hoàn toàn. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng xấu lên dự trữ glycogen của gan như thiếu enzym tổng hợp glycogen di truyền, rượu … - Thoái hóa glycogen: glycogen được thoái hóa để tạo thành glucose cung cấp cho tế bào sử dụng, đặc biệt ở gan sự thoái hóa này còn để đưa glucose vào máu cung cấp cho các tế bào trong cơ thể hoạt động. Hệ thống enzym thủy phân glycogen là phosphorylase. "(/03@ 123=>? Glucose từ máu lọc vào nang Bowman và được tái hấp thu trở lại: - Vị trí: ống lượn gần. - Lượng tái hấp thu: ngưỡng đường của thận là 180mg/dL. + Khi nồng độ glucose trong máu bình thường (75-110mg/dL) hoặc giảm thấp hoặc tăng lên nhưng dưới ngưỡng đường của thận sẽ được tái hấp thu 100%. Do vậy không có glucose trong nước tiểu. + Khi nồng độ glucose trong máu lớn hơn ngưỡng đường của thận thì ống lượn gần vẫn có khả năng tái hấp thu thêm 1 lượng glucose nữa (không đạt 100%) và khả năng này cũng chỉ giới hạn đến một mức nào đó. Lượng glucose được tái hấp thu thêm gọi là mức vận chuyển glucose tối đa (TmG = Tubular transport maximum for glucose). TmG ở nam là 375mg/phút và ở nữ là 300mg/phút. - Cơ chế tái hấp thu: vận chuyển tích cực thứ phát + Đồng vận chuyển thuận với Na + ở bờ bàn chải vào tế bào biểu mô. + Khuếch tán có gia tốc qua bờ đáy và bờ bên vào dịch kẽ. - Đặc điểm: do khả năng hấp thu có giới hạn nên có sự cạnh tranh nếu xuất hiện một loại đường khác như fructose, galactose, xyclose. - Xét nghiệm glucose niệu: bình thường khoảng 0,5mmol/24 giờ. Với nồng độ này các xét nghiệm thông thường không phát hiện được. Glucose niệu gọi là dương tính khi vượt quá 200-250mmol/24 giờ. 4 "A=@ =>? Trong các tế bào, glucose tự do có nguồn gốc từ sự thủy phân glycogen chiếm một phần rất ít, phần chủ yếu là do tế bào lấy từ máu. Thoái hóa glucose trong tế bào với mục đích chính là cung cấp năng lượng cho tế bào hoạt động dưới dạng ATP và cung cấp các sản phẩm trung gian cho nhiều quá trình chuyển hóa khác của cơ thể. - Hấp thu glucose vào tế bào: khuếch tán có gia tốc, khi có insulin lượng glucose vào tế bào tăng lên gấp 10 lần. Khi không có insulin, lượng glucose khuếch tán vào tế bào không đủ cung ứng cho nhu cầu của tế bào. Ở một số mô như não, ống thận, biểu mô ruột, hồng cầu, cơ vân khi hoạt động, gan sự hấp thu glucose không cần sự có mặt insulin. - Các con đường thoái hóa glucose: có 3 con đường chính: + Con đường “đường phân” (glycolysis) hay con đường Embden- Meyerhof tạo ra pyruvat: • Điều kiện hiếu khí: đi vào chu trình acid citric tạo ra CO 2 và H 2 O. • Điều kiện yếm khí: tạo ra lactat. Một số tế bào như võng mạc, não, hồng cầu cũng sản sinh lactat trong điều kiện hiếu khí. Lactat được vận chuyển ngược về gan để tái tạo lại glucose theo chu trình Cori. + Theo con đường hexose monophosphat hay chu trình pentose phosphat. + Theo con đường tạo acid glucuroic và acid ascorbic (vitamin C). "A6B$ !3;=$)$C - Hồng cầu hấp thu glucose không cần insulin. - Hồng cầu là một tế bào lưu thông trong máu nên các protein của hồng cầu như hemoglobin và các enzym dễ bị glycosyl hóa. "A"6B$ !3;=$$D= - Mô não hầu như chỉ sử dụng glucose để tạo năng lượng mà không sử dụng các dạng sinh năng khác: lượng glucose này chủ yếu do máu cung cấp vì lượng glycogen dự trữ trong mô não rất thấp. 5 - Mô não chỉ chuyển hóa glucose theo con đường hiếu khí: lượng O 2 dự trữ trong mô não rất ít vì vậy hoạt tính của nơron hoàn toàn phụ thuộc vào sự cung cấp O 2 từ máu. Do vậy chỉ cần máu không lên não hoặc thiếu O 2 trong máu từ 5-10 giây cũng có thể gây bất tỉnh. - Mô não hấp thu glucose không cần insulin: ở bệnh nhân tiểu đường do thiếu insulin, glucose vẫn vào trong tế bào não được nên hoạt động tâm thần không bị rối loạn. - Cơ thể tiêu thụ glucose với tốc độ 2mg/Kg/phút, một nửa số này được chuyển hóa ở hệ thần kinh trung ương. "A(6B$ !EF - Bình thường màng tế bào cơ chỉ cho glucose khuếch tán qua rất ít trừ phi có tác dụng của insulin. Tuy nhiên khi lao động nặng hoặc luyện tập thì tế bào cơ có thể sử dụng một lượng lớn glucose mà không cần một lượng insulin tương ứng. Cơ chế màng tế bào cơ đang vận động tăng tính thấm đối với glucose chưa rõ. - 4 nguồn năng lượng cho co cơ: + ATP dự trữ sẵn: đủ để co cơ 1-2 giây. + Phosphocreatinin: tái tạo ATP từ ADP, đủ để co cơ 7-8 giây. + Phân giải glycogen dự trữ trong tế bào cơ (đường phân): giải phóng ra năng lượng để chuyển ADP thành ATP và tái tạo phosphocreatinin, quá trình này có thể xảy ra theo con đường hiếu khí hoặc yếm khí và đủ để cơ co khoảng 1 phút. + Oxy hóa các chất sinh năng glucid, lipid, protid giải phóng ra ATP giúp cơ co kéo dài. (GHIJKLJMNOPQ-  (GR3$ ST=>?T@ - Glucose máu bình thường: + Trong máu tĩnh mạch là 4,3-6mmol/dL (75-110mg/dL). 6 + Trong máu động mạch là 85-140mg/dL. - 3 xét nghiệm quan trọng để đánh giá glucose máu: + Nồng độ glucose trong huyết tương ngẫu nhiên (RPG=random plasma glucose): mẫu máu xét nghiệm được lấy một cách ngẫu nhiên. + Nồng độ glucose trong huyết tương khi đói (FPG=fasting plasma glucose): mẫu máu xét nghiệm được lấy khi đói, bệnh nhận cần nhịn ăn, nhịn uống (trừ nước) từ 10-16 giờ trước khi lấy mẫu. + Nghiệm pháp gây tăng glucose máu bằng đường uống (OGTT=oral glucose tolerance test): • Chuẩn bị: bệnh nhân ăn uống bình thường 3 ngày trước khi làm nghiệm pháp. Không làm nghiệm pháp ở những bệnh nhân đang mắc bệnh cấp tính, dùng các thuốc nhóm glucocorticoid, thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn β giao cảm ít nhất 3 ngày trước khi làm nghiệm pháp. Nghỉ ngơi ít nhất 30 phút trước khi làm xét nghiệm. • Tiến hành nghiệm pháp: bệnh nhân uống 75g glucose, định lượng glucose máu ở các thời điểm sau khi uống 30-60-90 và 120 phút. Hình 2. Các bước tiến hành chẩn đoán tiểu đường (mmol/L) ("@U$4E$'V45$673 * Đường huyết và áp suất thẩm thấu: Nghi ngờ tiểu đường Xác định FPG hoặc RPG FPG<5,5 RPG<7,8 FPG=5,5-7,7 RPG=7,8-11,0 FPG≥7,8 RPG≥11,1 FPG<7,8 và sau 2h <7,8 FPG<7,8 và sau 2h=7,8-11,0 FPG≥7,8 và sau 2h≥11,1 Bình thường Tiểu đường Giảm dung nạp glucose 7 - Áp suất thẩm thấu là áp suất có ảnh hưởng đến sự khuếch tán của nước, nước sẽ di chuyển từ nơi có áp suất thẩm thấu thấp sang nơi có áp suất thẩm thấu cao hơn. - Áp suất thẩm thấu huyết tương tỷ lệ với nồng độ các chất điện giải và các phần tử không phân ly hòa tan trong huyết tương. Đường huyết là một thành phần góp phần tạo ra áp suất thẩm thấu của máu. Cl - và Na + có trọng lượng phân tử khoảng 60, được chia làm 2 phần tử, tác động gấp 6 lần glucose có trọng lượng phân tử lớn hơn nhiều với cùng một nồng độ trên áp suất thẩm thấu. - Ở người bình thường áp suất thẩm thấu huyết tương bằng 310mOsmol. Có thể ước tính áp suất thẩm thấu huyết tương theo công thức: ASTT = 2 Na + (mmol/L) + Glucose (mmol/L) + Ure (mmol/L) * Hiện tượng glycosyl hóa: - Hiện tượng glycosyl hóa là hiện tượng các phân tử protein trong máu hoặc trong tổ chức gắn với phân tử glucose và các dẫn xuất của glucose. Phản ứng kết hợp này không cần enzym mà chỉ phụ thuộc vào nồng độ glucose trong máu, nồng độ glucose máu càng cao thì sự glycosyl hóa càng lớn. - Xét nghiệm định lượng các dạng glycosyl hóa giúp đánh giá hồi cứu nồng độ glucose trong máu một khoảng thời gian trước đó tùy thuộc vào thời gian bán hủy của chất bị glycosyl hóa. - Một số dạng glycosyl hóa: + Glycosyl hóa albumin trong huyết thanh: • Hiện tượng: albumin khi bị glycosyl hóa sẽ tạo ra các fructosamin. • Ý nghĩa thời gian: thời gian bán hủy của phân tử albumin là 2-3 tuần nên việc định lượng fructosamin có thể đánh giá mức đường huyết trong khoảng 2-3 tuần trước đó. • Giá trị: ở người bình thường nồng độ fructosamin trong huyết thanh nhỏ hơn 285µmol/L. 8 • Hậu quả: các protein được glycosyl hóa còn có thể liên kết chéo lẫn nhau tạo thành các "sản phẩm tận của quá trình glycosyl hóa" (AGEs=advanced glycation end product). Các AGEs này đẩy nhanh các tổn thương ở mạch máu của bệnh nhân tiểu đường. + Glycosyl hóa hemoglobin trong hồng cầu: • Hiện tượng: trong hồng cầu người trưởng thành chủ yếu là hemoglobin A (HbA), một lượng nhỏ HbA sẽ bị glycosyl hóa. Danh từ GHb-b để chỉ toàn bộ các glycosyl Hb, danh từ HbA 1 để chỉ các HbA bị glycosyl hóa gồm: HbA gắn với fructose 1-6 diphosphat tạo thành HbA 1a , với fructose 6 phosphat tạo thành HbA 1b và với glucose tạo thành HbA 1c . • Ý nghĩa thời gian: hồng cầu tồn tại 120 ngày, vì vậy việc xác định tỷ lệ HbA 1c giúp kiểm tra nồng độ glucose khoảng 2 tháng trước đó. • Giá trị: ở người bình thường tỷ lệ HbA 1 khoảng 6-8%, HbA 1c khoảng 4-6%, GHb-b khoảng 4-6,5%. Ở bệnh nhân tiểu đường HbA 1c thường >9%. • Hậu quả: sự glycosyl hóa Hb có thể làm thay đổi hình dạng của phân tử Hb và làm giảm ái lực của Hb với 2-3 DPG sẽ dẫn tới làm giảm khả năng tách oxy khỏi Hb, hậu quả là tổ chức bị thiếu oxy. + Glycosyl hóa enzym trong hồng cầu: • Hiện tượng: trong hồng cầu có nhiều enzym chịu sự glycosyl hóa khi đường huyết tăng, trong số đó có nucleosid diphosphokinase, purin nucleosid phosphorylase, δ aminolevulinat dehydratase, Na + - K + -ATPase, Cu-Zn-superoxid dismutase (Cu-Zn SOD). • Hậu quả: sự glycosyl hóa enzym gây ra sự thay đổi tính chất hóa lý và chức năng sinh học của enzym, thường làm giảm hoạt tính enzym. Glycosyl hóa Cu-Zn SOD làm bất hoạt enzym này dẫn đến mất tác dụng chống oxy hóa và dập các gốc tự do; Glycosyl hóa 9 diphosphoglycerat mutase (gồm: 2,3 diphosphoglycerat synthetase, phosphoglycerat mutase và 2,3 phosphoglycerat phosphatase) làm ảnh hưởng đến nồng độ 2,3 DPG trong hồng cầu vì enzym này xúc tác cả hai quá trình tổng hợp và thoái hóa 2,3 DPG. * Quá trình Gluco-oxy hóa: - Quá trình Gluco-oxy hóa sinh ra các gốc tự do: trong quá trình glycosyl hóa, phân tử glucose mở vòng tạo thành glucose dạng hydroxyaldehyd. Glucose dạng này sẽ dẫn đến sự oxy hóa của 3-deoxyglucoson thành glucose dạng dicarbonyl sản sinh ra các gốc tự do: anion superoxid O - , hydroxy superoxid H 2 O 2 , gốc tự do hydroxyl OH - . Các gốc tự do này sẽ mở đầu một dây truyền sản sinh các gốc tự do khác. - Trong các tế bào có hàng loạt enzym chống oxy hóa để dập tắt các phản ứng sinh gốc tự do bảo vệ tế bào như SOD (superoxid dismutase), CAT (catalase), GSHPx (glutathion-peroxidase), GR (glutathion reductase). Khi đường huyết tăng cao, hiện tượng glycosyl hóa, gluco-oxy hóa cũng gia tăng vừa làm tăng các gốc tự do, vừa làm giảm hoạt tính các enzym chống oxy hóa. Hậu quả tạo ra nhiều tổn thương ở tế bào, đây là cơ chế bệnh sinh quan trọng trong bệnh tiểu đường. AW- A 3;X'$ Gan đóng vai trò là kho dự trữ glucose của cơ thể: - Thu nhận glucose và tổng hợp glycogen: sau khi ăn, glucose hấp thu từ đường tiêu hóa sẽ theo tĩnh mạch cửa về gan. Gan thu nhận glucose và tổng hợp thành glycogen dự trữ dưới tác dụng của insulin. Glucose trong tế bào gan tăng cũng có tác dụng làm biến đổi cấu hình của men phosphorylase a kinase (dạng hoạt động) thành men phosphorylase b (dạng không hoạt động) ngăn cản sự phân giải glycogen. - Giải phóng glucose vào máu: khi nồng độ glucose trong máu giảm, glycogen sẽ được phân giải thành glucose giải phóng vào máu dưới tác 10 [...]... steroid - Nguồn gốc: lớp bó và lớp lưới của vỏ thượng thận - Tác dụng có ảnh hưởng đến đường huyết: cortisol có tác dụng làm tăng đường huyết và có thể gây ra tiểu đường Tiểu đường do tuyến thượng thận nhạy cảm với insulin hơn tiểu đường do tuyến yên Tác dụng làm tăng đường huyết của cortisol gồm: + Tăng tân tạo đường ở gan: cortisol làm tăng tất cả các men tham gia vào quá trình chuyển acid amin thành... CHẾ BỆNH SINH CỦA MỘT SỐ BỆNH LÝ LIÊN QUAN 5.1 Hạ đường huyết - Khái niệm: hạ đường huyết là một rối loạn xảy ra khi nồng độ glucose máu giảm dưới 70mg%, tuy nhiên triệu chứng lâm sàng thường chỉ xuất hiện khi nồng độ glucose máu dưới 45-50mg/dL và tùy thuộc vào nhiều yếu tố như nguyên nhân bệnh, tuổi tác, giới tính, cơ địa của bệnh nhân 15 - Cơ chế bệnh sinh và triệu chứng: + Hạ đường huyết nhanh... khác Do vậy khi đường huyết giảm thấp, mô não sẽ bị tổn thương đầu tiên và triệu chứng của hạ đường huyết về cơ bản giống thiếu oxy não Bệnh nhân bị thay đổi tri giác diễn tiến từ ngủ gà, đến lú lẫn rồi hôn mê không có dấu thần kinh định vị, da ẩm, lạnh Ngoài ra có thể có các triệu chứng nhức đầu, co giật gồng cứng 5.2 Tăng đường huyết 5.2.1 Tiểu đường 5.2.1.1 Phân loại - Bệnh tiểu đường phụ thuộc... tạo năng lượng dẫn đến gầy * Cơ chế bệnh sinh của tổn thương các cơ quan trong bệnh tiểu đường: Trong bệnh tiểu đường thường gặp các tổn thương ở rất nhiều cơ quan như mạch máu, mắt, thần kinh, thận Cơ chế chủ yếu gây ra các tổn thương này là tình trạng tăng đường huyết đã dẫn đến tăng các gốc tự do trong cơ thể gây ra các stress oxy hóa TĂNG ĐƯỜNG HUYẾT Con đường polyol ↑ Gluco-oxy hóa ↑ Glycosyl hóa... chuyển hóa, áp suất thẩm thấu huyết tương tăng bằng hoặc trên 340mOmol/Kg nước + Cơ chế bệnh sinh: thiếu insulin làm tăng glucose máu, giảm bài tiết Na+ theo nước tiểu gây tăng Na+ máu làm tăng áp suất thẩm thấu máu Các nguyên nhân gây mất nước sẽ làm trầm trọng thêm bệnh - Hạ đường huyết: + Hạ đường huyết là biến chứng thường gặp trên bệnh nhân tiểu đường + Cơ chế bệnh sinh: ăn ít, tập luyện quá sức,... chứng: + Hạ đường huyết nhanh (rối loạn thần kinh thực vật): hạ đường huyết làm kích thích hệ thần kinh giao cảm và làm tăng bài tiết catecholamin dẫn đến bệnh nhân bị đổ mồ hôi, lo lắng, hồi hộp, tim đập nhanh, run và yếu cơ + Hạ đường huyết từ từ và nặng (rối loạn hệ thần kinh trung ương): khi đường huyết hạ xuống, hầu hết các tế bào đều có thể dùng ceton và/hoặc acid béo tự do tạo năng lượng, nhưng... dụng có ảnh hưởng đến đường huyết: T 3-T4 tác dụng lên hầu như tất cả các giai đoạn của chuyển hóa glucid làm tăng nồng độ glucose trong máu nhẹ dẫn đến tăng bài tiết insulin Các tác dụng của T3-T4 bao gồm: + Tăng thoái hóa glucose tạo năng lượng + Tăng phân giải glycogen + Tăng tân tạo đường + Tăng hấp thu glucose ở ruột - Điều hòa bài tiết có liên quan đến đường huyết: giảm đường huyết sẽ gây kích thích... dụng có ảnh hưởng đến đường huyết: catecholamin là tăng phân giải glycogen thành glucose ở gan và cơ do đó tăng giải phóng glucose vào máu (cơ chế giống như glucagon) Adrenalin có tác dụng mạnh hơn noradrenalin - Điều hòa bài tiết có liên quan đến đường huyết: nồng độ glucose trong máu giảm sẽ kích thích tủy thượng thận tăng bài tiết catecholamin 13 4.2.2 Hormon làm giảm đường huyết * Insulin: - Bản... tố giãn mạch phụ thuộc NO↓ -Ca2+ ↑ -Tế bào cơ trơn tăng sinh ↑ Bệnh mạch máu -Hoạt hóa quá trình đông máu -Biến đổi huyết động -Thiếu oxy Oxy hóa LDL Bệnh mắt -Tốc độ dẫn truyền thần kinh↓ -Dòng máu mô kẽ thần kinh↓ Bệnh thần kinh 17 Heparan sulphat↓ Bệnh thận Hình 3 Mối liên quan giữa tăng đường huyết và các tổn thương cơ quan * Cơ chế bệnh sinh của một số biến chứng gây hôn mê: - Nhiễm toan ceton:... bệnh sinh của các triệu chứng kinh điển trong tiểu đường typ I: 16 4 triệu chứng kinh điển: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy nhiều - Ăn nhiều: glucose không vào tế bào được làm thiếu năng lượng gây đói - Uống nhiều: glucose trong máu tăng gây tăng áp suất thẩm thấu, đồng thời tiểu nhiều gây mất nước dẫn đến khát - Tiểu nhiều: glucose trong máu tăng cao vượt ngưỡng đường của thận làm xuất hiện đường . đường huyết: cortisol có tác dụng làm tăng đường huyết và có thể gây ra tiểu đường. Tiểu đường do tuyến thượng thận nhạy cảm với insulin hơn tiểu đường do tuyến yên. Tác dụng làm tăng đường huyết. gây mất nước sẽ làm trầm trọng thêm bệnh. - Hạ đường huyết: + Hạ đường huyết là biến chứng thường gặp trên bệnh nhân tiểu đường. + Cơ chế bệnh sinh: ăn ít, tập luyện quá sức, uống bia rượu, dùng. thu glucose không cần sự có mặt insulin. - Các con đường thoái hóa glucose: có 3 con đường chính: + Con đường đường phân” (glycolysis) hay con đường Embden- Meyerhof tạo ra pyruvat: • Điều kiện

Ngày đăng: 30/10/2014, 22:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan