Báo cáo môn con người và môi trường 2012 về nạn săn bắn và buôn bán trái phép động vật hoang dã

10 790 14
Báo cáo môn con người và môi trường 2012 về nạn săn bắn và buôn bán trái phép động vật hoang dã

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA SINH HỌC BÁO CÁO MÔN: CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG Đề tài: NẠN SĂN BẮT, BUÔN BÁN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ Ở VIỆT NAM  Giảng viên: LÊ CÔNG MẪN  Nhóm sinh viên thực hiện: PHAN VĂN TIẾN 1115605 NGUYỄN NGỌC CƯỜNG 1115745 HỨA THỊ KIM TUYẾN 1115684 NGUYỄN ĐÔNG PHƯƠNG 1115435 Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 12 năm 2012. 1 MỤC LỤC I. Những giá trị mà động vật hoang dã mang lại cho con người 03 II. Thực trạng về việc săn bắt, buôn bán động vật hoang dã ở Việt Nam 05 III. Nguyên nhân, hậu quả của việc săn bắt, buôn bán động vật hoang dã 06 IV. Giải pháp và kiến nghị 08 2 NẠN SĂN BẮT, BUÔN BÁN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ Ở VIỆT NAM Nguồn tài nguyên động vật hoang dã đang phân bố trên khắp các lục địa chưa được sự ấp ủ, chăm sóc, bảo tồn của con người, mặc dù chính các giống, loài hoang dã này đã từng và sẽ mang lại cho loài người nhiều lợi ích vô cùng to lớn. Thực ra cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào lượng giá được hết các ý nghĩa và giá trị cụ thể của từng loài động vật sống hoang dã, đặc biệt các loài động vật quý hiếm trong từng hệ sinh thái. Nhưng tất cả con người đều ý thức được rằng động vật nói chung và tài nguyên động vật rừng nói riêng là một tài sản vô giá của nhân loại. Là một trong 16 nước đứng đầu thế giới về đa dạng sinh học nhưng tại nước ta, các loài động vật ngày càng suy giảm nghiêm trọng, trong đó không ít loài động vật đã bị tuyệt chủng ngoài tự nhiên - Báo cáo môi trường quốc gia năm 2010 được Bộ Tài nguyên môi trường công bố trong tháng 6/2011 nêu lên thực tế này. Quỹ bảo vệ động vật hoang dã thế giới - WWF vừa xếp Việt Nam có thành tích kém nhất trong 23 quốc gia châu châu Á và châu Phi trong việc bảo vệ các loài tê giác, hổ và voi. WWF cho biết, chính các trại nuôi hổ và sở thích dùng sừng tê giác chữa bách bệnh của người Việt Nam là nguyên nhân chính để cho ra kết quả đánh giá trên. Tuy chỉ là thông tin mang tính tham khảo, và cũng có nhiều điểm cần nghiên cứu kỹ lưỡng hơn, nhưng những điều WWF cảnh báo rất đáng để chúng ta suy nghĩ. Bởi lẽ, chỉ trong một thời gian ngắn, nhiều vụ gây hại cho động vật hoang dã đã xảy ra khiến dư luận bức xúc và xót xa. I. NHỮNG GIÁ TRỊ MÀ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ MANG LẠI CHO CON NGƯỜI. 1. Thực phẩm Thời xa xưa, con người đã sử biết săn bắt động vật, đặc biệt là thú rừng hoang dã để làm thức ăn cho mình, đó là một quy luật tất yếu của con người trong thời kỳ sơ khai nhằm bảo vệ sự sinh tồn cho chính họ. Ở một góc độ nào đó, hiện nay động vật hoang dã vẫn đang còn là nguồn cung cấp thực phẩm cho con người. 2. Dược phẩm Động vật hoang dã là nền tảng của y dược truyền thống phương Đông. Một số loài động vật được sử dụng để làm những bài thuốc cổ truyền. Con người bằng nhiều cách khác nhau, có thể ngâm rượu hoặc “chưng”, để tạo ra những bài thuốc trị bệnh. Thêm nữa, trong cơ thể của nhiều loài động vật còn chứa các chất hóa học hữu ích, phục vụ cho việc sản xuất dược phẩm. Nhiều loại thuốc kháng sinh, chất chống ung thư, thuốc giảm đau và thuốc chữa bệnh máu khó đông hiện nay có nguồn nguyên liệu là từ động vật hoang dã. Trên thực tế, hơn 1/4 số đơn thuốc được kê ở Mỹ hàng năm có chứa các chất tìm thấy trong các loài động vật. 3 Những năm gần đây, sừng tê giác, ngà voi hay mật gấu,… được cho là có khả năng chữa rất nhiều bệnh ung thư, bệnh đau mắt, làm tan máu bầm,… Rượu mật gấu có thể hồi phục chức năng gan suy giảm, trẻ em kinh giật, cam tích, mắt có màng, đau họng, mụn nhọt; nhức xương. 3. Thời trang, trang sức Từ rất lâu, loài người đã biết lấy lông, da thú để sử dụng, ủ ấm khi thời tiết lạnh giá. Áo lông thú lấy từ lông của các loài động vật có độ ấm cao nên những người dân vùng xứ lạnh rất ưa chuộng dùng loại này. Ban đầu nó chỉ xuất hiện ở Châu Âu, dần dần áo lông thú phổ biến rộng rãi trên khắp thế giới. Các loại lông thú phổ biến gồm có: cáo, hổ, thỏ, chồn, cừu, hải ly, chó sói Bắc Mỹ… hay những loại thú có túi. Và cho đến ngày nay, những chiếc áo bằng chất liệu này đã thu hút được sự yêu thích của các sao khắp thế giới. Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu làm đẹp của con người ngày càng lên cao, ngày càng có nhiều sản phẩm trang sức xuất hiện trên thị trường. Và động vật là một trong những nguồn cung cấp nhiều sản phẩm phục vụ cho việc tạo ra đồ trang sức. Những món đồ như là sừng hươu, nai trên các sợi dây chuyền, đôi bông tai…ngày càng được nhiều người quý phái ưa chuộng. 4. Mỹ phẩm Nước hoa có chiết xuất mùi xạ hương từ tuyến nội tiết của hươu xạ là một ví dụ về giá trị mỹ phẩm mà động vật mang lại cho con người. Và còn nhiều loài động vật cũng cho những giá trị tương tự như vậy. Những sản phẩm sữa tắm trắng da, nước hoa,… có nguồn gốc từ động vật ngày càng xuất hiện nhiều trên thị trường. 5. Đa dạng sinh học với những giá trị tinh thần. Nguồn tài nguyên động vật hoang dã ở Việt Nam là nguồn gen di truyền vô cùng quý giá. Những loài động vật hoang dã đã mang lại sự đa dạng sinh học cho các khu rừng tự nhiên, các khu bảo tồn. Nhiều khu bảo tồn hay thậm chí là khu rừng tự nhiên ở Việt Nam đã trở thành những khu du lịch sinh thái bền vững, hình thành di sản của nền văn hóa bản địa, thu hút các nhà nghiên cứu, du khách trong và ngoài nước. Các loài động vật cũng là những sinh vật cảnh đáng giá, con người nuôi khỉ, các loài chim có tiếng hót hay hoặc có bộ lông sặc sỡ để trang trí, nâng cao giá trị không gian sống của mình. 4 Hình 1: Đôi bông tai được làm từ sừng trâu và vòng tay với chất liệu là ngà voi. 6. Những giá trị vô hình Bên cạnh những giá trị về mặt thực phẩm, y tế,… rất nhiều loài động vật hoang dã còn mang lại niềm cảm hứng cho vô vàn tác giả, nghệ sĩ và tất cả những ai quan tâm tới sự đa dạng của thế giới tự nhiên. Hàng loạt các triển lãm ảnh về các loài động vật hoang dã đã được tổ chức trên toàn thế giới, thu hút sự chú ý của đông đảo dư luận. Tiêu biểu như hai triển lãm ảnh tổ chức ngày 23/9 tại công viên Gia Định, TP HCM và ngày 24/9 tại công viên Hòa Bình, Hà Nội nằm trong chuỗi các hoạt động thường kỳ được tổ chức tại các khu vực đô thị ở Việt Nam trong năm 2011. II. THỰC TRẠNG VỀ VIỆC SĂN BẮT, BUÔN BÁN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ Ở VIỆT NAM. Hiện trạng các loài động vật hoang dã mặc dù rất đa dạng, phong phú nhưng tình trạng các loài nguy cấp, quý hiếm cũng đáng báo động, nhiều loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng cao, đặc biệt có nhiều loài đặc hữu ở Viêt Nam như: Voọc mũi hếch; Voọc đầu vàng; Voọc Mông trắng,… Hơn 147 loài động vật hoang dã ở trên cạn đang bị khai thác và buôn bán ở Việt Nam. Đặc biệt, có ít nhất 37 loại động vật hoang dã đang trên đà bị tận diệt. Số loài bị đe dọa ở mức độ toàn cầu không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng về mức độ đe dọa. 5 Trong danh sách đỏ của IUCN năm 1996, có 25 loài động vật của Việt Nam ở mức nguy cấp, và năm 2010 tăng lên tới 47 loài. Sự tuyệt chủng của các loài động vật hoang dã không phải đơn thuần do môi trường sống bị mất mà là chính bàn tay của con người gây trực tiếp gây ra Để chứng minh tốc độ săn bắt, buôn bán động vật hoang dã, chúng ta có thể nhận thấy rằng, giai đoạn trước năm 1990 việc săn bắt, buôn bán động vật hoang dã chỉ mới ở mức sử dụng trong phạm vi địa phương miền núi, chưa thành kinh tế hàng hóa mang tính quốc gia và quốc tế. Khoảng từ năm 1990 đến nay, xu hướng mở rộng thị trường tiêu dùng phục vụ cho khách hàng sang trọng, không ít các viên chức, các nhà quản lý, các ông chủ chỉ muốn nếm của ngon vật lạ, đã khiến việc sử dụng động vật hoang dã đã trở thành quy mô trên toàn quốc. Vì vậy hầu hết các loài động vật hoang dã bị khai thác, săn bắt với tốc độ cao làm đẩy nhanh sự suy giảm cạn kiệt các loài. Hiện có khoảng hơn 200 loài động vật hoang dã, trong đó có hơn 80 loài động vật quý hiếm đang được kinh doanh sử dụng trên thị trường Việt Nam. Phần lớn các loài có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng. Các loài bị khai thác bất hợp pháp chủ yếu là: rắn, kỳ đà, tê tê, rùa các loại, mèo rừng, hổ, báo, lợn rừng, hươu xạ, nai, khỉ các loại, cầy các loại, gấu, sơn dương, nhím. Trong những năm gần đây, tình trạng săn bắn, bẫy bắt, buôn bán động vật hoang dã ngày càng gia tăng về số vụ vi phạm, điển hình như: 7 cá thể Voi bị giết ở khu vực Đồng Nai; 1 cá thể Tê giác một sừng bị giết ở trong khu vực Vườn quốc gia Cát Tiên; trên 100 cá thể Voọc chà vá chân đen bị săn bắn ở khu vực Tây Nguyên được vận chuyển buôn bán qua biên giới Trung Quốc bị bắt giữ tại Cao Bằng, Bắc Kạn; khoảng trên 100 vụ buôn bán rắn Hổ mang chúa bị các lực lượng chức năng thu giữ. Thú rừng đang bị tàn sát ở nhiều tỉnh thành, là đặc sản trên bàn nhậu trong nhà hàng, quán ăn. Điều đáng nói, nhiều loài thú quý hiếm được buôn bán công khai và ngang nhiên tồn tại trong một thời gian dài. Việc buôn bán động vật và sản phẩm động vật qua các của khẩu quốc tế cũng diễn ra thường xuyên, Các cơ quan chức năng của Việt Nam đã đã tịch thu và bán đấu giá 33 tấn Tê tê (con trút), ngày 27/8/2009 Hải quan Hải Phòng phát hiện 2 Container ngà voi Châu Phi, nhiều vụ buôn lậu sừng tê giác từ Nam Phi về Việt Nam cũng đã bị thu giữ tại Sân bay Nội Bài và sân bay Tân Sơn Nhất. Trên đây là một số tư liệu để chứng minh việc săn bắt, khai thác động vật hoang dã bất hợp pháp. Đó là tình trạng đáng báo động, nếu tình trạng này không có các biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn, chấm dứt thì dự báo đến năm 2020 khi đất nước trở thành một nước công nghiệp hoá – hiện đại hoá thì ngoài tự nhiên sẽ không còn một loài động vật hoang dã nào thuộc diện quý hiếm. III. NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ CỦA VIỆC SĂN BẮT, BUÔN BÁN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ. 1. Nguyên nhân 6 Theo đánh giá của nhà bảo tồn Việt Nam, nguyên nhân chung khiến số lượng các loài động vật hoang dã đang ngày càng suy giảm nghiêm trọng là do lợi ích kinh tế từ các sản phẩm này. Chính sách pháp luật còn nhiều khoảng trống, công tác quản lý và thực thi pháp luật còn bộc lộ nhiều hạn chế, đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng săn bắt, buôn bán, giết hại động vật hoang dã tăng nhanh trong thời gian gần đây. Đó là những nguyên nhân khách quan, vậy cụ thể vì sao con người lại săn bắt, buôn bán và giết hại động vật hoang dã? • Do nhu cầu ăn uống của con người, nhiều quan điểm cho rằng vào quán nhậu thịt thú rừng để thể hiện đẳng cấp giàu có của mình. • Nhiều người mua những sản phẩm từ động vật hoang dã (ngà voi, áo lông thú, đồ trang sức…) để chơi vì coi đây là một trong những biểu tượng thể hiện đẳng của giới thượng lưu. Thậm chí, nhiều người còn quan niệm, ngà voi là vật phong thủy có thể đem lại may mắn, xua đuổi tà ma. • Do những giá trị thực cũng như những lời đồn về phương thức chữa bệnh bằng các sản phẩm động vật hoang dã nên con người đổ xô vào việc tìm mua, mà có người mua thì ắt có người săn bắt và buôn bán. • Nguyên nhân săn bắt, buôn bán động vật hoang dã cũng có lúc chỉ xuất phát từ những thú vui tiêu khiển, con người sử dụng động vật để nuôi trong nhà để thể hiện “dân chơi”, hay hành hạ động vật hoang dã để thỏa niềm vui điên cuồng của mình. Mới đây, quân nhân Nguyễn Văn Quang thuộc đoàn công binh 7 - Binh đoàn Tây Nguyên đã mua voọc để hành hạ, làm thịt rồi đưa hình lên mạng - đây một ví dụ cho hành động tiêu khiển của con người. • Bởi nhu cầu sử dụng động vật hoang dã của xã hội ngày càng nhiều đã tiếp tay cho những kẻ muốn làm giàu hay thậm chí những người dân nghèo vào cuộc vì cuộc sống mưu sinh. 2. Hậu quả Số lượng động vật hoang dã ngày càng suy giảm, nhiều loài đang đứng bên bờ vực của sự tuyệt chủng và thậm chí một số loài cũng đã tuyệt chủng. Hơn nữa, việc buôn bán động vật hoang dã còn ảnh hưởng tới sự đa dạng động vật ở những nước khác. Cụ thể: • Một số lượng lớn các loài động vật hoang dã như voi, tê giác,… bị săn bắn đến mức số lượng chẳng còn lại là bao nhiêu trên khắp thế giới. • Tại Việt Nam, con tê giác cuối cùng đã tuyệt chủng theo công bố của WWF năm 2010. Việt Nam chỉ còn dưới 50 con hổ hoang dã hiện đang phân bố rải rác ở một số vườn quốc gia và khu bảo tồn, chủ yếu ở biên giới các tỉnh miền Trung. Số lượng 7 voi ngày càng giảm khiến chuyên gia cảnh báo trong 10 năm nữa voi Việt Nam sẽ tuyệt chủng. • Báo cáo WWF xác định Việt Nam là quốc gia tiêu thụ sừng tê giác với số lượng lớn nhất và được coi là tác nhân gây ra khủng hoảng săn bắn trộm tại Nam Phi. • Sự đa dạng sinh học ngày càng suy giảm dẫn đến sự lỏng lẻo và mất cân bằng sinh thái. IV. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ. 1. Giải pháp: Tất cả mọi thứ chúng ta làm đều rất quan trọng. Bạn chỉ có thể làm một chút trong số các vấn đề lớn nhưng cũng đủ giúp cứu vớt động vật hoang dã có nguy cơ bị tuyệt chủng. Hãy nói không với việc mua và tiêu thụ động vật hoang dã, không sử dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã. Các địa phương cần tích cực tuyên truyền sâu rộng và nâng cao nhận thức về bảo tồn động vật hoang dã. 2. Kiến nghị: a. Đối với Chính phủ: - Chính phủ cần phải phá bỏ các đường dây buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp. Cơ quan chức năng phải tăng cường kiểm soát các hoạt động săn bắt và buôn bán động vật hoang dã, xây dựng mạng lưới trao đổi thông tin, kiểm soát nguồn gốc, cứu hộ, kiểm dịch và thả lại rừng. - Xem xét lại khung hình phạt đối với các nhà hàng, quán ăn buôn bán thịt động vật hoang, ngay lập tức ngăn chặn thị trường tiêu thụ, bao gồm cả việc dỡ bỏ quảng cáo bán sừng tê giác,… trên Internet. - Phân công và tạo điều kiện để các địa phương (tỉnh) tự tổ chức quản lý, bảo vệ động vật hoang dã, gắn kết giữa bảo tồn và phát triển bền vững. - Chính quyền địa phương cần nỗ lực giúp đỡ đồng bào có công ăn việc làm ổn định để hạn chế việc săn bắt bừa bãi nhằm cứu động vật quý hiếm khỏi tuyệt chủng! - Xây dựng nhiều hành lang xanh, hành vệ, phát triển các loài động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng, đồng thời khuyến khích áp dụng những công nghệ sinh học phù hợp để tổ chức xây dựng các trang trại nhân nuôi các loài động vật hoang dã quý hiếm phục vụ cho công tác bảo tồn và phát triển kinh tế xã hội dựa trên phương châm cân bằng sinh thái và phát triển bền vững. 8 - Tăng cường công tác nâng cao nhận thức, truyền thông về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của sự nghiệp bảo vệ động vật hoang dã. - Điều không kém phần quan trọng là nâng cao năng lực và kỹ năng cho lực lượng quản lý, bảo vệ động vật hoang dã ở các cơ quan quản lý Nhà nước như Cảnh sát môi trường, Cảnh sát biển, Kiểm lâm, Hải quan và cán bộ các Vườn Quốc gia, Khu Bảo tồn thiên nhiên, lâm trường. b. Đối với Khoa: - Tổ chức hội thảo chuyên đề “Bảo tồn động vật hoang dã” cho sinh viên. - Tương lai: một ý tưởng thú vị nhằm giảm bớt những khó khăn của bài toán biến mất của các loài và chuẩn bị kế hoạch sẵn sàng cho tương lai là thành lập “các ngân hàng gen”, lưu giữ mẫu gen của tất cả các loài động thực vật trong tự nhiên. KẾT LUẬN Nguồn tài nguyên động vật hoang dã ở Việt Nam là nguồn gen di truyền vô cùng quý giá mà thiên nhiên phải mất đi hàng triệu triệu năm hình thành tích lũy nếu chúng ta biết quản lý, giám sát để sử dụng một cách bền vững dựa trên cơ sở khoa học, của pháp luật thì đây là kho tàng cung cấp các sản phẩm lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, đồng thời đó cũng là cơ sở bảo đảm cho sự phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, du lịch bền vững, là di sản của nền văn hóa bản địa, là nền tảng của y dược truyền thống phương Đông. Là ngân hàng gen vô cùng quý giá phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước. Nhưng tiếc rằng hiện nay chúng ta vẫn chưa ý thức đầy đủ được các giá trị vô cùng to lớn của các hệ sinh thái, của các nguồn gen động vật quý hiếm đối với cuộc sống hiện tại và tương lai khi Việt Nam trở thành một nước công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Để thiết thực hưởng ứng năm quốc tế về đa dạng sinh học năm 2010 nhằm mục tiêu phát triển một cách bền vững, nguồn tài nguyên động vật hoang dã của Việt Nam nhất thiết phải kết hợp chặt chẽ giữa bảo tồn và phát triển, phải nhìn nhận cho được mặt trái của quá trình phát triển đối với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Vì vậy, phải kết hợp chặt chẽ đồng bộ giữa các chính sách phát triển với vấn đề bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học thực hiện thông điệp năm quốc tế đa dang sinh học “Nhiều loài, một hành tinh, tương lai của chung ta”. 9 TÀI LIỆU THAM KHẢO 10 . tỉnh miền Trung. Số lượng 7 voi ngày càng giảm khiến chuyên gia cảnh báo trong 10 năm nữa voi Việt Nam sẽ tuyệt chủng. • Báo cáo WWF xác định Việt Nam là quốc gia tiêu thụ sừng tê giác với số. càng suy giảm nghiêm trọng, trong đó không ít loài động vật đã bị tuyệt chủng ngoài tự nhiên - Báo cáo môi trường quốc gia năm 2010 được Bộ Tài nguyên môi trường công bố trong tháng 6/2011 nêu. động vật hoang dã bất hợp pháp. Đó là tình trạng đáng báo động, nếu tình trạng này không có các biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn, chấm dứt thì dự báo đến năm 2020 khi đất nước trở thành một nước công

Ngày đăng: 30/10/2014, 21:46

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I. Những giá trị mà động vật hoang dã mang lại cho con người 03

  • II. Thực trạng về việc săn bắt, buôn bán động vật hoang dã ở Việt Nam 05

  • III. Nguyên nhân, hậu quả của việc săn bắt, buôn bán động vật hoang dã 06

  • IV. Giải pháp và kiến nghị 08

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan