TIỂU LUẬN Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội trong quá trình đổi mới ở việt nam hiện nay

33 1.5K 13
TIỂU LUẬN Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội trong quá trình đổi mới ở việt nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thực tiễn hơn 20 năm đổi mới ở nước ta cho thấy, tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội là vấn đề mấu chốt của lý luận đổi mới, cũng là nội dung rất căn bản của lý luận phát triển ở nước ta. Giải quyết hợp lý và đúng đắn mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội là đòi hỏi tất yếu của phát triển, trực tiếp nhất là phát triển kinh tế và xã hội, hướng tới phát triển bền vững ở nước ta. Trong quá trình nghiên cứu môn học quy luật xã hội chủ nghĩa, bản thân tôi nhận thấy rằng, để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Đảng ta cần phải có đường lối lãnh đạo đúng đắn, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình đổi mới, đồng thời phải gắn việc phát triển kinh tế với các vấn đề xã hội. Vì vậy, tôi đã lựa chọn vấn đề “Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội trong quá trình đổi mới ở Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu và viết tiểu luận. Trên cơ sở làm rõ mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội, thực trạng của việc giải quyết vấn đề này ở nước ta hiện nay, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện tốt việc kết hợp tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội.

Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội trong quá trình đổi mới ở Việt Nam hiện nay MỞ ĐẦU Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều nhận thấy rằng: đường lối phát triển kinh tế là yếu tố đầu tiên quyết định sự thành bại trong quá trình phát triển kinh tế của một đất nước. Trong vài thập kỉ gần đây, vấn đề tăng trưởng kinh tế gắn với sự công bằng xã hội được đặt ra mang tính chất toàn cầu bởi vấn đề không chỉ cần thiết đối với những nước nghèo mà còn đối với tất cả những nước phát triển. Đây là giải pháp cần thiết, tất yếu trong sự nghiệp cải cách, đổi mới nhằm khắc phục tình trạng suy thoái kinh tế, sức ỳ, sự trì trệ xã hội do những hạn chế của cơ chế quản lý tập trung quan liêu. Thực tiễn ở các nước cũng cho thấy, muốn phát triển bền vững phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần để thực hiện công bằng xã hội, ngược lại giải quyết tốt các vấn đề xã hội sẽ tạo động lực để thúc đẩy kinh tế, bởi không có ổn định kinh tế thì sẽ không có phát triển kinh tế. Đối với Việt Nam, các chuyên gia kinh tế đều có nhận xét chung là: chúng ta đã có bước khởi đầu tốt đẹp trong giai đoạn phát triển mới. Tuy nhiên, để đạt được tốc độ tăng trưởng cao và liên tục trong thời gian tới còn nhiều khó khăn. Vấn đề đặt ra là cần có sự lựa chọn thích hợp cho đường lối phát triển, nhằm đạt được những mục tiêu đề ra. Để hoạch định hướng đường lối phát triển đúng đắn là cần phải biết kết hợp những nguyên lý cơ bản của sự phát triển kinh tế với những vấn đề đặt ra trong thực tiễn phát triển của đất nước. Một trong những vấn đề đó là “việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay như thế nào?” 1 Thực tiễn hơn 20 năm đổi mới ở nước ta cho thấy, tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội là vấn đề mấu chốt của lý luận đổi mới, cũng là nội dung rất căn bản của lý luận phát triển ở nước ta. Giải quyết hợp lý và đúng đắn mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội là đòi hỏi tất yếu của phát triển, trực tiếp nhất là phát triển kinh tế và xã hội, hướng tới phát triển bền vững ở nước ta. Trong quá trình nghiên cứu môn học quy luật xã hội chủ nghĩa, bản thân tôi nhận thấy rằng, để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Đảng ta cần phải có đường lối lãnh đạo đúng đắn, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình đổi mới, đồng thời phải gắn việc phát triển kinh tế với các vấn đề xã hội. Vì vậy, tôi đã lựa chọn vấn đề “Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội trong quá trình đổi mới ở Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu và viết tiểu luận. Trên cơ sở làm rõ mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội, thực trạng của việc giải quyết vấn đề này ở nước ta hiện nay, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện tốt việc kết hợp tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội. 2 NỘI DUNG 1. Tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng xã hội là một tất yếu khách quan trong quá trình đổi mới ở Việt Nam 1.1 Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội Trong quá trình xây dựng đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, mục tiêu gắn chặt sự tăng trưởng kinh tế đi đôi với công bằng xã hội luôn được xác định là mục tiêu cao nhất. Nó vừa thể hiện được được sự khác hẳn về chất so với các xã hội trước đó, đồng thời cũng thể hiện mục tiêu cuối cùng của chủ nghĩa xã hội là vì con người. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện vấn đề này trên thực tế cũng không hề đơn giản, thậm chí việc nhận thức cũng như hành động còn mắc sai lầm. Vì vậy, cần phải nhận thức rõ tăng trưởng kinh tế là gì? Công bằng xã hội ra sao? Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội như thế nào? * Tăng trưởng kinh tế và vai trò của nó Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về số lượng, chất lượng, tốc độ và quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Sự tăng trưởng được so sánh theo các thời điểm gốc sẽ phản ánh tốc độ tăng trưởng. Đó là sự gia tăng quy mô sản lượng kinh tế nhanh hay chậm so với thời điểm gốc. Quy mô và tốc độ tăng trưởng là"cặp đôi" trong nội dung khái niệm tăng trưởng kinh tế. Hiện nay, trên thế giới người ta thường tính mức gia tăng về tổng giá trị của cải của xã hội bằng các đại lượng tổng sản phẩm quốc dân (GNP) hoặc tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là tổng giá trị tính bằng tiền của những hàng hoá và dịch vụ mà một nước sản xuất ra từ các yếu tố sản xuất của mình (dù là sản xuất ở trong nước hay ở nước ngoài) trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là tổng giá trị tính bằng tiền của toàn bộ hàng hoá và dịch vụ mà một nước sản xuất ra trên 3 lãnh thổ của nước đó (dù nó thuộc về người trong nước hay người nước ngoài) trong một thời gian nhất định (thường là một năm). So sánh tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ta thấy: GNP = GDP + thu nhập ròng từ tài sản ở nước ngoài. Thu nhập ròng từ tài sản ở nước ngoài = thu nhập chuyển về nước của công dân nước đó làm việc ở nước ngoài trừ đi thu nhập chuyển ra khỏi nước của người nước ngoài làm việc tại nước đó.Theo đó, tăng trưởng kinh tế là mức gia tăng GDP hay GNP năm sau so với năm trước. GNP và GDP là hai thước đo tiện lợi nhất để tính mức tăng trưởng kinh tế của một nước biểu hiện bằng giá cả. Vì vậy, để tính đến yếu tố lạm phát người ta phân định GNP, GDP danh nghĩa và GNP, GDP thực tế. GNP, GDP danh nghĩa là GNP và GDP tính theo giá hiện hành của năm tính; còn GNP và GDP thực tế là GNP và GDP được tính theo giá cố định của một năm được chọn làm gốc. Với tư cách này, GNP, GDP thực tế loại trừ được ảnh hưởng của sự biến động của giá cả (lạm phát). Do đó, có mức tăng trưởng danh nghĩa và mức tăng trưởng thực tế. Vai trò của tăng trưởng kinh tế Thành tựu kinh tế vĩ mô của một quốc gia thường được đánh giá theo những dấu hiệu chủ yếu như: ổn định, tăng trưởng, công bằng xã hội. Trong đó, tăng trưởng kinh tế là cơ sở để thực hiện hàng loạt vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội. Trước hết, tăng trưởng kinh tế thể hiện bằng sự tăng lên về số lượng, chất lượng hàng hoá, dịch vụ và các yếu tố sản xuất ra nó, do đó tăng trưởng kinh tế là tiền đề vật chất để giảm bớt tình trạng đói nghèo. Tăng trưởng kinh tế nhanh là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với mọi quốc gia trên con đường vượt lên khắc phục sự lạc hậu, hướng tới giàu có, thịnh vượng. 4 Mặt khác, tăng trưởng kinh tế làm cho mức thu nhập của dân cư tăng, phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống của cộng đồng được cải thiện như: kéo dài tuổi thọ, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ em, giúp cho giáo dục, y tế, văn hoá phát triển. Đồng thời, tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm, giảm thất nghiệp. Khi một nền kinh tế có tỷ lệ tăng trưởng cao thì một trong những nguyên nhân quan trọng là đã sử dụng tốt hơn lực lượng lao động. Vì vậy, tăng trưởng kinh tế nhanh thì thất nghiệp có xu hướng giảm. Mối quan hệ giữa tăng trưởng thực tế và tỷ lệ thất nghiệp ở nước phát triển đã được lượng hoá dưới tên gọi quy luật Okum1 (hay quy luật 2,5% - 1). Quy luật này xác định, nếu GNP thực tế tăng 2,5% trong vòng một năm so với GNP tiềm năng của năm đó thì tỷ lệ thất nghiệp giảm đi 1%. Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế tạo tiền đề vật chất để củng cố an ninh quốc phòng, củng cố chế độ chính trị, tăng uy tín và vai trò quản lý của nhà nước đối với xã hội. Đối với các nước chậm phát triển như nước ta, tăng trưởng kinh tế còn là điều kiện tiên quyết để khắc phục sự tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước đang phát triển. Như vậy, tăng trưởng kinh tế nhanh là mục tiêu thường xuyên của các quốc gia, nhưng sẽ là không đúng nếu theo đuổi tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá. Thực tế cho thấy, không phải sự tăng trưởng nào cũng mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội như mong muốn, đôi khi quá trình tăng trưởng mang tính hai mặt. Chẳng hạn, tăng trưởng kinh tế quá mức có thể dẫn đến tình trạng nền kinh tế "quá nóng", gây ra lạm phát, hoặc tăng trưởng kinh tế cao làm cho dân cư giàu lên, nhưng đồng thời cũng có thể làm cho sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội tăng lên. Vì vậy, đòi hỏi mỗi quốc gia trong từng thời kỳ phải tìm ra những biện pháp tích cực để đạt được sự tăng trưởng hợp lý, bền vững. Tăng trưởng kinh tế bền vững là tăng trưởng kinh tế đạt mức tương đối cao, 5 ổn định trong thời gian tương đối dài (ít nhất từ 20 - 30 năm) và giải quyết tốt vấn đề tiến bộ xã hội gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. * Công bằng xã hội Hiện nay, công bằng xã hội thường được hiểu là một phạm trù chính trị - xã hội - văn hóa với ý nghĩa chủ yếu là nói lên mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, mối quan hệ giữa các thành viên trong xã hội dựa trên nguyên tắc của sự hài hòa giữa cống hiến và hưởng thụ, giữa quyền lợi và nghĩa vụ. Như vậy, nói tới công bằng xã hội là người ta nói tới sự ngang bằng nhau ở một mức độ nào đó của con người trong xã hội theo phương diện lao động và thu nhập với một nguyên tắc: lao động ngang nhau thì sự hưởng thụ phải ngang nhau. Thực ra, quan niệm về công bằng xã hội như trên là không đầy đủ và chưa toàn diện, mặc dù quan niệm đó có cơ sở chắc chắn là dựa vào các tiêu chuẩn lao động và thu nhập. Khái niệm công bằng xã hội phải được hiểu theo một nghĩa rộng rãi hơn, đầy đủ hơn để khi vận dụng trong thực tiễn người ta có thể tránh được những cực đoan, máy móc. Công bằng xã hội là một khái niệm luôn mang tính lịch sử, bị quy định chặt chẽ bởi các hoàn cảnh cụ thể, và thực tế thì chưa bao giờ và không ở đâu có sự công bằng tuyệt đối. Trong xã hội có giai cấp thì các giai cấp thống trị đưa ra những tiêu chuẩn cho sự công bằng, mà phần lớn các tiêu chuẩn đó đều đem lại lợi ích và bảo vệ lợi ích cho giai cấp thống trị. Theo đó, công bằng xã hội bị các lợi ích giai cấp làm biến dạng và xuyên tạc đi. Công bằng xã hội nhìn qua lăng kính của giai cấp bóc lột đồng nghĩa với quyền lợi của giai cấp thống trị và nghĩa vụ của người lao động, cho nên nó tạo ra những mâu thuẫn không bao giờ có thể điều hòa được. Chính những mâu thuẫn đó đã biến công bằng thành một khái niệm giả dối, lừa bịp. Các nhà tư tưởng trước Mác như Phuriê, Xanh Ximông, Ôoen cũng đưa ra những giải pháp để đi đến công bằng xã hội. Tuy nhiên, những giải pháp đó còn mang tính nửa vời, không 6 tưởng, nên ở chúng thiếu hẳn cơ sở hiện thực. Chỉ có chủ nghĩa Mác - Lênin, trên thực tế mới tìm được giải pháp cách mạng cho vấn đề công bằng xã hội: Công bằng xã hội chỉ tồn tại khi giai cấp công nhân và nhân dân lao động được giải phóng khỏi mọi xiềng xích, công bằng xã hội chỉ đạt được khi xóa bỏ sự công bằng của một số người, xóa bỏ đặc quyền đặc lợi trong vấn đề công bằng. Và như vậy, chỉ có chủ nghĩa xã hội đích thực mới là xã hội có thể giải quyết được vấn đề công bằng. Tất nhiên, công bằng còn là một khái niệm có sự phát triển. Lịch sử loài người là lịch sử phấn đấu không mệt mỏi cho sự công bằng và đi đến công bằng xã hội từ cấp thấp đến cấp cao, từ cho số ít đến cho số nhiều và cho mọi người. Một xã hội nhân đạo và công bằng phải là một xã hội tạo ra cho mọi người có những cơ may để họ tự phát triển, đem lại hạnh phúc cho bản thân họ và có những đóng góp cho xã hội. Xã hội không thể lo đời sống một cách tỉ mỉ, cụ thể cho từng thành viên, nhưng xã hội có thể tạo điều kiện để mọi người tự lo cho cuộc sống của mình. Với cách nhìn tổng thể, có thể hiểu công bằng xã hội là các giá trị định hướng để con người sinh sống và phát triển trong các quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng về vật chất cũng như về tinh thần. Đó là những giá trị cơ bản trong các quan hệ xã hội như: quan hệ giữa mức độ lao động và mức độ thu nhập; quan hệ giữa quyền sở hữu tư liệu sản xuất và quyền định đoạt sự sản xuất và phân phối; quan hệ giữa mức độ phạm tội và mức độ bị trừng phạt; quan hệ giữa các thành viên của xã hội với hoàn cảnh kinh tế, mức độ phát triển trí lực khác nhau và cơ hội tham gia vào quá trình giáo dục, khám chữa bệnh, hưởng thụ các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật, thể dục - thể thao Điều kiện xã hội cụ thể của nước ta hiện nay đang mở ra những khả năng cho các cá nhân, các tầng lớp xã hội phát huy năng lực và nguồn lực để vừa mưu cầu lợi ích của mình, vừa tạo nên sức mạnh chung của cộng đồng (dân giàu, nước mạnh), đưa đất nước từng bước tiến tới trình độ hiện đại (văn minh). 7 Quan niệm công bằng xã hội theo chủ nghĩa bình quân hoặc cho mọi thứ bất công hoành hành, có hại cho lợi ích của đại đa số nhân dân càng không thể chấp nhận được. Có người đặt vấn đề, để đạt được sự tăng trưởng kinh tế thì tất yếu phải hy sinh công bằng xã hội, cần chấp nhận đạt tăng trưởng kinh tế trước rồi dần dần giải quyết những vấn đề xã hội sau? Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh không cho phép làm như vậy. Vả lại, nếu làm như thế thì đồng thời cũng triệt tiêu luôn sự tăng trưởng kinh tế. Cũng có người cho rằng: đã là kinh tế thị trường thì phải chấp nhận mọi thứ bất công? Kinh nghiệm một số nước cho thấy, một nền kinh tế thị trường kiểu đó không giúp cho sự phát triển của đất nước, ngay cả trong lĩnh vực kinh tế, và sớm muộn sẽ dẫn đất nước tới hỗn loạn, nghèo khổ và lạc hậu. Nền kinh tế thị trường mà chúng ta muốn có là một nền kinh tế phục vụ cho lợi ích chung của sự phát triển đất nước và bảo đảm cho mọi người dân sống ngày càng ổn định và khá lên, theo nguyên tắc xã hội chủ nghĩa. * Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội Có thể khẳng định rằng, tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, là điều kiện, tiền đề của nhau. Trong đó, tăng trưởng kinh tế là điều kiện không thể thiếu được để thực hiện, phát triển và đảm bảo công bằng xã hội. Thực tế cho thấy, kinh tế có tăng trưởng thì mới có thể xóa bỏ được những biểu hiện bất bình đẳng và bất công xã hội đã từng tồn tại hàng ngàn năm trong lịch sử các dân tộc (chẳng hạn vấn đề bóc lột giai cấp, bất bình đẳng nam nữ, bất bình đẳng dân tộc, sự chênh lệch về mức sống giữa các vùng dân cư…) và phát triển công bằng xã hội lên một trình độ mới cao hơn. Tất nhiên, trong điều kiện kinh tế thiếu thốn vẫn có thể và phải thực hiện công bằng xã hội ở một mức độ nhất định, nhưng công bằng trong điều kiện như vậy chỉ nặng về phía bình quân, là công bằng ở trình độ thấp, chưa vượt ra khỏi khuôn khổ của trật tự cũ. 8 Ở nước ta sau hơn 10 năm đổi mới (từ 1986 đến 1998), sự tăng trưởng của nền kinh tế đất nước đã tạo điều kiện cho xã hội có thêm những khoản tích lũy nhất định (tỷ lệ tích lũy/GDP tăng từ 27% năm 1995 lên gần 30% năm 1998) để đầu tư cho các chương trình phát triển kinh tế và xã hội ở tất cả các vùng (kể cả vùng sâu, vùng xa) như: mở mang hệ thống giao thông, thủy lợi, điện, y tế, giáo dục, khuyến khích tài năng tạo thêm công ăn việc làm, làm tốt hơn việc đền ơn đáp nghĩa, trợ giúp những người có hoàn cảnh khó khăn…Nhờ có tăng trưởng kinh tế, các thành viên xã hội mới có thêm cơ hội để học tập, rèn luyện, nâng cao khả năng lao động và quản lý để tham gia vào hoạt động kinh tế và các hoạt động xã hội khác mà trước đó họ chưa có điều kiện. Để thực hiện tăng trưởng kinh tế một cách bền vững, các nhà xã hội học thường nhấn mạnh vấn đề công bằng xã hội - một trong những yêu tố nội sinh của tăng trưởng kinh tế. Công bằng xã hội là một động lực phát triển kinh tế - xã hội, bởi vì công bằng xã hội là yếu tố có tác động trực tiếp đến lợi ích của chủ thể hoạt động. Do đó, nó kích thích tính năng động sáng tạo của mọi thành viên xã hội, huy động các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực trong và ngoài nước vào việc phát triển kinh tế. Có công bằng xã hội, người lao động mới phát huy hết nhiệt tình và khả năng lao động, không ngừng nâng cao năng suất lao động để tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm có chất lượng cao. Có công bằng xã hội, các nhà kinh doanh mới chịu bỏ vốn, chấp nhận rủi ro để đầu tư cho sản xuất. Công bằng xã hội là một trong những điều kiện quan trọng đảm bảo tăng trưởng kinh tế một cách ổn định lâu dài, theo hướng tiến bộ xã hội. 1.2 Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là đòi hỏi tất yếu trong quá trình đổi mới ở Việt Nam Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo quan điểm của các nhà kinh điển Mác - Lênin trong việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế gắn với thực hiện công bằng xã hội trong điều kiện cụ thể của 9 Việt Nam. Người khẳng định mục đích xây dựng chủ nghĩa xã hội là để không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân. Mục tiêu hàng đầu của phát triển kinh tế là nâng cao đời sống của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động, làm cho đời sống của người dân ngày càng đầy đủ, sung sướng, hạnh phúc. Đời sống vật chất, theo Người, trước hết giải quyết vấn đề ăn, mặc, nhà ở, chữa bệnh. Đời sống tinh thần, theo Hồ Chí Minh, trước hết là bảo đảm học hành cho mọi người. Đồng thời Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định rõ trách nhiệm của Đảng và Nhà nước trong việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Xuất phát từ một nước nông nghiệp lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội không kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, điều này chi phối quan điểm phân phối. Để bảo đảm tính công bằng trong phân phối, Hồ Chí Minh đòi hỏi cán bộ phải chí công, vô tư. Người quan tâm đến vấn đề phúc lợi xã hội, tuy nhiên theo Người, phúc lợi phải gắn với hiệu quả sản xuất. Như vậy, vấn đề tăng trưởng kinh tế gắn với thực hiện tiến công bằng xã hội được xem xét trong quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là: Mục đích của xây dựng kinh tế để không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; thực hiện công bằng xã hội phù hợp sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trước thời kỳ đổi mới, do bị chi phối bởi những nhận thức ấu trĩ, giản đơn, giáo điều về chủ nghĩa xã hội, chúng ta đã chủ trương đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa, nhanh chóng xóa bỏ các thành phần kinh tế cá thể của nông dân, thợ thủ công, tiểu thương, tiểu chủ và thành phần kinh tế tư bản tư nhân để sớm hình thành một nền kinh tế "thuần nhất" dựa trên chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất dưới hai hình thức quốc doanh và tập thể; đồng thời áp dụng phương thức quản lý kế hoạch hóa tập trung và thực hiện chế độ phân phối theo lao động trên danh nghĩa, nhưng trên thực tế là cào bằng, bình quân chủ nghĩa. Điều đó được xem là xây dựng quan hệ sản xuất mới đi trước một bước để mở 10 [...]... biểu hiện cụ thể trong nhận thức về vai trò của nhà nước trong việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội trong điều kiện ngày nay 2.2 Quan điểm, giải pháp nhằm gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội trong quá trình đổi mới ở Việt Nam hiện nay * Về quan điểm: Ở nước ta, trong những năm đổi mới, đường lối của Đảng cũng như chính sách của Nhà nước đã thể hiện quan. .. tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc thực hiện công bằng xã hội phải tạo ra động lực để tăng trưởng kinh tế chứ không phải là nguyên nhân kìm hãm tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế vừa là mục tiêu, vừa là phương tiện để giải quyết vấn đề xã hội Không thể có công bằng xã hội. .. Thực trạng và quan điểm, giải pháp gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội trong quá trình đổi mới ở Việt Nam hiện nay 2.1 Thực trạng của tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ở nước ta hiện nay * Những thành tựu nổi bật Về kinh tế, kết quả thực hiện chiến lược 10 năm (2001 - 2010) ước tính GDP tăng bình quân 7,2%/năm (năm 2009 - 2010, ước theo kế hoạch của Chính phủ); GDP tuyệt đối tăng 2 lần;... xã hội Như vậy, có thể nói, tăng cường đầu tư cho con người là cơ sở để thực hiện tăng trưởng kinh tế bền vững và giải quyết các vấn đề xã hội một cách có hiệu quả, thiết thực 27 Thứ năm, phát huy vai trò của nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động xã hội là nhân tố cơ bản đảm bảo kết hợp tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội Công bằng xã hội là vấn đề của quan hệ lợi ích, lấy tăng trưởng kinh. .. đạt tới Thực tế cho thấy, tăng trưởng kinh tế có thể tạo cơ sở để thực hiện công bằng xã hội và ngược lại, nó cũng có thể làm cho công bằng xã hội bị vi phạm nghiêm trọng hơn Vì vậy, nó cũng ảnh hưởng tới các vấn đề khác của xã hội Cũng như vậy, việc thực hiện công bằng xã hội không chỉ thể hiện tính nhân văn của xã hội, mà còn có thể thúc đẩy hay kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế Quan hệ giữa chúng không... kinh tế với công bằng xã hội là xu hướng tất yếu, là một biện pháp đặc biệt quan trọng Bên cạnh đó, Đảng ta cũng chỉ đạo tích cực đẩy mạnh xã hội hóa trong giáo dục, y tế và các dịch vụ công cộng khác với phương châm không bao cấp tràn lan và không vì mục tiêu lợi nhuận * Một số giải pháp gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ở nước ta hiện nay Trên cơ sở nhận thức đúng đắn mối quan hệ giữa tăng. .. Tăng trưởng kinh tế là mức tăng về lượng, về tốc độ của nền kinh tế, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa, tăng năng suất lao động xã hội, đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong xã hội Tăng trưởng là điều kiện của phát triển, của tiến bộ, đó là tiền đề về vật chất - kinh tế để thực hiện công bằng Một xã hội có nền kinh tế phồn vinh, giàu có phải là một xã hội đạt được và duy trì được sức tăng trưởng kinh. .. vực, đổi mới đã đem lại những dấu mốc tiến bộ trong kinh tế, xã hội, văn hóa, trong lĩnh vực chính trị Việc đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta cũng đạt được nhiều tiến bộ, song phát triển toàn diện, cân đối và bền vững thì vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém Những nỗ lực trong quản lý nhà nước đã thực hiện được trên một số mặt về công bằng xã hội, kết hợp tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội trong. .. phát triển mới trong chỉ đạo về vấn đề này Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII khẳng định: "Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ xã hội và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển Công bằng xã hội phải thể hiện ở cả khâu phân phối hợp lý tư liệu sản xuất lẫn ở khâu phân phối kết quả sản xuất, ở việc tạo điều kiện cho mọi người đều có cơ hội phát triển... chất để cải thiện, nâng cao mức sống, chất lượng cuộc sống của dân cư Trong quan hệ với tiến bộ và phát triển, nếu tăng trưởng kinh tế là điều kiện và tiền đề thì tiến bộ và phát triển là kết quả và công bằng xã hội là động lực và mục tiêu của quá trình tăng trưởng, tiến bộ và phát triển Nói một cách khác, công bằng xã hội đóng vai trò là động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, là nhân . thức rõ tăng trưởng kinh tế là gì? Công bằng xã hội ra sao? Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội như thế nào? * Tăng trưởng kinh tế và vai trò của nó Tăng trưởng kinh tế là. kinh tế với công bằng xã hội trong quá trình đổi mới ở Việt Nam hiện nay 2.1 Thực trạng của tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ở nước ta hiện nay * Những thành tựu nổi bật Về kinh tế, . theo nguyên tắc xã hội chủ nghĩa. * Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội Có thể khẳng định rằng, tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, là

Ngày đăng: 30/10/2014, 10:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan