phương pháp bảo toàn khối lượng, tăng giảm khói lượng

2 810 3
phương pháp bảo toàn khối lượng, tăng giảm khói lượng

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

GV Nguyễn Văn Vũ – Website http://dayhochoahoc.violet.vn PP BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG VÀ PP TĂNG GIẢM KHỐI LƯỢNG 1. Phương pháp bảo toàn khối lượng: Nguyên tắc: - Tổng khối lượng các chất sản phẩm luôn bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng. - Tổng khối lượng các chất sau thí nghiệm luôn bằng tổng khối lượng các chất trước thí nghiệm. 2. Phương pháp tăng giảm khối lượng: Nguyên tắc: Từ độ tăng hay độ giảm khối lượng khi chuyển từ chất A thành chất B khác (thường tính theo mol), dựa vào qui tắc tỉ lệ thuận ta dễ dàng tính được số mol của A, B hoặc ngược lại từ số mol A, B ta có thể tính được độ tăng giảm khối lượng đó. LUYỆN TẬP Giải bằng2 pp: 1. Hoà tan 10g hỗn hợp hai muối cacbonat kim loại hoá trị 2 và 3 bằng dd HCl ta thu được dd A và 0,672 lít khí bay ra (đó ở đktc). Hỏi cô cạn dd A thì thu được bao nhiêu gam muối khan? 2. Hòa tan 23,8 g hỗn hợp muối M 2 CO 3 và N 2 CO 3 cần vừa đủ 500 mL dung dịch H 2 SO 4 x M, cô cạn dd thu được 31 gam muối khan. Xác định x. 3. Hoà tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe 2 O 3 , MgO, ZnO trong 500 ml axit H 2 SO 4 0,1M (vừa đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là bao nhiêu? 4. Hỗn hợp X gồm Fe, FeO và Fe 2 O 3 . Cho một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp X nung nóng. Sau khi kết thúc thí nghiệm thu được 64 gam chất rắn A trong ống sứ và 11,2 lít khí B (đktc) có tỉ khối so với H 2 là 20,4. Giá trị của m là: A. 105,6 gam. B. 35,2 gam.C. 70,4 gam. D. 140,8 gam. Tự chọn pp ưu: 5. Đun 132,8 gam hỗn hợp 3 ancol no, đơn chức, mạch hở với H 2 SO 4 đặc ở 140 0 C thu được hỗn hợp các ete có số mol bằng nhau và có khối lượng là 111,2 gam. Số mol của mỗi ete trong hỗn hợp là: A. 0,1 mol. B. 0,15 mol. C. 0,4 mol. D. 0,2 mol. 6. Cho 22,2 gam RCl 2 tác dụng vừa đủ với dung dịch Na 2 CO 3 2 M thì thu đươc 20 gam kết tủa RCO 3 . Tính thể tích dung dịch Na 2 CO 3 đã dùng. 7. Đem nung một lượng Cu(NO 3 ) 2 sau một thời gian dừng lại, làm nguội, rồi cân thấy khối lượng giảm 0,54g. Tính khối lượng Cu(NO 3 ) 2 đã bị nhiệt phân? 8. Ngâm một vật bằng Cu vào dung dịch AgNO 3 , sau một thời gian, khối lượng vật tăng 0,76 g. Tính khối lượng Ag bám vào vật. 9. Ngâm một vật bằng Zn (dư) vào dung dịch 200 ml dung dịch Cu(NO 3 ) 2 1M. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng vật tăng hay giảm? bao nhiêu gam? 10. Cho 43 gam hỗn hợp BaCl 2 và CaCl 2 vào 1 lít dung dịch hỗn hợp Na 2 CO 3 0,1 M và (NH 4 ) 2 CO 3 0,25 M. Sau khi phản ứng kết thúc, ta thu được 39,7 gam kết tủa A và dung dịch B. a. Chứng minh BaCl 2 và CaCl 2 phản ứng hết. b. Tính số mol các chất trong A. 11. Ngâm một đinh sắt sạch vào 100 ml dung dịch CuSO 4 sau khi phản ứng kết thúc lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch, rửa sạch, làm khô thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 1,6 g. Tính C M của dung dịch CuSO 4 ban đầu? A. 0,25 M B. 2 M C. 1 M D. 0,5 M 12. Nhúng thanh kim loại M có hóa trị II vào dung dịch CuSO 4 , sau một thời gian lấy thanh kim loại ra thấy khối lượng giảm 0,05%. Mặt khác, nhúng thanh kim loại trên vào dung dịch Pb(NO 3 ) 2 , sau một thời gian thấy khối lượng tăng 7,1%. Xác định M, biết rằng số mol của CuSO 4 và Pb(NO 3 ) 2 tham gia ở 2 trường hợp là như nhau. A. Fe B. Zn C. Mg D. Không có kim loại nào 13. Hoà tan 15,35 gam hợp kim Mg – Zn –Al vào dung dịch HCl thu được Vlít H 2 đktc và dung dịch A. Cô cạn A thu được 26 gam hỗn hợp muối khan . Giá trị V là ? A. 1,12 lít B. 3,36 lít C. 4,48 lít D. Kết quả khác 14. Nhúng một thanh Al nặng 50 g vào 400 ml dd CuSO 4 0,5 M . Sau một thời gian pư lấy thanh Al ra cân nặng 51,38g . Tính khối lượng Cu thoát ra và CM của muối nhôm có trong dung dịch ( coi V không đổi ) A. 1,92 g và 0,05M B. 2,16g và 0,025M C. 1,92g và 0,025M D. 2,16g và 0,05M 15. Hỗn hợp A gồm FeCO 3 và M 2 CO 3 ( M là kim loại kiềm ). Cho 31,75 gam A tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thu được dung dịch B và 5,6 lít khí đo ở đktc. Tính tổng khối lượng muối khan có trong dung dịch B . GV Nguyễn Văn Vũ – Website http://dayhochoahoc.violet.vn A. 33,4g B. 34,5 g C. 35,4g D. Kết quả khác 16. Hoà tan hoàn toàn 23,8 gam hh gồm một muối cacbonat của KL ( hoá trị 1) và một muối cacbonat của KL (hoá trị 2) vào dd HCl thu được 0,2 mol khí CO 2 . Tính khối lượng muối mới tạo ra trong dd A. 24 g B. 25 g C. 26 g D. 30 g 17. Hoà tan 7,8g hỗn hợp gồm Al, Mg bằng dd HCl dư. Sau phản ứng, khối lượng dd axit tăng thêm 7g. Khối lượng Al và Mg trong hỗn hợp đầu là (g): A. 5,4; 2,4 B. 2,7; 1,2 C. 5,8; 3,6 D. 1,2; 2,4 18. Nhúng bản kẽm và bản sắt vào cùng một dd đồng sunfat. Sau một thời gian, nhấc hai bản kim loại ra thì trong dd thu được nồng độ mol của kẽm sunfat bằng 2,5 lần của sắt sunfat. Mặt khác, khối lượng của dd giảm 0,11g . Tổng khối lượng đồng bám lên mỗi kim loại là (g): A. 4,56g B. 4,48 g C. 4,98 g D. 8,4g 19. Hoà tan 3,28g hỗn hợp muối CuCl 2 và Cu(NO 3 ) 2 vào nước được dd A. Nhúng vào dd 1 thanh Mg và khuấy đều cho đến khi màu xanh của dd biến mất. Lấy thanh Mg ra cân lại thấy tăng thêm 0,8g. Cô đặc dd đến khan thì thu được m gam muối khan. Giá trị của m là: A. 1,15g B. 1,43g C. 2,48g D. Kết quả khác 20. Cho 230g hỗn hợp ACO 3 , B 2 CO 3 và R 2 CO 3 tan hoàn toàn trong dd HCl, thấy thoát ra 0,896 lít CO 2 (đktc). Cô cạn dd sẽ thu được một lượng muối khan có khối lượng (gam) là: A. 118 B. 115,22 C. 115,11 D. kết quả khác 21. Cho 1,12 gam bột Fe và 0,24 gam bột Mg tác dụng với 250 ml dd CuSO 4 , khuấy nhẹ cho đến khi dd mất màu xanh . Nhận thấy khối lượng kim loại sau phản ứng là 1,88 gam Xác định CM của dd CuSO 4 trước phản ứng A. 0,05 M B. 0,1 M C. 0,15M D. Kết quả khác 22. Cho m gam bột đồng vào 100 ml dd Fe 2 (SO 4 ) 3 0,2 M . Khi phản ứng kết thúc thu được dd A và 1,92 gam chất rắn không tan. Tính m A. 2,4g B. 2,8 g C. 3,2 g D. 3,6 g 23. Hỗn hợp X gồm 2,7 gam Al và 5,6 gam Fe . Cho X vào 200 ml dd AgNO 3 1,75 M . Sau khi pư hoàn toàn thu được dd Y . Tính lượng chất rắn sau pư . A. 38g B. 40 g C. 42 g D. 44 g 24. Cho cùng một lượng như nhau kim loại B vào hai cốc , cốc 1 đựng dd AgNO 3 ; cốc 2 đựng dd Cu(NO 3 ) 2 . Sau thời gian phản ứng , cốc 1 khối lượng thanh kim loại tăng thêm 27,05 gam ; cốc 2 khối lượng thanh kim loại tăng 8,76 gam . biết B tan vào cốc 2 nhiều gấp 2 lần khi tan vào cốc 1 . Xác định tên kim loại B . A. Al B. Zn C. Fe D. Cr 25. M là KL hoá trị 2 , có 2 thanh KL M cùng khối lượng . Cho một thanh vào dd Cu(NO 3 ) 2 và một thanh vào dd Pb(NO 3 ) 2 . sau thời gian như nhau , khối lượng thanh thứ nhất giảm 0,2 % , khối lượng thanh thứ 2 tăng 28,4 % so với ban đầu . Xác định kim loại M A. Mg B. Zn C. Cd D. Kim loại khác 26. Cho một lượng kim loại A phản ứng hoàn toàn với dd CuSO 4 . Phản ứng xong , khối lượng chất rắn thu được gấp 3,55 lần khối lượng A phản ứng . Mặt khác , cho 0,02 mol A tác dụng hết với dd H 2 SO 4 loãng thu được 672 ml khí ở đktc . Xác định kim loại A A. Mg B. Fe C. Al D. Kết quả khác 27. Có 200 ml dd hỗn hợp 2 muối AgNO 3 0,1 M và Cu(NO 3 ) 2 0,5 M. Thêm 2,24 gam bột sắt vào dd rồi khuấy đều cho phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn A và dd B. Tính mA. A. 46g B. 28 g C. 24,56 g D. Kết quả khác . http://dayhochoahoc.violet.vn PP BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG VÀ PP TĂNG GIẢM KHỐI LƯỢNG 1. Phương pháp bảo toàn khối lượng: Nguyên tắc: - Tổng khối lượng các chất sản phẩm luôn bằng tổng khối lượng các chất tham. ứng. - Tổng khối lượng các chất sau thí nghiệm luôn bằng tổng khối lượng các chất trước thí nghiệm. 2. Phương pháp tăng giảm khối lượng: Nguyên tắc: Từ độ tăng hay độ giảm khối lượng khi chuyển. gian, khối lượng vật tăng 0,76 g. Tính khối lượng Ag bám vào vật. 9. Ngâm một vật bằng Zn (dư) vào dung dịch 200 ml dung dịch Cu(NO 3 ) 2 1M. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng vật tăng

Ngày đăng: 30/10/2014, 06:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan