giải pháp phát triển hoạt động nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực phân phối tại việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

86 427 2
giải pháp phát triển hoạt động nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực phân phối tại việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp này được hoàn thành nhờ sự hướng dẫn của GS. TS. Nguyễn Thị Mơ và công sức của tôi. Các số liệu trong luận văn được thu thập từ thực tế có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy, được xử lý trung thực và khách quan, nếu có sai phạm tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Tác giả: Lương Thị Thu Hằng MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TRONG LĨNH VỰC PHÂN PHỐI 4 1.1. Phân phối và dịch vụ phân phối…… ……………………….…… 4 1.1.1. Phân phối…………………………………………………………… 4 1.1.2. Dịch vụ phân phối ……………………………………………… 4 1.1.2.1. Khái niệm về dịch vụ phân phối ………………………………… 4 1.1.2.2. Đặc điểm của dịch vụ phân phối…………………………………… 5 1.1.2.3. Vai trò của dịch vụ phân phối đối với nền kinh tế………………… 7 1.1.3. Quan điểm của WTO về dịch vụ phân phối…………………… …….… 11 1.1.3.1. Về khái niệm dịch vụ phân phối ………… …………….….……… 11 1.1.3.2. Phân loại dịch vụ phân phối…………….………………… ….….… 11 1.1.3.3. Yêu cầu của WTO đối với các thành viên về mở cửa dịch vụ phân phối…………….……………………………….………………… 13 1.2. Nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực phân phối……….……… 21 1.2.1. Khái niệm về nhượng quyền thương mại ………………… … … 21 1.2.2. Đặc điểm của nhượng quyền thương mại …… ………… …… 24 1.2.2.1. Về luật điều chỉnh…………………………………… … ………… 24 1.2.2.2. Về tính chất……………… ………………… ………………… 25 1.2.2.3 Về vai trò, vị trí và lợi ích của nhượng quyền thương mại………… 27 1.2.3. Nhượng quyền thương mại và vị trí, vai trò của nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực phân phối … ……… ……… … … 30 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TRONG LĨNH VỰC PHÂN PHỐI TẠI VIỆT NAM… … 32 2.1. Thực trạng hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam 32 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam thời gian qua………….………………… …. 32 2.1.1.1. Hệ thống nhượng quyền thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam……….………………… ……….………………… 34 2.1.1.2. Hệ thống nhượng quyền thương mại của các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam ……………… ……… ……….………. 37 2.1.2. Thực trạng cơ sở pháp lý của hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam …………………………………………….…………… 41 2.1.3. Đánh giá chung ………………… ………………….………… … 44 2.1.3.1. Về cơ sở pháp lý………………………………………… ……….… 44 2.1.3.2. Về thực trạng hoạt động…………………………………………… 50 2.2. Cam kết của Việt Nam trong WTO về mở cửa dịch vụ phân phối trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại ………… ……… 53 2.2.1. Cam kết nền chung…………….………… ……… ….……… 53 2.2.1.1. Cam kết theo phương thức 3 ……….…………………. ……… 54 2.2.1.2. Cam kết theo phương thức 4 ……………… …… … …… 56 2.2.2. Các cam kết cụ thể………………………………….………… … 58 2.2.3. Đánh giá chung ………………… ………………….………… … 59 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TRONG LĨNH VỰC PHÂN PHỐI TẠI VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 61 3.1. Dự báo sự phát triển của hoạt động nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực phân phối tại Việt Nam trong thời gian tới 61 3.1.1. Cơ sở để dự báo … … … … 61 3.1.2. Số liệu dự báo 65 3.2. Giải pháp phát triển hoạt động nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực phân phối. ……………………….……… ……………… 66 3.2.1. Nhóm giải pháp thực thi các cam kết của Việt Nam trong WTO về mở cửa thị trường dịch vụ phân phối trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại ………………………………… …… ……………… 66 3.2.1.1. Đối với Nhà nước…………………………….……………………… 66 3.2.1.2. Đối với bên nhượng quyền và nhận quyền thương mại Việt Nam…………………………………… ………… …… ………. 69 3.2.2. Nhóm giải pháp phát triển hoạt động nhượng quyền thương mại 71 3.2.2.1. Đối với Nhà nước …………………………………………………… 71 3.2.2.2. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam………………………………… 76 3.2.3. Nhóm giải pháp khác……………………………………… ……… 82 KẾT LUẬN …………………………………………………………………… 84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT WTO: World Trade Organization: Tổ chức Thương mại thế giới ASEAN: The Association of Southeast Asian Nations: Hiệp hội các nước Đông Nam Á GATS: General Agreement on Trade in Services: Hiệp định chung về thương mại dịch vụ BTA: US-Vietnam Bilateral Trade Agrement: Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ MFN: Most Favoured Nation: Nguyên tắc Tối huệ quốc NT: Nation treatment: Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia IFA: International Frachise Association Hiệp hội nhượng quyền thương mại quốc tế NQTM: Nhượng quyền thương mại DVPP: Dịch vụ phân phối UFOC: Uniform Franchise Offering Circular: Bản giới thiệu nhượng quyền thương mại FDD: Franchise Disclosure Document: Các nguyên tắc chung của hợp đồng nhượng quyền thương mại LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Có thể ví hoạt động phân phối như một hệ thống tuần hoàn giúp cho nền kinh tế lưu thông. Hoạt động phân phối phát triển sẽ làm cho hàng hóa, dịch vụ được trao đổi, lưu thông thuận tiện từ đó thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Ngược lại, hoạt động phân phối yếu kém sẽ kéo theo nền kinh tế vận hành đình trệ. Đặc biệt hiện nay, trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động phân phối ngày càng đóng vai trò quan trọng và trở thành một lĩnh vực dịch vụ không thể thiếu. Vì vậy, phát triển lĩnh vực phân phối là một nhiệm vụ quan trọng của nền kinh tế. Để phát triển lĩnh vực dịch vụ phân phối (DVPP), một trong các giải pháp hữu hiệu là thúc đẩy hoạt động nhượng quyền thương mại (NQTM). NQTM với những đặc tính ưu việt vốn có rất phù hợp để ứng dụng trong lĩnh vực phân phối, đặc biệt là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay. Phù hợp với xu hướng đó, hoạt động NQTM trong lĩnh vực phân phối tại Việt Nam những năm vừa qua đã có những bước phát triển khá mạnh mẽ, góp phần cải thiện khâu phân phối còn yếu kém của nước ta. Tuy nhiên, hoạt động NQTM vẫn còn khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam do vì NQTM mới chỉ thâm nhập vào Việt Nam trong thời gian gần đây. Vì vậy, ở Việt Nam hoạt động NQTM trong lĩnh vực phân phối còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng. Vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay là làm thế nào để đẩy mạnh phát triển hoạt động NQTM trong lĩnh vực phân phối của nước ta. Để trả lời câu hỏi này cần có sự nghiên cứu, tìm hiểu về NQTM trong lĩnh vực phân phối. Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “Giải pháp phát triển hoạt động nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực phân phối tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” để làm đề tài cho luận văn thạc sỹ kinh tế của mình. 2. Tình hình nghiên cứu. Ở nước ngoài hiện có một số công trình nghiên cứu ít nhiều liên quan đến NQTM trong lĩnh vực phân phối như: “Nhượng quyền thương mại và cấp Lixăng 1 (Franchising and Licensing): hai phương thức tăng trưởng hiệu quả bất chấp những biến động của nền kinh tế” (2008) của Andrew J. Sherman. Ở Việt Nam hiện nay đã có một số sách chuyên khảo, công trình, bài báo nghiên cứu ở các góc độ khác nhau về NQTM. Tiêu biểu là: “Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam” (2009) của Nguyễn Đông Phong, “Mua Franchise – cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam” (2006) của Lý Quý Trung, “Một số giải pháp phát triển hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” (2007) của Phạm Thị Thu Huyền, “Hoạt động nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực phân phối trong bối cảnh Việt Nam thực hiện các cam kết với WTO” (2009) của Nguyễn Thị Hằng Nga, “Nhượng quyền thương mại trong bối cảnh toàn cầu hóa: điều kiện và khả năng áp dụng ở Việt nam trong thời gian tới” (2009) của Nguyễn Thị Hải Hà, “Nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực kinh doanh đồ ăn nhanh trên thế giới - bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam” (2009) của Phan Thị Thanh Nhàn. Tuy nhiên những công trình này chỉ ít nhiều đề cập đến hoạt động Nhượng quyền thương mại và Nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực phân phối tại Việt Nam nói chung, chưa có công trình nào nghiên cứu giải pháp phát triển hoạt động Nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực phân phối tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là luận văn thạc sĩ đầu tiên nghiên cứu về vấn đề này. 3. Mục đích nghiên cứu. Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về NQTM và NQTM trong lĩnh vực phân phối, sau khi phân tích thực trạng hoạt động NQTM trong lĩnh vực phân phối tại Việt Nam và nêu rõ những tồn tại, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hoạt động NQTM trong lĩnh vực phân phối tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động NQTM và các cam kết của Việt Nam trong WTO về NQTM trong lĩnh vực phân phối, phát triển NQTM trong lĩnh vực phân phối. 2 Phạm vi nghiên cứu của luận văn: luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động NQTM trong lĩnh vực phân phối tại Việt Nam. Các thông tin, số liệu được thu thập chủ yếu từ năm 2005 đến nay ở Việt Nam, giải pháp đến hết năm 2020. 5. Phương pháp nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong nghiên cứu kinh tế như phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp luận giải và phương pháp so sánh. 6. Kết cấu luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, kết cấu của luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Những vấn đề lý luận về nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực phân phối. Chương 2. Thực trạng hoạt động nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực phân phối tại Việt Nam. Chương 3. Giải pháp phát triển hoạt động nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực phân phối tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 3 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TRONG LĨNH VỰC PHÂN PHỐI 1.1.Phân phối và dịch vụ phân phối 1.1.1. Phân phối Phân phối là một trong bốn khâu của quá trình tái sản xuất xã hội, bao gồm sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng. Trong mối quan hệ đó sản xuất là gốc, có vai trò quyết định; tiêu dùng là mục đích, là động lực của sản xuất; còn phân phối là khâu trung gian nối sản xuất với tiêu dùng, là mắt xích chủ yếu giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng cuối cùng, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành giá cả. Phân phối bao gồm: - Phân phối các yếu tố sản xuất cho các ngành sản xuất, các đơn vị sản xuất khác nhau để tạo ra các sản phẩm khác nhau. - Phân phối cho tiêu dùng dưới hình thức các nguồn thu nhập của các tầng lớp dân cư. Tính chất và nguyên tắc của quan hệ phân phối và bản thân quy luật phân phối đều do tính chất của nền sản xuất và quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất quyết định. Song, phân phối cũng tác động trở lại đối với sản xuất và tiêu dùng. Nó thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng phát triển nếu quan hệ phân phối tiến bộ, hoặc ngược lại nó cản trở quá trình sản xuất và tiêu dùng nếu quan hệ phân phối lạc hậu. Vì vậy phát triển hoạt động phân phối có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế nói chung. 1.1.2. Dịch vụ phân phối 1.1.2.1. Khái niệm dịch vụ phân phối Trong nền kinh tế thị trường, hàng hóa từ người sản xuất đi đến người tiêu dùng hoặc người sử dụng cuối cùng phải qua một chuỗi các hoạt động mua và bán. Dịch vụ phân phối (DVPP) là thuật ngữ mô tả toàn bộ quá trình lưu thông tiêu thụ hàng hóa trên thị trường. Chúng là những dòng chuyển quyền sở hữu các hàng hóa 4 qua các doanh nghiệp và tổ chức khác nhau để tới người mua cuối cùng. Từ những quan điểm nghiên cứu khác nhau, có thể có những quan niệm khác nhau về DVPP. Xuất phát từ quan điểm của các doanh nghiệp – chủ thể kinh doanh, DVPP là các hình thức liên kết của các doanh nghiệp trên thị trường để cùng thực hiện một mục đích kinh doanh. Người sản xuất (hay nhập khẩu) phải qua các trung gian thương mại nào để đưa sản phẩm của họ đến người tiêu dùng, vì vậy DVPP là các hình thức lưu thông sản phẩm qua các trung gian khác nhau 1 . Xuất phát từ quan điểm hoạt động dịch vụ của các doanh nghiệp, DVPP là một sự tổ chức hệ thống các quan hệ bên ngoài doanh nghiệp để quản lý các hoạt động phân phối hàng hóa nhằm đạt các mục tiêu kinh doanh. Mà kinh doanh, theo qui định tại Điều 4 của Luật Doanh nghiệp năm 2005, được hiểu là “việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”. DVPP là hệ thống các quan hệ của một tập hợp các doanh nghiệp và cá nhân độc lập và phụ thuộc lẫn nhau cùng tham gia vào quá trình lưu thông, mua bán hàng hóa, dịch vụ nhằm đưa hàng hóa, dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng. Nó là một chuỗi các mối quan hệ giữa các tổ chức liên quan trong quá trình mua và bán hàng hóa. Mỗi doanh nghiệp trong kinh doanh chắc chắn tham gia vào một hoặc một số DVPP nhất định. Ví dụ, với một doanh nghiệp xuất khẩu cà phê, DVPP của họ bao gồm: hệ thống thu mua cà phê hạt từ những người nông dân và hệ thống xuất khẩu cà phê ra thị trường nước ngoài. Như vậy, DVPP là đối tượng để tổ chức, quản lý như một công cụ kinh doanh trọng yếu của các doanh nghiệp trên thị trường. Như vậy, có thể hiểu một cách cơ bản, DVPP là hoạt động có sinh lợi của một, một số các công ty hay cá nhân nhằm lưu thông và chuyển giao sản phẩm và chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. 1.1.2.2. Đặc điểm của dịch vụ phân phối 1 Bộ thương mại, Phát triển hệ thống phân phối hàng hóa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, 2004 5 Với tư cách là một ngành dịch vụ 2 , DVPP mang đầy đủ các đặc điểm chung của dịch vụ. Đó là: DVPP có tính vô hình và khó xác định; DVPP không lưu trữ được và quá trình sản xuất (cung ứng) DVPP và tiêu dùng DVPP xảy ra đồng thời. Ngoài các đặc điểm trên, DVPP còn có các đặc điểm sau: - Dịch vụ phân phối mang tính chuyên môn hóa và phân công lao động cao Mỗi DVPP hoạt động được thông qua các dòng hoạt động (dòng chảy) để đảm bảo hàng hóa đến được địa điểm tiêu dùng như: chuyển quyền sở hữu, đàm phán, vận động vật chất của hàng hóa, thanh toán, thông tin, xúc tiến đặt hàng, chia sẻ rủi ro, tài chính, thu hồi, tái sử dụng lại bao gói. Các dòng chảy này kết nối các thành viên của DVPP với nhau. Các DVPP ví như dòng chảy vì các hoạt động phân phối hàng hóa trong hệ thống là một quá trình vận động liên tục không ngừng. Mỗi dòng chảy là một tập hợp các chức năng phân phối được thực hiện bởi các thành viên tham gia hệ thống phân phối. Tất cả các chức năng phân phối trong DVPP đều cần được thực hiện bởi một doanh nghiệp hoặc cá nhân nào đó. Nhưng không cần thiết mọi doanh nghiệp đều tham gia vào tất cả các dòng chảy. Các DVPP có sự phân công lao động và chuyên môn hóa trong từng hệ thống và cả ở tầm vĩ mô. Các tổ chức kinh doanh nhất định chuyên môn hóa vào một hoặc một số công việc phân phối nhất định. Doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu sử dụng những trung gian thương mại hoặc tổ chức bổ trợ khác để thực hiện công việc phân phối là vì họ thực hiện các chức năng phân phối hiệu quả hơn. - Bản chất của dịch vụ phân phối là sự vận động liên tục Hàng hóa lưu thông qua các DVPP thông qua cơ chế “kéo đẩy”. Cơ chế kéo nghĩa là các doanh nghiệp dùng các biện pháp tác động vào nhu cầu của người tiêu dùng cuối cùng để tạo ra mong muốn của họ, để họ tạo ra lực hút hàng hóa ra thị trường. Cơ chế đẩy nghĩa là doanh nghiệp sử dụng các biện pháp thúc đẩy các thành viên của DVPP tăng cường hoạt động tiêu thụ tạo thành lực đẩy hàng hóa ra thị trường. Sự hoạt động của DVPP rất phức tạp do có nhiều dòng vận động trong 2 Theo qui định của WTO, phân phối là một trong số 12 ngành dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định GATS 6 [...]... chung mà cả trong hoạt động phân phối Chương 2 dưới đây phân tích thực trạng hoạt động NQTM với ý nghĩa là một loại hình hoạt động phân phối ở Việt Nam 30 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TRONG LĨNH VỰC PHÂN PHỐI TẠI VIỆT NAM 2.1 Thực trạng hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam trong thời... nhượng quyền hệ thống (nhượng quyền sử dụng công thức kinh doanh), hay nói cách khác NQTM theo luật định tại Việt Nam không bao gồm nhượng quyền thương hiệu (nhượng 8 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005, Điều 284 23 quyền phân phối sản phẩm) Khái niệm NQTM trong luận văn này được hiểu theo cách hiểu của Luật thương mại Việt Nam 2005, nghĩa là tương ứng với khái niệm nhượng quyền hệ thống (nhượng quyền. .. thức NQTM được ứng dụng trong hầu hết các ngành nghề lĩnh vực kinh doanh, trong đó lĩnh vực phân phối là một trong những lĩnh vực được ứng dụng mô hình kinh doanh NQTM phổ biến nhất Tại Mỹ, theo nghiên cứu của Tổ chức NQTM quốc tế (International Franchise Association), trong tổng số 773.436 cửa hàng nhượng quyền tại nước này có đến 78.621 cửa hàng hoạt động trong lĩnh vực phân phối bán lẻ (chiếm 10,2%),... hình này, NQTM là loại hình dịch vụ phân phối phát triển khá sớm ở các nước có nền kinh tế thị trường nhưng mới hình thành ở Việt Nam khi Việt Nam thực hiện chủ trương mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế 1.1.3.3 Yêu cầu của WTO đối với các thành viên về mở cửa dịch vụ phân phối * Các qui định về phương thức mở cửa dịch vụ phân phối Các hoạt động thương mại dịch vụ phân phối được chia làm 4 phương thức... nhượng quyền qui định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của Bên nhượng quyền b) Quyền được Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền sơ cấp quyền thương mại chung c) Quyền được Bên nhượng quyền thứ cấp cấp lại cho Bên nhận quyền thứ cấp theo hợp đồng NQTM chung d) Quyền được Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền quyền thương mại. .. dịch vụ phân phối trong nước, đồng thời, các nước phát triển sẽ tạo điều kiện để các thành viên kém phát triển tiếp cận hệ thống thông tin và các kênh phân phối thuận lợi cho phát triển ngành dịch vụ phân phối Thứ hai, các nước đang phát triển được áp dụng phương pháp “chọn – cho” (tức là mở cửa lĩnh vực nào thì liệt kê lĩnh vực đó trong danh mục cam kết về dịch vụ), thuận lợi hơn so với phương pháp “chọn... tiếng thế giới sẽ giúp kinh tế quốc gia quảng bá hình ảnh hội nhập quốc tế của mình Do vậy để tham gia thực hiện các chương trình hoạt động của cộng đồng quốc tế đòi hỏi các quốc gia cũng phải phát triển mạnh hoạt động NQTM ở quốc gia mình cũng như phải có hệ thống tổ chức hoạt động thương mại của Chính phủ và các doanh nghiệp - Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia: NQTM là một giải pháp hữu hiệu để nâng... nhận quyền đối với những ứng dụng mới áp dụng cho cả hệ thống Quyền thương mại, với ý nghĩa là đối tượng của NQTM nên trong quá trình thực hiện quyền thương mại, bên nhận quyền luôn chịu sự kiểm soát của bên nhượng quyền Quyền kiểm soát của bên nhượng quyền đối với việc điều hành hoạt động kinh doanh của bên nhận quyền được pháp luật đa số các quốc gia trên thế giới thừa nhận Theo đó, bên nhượng quyền. .. mình Đặc biệt trong kỷ nguyên của thương mại quốc tế, khi mà các doanh nghiệp nói riêng và các quốc gia 26 nói chung ngày càng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt thì hoạt động NQTM càng phát huy vai trò quan trọng của mình cả ở tầm vi mô và vĩ mô * Vai trò của NQTM đối với nền kinh tế - Đối với việc hội nhập quốc tế: Các tổ chức kinh tế - thương mại quốc tế và khu vực cũng như các quốc gia trên... hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền; bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh Quyền hạn và nghĩa vụ của bên nhượng quyền và bên nhận quyền qui định trong hợp đồng nhận quyền thương mại hai bên kí kết Bên nhận quyền thường phải trả cho bên nhượng quyền một khoản tiền nhượng quyền theo số sản phẩm tiêu . GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TRONG LĨNH VỰC PHÂN PHỐI TẠI VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 61 3.1. Dự báo sự phát triển của hoạt động nhượng quyền thương. phân phối. Chương 2. Thực trạng hoạt động nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực phân phối tại Việt Nam. Chương 3. Giải pháp phát triển hoạt động nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực phân phối. đề tài: Giải pháp phát triển hoạt động nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực phân phối tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế để làm đề tài cho luận văn thạc sỹ kinh tế của mình. 2.

Ngày đăng: 28/10/2014, 22:06

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1.2.2. Đặc điểm của dịch vụ phân phối

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan