NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN MINH CHÂU

47 4.4K 63
NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN MINH CHÂU

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN MINH CHÂU Cao Xuân Đồng _ ĐHSP Văn Sử K50 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Có những nhà văn bước vào nghề do sự thôi thúc của một vốn sống tự nhiên được tích tụ một cách tự phát từ tuổi ấu thơ. Dù có viết về chủ đề hiện tại, tác phẩm của họ vẫn đậm đà không khí của những kỷ niệm gắn liền với những phong cảnh, những phong tục của một quê hương nào đã sinh ra và nuôi dưỡng họ. Những cây bút này nếu sớm thỏa mãn với mình, không tỉnh táo và chủ động đi sâu vào cuộc sống của ngày hôm nay, thì sau một thành công tài hoa ban đầu, có thể sa sút một cách nhanh chống như là bỗng bước một bước hụt trên con đường sáng tác. Nguyễn Minh Châu chắc chắn sẻ không thuộc một trong những cây bút như thế, Nguyễn Minh Châu là một nhà văn có tình yêu thương tha thiết với con người, trong ông luôn mang một mối quan hài thường trực về số phận những nỗi đau khổ của con người ở xung quanh mình. Nhà văn muốn dùng ngòi bút của mình tham gia trợ lực cho con người trong cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, đồng thời luôn đặt niềm tin vào con người, ở khả năng thức tỉnh và hướng thiện ở trong họ. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu được hình thành và phát triển trên cơ sở hiểu biết thấu đáo, sâu sắc về con người, đặc biệt là đời sống tâm lí của con người. Chiều sâu bí ẩn của đời sống bên trong là cái đích mà ngòi bút Nguyễn Minh Châu hướng đến. Khảo sát hệ thống nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu, có thể thấy rất rõ những trăn trở tìm tòi của ông trong suốt cuộc đời sáng tác để xây dựng nên những nhân vật thật tâm đắc nhất. Đặc biệt từ những năm 80, với sự thay đổi cơ bản trong quan niệm nghệ thuật về con người, Nguyễn Minh Châu đã tạo ra một bước chuyển mạnh mẽ trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, đặt nền móng cho sự đổi mới văn học sâu sắc, toàn diện. Từ vai trò của những khách thể với tính cách định hình, nhân vật của Nguyễn Minh Châu được miêu tả như những chủ thể tự do trong các sáng tác ở thập kỷ 80. Với những lí do như vậy, đặc biệt xuất phát từ lòng mến mộ tài năng của Nguyễn Minh Châu nên NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN MINH CHÂU Cao Xuân Đồng _ ĐHSP Văn Sử K50 2 chúng tôi chọn vấn đề “nghệ thuật xây dựng nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu” làm tiểu luận của mình. 2. Lịch sử vấn đề Tìm hiểu về Nguyễn Minh Châu và Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong sáng tác của ông đã thu hút được sự quan tâm, nghiên cứu của rất nhiều học giả, nhưng mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau và cách lí giải vấn đề cũng có nhiều ý kiến khác xa nhau. Nói về nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Minh Châu tác giả Hoàng Thị Văn từng nói răng: “qua những trang viết, nhà văn gửi lại cuộc đời tấm lòng ưu ái đối với những con người lam lũ, chịu nhiều hi sinh mất mát, nhà văn gửi lại những hiểu biết, khám phá sâu sắc của mình về thế giới nội tâm con người, về những số phận và những cuộc đời buồn vui dang dở” (3; 223). Trong cuốn giáo trình văn học Việt Nam hiện đại tập II, do Nguyễn Văn Long (chủ biên) nói về đổi mới nghệ thuật tự sự cũng có đưa ra nhận xét: “Nguyễn Minh Châu đã thành công trong việc sử dụng nhiều thủ pháp khắc họa nhân vật, mà đặc sắc hơn cả là miêu tả tâm lí, sử dụng độc thoại nội tâm, Từ những nhân vật được định hình, luôn “trùng khít với chính” nó trong những tác phẩm mang âm hưởng sử thi, nhà văn đã đi tới khám phá “con người bên trong con người”, phát hiện ra “con người không trùng khít với bản thân mình” và những quy luật phức tạp của đời sống tâm lí bên trong con người” (1; 220). Ở bài viết về Ngưới đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, tác giả Huỳnh Như Phương tưng nói: “Chất sắc sảo của ngòi bút Nguyễn Minh Châu không được phát huy qua những trang văn mang âm hưởng phê phán, trào lộng của thói hư tật xấu của người đời bằng ở những chỗ anh đào sâu ý nghĩa triết lí rút ra từ các hiện tượng đời sông được miêu tả” (3; 215). Trong bài viết: Nguyễn Minh Châu và hành trình tìm kiếm không ngừng nghỉ, Nguyễn Văn Long viết “bên cạnh cái hào sảng và vẻ đẹp đầy chất thơ lãng mạn, trong NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN MINH CHÂU Cao Xuân Đồng _ ĐHSP Văn Sử K50 3 mạch văn của anh vẫn có những nốt trầm xao xuyến rung lên trước những tình đời, cảnh người. Nguyễn Minh Châu thường nhạy cảm với những cảnh ngộ có phần ngang trái, không suôn sẻ của số phận và cuộc đời” (2; 254). Tìm hiểu về nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Minh Châu, đã có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, nhưng qua những gì chúng tôi thu thập được nói về vấn đề trên còn mang tính riêng lẻ, chưa tạo nên một hệ thông nhất định. Chính vì vậy, mà chúng tôi chọn nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Minh Châu làm tiểu luận nghiên cứu của mình, qua đó nhằm để hệ thông hóa lại một cách đấy đủ hơn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu “nghệ thuật xây dựng nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu” trên ba phương diện cơ bản sau: - Độc thoại nôi tâm - một thủ pháp nghệ thuật hữu hiệu trong việc khắc họa tâm lí, tính cách nhân vật - Miêu tả nhân vật với những yếu tố tâm lí xác thực, tinh tế - Khắc họa nhân vật qua những chi tiết ngoại hình giàu tính tượng trưng b. Phạm vi nghiên cứu Khảo sát một số truyện ngắn tiêu biểu của Nguyễn Minh Châu, nhằm làm rỏ hơn về nghệ thuật xây dựng nhân vật: Mảnh trăng cuối rừng (1970), Bức tranh (1982), Chiếc thuyền ngoài xa, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983), Bến quê (1985), Phiên chợ giát (1989). 4. Mục đích, phương pháp nghiên cứu a. Mục đích nghiên cứu - Làm rõ những biểu hiện về Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN MINH CHÂU Cao Xuân Đồng _ ĐHSP Văn Sử K50 4 - Việc thực hiện tiểu luận cũng giúp cho tác giả thu thập được một nguồn tài liệu khá phong phú, phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu về Nguyễn Minh Châu và chuyên nghành văn học Việt Nam hiện đại. b. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở lấy chủ nghĩa Marx làm nền tảng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tiểu luận với phương pháp chủ yếu: Thi pháp học, ngoài ra còn sử dụng phương pháp tiếp cận về mặt xã hội và một số gợi ý của trực giác và một số phương pháp cụ thể sau đây - phương pháp thống kê – hệ thống - Phương pháp lịch sử – so sánh - Phương pháp phân tích – đánh giá 5. Đóng góp của tiểu luận Tiểu luận sẻ giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về những biểu hiện của Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu. Qua quá trình nghiên cứu đề tài, tiểu luận sẽ là đóng góp thiết thực vào lĩnh vực lí luận văn học, mà thể hiện rõ hơn là về nghệ thuật xây dựng nhân vật Với những đóng góp như đã nêu ở trên, tiểu luận sẻ là một tài liệu bổ ích cho việc học tập và nghiên cứu về Nguyễn Minh Châu. 6. Bố cục của tiểu luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, phần nội dung gồm có hai chương: Chương 1: Nguyễn Minh Châu và hành trình sáng tạo không mệt mỏi. 1.1. Cuộc đời 1.2. Sự nghiệp sáng tác 1.3. Nguyễn Minh Châu và hành trình sáng tạo không mệt mỏi Chương 2: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu. 2.1. Độc thoại nôi tâm - một thủ pháp nghệ thuật hữu hiệu trong việc khắc họa tâm lí, tính cách nhân vật NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN MINH CHÂU Cao Xuân Đồng _ ĐHSP Văn Sử K50 5 2.2. Miêu tả nhân vật với những yếu tố tâm lí xác thực, tinh tế 2.3. Khắc họa nhân vật qua những chi tiết ngoại hình giàu tính tượng trưng NỘI DUNG CHƯƠNG I: NGUYỄN MINH CHÂU VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO KHÔNG MỆT MỎI 1.1: Cuộc đời Nguyễn Minh Châu sinh ngày 23 tháng 10 năm 1930 trong một gia đình nông dân khá giả, ở làng Thơi thuộc huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Là con út trong gia dình có sáu anh chị em, Nguyễn Minh Châu học hành khá chu đáo. Ông học ở quê rồi sau đó chuyển vào Huế học, đến đầu năm 1945 khi Nhật đảo chính Pháp thì ông trở về quê và đã thi đỗ bằng thành chung. Những năm đầu kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Minh Châu tiếp tục học trung học trrong vùng kháng chiến. Đầu năm 1950, khi đang là học sinh chuyên khoa trường Huỳnh Thúc Kháng ở Nghệ An, Nguyễn Minh Châu đã tình nguyện vào quân đội. Sau một khóa đào tạo ngắn của trường lục quân, Ông đã chuyển về sư đoàn 320 làm cán bộ trung đội. Trong những năm từ 1950 đến 1954, Nguyễn Minh Châu cùng đơn vị chiến đấu ở vùng đồng bằng bắc bộ. Sau 1954, Ông tiếp tục phục vụ trong quân đội làm cán bộ tuyên huấn tiểu đoàn. Năm 1959, Nguyễn Minh Châu đi dự hội nghị bạn viết toàn quân, 1960 được điều động về cục văn hóa quân đội, sau đó về tạp chí quân đội vừa làm biên tập vừa làm NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN MINH CHÂU Cao Xuân Đồng _ ĐHSP Văn Sử K50 6 phóng viên. Tại đây, Nguyễn Minh Châu bắt đầu viết văn và cho in những truyện ngắn đầu tay nhưng chưa gây được sự chú ý trong giới văn nghệ sĩ. Sự nghiệp văn học của Nguyễn Minh Châu chỉ thật sự được khẳng định trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ với hai cuốn tiểu thuyết Cửa sông(1966), Dấu chân người lính (1972) và tập truyện ngắn Những vùng trời khác nhau (1970). Nguyễn Minh Châu đã có nhiều chuyến đi thực tế chiến trường, từ Quảng Bình, Vĩnh Linh đến đường 9 Nam Lào và đặc biệt là chiến trường Quảng Trị nơi diễn ra nhiều chiến dịch hết sức quyết liệt trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Là nhà văn quân đội, Nguyễn Minh Châu đã phản ánh kịp thời những hình ảnh sôi động của cuộc chiến đấu và hình tượng cao đẹp của những con người Việt Nam thuộc nhiều thế hệ. Đồng thời, nhà văn cũng phát hiện và suy ngẫm về nhiều vấn đề của đời sống xã hội và số phận con người trong chiến tranh, được Ông ghi lại trong nhiều trang sổ tay và sau này đã trở thành những vấn đề chủ đạo trong sáng tác thời hậu chiến của chính Ông. Ngay sau năm 1975, Nguyễn Minh Châu đã sớm nhận ra những hạn chế của nền văn học thời chiến tranh và thầm lặng nhưng dũng cảm và kiên định tìm kiếm con đường đổi mới sáng tác của chính mình. Hai cuốn tiểu thuyết xuất bản năm 1977: Miền cháy, Lửa từ những ngôi nhà đã đem lại những sắc diện mới trong sáng tác của nhà văn. Những truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu ra mắt bạn đọc ở nữa đầu những năm 1980 thực sự là những tìm tòi mới, với cái nhìn mới về hiện thực và con người, khiến Nguyễn Minh Châu Đã trở thành một trong những người mở đường tinh anh và tài năng nhất của công cuộc đổi mới văn học. Khi công cuộc đổi mới đất nước được chính thức phát động, Nguyễn Minh Châu đã nhiệt thành và tâm huyết với công cuộc đổi mới nền văn học nước nhà, vừa bằng những phát biểu trực tiếp, mạnh mẽ, vừa bằng những sáng tác đã đạt đến độ sâu sắc của tư tưởng và sự kết tinh nghệ thuật cao. Con đường đến với nghề văn của Nguyễn Minh Châu cũng giống với nhiều cây bút cùng thế hệ của Ông như: Nguyễn Thi, Hồ Phương, Xuân Thiều, Lê Khâm…đó là một thế hệ đã cầm súng trước khi cầm bút và chính sự trải nghiệm cuộc đời của người lính trong sự gắn bó với nhân dân qua những NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN MINH CHÂU Cao Xuân Đồng _ ĐHSP Văn Sử K50 7 năm tháng chiến tranh đã dẫn họ đến với con đường nghệ thuật. Nguyễn Minh Châu đến với con đường văn học khá muộn, truyện ngắn đầu tay được in khi Ông đã 30 tuổi và đã có mười năm trong quân ngũ. Nhưng chính chặng đường 10 năm là sự chuẩn bị cần thiết cho sự bắt đầu con đường sáng tác của nhà văn. Về đặc điểm con người Nguyễn Minh Châu, những bạn bè quen biết Ông đều thấy dưới cái bề ngoài không có gì nổi bật, thậm chí hơi dè dặt, ngần ngại nói trước đám đông nhưng ở bên trong là một con người nhiều ưu tư trăn trở, có niềm tin vững chắc vào sự lựa chọn của mình và một ý chí kiên định con đường đã lựa chọn, dám chấp nhận mọi sự khó khăn, thử thách, có người gọi đó là “sự dũng cảm rất điềm đạm”. Nguyễn Minh Châu là một nhà văn luôn suy nghĩ về chính công việc viết văn của mình, với ý thức trách nhiệm của ngòi bút trước thời đại, trước dân tộc và trước bạn đọc. Nhưng số phận nghiệt ngã với căn bệnh hiểm nghèo ung thư máu đã khiến hành trình sáng tác của Nguyễn Minh Châu phải đột ngột dừng lại khi vừa đạt tới độ chín của tài năng. Ngày 23 tháng 1 năm 1989 Nguyễn Minh Châu trút hơi thở cuối cùng tại bệnh viện quân y 108 Hà Nội, Sau gần một năm chống chọi với bạo bệnh, để lai nhiều dự định sáng tác còn đang ấp ủ. Tác phẩm cuối cùng truyện vừa Phiên chợ giát được hoàn thành ngay trên giường bệnh trước đó không lâu. 1.2: Sự nghiệp sáng tác 1.2.1: Sáng tác từ 1975 về trước Trước khi cuộc kháng chiến chống Mĩ bùng nổ trong cả nước, Nguyễn Minh Châu đã có hơn 10 truyện ngắn và bút ký in trên tạp chí văn nghệ quân đội. Nhưng phải đến tiểu thuyết “cửa sông” (1967) thì con đường sáng tác văn học của Nguyễn Minh Châu mới thực sự đình hình. Tiếp đó, tập truyện ngắn “Những vùng trời khác nhau” (1970) và nhất là tiểu thuyết “Dấu chân người lính” (1972) đã đưa Nguyễn Minh Châu vào trong số những cây bút văn xuôi hàng đầu của văn học chống Mĩ. “Cửa sông” là cuốn tiểu thuyết in đậm dấu ấn thời sự của những ngày đầu đất nước bước vào cuộc chiến tranh chống Mĩ. Cuộc sống ở một làng quê ở vùng cửa sông ven NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN MINH CHÂU Cao Xuân Đồng _ ĐHSP Văn Sử K50 8 biển miền trung vào những ngày đầu của cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ. Cuộc sống ở một vùng làng quê vừa yên tĩnh, chủ động vừa khẩn trương khi chiến tranh xảy ra. Cái mà nhà văn cảm nhận và thể hiện được là sự vững vàng, bình tĩnh của chúng ta chấp nhận tình thế mới, và điều quan trọng hơn nữa là chính cuộc chiến tranh đã gắn kết hết thảy mọi người, từ các thành viên trong gia đình ông Vàng đến mọi người dân làng Kiều, giúp họ vượt qua những ngăn cách để gần nhau hơn trong một tâm trạng chung, một mối lo toan chung. “Cửa sông” là “Hình ảnh quê hương ta trong chiến tranh”(Phong Lê)(1.211) Tiểu thuyết dấu chân người lính (1972) gồm ba phần: Hành quân, Chiến dịch bao vây và đất giải phóng đã dựng lại những khung cảnh rộng lớn và hào hùng của cuộc chiến tranh với những cảnh vượt trường sơn của các binh đoàn chủ lực, rồi đến những chiến dịch Khe Sanh - Tà Cơn với những trận chiến ác liệt trên vùng đất lữa Quảng Trị. Cùng với việc tái hiện bối cảnh và không khí lịch sử, ngòi bút Nguyễn Minh Châu đã tập trung khắc họa hình tượng người lính cách mạng với hàng chục nhân vật thuộc các thế hệ khác nhau. Đông đúc và sinh động nhất là thế hệ trẻ mà tiêu biểu là Lữ, Khuê, Cận. Đến với quân đội từ những vùng, miền, những hoàn cảnh xuất thân khác nhau, nhưng họ đều mang những phẩm chất chung của thế hệ trẻ thời ấy: Lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm với tổ quốc, niềm say mê chiến đấu, tâm hồn trong sáng. Dấu chân người lính lôi cuốn người đọc bằng chất sử thi hào hùng cùng với màu sắc trữ tình lãng mạn, nhất là những trang miêu tả thiên nhiên, những rung động trong tâm hồn các nhân vật. Một điều rất đáng chú ý trong hai cuốn tiểu thuyết ở thời kỳ này của Nguyễn Minh Châu là cùng với việc thể hiện cảm hứng sử thi bao trùm thời đại, nhà văn cũng đã bộc lộ sự nhạy cảm trước những câu chuyện tình đời, những số phận éo le của con người, dù đó mới là những âm trầm, nốt lặng xen vào bản giao hưởng hào hùng. Đó là câu chuyện éo le, khó xử của ông Vàng với hai bà vợ trong cửa sông, là mối tình nồng nàn mà ngang trái của Lượng và Xiêm, là tình yêu giàu tính lý tưởng mà thầm lặng của Lữ với cô văn NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN MINH CHÂU Cao Xuân Đồng _ ĐHSP Văn Sử K50 9 công Thu Hiền, là nỗi đau của chính ủy Kinh trước cái chết của Lữ, đứa con trai hi sinh lúc còn quá trẻ trong dấu chân người lính. Tập truyện ngắn Những vùng trời khác nhau (1970) gồm bảy truyện ngắn, được chủ yếu được viết trong những năm đầu chiến tranh chống Mĩ. Tất cả đều là những câu chuyện, những hình ảnh trong chiến tranh. Cùng với hình ảnh người lính thì đậm nét hơn cả lại là một số nhân vật phụ nữ, như Thận (Nhành Mai), Bà Mẹ (Bà mẹ xóm nhà thờ), Nguyệt (Mảnh trăng cuối rừng). Ở tập truyện ngắn đầu tay này, ngòi bút tác giả chưa thật sự già dặn trong nghệ thuật kể chuyện, tổ chức kết cấu, tạo tình huống. Một số truyện còn được xây dựng theo mạch kể chuyện khá đơn giản. Đặc biệt hơn cả là truyện “Mảnh trăng” (về sau, khi in trong tuyển tập truyện ngắn có tên là Mảnh trăng cuối rừng). Ở tập truyện ngắn này cũng đã bộc lộ một số đặc điểm trong bút pháp của Nguyễn Minh Châu là sử dụng hình ảnh biểu tượng: Nhành mai, Mảnh trăng trong những truyện ngắn cùng tên, Dòng suối (trong nguồn suối). 1.2.2: Sáng tác từ sau 1975 Nguyễn Minh Châu là nhà văn nhạy cảm với những biến đổi của đời sống xã hội ngay sau chiến tranh. Hai cuốn tiểu thuyết Miền cháy và Lửa từ những ngôi nhà cùng xuất bản sau năm 1977 đã mang đến sắc điệu mới trong sáng tác của nhà văn. Miền cháy là câu chuyện của đất nước vừa ra khỏi cuộc chiến tranh phải đối mặt với bao nhiêu khó khăn và thách thức, nhiều cái là hậu quả của chiến tranh, nhiều cái lại nảy sinh sau cuộc chiến và ngay trong hàng ngũ những người chiến thắng. “Bước ra khỏi cuộc chiến tranh cũng phải có đầy đủ trí tuệ trí tuệ và nghị lực như bước vào một cuộc chiến tranh”(1.212), đó là điều mà nhà văn muốn gửi gắm đến bạn đọc qua câu chuyện của gia đình Mẹ Êm và những con người vừa đi ra từ cuộc chiến trên cùng vùng đất khóc liệt nhất suốt cuộc chiến tranh: Quảng Trị miền đất gánh chịu sự tàn phá, hủy diệt đến từng thôn xóm, từng tấc đất và sự mất mát đau thương dội xuống mỗi gia đình, mỗi con người. Ở cuốn tiểu thuyết này, Nguyễn Minh Châu cũng đã sớm cảnh báo về những ung nhọt hiểm họa của cái xấu, cái ác đang mộc ra ngay trong hàng ngũ cách mạng ngay sau NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN MINH CHÂU Cao Xuân Đồng _ ĐHSP Văn Sử K50 10 ngày chiến thắng. Nguyễn Minh Châu qua miền cháy còn muốn nêu cao tinh thần hòa hợp, lòng khoan dung những cái cần phải có lúc này ở mỗi con người nhất là ở những người chiến thắng để lấp đi những hố sâu ngăn cách, để chung tay xây dựng lại cuộc sống trên một nước đã phải gánh chịu nhiều đau thương mất mát. Tiểu thuyết “Lửa từ những ngôi nhà” được Nguyễn Minh Châu viết trong những năm cuối chiến tranh, nhưng phải đến 1977 mới được ra mắt bạn đọc. Qua câu chuyện một chuyến về phép của người lính từ chiến trường trở về thành phố, hình ảnh của hậu phương hiện ra không êm ả như nhiều sách hồi đầu chiến tranh miêu tả, mà tiềm ẩn không ít vấn đề. Đặt người lính vào trong một môi trường sinh hoạt ngày thường ở hậu phương, Nguyễn Minh Châu cũng đã nhìn nhận họ ở một cự ly gần, thấy cả những thiếu hụt ở nơi họ và điều như một dự báo về trở ngại đối với những người lính khi họ trở về sau chiến tranh. “Những người đi từ trong rừng ra” (1982): Một tiểu đoàn rời khu căn cứ trên rừng miền tây Thừa Thiên, tiến xuống vùng cửa Thuận An xây dựng thành một đơn vị đánh cá biển. Những bàn tay người lính hôm qua chỉ quen cầm súng rồi cầm xẻng dò gỡ mìn, hôm nay đã nắm lấy mái chèo và những vàng lưới học nghề đánh cá biển, đi từ thô sơ đơn giản đến hiện đại, từ những đội thuyền bằng vó đèn đến những cặp tàu giã, từ trong lọng vươn ra khơi xa. Chuyển sang làm nhiệm vụ kinh tế, Hiển chính trị viên tiểu đoàn cũng như nhiều người khác, mới nhận ra rằng: “Trong đời mình chưa hề làm một nghề gì, chưa bao giờ phải tự đi làm nuôi thân, chưa bao giờ mình sống bằng một nghề nghiệp gì trong tay” bởi vì trong một đất nước mấy chụ năm đánh giặc: “Một lớp người rất đông đảo như anh vừa lớn lên đã vào bồ đội, vừa rời ghế nhà trường đã học cách cầm súng để đánh giặc cứu nước”. Nguyễn Minh Châu còn đặt những nhân vật người lính của mình vào môi trường thường nhật với những nhu cầu, những quan hệ phức tạp cả xã hội và riêng tư. “Mảnh đất tình yêu” (1987); Truyện được trần thuật bằng lời nhân vật Quy theo cách xen kẻ hồi tưởng và tái hiện, từ lúc còn là một chú bé mồ côi cha khi mới nữa tuổi, [...]... Sử K50 15 NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN MINH CHÂU 1.3.1 Đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu Đây là vấn đề cốt lõi của ý thức nghệ thuật, chi phối toàn bộ hệ thống quan niệm nghệ thuật của nhà văn, sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người chính là quá trình vận động biện chứng của ý thức nghệ thuật cho phù hợp với đặc điểm của lịch... Xuân Đồng _ ĐHSP Văn Sử K50 23 NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN MINH CHÂU ngắn của nhà văn Nam Cao trong (Cái mặt không chơi được, Mua nhà, Đôi mắt…), hay trong Mẫn và tôi của Phan Tứ độc thoại nội tâm của nhân vật Thiêm thực chất chỉ là phương cách cụ thể hóa tâm lí, tính cách cộng đồng Còn nhân vật “tôi” trong các sáng tác của Nguyễn Minh Châu như trong “Một lần đối chứng, chiếc... thoại nội tâm có khi được Nguyễn Minh Châu thể hiện như những dòng ý thức tự nhiên của nhân vật, dường như độc lập với chính tác giả Độc thoại nội tâm đã được một số tác giả như Nam Cao, Nhất Linh…sử dụng độc thoại Cao Xuân Đồng _ ĐHSP Văn Sử K50 28 NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN MINH CHÂU nội tâm như những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc để xây dựng nhân vật Nhưng cũng không thể... nhưng cốt lõi là sự thể hiện quan điểm nghệ thuật của tác giả về sự thể hiện vẻ đẹp của cuộc sống, về lòng tin đối với con người, về tính nhân bản là đích cuối cùng mà nhà văn hướng tới Cao Xuân Đồng _ ĐHSP Văn Sử K50 25 NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN MINH CHÂU Để khắc họa tính cách nhân vật Hạng trong truyện ngắn cùng tên, Nguyễn Minh Châu cũng đã sử dụng thủ pháp độc thoại... của những con người “tráng kiện, đa dạng và đầy từng trải”… “những chặng đường mà dân tộc ta trải qua phải tuân theo những quy luật phát triển của cách mạng và chiến tranh, nghĩa là khúc khuỷu, quanh co trước khi đi đến thắng lợi cuối cùng” (2; 84) Cao Xuân Đồng _ ĐHSP Văn Sử K50 21 NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN MINH CHÂU CHƯƠNG II: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG SÁNG TÁC... khỏi Sự khắc nghiệt của chiến tranh dẫn đến hình thái của một thế giới phân cực với hai tuyến địch - ta, tốt - xấu rỏ ràng Đối tượng khám phá và phản ánh lớn nhất trong các sáng tác của Nguyễn Minh Châu là cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của một dân tộc vĩ đại, “cuộc chiến tranh bao giờ Cao Xuân Đồng _ ĐHSP Văn Sử K50 16 NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN MINH CHÂU cũng chồng chất... giá trị nhân bản Với cái nhìn thấu hiểu sắc sảo và từng trải độ lượng, Nguyễn Minh Châu đã hướng tới những biểu hiện đầy biến động của các quá trình tư tưởng, tình cảm, tâm lí để nắm bắt Cao Xuân Đồng _ ĐHSP Văn Sử K50 17 NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN MINH CHÂU cái con người đích thực ở trong con người Sự nắm bắt ấy đã giúp Nguyễn Minh Châu tái hiện chân thực cái bản ngã trong. .. phúc của những con người xung quanh minh (2.25) Chính nỗi quan hoài ấy đã khiến các nhà văn có sự đồng cảm và xót thương thực sự đối với những số phận trong cuộc đời Những sáng tác sau chiến tranh của Nguyễn Minh Châu cũng giành một Cao Xuân Đồng _ ĐHSP Văn Sử K50 13 NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN MINH CHÂU mảng quan trọng cho những kiểu nhân vật điển hình như vậy Đó là nỗi xót... thiếu nhân vật, vì đó chính là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng, nhà văn sáng tạo nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào đó, về một loài người nào đó, về một vấn đề nào đó Cao Xuân Đồng _ ĐHSP Văn Sử K50 29 NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN MINH CHÂU của hiện thực Để được sự yêu mến bền lâu của độc giả, phẩm chất cơ bản của. .. làng những mảnh đất mới khai phá qua một số tác phẩm gây được sự chú ý của dư luận thì Nguyễn Minh Châu tiếp tục những bước đi thận trọng trong mảng hiện thực chiến tranh quen thuộc dù cách nhìn điềm Cao Xuân Đồng _ ĐHSP Văn Sử K50 19 NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN MINH CHÂU đạm, trầm lắng hơn, những góc nhìn “đời” hơn Với Nguyễn Minh Châu đề tài chiến tranh vẫn là “mảnh đất mùa . đề nghệ thuật xây dựng nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu làm tiểu luận của mình. 2. Lịch sử vấn đề Tìm hiểu về Nguyễn Minh Châu và Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong sáng tác. cứu - Làm rõ những biểu hiện về Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN MINH CHÂU Cao Xuân Đồng _ ĐHSP Văn Sử. vật trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu. 2.1. Độc thoại nôi tâm - một thủ pháp nghệ thuật hữu hiệu trong việc khắc họa tâm lí, tính cách nhân vật NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG SÁNG TÁC

Ngày đăng: 28/10/2014, 18:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan