Báo cáo phương pháp giải một số dạng bài tập di truyền học quần thể

30 1.1K 1
Báo cáo phương pháp giải một số dạng bài tập di truyền học quần thể

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn chuyên đề Trong chương trình sinh học phổ thông, di truyền học là một phần rất quan trọng, chiếm 50% thời lượng của chương trình sinh học lớp 12. Trong phần cơ chế di truyền và biến dị ở các cấp độ phân tử, tế bào, cá thể, quần thể thì di truyền quần thể rất phức tạp và trừu tượng đối với học sinh. Làm thế nào để học sinh có thể tiếp thu, hiểu và vận dụng được các kiến thức của di truyền quần thể để giải bài tập một cách đơn giản nhất ? Đó là vấn đề đặt ra cho mỗi giáo viên dạy môn sinh học. Để thực hiện nhiệm vụ của việc đổi mới chương trình sách giáo khoa sinh học lớp 12, trong đó có đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh theo hình thức trắc nghiệm, giáo viên phải hướng dẫn học sinh tính nhanh kết quả của các bài tập di truyền quần thể giúp các em thực hiện nhanh chóng các bài kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm, đồng thời giúp các em phát triển được tư duy lôgic. Để học tốt và thi tốt các kỳ thi với hình thức trắc nghiệm như hiện nay học sinh cần đổi mới phương pháp học tập và làm quen với hình thức thi cử. Nếu trước đây học và thi môn sinh học, học sinh cần học thuộc và nhớ từng câu, từng chữ hoặc đồi với bài toán học sinh phải giải trọn vẹn các bài toán. Nay học sinh lưu ý trước hết đến sự hiểu bài, hiểu thấu đáo các kiến thức cơ bản đã học vận dụng những hiểu biết đó vào việc phân tích, xác định nhận biết các đáp án đúng sai trong các câu trắc nghiệm. Đặc biệt đối với các câu bài tập làm thế nào để có được kết quả nhanh nhất? Đó là câu hỏi lớn đối với tất cả các giáo viên. Trước thực tế đó đòi hỏi mỗi giáo viên cần xây dựng cách dạy riêng của mình. Ngoài khó khăn đã nêu, cả giáo viên và học sinh còn gặp phải khó khăn hơn nữa đó là: Chương trình sinh học lớp 12 thời gian dành cho phần bài tập quần thể giao phối và quần thể tự phối rất ít nhưng ngược lại trong các đề thi tỉ lệ điểm của phần này không nhỏ (đối với đề thi tốt nghiệp 2 câu, đối với thi đại học 3 câu. Theo cấu trúc đề thi của bộ 2011). Khối lượng kiến thức nhiều, nhiều bài tập áp dụng, trong khi đó thời gian hạn hẹp giáo viên khó có thể truyền đạt hết cho học 1 sinh. Do đó mỗi giáo viên có cách dạy riêng cho mình.Với tôi khi dạy phần này tôi thường thống kê một số công thức cơ bản và phương pháp giải những dạng bài tập đó. Tôi hướng dẫn các em vận dụng lí thuyết tìm ra công thức và cách giải nhanh để các em hiểu bài sâu hơn và làm bài trong các lần kiểm tra cũng như thi cử đạt hiệu quả. Sau đây là một số công thức và phương pháp giải các dạng bài tập tôi đã thống kê để dạy trên lớp. Xuất phát từ những lý do như trên cùng với kinh nghiệm thực tế công tác tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “ Phương pháp giải một số dạng bài tập di truyền học quần thể”, mong muốn góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng quá trình dạy, học phần di truyền học quần thể ở các trường THPT Chuyên. 2. Mục đích Giúp học sinh giải nhanh một số dạng bài tập phần di truyền học quần thể phục vụ cho các bài kiểm tra, các kì thi tốt nghiệp, kì thi đại học và học sinh giỏi các các cấp. Giúp học sinh thực sự hiểu bài, hiểu thấu đáo các kiến thức cơ bản đã học vận dụng những hiểu biết đó vào việc phân tích, xác định nhận biết các đáp án đúng sai trong các câu trắc nghiệm. Đặc biệt đối với các câu bài tập làm thế nào để có được kết quả nhanh nhất. Ngoài ra, qua phần này học sinh sẽ rút ra một phương pháp luận trong việc nghiên cứu một vấn đề khác, một môn học khác, từ đó giúp học sinh có con đường tư duy trong quá trình nghiên cứu và học tập. 3. Đóng góp đối với việc nâng cao chất lượng quan lý, dạy và học của chuyên đề - Việc vận dụng các công thức toán học để hướng dẫn học sinh tính nhanh kết quả của các bài tập di truyền quần thể đã giúp các em thực hiện nhanh chóng các bài kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm, đồng thời giúp các em phát triển được tư duy lôgic. Thông qua việc sử dụng toán học vào quá trình học tập môn sinh học giúp học sinh thấy được mối liên hệ chặt chẽ giữa các môn học, từ đó học sinh có ý thức học đều các môn học. 2 - Sau khi thực hiện phương pháp học để giải nhanh các bài tập di truyền quần thể, học sinh sẽ tìm ra cách học các phần khác của môn sinh nói riêng và các môn khoa học cơ bản nói chung, nguyên tắc học là phải hiểu bản chất của vấn đề, phải đi từ dễ đến khó, không được đốt cháy giai đoạn. - Thông qua đề tài, các cơ sở giáo dục có thể căn cứ vào tình hình thực tiễn của nhà trường có thể vận dụng một cách linh hoạt các giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả quá trình dạy và học ở cơ sở. - Làm tài liệu tham khảo cho các giáo viên sinh học tại các trường THPT trong tỉnh tham khảo và vận dụng linh hoạt. - Đề tài đã được bản thân tôi vận dụng vào thực tế dạy và học trong trường THPT Chuyên Bắc Ninh và đã có hiệu quả rõ rệt trong năm học vừa qua. 3 PHẦN II. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ 1. Cơ sở lý luận Trong chương trình sinh học 12, chương “ Di truyền học quần thể” theo tôi đây là chương khó dạy còn với học sinh thì đây là chương khó học, khó hiểu và cả khó nhớ. Vì vậy làm thế nào để học sinh hiểu được là không dễ dàng chút nào. Với thời gian trên lớp thì quá ít mà nội dung kiến thức nhiều, khó mang tính lí thuyết đơn thuần, do đó giáo viên khó truyền đạt hết cho học sinh nếu không có những nghiên cứu cụ thể. 2. Cơ sở thực tiễn + Ở phần này sách giáo khoa chỉ đề cập suông về mặt lí thuyết, sách bài tập có rất ít bài tập về phần này. + Nếu giáo viên dạy theo sách giáo khoa và hướng dẫn của sách giáo viên ( sách giáo viên không mở rộng) thì không một học sinh nào có thể làm được một bài tập về phần quần thể. + Ngược lại với thời gian dành cho phần này rất ngắn, thực tế trong hầu hết các đề thi nội dung phần này lại chiếm tỉ lệ nhiều, đều dưới dạng bài tập, nhiều bài tập thậm chí rất khó. Nếu ở lớp giáo viên không có cách dạy riêng cho học sinh của mình thì khó mà học sinh có được điểm của phần thi này. + Với những thực tiễn ở trên để làm đúng và nhanh nhất những câu bài tập quần thể học sinh có phương pháp giải nhanh. Vậy làm thế nào để giải nhanh. * Nắm được dạng toán. * Thuộc công thức, các hệ số. * Thế và tính thật nhanh. + Làm thế nào để học sinh có được kỹ năng ở trên. Trừ những học sinh có khả năng tự học tự nghiên cứu còn đa số các học sinh phải nhờ thầy cô giáo mới có được kỹ năng đó. Với những thực tế đó đỏi hỏi giáo viên có những phương pháp nghiên cứu nhất định để giúp các em dễ dàng làm được các câu trắc nghiệm phần quần thể dưới dạng bài tập. 4 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ BÀI DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ Ở TRƯỜNG THPT Như trên tôi đã phân tích thực trạng tại tất cả các trường THPT trong cả nước nói chung là trong chương trình sinh học 12 phần bài tập di truyền học quần thể là rất khó đối với học sinh. riêng bài tập quần thể ngẫu phối lại là dạng bài mới đối với học sinh. Vì trong chương trình chỉ trang bị lý thuyết, không có tiết rèn luyện bài tập, ngay cả trong sách bài tập sinh học 12 dạng toán quần thể tự phối cũng như quần thể giao phối có rất ít bài tập. Mà trong những năm gần đây, phần toán quần thể Bộ giáo dục Đào tạo thường hay ra đề thi tốt nghiệp, thi đại học, thi học sinh giỏi do đó học sinh rất dễ gặp khó khăn, lúng túng khi gặp những bài tập này, đặc biệt đối với học sinh các trường THPT ở vùng sâu, vùng xa phần lớn học sinh có lực học trung bình thì việc giáo viên hướng dẫn giải bài tập vô cùng vất vả nhưng hiệu quả đạt được không cao. Nhiều học sinh vận dụng lý thuyết để giải bài tập một cách mơ hồ, lúng túng, không có cơ sở khoa học. 5 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KHẢ THI NHẰM NÂNG CAO KĨ NĂNG GIẢI MỘT SỐ BÀI TẬP DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ - Giáo viên phải yêu cầu học sinh nắm vững lý thuyết, khái niệm quần thể tự phối, quần thể giao phối, thể đồng hợp trội, thể đồng hợp lặn, thể dị hợp, kiểu gen, kiểu hình, alen, kiến thức di truyền. - Trên cơ sở đó giáo viên giúp học sinh xây dựng các công thức cơ bản dùng cho quần thể ngẫu phối và quần thể tự phối. - Giáo viên phải phân loại được các dạng bài tập và cùng với học sinh đưa ra phương pháp giải mỗi dạng bài tập này. - Cuối cùng giáo viên tung các bài tập của mỗi dạng để học sinh luyện tập. Cụ thể sau khi học sinh đã nắm vững lý thuyết thì giáo viên cần tiến hành những công việc sau: A. Xây dựng một số công thức cơ bản dùng cho quần thể ngẫu phối và quần thể tự phối: 1. Một số công thức dùng cho quần thể ngẫu phối - Gọi d là tần số tương đối của thể đồng hợp trội AA. - Goi h là tần số tương đối của thể dị hợp Aa - Gọi r là tần số tương đối của thể đồng hợp lặn aa - Trong đó d + h + r =1 Cấu trúc di truyền của quần thể được viết theo trật tự d, h, r ví dụ:0,25; 0,5; 0,25 - Gọi p là tần số tương đối của alen A - Gọi q là tần số tương đối của alen a Vậy: p=d+h/2; q= r + h/2 và p+q = 1 Cấu trúc di truyền của quần thể khi đạt trạng thái cân bằng: p 2 AA + 2pqAa + q 2 aa Như vậy trạng thái cân bằng của quần thể phản ánh mối tương quan sau: p 2 q 2 = (2pq/2) 2 2. Một số công thức dùng cho quần thể tự phối: *Quần thể tự phối có thành phần kiểu gen của thể hệ P ban đầu như sau: xAA + yAa + zaa 6 Quần thể P Sau n thế hệ tự phối thành phần kiểu gen thay đổi như sau Tỷ lệ thể đồng hợp trội AA trong quần thể F n là AA = x + 2 y. 2 1 y n       − Tỷ lệ thể dị hợp Aa trong quần thể F n là Aa = y. 2 1 n       Tỷ lệ thể đồng hợp lặn aa trong quần thể F n là aa = z + 2 y. 2 1 y n       − *Thành phần kiểu gen của quần thể tự phối đã qua n thế hệ tự phối là x n BB + y n Bb + z n bb Thành phần kiểu gen của thế hệ P: Bb = n n 2 1 y       = y BB = x n - 2 y. 2 1 y n       − = x (với y = n n 2 1 y       ) bb = z n - 2 y. 2 1 y n       − = z (với y = n n 2 1 y       ) B. Phương pháp giải một số dạng bài tập cơ bản. 1. Bài tập về quần thể ngẫu phối a. Các dạng Dạng 1: Từ cấu trúc di truyền quần thể chứng minh quần thể đã đạt trạng thái cân bằng hay không, qua bao nhiêu thế hệ quần thể đạt trạng thái cân bằng. Dạng 2: - Từ số lượng kiểu hình đã cho xác định cấu trúc di truyền của quần thể. 7 - Chú ý đề dạng này thường có 2 kiểu: Kiểu 1 cho số lượng cá thể của tất cả kiểu hình có trong quần thể. Kiểu 2 chỉ cho tổng số cá thể và số cá thể mang kiểu hình lặn hoặc trội. Dạng 3: -Cho số lượng kiểu hình xác định tần số tương đối của các alen. Dạng 4: Từ tần số tương đối của các alen tìm cấu trúc di truyền quần thể. b.Cách giải các dạng bài tập ở trên b1. Dạng 1: Từ cấu trúc di truyền quần thể chứng minh quần thể đã đạt trạng thái cân bằng hay không, qua bao nhiêu thế hệ quần thể đạt trạng thái cân bằng: Cách giải 1: - Gọi p là tần số tương đối của alen A - Gọi q là tần số tương đối của alen a p+q = 1 Cấu trúc di truyền của quần thể khi đạt trạng thái cân bằng: p 2 AA + 2pqAa + q 2 aa Như vậy trạng thái cân bằng của quần thể phản ánh mối tương quan sau: p 2 q 2 = (2pq/2) 2 Xác định hệ số p 2 , q 2 , 2pq Thế vào p 2 q 2 = (2pq/2) 2 quần thể cân bằng Thế vào p 2 q 2 ≠ (2pq/2) 2 quần thể không cân bằng Cách giải 2: Từ cấu trúc di truyền quần thể tìm tần số tương đối của các alen Có tần số tương đối của các alen thế vào công thức định luật Nếu quần thể ban đầu đã cho nghiệm đúng công thức định luật (tức trùng công thức định luật) suy ra quần thể cân bằng Nếu quần thể ban đầu đã cho không nghiệm đúng công thức định luật (tức không trùng công thức định luật) suy ra quần thể không cân bằng Bài 1: 8 Các quần thể sau, quần thể nào đã đạt trạng thái cân bằng QT1: 0,36AA; 0,48Aa; 0,16aa QT2: 0,7AA; 0,2Aa; 0,1aa Giải: Cách giải 1: QT1: 0.36AA; 0.48Aa; 0.16aa -Gọi p là tần số tương đối của alen A -Gọi q là tần số tương đối của alen a Quần thể đạt trạng thái cân bằng khi thoả mãn p 2 AA + 2pqAa + q 2 aa = 1 và khi đó có được p 2 q 2 = (2pq/2) 2 Ở quần thể 1 có p 2 = 0.36 , q 2 = 0.16, 2pq = 0.48 0.36 x 0.16 = (0.48/2) 2 vậy quần thể ban đầu đã cho là cân bằng Cách giải 2: QT2: 0,7AA; 0,2Aa; 0,1aa -Gọi p là tần số tương đối của alen A -Gọi q là tần số tương đối của alen a p = 0,7 + 0,1 q = 0.1 +0.1 Quần thể đạt trạng thái cân bằng khi thoả mãn p 2 AA + 2pqAa + q 2 aa Tức 0,8 2 AA + 2.0,8.0,2Aa + 0,2 2 aa ≠ 0,7AA + 0,2Aa + 0,1aa vậy quần thể không cân bằng Bài 2:Quần thể nào trong các quần thể dưới đây đạt trạng thái cần bằng Quần thể Tần số kiểu gen AA Tần số kiểu gen Aa Tần số kiểu gen aa 1 1 0 0 2 0 1 0 3 0 0 1 4 0,2 0,5 0,3 Giải nhanh Quần thể 1: Nếu cân bằng thì p 2 q 2 = (2pq/2) 2 =>1 x 0 = (0/2) 2 => quần thể cân bằng. Quần thể 2: Nếu cân bằng thì p 2 q 2 = (2pq/2) 2 =>0 x 0 ≠ (1/2) 2 => quần thể không cân bằng. 9 Quần thể 3: Nếu cân bằng thì p 2 q 2 = (2pq/2) 2 =>0 x 1 = (0/2) 2 => quần thể cân bằng. Quần thể 4: Nếu cân bằng thì p 2 q 2 = (2pq/2) 2 =>0,2 x 0,3 ≠ (0,5/2) 2 => quần thể không cân bằng. Bài 3: Cho biết các quần thể có tỷ lệ kiểu gen như sau: P I: 45% AA : 40% Aa : 15% aa P II: 39% AA : 52% Aa : 9% aa P III: 65% AA : 0% Aa : 35% aa 1. Tính tần số của mỗi alen ở mỗi quần thể 2. Hãy cho biết quần thể nào ở trạng thái cân bằng ? 3. Nếu trong mỗi quần thể đều xảy ra quá trình giao phối tự do, hãy xác định cấu trúc di truyền của mỗi quần thể ở thế hệ tiếp theo sẽ như thế nào? 4. Giả sử số lượng cá thể của mỗi quần thể ở F 1 đều là 2000 thì số cá thể ở mỗi kiểu gen là bao nhiêu? Bài giải: 1. Tần số alen: a. Ở quần thể I: P I : P I: 45% AA : 40% Aa : 15% aa Hay P I : 0,45 AA : 0,40 Aa : 0,15 aa Tần số của alen A: 0,45 + 0,40/2 = 0,65 Tần số của alen a: 0,15 + 0,40/2 = 0,35 b. Ở quần thể II: P II: 39% AA : 52% Aa : 9% aa Hay P II: 0,39 AA : 0,52 Aa : 0,09 aa Tần số của alen A: 0,39 + 0,52/2 = 0,65 Tần số của alen a: 0,09 + 0,52/2 = 0,35 c. Ở quần thể III: P III: 65% AA : 0% Aa : 35% aa Hay P III : P III: 0,65 AA : 0 Aa : 0,35 aa Tần số của alen A = 0,65 10 [...]... 2C, 3A, 4B b2 Dạng 2: + Từ số lượng kiểu hình đã cho đã cho xác định cấu trúc di truyền của quần thể - Kiểu 1: cho số lượng tất cả kiểu hình có trong quần thể Cách giải: Cấu trúc di truyền của quần thể -Tỷ lệ kiểu gen đồng trội = số lượng cá thể do kiểu gen đồng trội qui định/Tổng số cá thể của quần thể -Tỷ lệ kiểu gen dị hợp = số cá thể do kiểu gen dị hợp quy định/ Tổng số cá thể của quần thể -Tỷ lệ... 5: : Một quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng di truyền, xét một gen có hai alen (A và a), người ta thấy số cá thể đồng hợp trội nhiều gấp 9 lần số cá thể đồng hợp lặn Tỉ lệ phần trăm số cá thể dị hợp trong quần thể này là A 37,5% B 18,75% C 3,75% D 56,25% Đáp án: 1A, 2C, 3A, 4B, 5A b4 Dạng 4:Từ tần số tương đối của các alen tìm cấu trúc di truyền quần thể Bài 1: Giả thiết trong một quần thể người,... trúc di truyền của quần thể được xác định là: (0,5 IA + 0,3 IB + 0,2IO) (0,5 IA + 0,3 IB + 0,2IO) = 0,25IAIA + 0,09IBIB + 0,04 IOIO + 0,3IAIB + 0,2IAIO + 0,12IBIO 19 Hệ thống bài luyện tập: Bài 2: Tần số tương đối của alen a ở quần thể 1 là 0,3, còn ở quần thể 2 là 0,4 Vậy quần nào có nhiều cá thể dị hợp hơn? Biết rằng cả 2 quần thể đều ngẫu phối Xác định cấu trúc di truyền của 2 quần thể đó Bài 3:... kiện nào? c Xác định cấu trúc di truyền của quần thể khi đạt trạng thái cân bằng? Giải: a Cấu trúc di truyền của quần thể được xác định dựa vào tỉ lệ của các kiểu gen: Tổng số cá thể của quần thể: 580 + 410 + 10 =1000 Tỉ lệ thể đồng hợp trội AA là Tỉ lệ thể dị hợp Aa là 410/1000 = 0,41 580/1000 = 0,58 Tỉ lệ thể đồng hợp lặn aa là 10/1000 = 0.01 Cấu trúc di truyền của quần thể như sau: 0.41 AA + 0.58aa... -Theo cách giải ở trên cấu trúc di truyền của quần thể là: 0,36BB + 0,48Bb + 0,16bb -Tần số tương đối của alen B = x + y 0,48 = 0,36 + = 0,6 2 2 -Tần số tương đối của alen b = z + y 0,48 = 0,16 + = 0,4 2 2 17 Bài 2: Quần thể gồm 120 cá thể có kiểu gen BB 400 cá thể có kiểu gen Bb và 480 cá thể có kiểu gen bb Tìm tần số tương đối của mỗi alen? Cách giải tương tự như những bài trên Bài 3: Một quần thể có... x 2000 = 245 * Bài tập tự luyện: Biết tỷ lệ kiểu gen của các quần thể sau: Quần thể I: 64% AA : 32% Aa : 4% aa Quần thể II: 6,25% AA : 37,5% Aa : 56,25% aa Quần thể III: 60% AA : 20% Aa : 20% aa 1 Trong các quần thể trên, quần thể nào đã ở trạng thái cân bằng, quần thể nào chưa cân bằng? 2 Đối với quần thể chưa cân bằng thì điều kiện để nó đạt trạng thái cân bằng là gì? Cấu trúc di truyền của nó khi... đồng lặn = Số cá thể do kiểu gen lặn quy định/ Tổng số cá thể của quần thể - Kiểu 2: chỉ cho tổng số cá thể và số cá thể mang kiểu hình lặn hoặc trội Cách giải: * Nếu tỷ lệ kiểu hình trội=> kiểu hình lặn = 100% - Trội * Tỷ lệ kiểu gen đồng lặn = Số cá thể do kiểu gen lặn quy định/ Tổng số cá thể của quần thể - Từ tỷ lệ kiểu gen đồng lặn => Tần số tương đối của alen lặn tức tần số của q => Tần số tương... phần đực trong quần thể là 0,2 Tần số tương đối của A của phần cái trong quần thể là 0,4 Tần số tương đối của a của phần cái trong quần thể là 0,6 a Xác định cấu trúc di truyền ở thế hệ thứ nhất ? b Khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền thì có cấu trúc như thế nào? Các câu trắc nghiệm Câu 1: Một quần thể có tần số tương đối A 0,8 = 0,2 có tỉ lệ phân bố kiểu gen a trong quần thể là A 0,64 AA... như sau Tỷ lệ thể đồng hợp trội AA trong quần thể Fn là n 1 y −   y AA = x +  2 2 Tỷ lệ thể dị hợp Aa trong quần thể Fn là n 1 Aa =   y 2 Tỷ lệ thể đồng hợp lặn aa trong quần thể Fn là n 1 y −   y aa = z +  2 2 22 Bài 1: Quần thể P có 35AA, 14Aa, 91aa Các cá thể trong quần thể tự phối bắt buộc qua 3 thế hệ tìm cấu trúc của quần thể qua 3 thế hệ Giải: Cấu trúc của quần thể P 0,25AA... => z = 0,55 = 0,2 2 2 Vậy cấu trúc di truyền ở thế hệ P là 0,8Aa + 0,2aa = 1 * Phần bài tập tự luyện Bài 3: Thành phần kiểu gen của quần thể qua 3 thế hệ tự thụ như sau : 0,475BB + 0,05Bb + 0,64bb Xác định cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ P ? Bài 4 : Ở một quần thể cây tự thụ phấn, từ một quần thể cây lưỡng bội ban đầu người ta cho tự thụ phấn qua một số thế hệ đã thu được tỷ lệ kiểu gen . tài nghiên cứu “ Phương pháp giải một số dạng bài tập di truyền học quần thể , mong muốn góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng quá trình dạy, học phần di truyền học quần thể ở các trường. n n 2 1 y       ) B. Phương pháp giải một số dạng bài tập cơ bản. 1. Bài tập về quần thể ngẫu phối a. Các dạng Dạng 1: Từ cấu trúc di truyền quần thể chứng minh quần thể đã đạt trạng thái. học vừa qua. 3 PHẦN II. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ 1. Cơ sở lý luận Trong chương trình sinh học 12, chương “ Di truyền học

Ngày đăng: 28/10/2014, 14:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan