Xử lý tình huống đốt hủy gia súc do mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

21 5.6K 29
Xử lý tình huống đốt hủy gia súc do mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ti ểu luận L ớ p B ồ i d ưỡ ng ki ến thức Qu ả n lý Nhà n ướ c ng ạ ch chuyên viên chính 2013 LỜI CẢM ƠN Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Học viện, Phòng ào tĐ ạo, quý thầy cô giáo của Học viện hành chính, trường Chính trị tỉnh Bình Định ãđ giúp đỡ chúng tôi trong quá trình học tập tại trường, đồng thời ã nhiđ ệt tình giúp đỡ và tạo iđ ều kiện thuận lợi cho chúng tôi thực hiện tiểu luận tình huống này. Đặc biệt, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới quý Thầy, Cô chủ nhiệm lớp, quý thầy Cô giáo trong Học Việ n Và Trường Chính trị tỉnh ã tđ ận tình giúp đỡ, hướng dẫn, chuyển tải những kiến thức, kinh nghiệm quý báu và đ ộng viên chúng tôi thực hiện, hoàn thành tiểu luận tình huống này. Trong khoảng thời gian hạn hẹp, tiểu luận tình huống không tránh khỏi những thiếu sót, những hạn chế về cả nội dung lẫn hình thức. Chúng tôi rất mong nhận được những góp ý của quý thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp đối với tiểu luận tình huống của chúng tôi. = 1 = Ti ểu luận L ớ p B ồ i d ưỡ ng ki ến thức Qu ả n lý Nhà n ướ c ng ạ ch chuyên viên chính 2013 Xin trân trọng cảm ơn! Bình Định, ngày 20 tháng 10 n m 2013ă Người thực hiện tiểu luận tình huống Trương Minh Triều MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn ………………………………………………………… 1 MỤC LỤC ………………………………………………………… 2 A. Lời nói đầu ……………………………………………………… 3 B. Nội dung ………………………………………………………… 6 I. Mô tả tình huống ………………………………………………… 6 II. Phân tích tình huống……………………………………………… 7 III. Mục tiêu và phương án xử lý tình huống 9 IV. Đánh giá việc xử lý tình huống 15 V. Kết luận và kiến nghị 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………… 22 = 2 = Ti ểu luận L ớ p B ồ i d ưỡ ng ki ến thức Qu ả n lý Nhà n ướ c ng ạ ch chuyên viên chính 2013 Tiểu luận tình huống cuối khóa Đề tài: “Xử lý tình huống đốt hủy gia súc do mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm” ở xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định A. LỜI NÓI ĐẦU Như chúng ta đã biết, chăn nuôi là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam. Hiện nay, khi đất nước ta trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khi tỷ trọng giá trị sản phẩm trong GDP có xu hướng giảm đi, thì trọng giá trị sản phẩm chăn nuôi lại có xu hướng tăng lên trong tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp. Song song với trồng trọt và các ngành nghề khác chăn nuôi mang lại giá trị kinh tế cao, ngoài chế biến phục vụ cho xuất khẩu còn phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng thiết yếu hàng ngày cho con người như: thịt, trứng, sữa, Những năm gần đây, chăn nuôi luôn phải đối mặt với tình hình dịch bênh, điển hình là dịch bệnh cúm gia cầm và dịch tai xanh ở lợn. Dịch cúm trên ra cầm đã xẩy ra trên 57/64 tỉnh thành gây thiệt hại nặng nề trong sản xuất cũng như ảnh hưởng lớn đến thị trường tiêu dùng, giai đoạn 2003-2008 Việt nam phải chi 236 triệu USD trong việc phòng chống cúm gia cầm. Đến nay chúng ta vẫn chưa ngăn chặn và khống chế được dịch bệnh. Với hình thức chăn nuôi quy mô hộ gia đình nhỏ lẻ, manh mún như hiện nay, bà con chăn nuôi thiếu quan tâm tới công tác tiêm phòng hay phòng chống dịch bệnh theo quy trình của cơ quan thú y. Đó là bức tranh cơ bản của chăn nuôi Việt nam hiện nay. Theo kết quả khảo sát của chúng tôi tại một số xã trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh cho thấy, hầu hết các hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ lẻ hiện nay đều không chủ động tiêm phòng các loại Vaccine theo quy định cho đàn lợn mà chủ yếu dựa vào việc hỗ trợ tiêm phòng của nhà nước, tuy nhiên hiện nay nhà nước chỉ tiến hành tiêm phòng 2 đợt/năm trong khi chu kỳ nuôi một lứa = 3 = Ti ểu luận L ớ p B ồ i d ưỡ ng ki ến thức Qu ả n lý Nhà n ướ c ng ạ ch chuyên viên chính 2013 lợn chỉ từ 3,5-4 tháng. Do đó tỷ lệ tiêm phòng không cao, đồng nghĩa với việc dịch bệnh luôn luôn thường trực và khó kiểm soát. Qua thời gian học lớp Bồi dưỡng kiến thức Quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên chính do Học viện Hành chính mở tại Trường Chính trị Bình Định nhằm để áp dụng kiến thức Quản lý Nhà nước vào thực tiễn công việc hàng ngày và nâng cao kỹ năng chuyên môn. Là người được Nhà nước phân công nhiệm vụ đảm trách công tác phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Xử lý tình huống đốt hủy gia súc do mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm” ở xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định làm tiểu luận cuối khoá lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính năm 2013. Trong quá trình hoàn chỉnh tiểu luận, do thời gian nghiên cứu không nhiều, năng lực thể hiện còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót về nội dung cũng như hình thức. Kính mong sự góp ý chân thành của quý Thầy, Cô và bạn đọc. B. NỘI DUNG I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG Theo báo cáo của trưởng thú y xã Vĩnh Quang. Tại thôn T, xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Thạnh có một hộ chăn nuôi trong chuồng có 05 con bò và cả 05 con đã phát bệnh, tất cả những con bò này đều có biểu hiện về triệu chứng như mệt mỏi, lông dựng, mũi khô, da nóng; đứng lên, nằm xuống khó khăn, kém ăn; miệng chảy nhiều nước dãi có bọt; bị viêm dạng mụn nước ở lợi, vành mũi, vành móng, kẽ móng chân, đầu vú. Một số con có biểu hiện lở, loét ở mồm, móng chân; đi lại khó khăn, run rẩy. Thông tin thu thập được: Hộ Ông Nguyễn Văn M thuộc diện hộ nghèo ở xã đặc biệt khó khăn, trong hộ có 6 nhân khẩu (01 mẹ già, 02 vợ chồng và 03 đứa con), được Ngân hàng chính sách xã hội huyện cho vay ưu đãi với số = 4 = Ti ểu luận L ớ p B ồ i d ưỡ ng ki ến thức Qu ả n lý Nhà n ướ c ng ạ ch chuyên viên chính 2013 tiền 20.000.000 đồng để phát triển kinh tế, Ông đã chọn phương án chăn nuôi để thoát nghèo bằng cách đi mua 05 con bò lớn nhỏ với số tiền trên về nuôi, bình quân mỗi con 4.000.000 đồng từ một thương lái, nguồn gốc động vật không có rõ ràng, sau khi mua về được 3 ngày thì cả 05 con phát bệnh. Lực lượng thú y từ tỉnh, huyện, xã đã đến tận nơi để kiểm tra, xác minh và xác định 05 con bị bệnh Lở mồm long móng, các biện pháp bao vây, khống chế, cách ly, vệ sinh chuồng trại, khoanh vùng được tiến hành triển khai khẩn cấp nhằm hạn chế lây lan dịch bệnh, đồng thời xác định đây là loại dịch bệnh động vật nguy hiểm theo quy định của Pháp lệnh thú y và Tổ chức thú y thế giới (OIE), do đó phải xử lý tiêu hủy ngay, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật huyện Vĩnh Thạnh quyết định tiêu hủy toàn bộ số bò đang mắc bệnh và thực hiện chính sách hỗ trợ cho gia đình Ông. Tại khoản 1- Điều 1- Quyết định số 719/QĐ-TTg ngày 05/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định: Hỗ trợ trực tiếp cho các chủ chăn nuôi (bao gồm hộ gia đình, cá nhân, trang trại, hợp tác xã, cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm của Trung ương, địa phương và các đơn vị quân đội) có gia súc, gia cầm phải tiêu hủy bắt buộc do mắc dịch bệnh hoặc trong vùng có dịch bắt buộc phải tiêu hủy với mức tương đương 70% giá trị gia súc, gia cầm thương phẩm của người sản xuất bán trên thị trường. Mức hỗ trợ cụ thể như sau: a) Hỗ trợ 25.000 đồng/kg hơi đối với lợn. b) Hỗ trợ 30.000 đồng/kg hơi đối với trâu, bò, dê, cừu, hươu, nai. c) Hỗ trợ 23.000 đồng/con gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng). Sau khi làm việc cùng chủ hộ và tính toán chi tiết số tiền hỗ trợ của Nhà nước, Ông M không chấp thuận vì: Chỉ mới 05 ngày nhà Ông đã thiệt hại (20.000.000 - (20.000.000 x 70%)) = 6.000.000 đồng. Quy ra gạo giá tại thời điểm là (2.400 đồng/ kg ) thì: 6.000.000 / 2.400 = 2.500 kg gạo, với số gạo = 5 = Ti ểu luận L ớ p B ồ i d ưỡ ng ki ến thức Qu ả n lý Nhà n ướ c ng ạ ch chuyên viên chính 2013 này có thể giúp gia đình Ông sống gần 15 tháng, quả là quá lớn đối với một hộ nghèo như gia đình Ông . Ông kiên quyết và một mực không chấp hành, nếu chấp hành thì Ông tha thiết đề nghị các cấp chính quyền hỗ trợ thêm 30% mà gia đình Ông phải gánh chịu. Còn nếu áp dụng đúng chính sách Nhà nước quy định thì cả nhà Ông sẽ tự vẫn, và ngày hôm sau chính quyền thực hiện bắt buột phải tiêu hủy thì ngày đó cả nhà Ông bao gồm 01 mẹ già, 03 đứa con và người vợ đã tự nguyện bước vào ngôi nhà tranh vách đất, người chồng đứng trước cửa cầm sẵn xăng và bật lửa chỉ có chờ chính quyền nổi lửa tiêu hủy gia súc thì Ông cũng châm lửa chết cùng gia đình. II. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG 1. Xác định mục đích, mục tiêu xử lý tình huống Ông Nguyễn Văn M không cố ý gây khó dễ hay chống đối người thi hành công vụ và chính quyền địa phương nhưng chỉ vì gia đình Ông quá nghèo, hai vợ chồng lam lũ quần quật quanh năm để lo cái ăn cho gia đình cũng không đủ, thiếu trước hụt sau thì lấy đâu trả nợ cho nhà nước. Gia đình Ông đã sử dụng đúng mục đích của đồng vốn mà ngân hàng chính sách xã hội huyện đã cho vay để phát triển kinh tế gia đình, hy vọng thoát nghèo bằng cách chăn nuôi, một chủ trương lớn mà Đảng và Nhà nước ta cực kỳ quan tâm. Chính quyền địa phương hiểu được điều đó nhưng không thể làm trái chính sách nhà nước đã ban hành đối với trường hợp cá biệt như hộ Ông M, giữa tình và lý có thể cân nhắc, không thể đánh đổi 05 con bò kia với 06 thân phận con người, đốt hủy hay không? nếu tiêu hủy thì chắc chắn hậu quả trên sẽ xảy ra, còn nếu không đốt huỷ thì mầm bệnh chắc chắn sẽ tiếp tục lây lan ra diện rộng có thể là một thôn cũng có thể là một xã, từ một hộ chăn nuôi lây lan đến nhiều hộ chăn nuôi khác, thiệt hại kinh tế là rất lớn sẽ không tránh = 6 = Ti ểu luận L ớ p B ồ i d ưỡ ng ki ến thức Qu ả n lý Nhà n ướ c ng ạ ch chuyên viên chính 2013 khỏi, đồng thời tạo tiền lệ cho các hộ chăn nuôi khác mặc dù họ không cùng hoàn cảnh như Ông Nguyễn Văn M họ cũng không chấp hành theo quy định đốt huỷ nếu như gia đình họ cũng có gia súc mắc bệnh tương tự. 2. Phân tích nguyên nhân hậu quả của tình huống 2.1. Nguyên nhân a. Nguyên nhân chủ quan - Toàn bộ số bò trên của Ông Nguyễn Văn M không được tiêm phòng vaccine Lở mồm long móng trước đó. - Bản thân Ông M và những người thân trong gia đình chưa có kinh nghiệm chăn nuôi bò, không ý thức được hậu quả việc mình đang làm là mua bò của thương lái, nguồn gốc không rõ ràng, không đảm bảo về an toàn dịch bệnh. - Không tham khảo ý kiến của chuyên môn, cụ thể là thú y địa phương trước khi quyết định mua trong khi bản thân chưa có kinh nghiệm. - Chưa nghiên cứu kỹ các văn bản quy định về phòng chống dịch bệnh động vật, kiểm dịch động vật của ngành nông nghiệp. b. Nguyên nhân khách quan - Việc vận chuyển gia súc từ địa phương này đến địa phương khác chưa được kiểm soát chặt chẽ, do lực lượng thú y quá mỏng, mặt khác cán bộ thú y không có thẩm quyền chặn xe khi phát hiện vận chuyển gia súc để kiểm tra. - Việc vận chuyển gia súc của thương lái dưới nhiều hình thức khác nhau như vận chuyển bằng xe tải phủ bạt kín bên ngoài; lùa đi dưới hình thức chăn thả - Môi trường chăn nuôi đã có mầm bệnh tồn tại . - Việc phát tán Vi rus trong điều kiện không khí là không thể kiểm soát được. = 7 = Ti ểu luận L ớ p B ồ i d ưỡ ng ki ến thức Qu ả n lý Nhà n ướ c ng ạ ch chuyên viên chính 2013 - Bệnh do vi rus gây ra dẫn đến hiệu quả điều trị không cao, không hiệu quả kinh tế trong điều trị. c. Hậu quả - Hậu quả về kinh tế + Ảnh hưởng đến đời sống vật chất, kinh tế hộ gia đình (phạm vi hẹp). + Giá trị kinh tế từ ngành chăn nuôi mang lại bị giảm sút, sản phẩm chăn nuôi làm ra không tiêu thụ được. - Hậu quả về xã hội + Gây ô nhiễm môi trường (Vứt xác động vật chết một cách tùy tiện) + Dịch bệnh có thể lây lan sang người làm ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và sức sản xuất (Do tiếc rẻ mà xẻ thịt động vật chết để ăn thay vì phải thực hiện tiêu hủy). III. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG 1. Mục tiêu tình huống: Việc xử lý tình huống của tôi nhằm đạt được những mục tiêu dưới đây. - Gia đình Ông Nguyễn Văn M chấp hành đúng quy định của Nhà nước trong việc tiêu huỷ vật nuôi bị bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và tiền hỗ trợ theo đúng quy định. - Giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại về kinh tế đối với hộ Ông Nguyễn Văn M. - Khống chế không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng, góp phần đảm bảo an toàn dịch bệnh cho vật nuôi trong vùng, giảm thiểu tác động do ảnh hưởng của dịch bệnh đến đời sống con người tạo điều kiện cho chăn nuôi phát triển bền vững. 2. Phương án xử lý tình huống = 8 = Ti ểu luận L ớ p B ồ i d ưỡ ng ki ến thức Qu ả n lý Nhà n ướ c ng ạ ch chuyên viên chính 2013 a. Phương án 1. Thường xuyên tuyên truyền Pháp luật về thú y, các Chính sách khuyến khích chăn nuôi an toàn sinh học và phòng chống dịch bệnh trên động vật dưới nhiều hình thức: Trên phương tiện truyền thanh của thôn, xã ; Bằng pano áp phích; Phát tán tờ rơi về hướng chăn nuôi và phòng chống một số bệnh nguy hiểm, tập huấn hoặc lồng ghép trong các kỳ sinh hoạt cộng đồng Đến từng hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Kết hợp tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho các nhân viên thú y thôn, làng, xã định kỳ (Tháng, quý, 6 tháng, năm ), nhất là cập nhật thông tin chuyên môn về dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống theo từng thời gian để đội ngũ này có thông tin tuyên truyền một cách hiệu quả vì rằng đội ngũ này là những người gần nhất với người chăn nuôi. Huy động từ các nguồn tài chính của các Doanh nghiệp đóng trên địa bàn để hỗ trợ hộ Ông Nguyễn Văn M đủ số 30% mà gia đình Ông phải gánh chịu. - Ưu điểm: + Nâng cao được nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ làm công tác thú y và người chăn nuôi hộ gia đình. + Phát huy vai trò của tổ chức mạng lưới thú y, đặt biệt là thú y cơ sở (thú y thôn, thú y xã, và thú y hành nghề tư nhân). - Nhược điểm: + Cần có một khoản kinh phí ngân sách tương đối lớn để triển khai thực hiện. + Tiếp nhận kiến thức chuyên môn nghiệp vụ qua công tác tập huấn còn khập khiễn (do trình độ chuyên môn không đồng đều của cán bộ thú y thôn: Trung cấp, sơ cấp, kinh nghiệm lâu năm) = 9 = Ti ểu luận L ớ p B ồ i d ưỡ ng ki ến thức Qu ả n lý Nhà n ướ c ng ạ ch chuyên viên chính 2013 + Đội ngũ thú y thôn thường xuyên biến động do mức phụ cấp chi trả quá thấp: 200.000 đồng/ tháng/ người nên không an tâm công tác, thiếu gắn bó lâu dài với nghề. Phương án này có tác dụng giải quyết tình huống hiện tại và lâu dài nhưng không bền vững. b. Phương án 2. Có chính sách đặt thù, ưu đãi (Hỗ trợ 100% giá trị tiêu hủy, giãn nợ, cho vay lãi suất bằng 0% ) để phát triển chăn nuôi và xử lý một số trường hợp cá biệt như hộ Ông Nguyễn Văn M , hạn chế dịch bệnh lây lan và phát tán mầm bệnh ra diện rộng. Đồng thời cũng có chính sách răng đe (biện pháp chế tài đủ mạnh trong xử phạt hành chính, tịch thu tang vật tiêu hủy) đối với các thương lái không chấp hành các Quy định về phòng chống dịch bệnh động vật quy định tại Pháp lệnh thú y hiện hành. Huy động từ các nguồn tài chính của các Doanh nghiệp đóng trên địa bàn để hỗ trợ hộ Ông Nguyễn Văn M đủ số 30% mà gia đình Ông phải gánh chịu. - Ưu điểm + Giải quyết nhanh gọn các ổ dịch mới phát sinh nhỏ lẻ trong phạm vi hẹp có giá trị kinh tế không cao. + Hạn chế tối thiểu việc mua bán, vận chuyển gia súc không rõ nguồn gốc, thiếu quan tâm đến công tác kiểm dịch của thú y. - Nhược điểm + Lợi dụng chính sách đặt thù, ưu đãi để chi không đúng đối tượng, tạo gánh nặng cho ngân sách. Phương án này có tác dụng giải quyết tình huống hiện tại và lâu dài nhưng chưa tối ưu. = 10 = [...]... phải xác định: Công tác quản lý các loại dịch bệnh xảy ra ở gia súc, gia cầm trong thời gian qua trên khắp các địa phương trong cả nước như: bệnh Lở mồm long móng, cúm gia cầm, dịch heo tai xanh là cực kỳ phức tạp và nguy hiểm vì bệnh có thể lây sang người làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức lao động và tiền của của nhân dân Ngoài ra chúng ta cũng không lơ là đối với các loại dịch bệnh khác như: Tụ huyết trùng... kiến thứcQuản lý Nhà nước ngạch chuyên viên chính 2013 3 Họ tên thương lái (người bán gia súc) : Không rõ, chỉ biết tên thường gọi trong giao dịch mua bán là: Chú bảy 4 Nơi ở người bán gia súc: Không rõ, chỉ biết qua môi giới Với những căn cứ trên và nguy n nhân xảy ra, Ban chỉ đạo nhận định và đánh giá như sau - Chủ hộ gia đình ông Nguy n Văn M thuộc diện hộ nghèo trong xã - Nhập gia súc về địa phương... thú y liên tục biến động do thu nhập thấp, không ổn định Vấn đề nguồn nhân lực thì cốt lõi vẫn là công tác Cán bộ, do vậy cần phải quan tâm đúng mức đến thu nhập và sức khoẻ, bỡi không ai khác chính họ là người trực tiếp tiếp xúc với mầm móng dịch bệnh nguy hiểm, đặt biệt là những bệnh có thể lây sang người như Nhiệt thán, cúm gia cầm, bệnh bò điên, bệnh dại, sẩy thai truyền nhiễm - Thành lập quỹ hỗ... nhiều bệnh mới phát sinh, nhiều bệnh vừa gây thiệt hại về kinh tế lại vừa gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng con người; đồng thời khi Việt Nam gia nhập WTO kéo theo những quy định nghiêm ngặt hơn về tiêu chuẩn trong chăn nuôi, vệ sinh an toàn thực phẩm…, phương hướng, mục tiêu phấn đấu của ngành thú y Bình Định trong thời gian tới cần phải: Nâng cao tỷ lệ tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm; ... trợ phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm: 70% (14.000.000 đồng), sau khi có biên bản xác nhận của Đoàn công tác trong biên bản tiêu hủy và chữ ký của chủ hộ - Chi hỗ trợ ngoài chính sách quy định cho trường hợp cá biệt của hộ Ông Nguy n Văn M: 30% ( 6.000.000 đồng): + Nếu chưa thành lập quỹ hỗ trợ rủi ro trong chăn nuôi: Doanh nghiệp trực tiếp chi cho hộ gia đình (Chứng từ do Doanh nghiệp quy định)... Bình Định - Thành lập quỹ hỗ trợ rủi ro trong chăn nuôi Trong quá trình học tập thực hiện tiểu luận này, với sự hiểu biết và thời gian đầu tư cho nghiên cứu có giới hạn Bản thân mạnh dạn nêu lên những suy nghĩ, quan điểm của mình về xử lý tình huống: Đốt hủy gia súc bị bệnh không thể điều trị tại xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song không thể tránh khỏi những... việc quản lý hồ sơ dịch bệnh động vật bằng công nghệ thông tin (máy định vị để đưa các địa phương từng xảy ra dịch bệnh lên bản đồ GIS) 2 Kiến nghị Với những hiểu biết của mình và qua cách xử lý tình huống trên, bản thân xin mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị với các cấp có thẩm quyền một số vấn đề sau: - Trước xu hướng chăn nuôi ngày càng phát triển với tốc độ cao trong khi tình hình dịch bệnh trên... phải gánh chịu, không làm ảnh hưởng đến kinh tế gia đình và gây hậu quả nghiêm trọng, sau đó thực hiện tiêu hủy trong thời gian ngắn nhất Phương án này vừa đảm bảo phát triển chăn nuôi bền vững vừa xử lý được tình huống trước mắt Đề nghị chọn Phương án 3 d Tổ chức thực hiện Căn cứ các văn bản hiện hành sau = 12 = Tiểu luận Lớp Bồi dưỡng kiến thứcQuản lý Nhà nước ngạch chuyên viên chính 2013 - Pháp... nhiễm nguy hiểm; làm tốt công tác dự báo, chủ động phòng, chống, khống chế dịch…; Tổ chức hệ thống giám sát dịch bệnh, hệ thống kiểm dịch động vật, kiểm tra vệ sinh thú y và kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm; Xây dựng hệ thống lò mổ gia súc, gia cầm tập trung; Phấn đấu xây dựng vùng an toàn dịch bệnh để đảm bảo các sản phẩm của ngành chăn nuôi xuất khẩu với chất lượng cao; tăng cường năng lực để đáp ứng... hành - Tiến hành thuê nhân công đào hố tiêu hủy, chuẩn bị chất đốt, hoá chất xử lý = 15 = Tiểu luận Lớp Bồi dưỡng kiến thứcQuản lý Nhà nước ngạch chuyên viên chính 2013 - Đưa con vật đến hố tiêu hủy, tiến hành giết chết bằng cách đánh vào hành tủy, kẹp điện, hoặc tiêm thuốc sao cho con vật chết một cách nhanh nhất - Đưa xác con vật xuống hố đào sẵn, đốt hủy - Phải chờ đến khi xác con vật cháy toàn . ng ki ến thức Qu ả n lý Nhà n ướ c ng ạ ch chuyên viên chính 2013 Tiểu luận tình huống cuối khóa Đề tài: Xử lý tình huống đốt hủy gia súc do mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở xã Vĩnh Quang,. công tác phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh, tôi mạnh dạn chọn đề tài Xử lý tình huống đốt hủy gia súc do mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở xã Vĩnh Quang, huyện. thực hiện tiêu hủy) . III. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG 1. Mục tiêu tình huống: Việc xử lý tình huống của tôi nhằm đạt được những mục tiêu dưới đây. - Gia đình Ông Nguy n Văn M chấp

Ngày đăng: 27/10/2014, 12:26

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan