Phân tích, thiết kế xây dựng hệ thống elearning

85 1.5K 43
Phân tích, thiết kế xây dựng hệ thống elearning

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

E-learning ngày càng trở lên phổ biết do sự phát triển của Internet. Hệ thống e-learning cho phép người học có thể học tập bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào. Phần cốt lõi của một hệ thống e-learning là hệ quản trị nội dung học (Learning Content Management). Trên thế giới có nhiều hệ thống quản trị nội dung học như Atutor, Moodle...Tuy nhiên việc xây dựng một hệ thống LCM với đặc thù riêng vẫn là điều cần thiết cho mỗi một đơn vị đào toa. Mục đích của tài liệu này khảo sát, phân tích thiết kế xây dựng một hệ thống LCM bằng java và JSF, chuẩn SCORM, xây dựng công cụ đóng gói bài giảng theo chuẩn SCORM.

CHƯƠNG 1: CƠ BẢN VỀ E-LEARNING 2 1. eLearning là gì 2 2. Ảnh hưởng của eLearning đối việc dạy và học 4 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ HỌC TẬP 36 3.1 Chuyển file power point thành static-html 74 3.2 Tạo file schema theo chuẩn ADL SCORM 1.2 75 3.3 Tạo file manifest 75 3.4 Cắt file video theo chỉ thị thành các đoạn video nhỏ 76 3.5 Đưa các đoạn video nhỏ vào gói scorm 77 Đầu vào công cụ: tệp tin slide bài giảng và video quay bài giảng 78 CHƯƠNG 6: MÔ HÌNH TRIỂN KHAI HỆ THỐNG ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN 78 CHƯƠNG 7: NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 82 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT LMS Learning Management System LCMS Learning Content Management System CNTT Công nghệ thông tin WBT Web-based Training ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội 1 CHƯƠNG 1: CƠ BẢN VỀ E-LEARNING Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về eLearning. Trong chương này, chúng tôi giới thiệu một số định nghĩa cũng như làm sáng tỏ một số khái niệm liên quan đến eLearning, đồng thời cũng phân tích các ảnh hưởng của eLearning đối với việc dạy và học. 1. eLearning là gì Từ thủa sơ khai, con người đã có các hoạt động học và đào tạo. Hình thức đào tạo phổ biến nhất từ trước tới nay (hay gọi là đào tạo truyền thống) là hình thức mà giáo viên và học sinh cùng tập hợp tại lớp học, giáo viên truyền đạt kiến thức còn học sinh tiếp thu. Theo thời gian, các cách học và đào tạo cũng dần thay đổi. Sự phát triển của khoa học và công nghệ có ảnh hưởng lớn đến mọi mặt của cuộc sống con người trong đó có cả lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Khoa học công nghệ đã trợ giúp rất hiệu quả cho hoạt động giáo dục đào tạo, giúp tháo gỡ các ràng buộc về không gian, thời gian học, tuổi tác cũng như trình độ của người học trong đào tạo truyền thống, làm thay đổi rất nhiều đến hình thức đào tạo truyền thống. eLearning (viết tắt của Electronic Learning) là một thuật ngữ mới. Hiện nay có rất nhiều cách hiểu về eLearning là gì, dựa theo các quan điểm và dưới các hình thức khác nhau. Hiểu theo nghĩa rộng, eLearning là việc ứng dụng công nghệ (đặc biệt là CNTT) trong đào tạo nhằm nâng cao chất lượng và thỏa mãn nhu cầu đào tạo. eLearning có thể bao gồm các mức độ từ thấp đến cao như: - Việc sử dụng các thiết bị trợ giảng điện tử (máy chiếu), các phần mềm máy tính (MS Power Point) để minh họa, trình diễn bài giảng. - Việc đổi mới thi cử bằng các bài thi trên máy tính độc lập hoặc nối mạng được chấm điểm tự động. - Việc nâng cao chất lượng quản lý đào tạo bằng các chương trình máy tính. 2 - Việc tăng cường và đa dạng hóa tài liệu đào tạo bằng các thư viện điện tử, các nguồn tài liệu tra cứu trên đĩa CD, trên các máy chủ nội bộ của tổ chức hoặc trên các Website. - Việc làm phong phú thêm các hình thức trao đổi, thông tin liên lạc trong đào tạo giữa giáo viên với học viên, học viên với học viên sử dụng các công cụ liên lạc từ xa như: email, đàm thoại trên mạng (chat), diễn đàn qua mạng, trao đổi trực tuyến sử dụng Video-Audio conferencing (bao gồm cả satelline TV conferencing lẫn realtime computer conferencing). - Các phần mềm dạy học hoàn chỉnh trên máy tính cục bộ hoặc trên đĩa CD (Computer Based Training - CBT) hoặc trên các Website (Web-Based Training - WBT) cho phép học ở mọi nơi, mọi lúc. Theo quan điểm hiện đại, eLearning là sự phân phát các nội dung học sử dụng các công cụ điện tử hiện đại như máy tính, mạng vệ tinh, mạng Interner, Intranet, … trong đó nội dung học có thể thu được từ các Website, đĩa CD, băng video, audio… thông qua một máy tính hay TV, người dạy và người học giao tiếp với nhau qua mạng dưới các hình thức như: email, thảo luận trực tuyến (chat), diễn đàn (forum), hội thảo video (video conferencing) ….Việc giao tiếp ở đây có hai hình thức là giao tiếp đồng bộ (synchronous) và giao tiếp không đồng bộ (asynchronous). Giao tiếp đồng bộ là hình thức giao tiếp trong đó những người sử dụng truy cập mạng tại cùng một thời điểm và giao tiếp với nhau, ví dụ như thảo luận trực tuyến, hội thảo video là các hình thức giao tiếp đồng bộ. Ngược lại giao tiếp không đồng bộ là hình thức mà những người giao tiếp không nhất thiết truy cập mạng tại cùng một thời điểm, ví dụ email, diễn đàn là các hình thức giao tiếp không đồng bộ. Một số hình thức eLearning: - TBT - Technology-Based Training (đào tạo dựa trên công nghệ): là hình thức đào tạo có sự áp dụng công nghệ đặc biệt là dựa trên CNTT. Thuật ngữ này có thể hiểu một cách tương đương như thuật ngữ eLearning. - CBT - Computer-Based Training (đào tạo dựa trên máy tính): Hiểu theo nghĩa rộng, thuật ngữ này nói đến bất kỳ một hình thức đào tạo nào có sử 3 dụng máy tính. Nhưng thông thường thuật ngữ này được hiểu theo nghĩa hẹp để nói đến các ứng dụng (phần mềm) đào tạo trên các đĩa CD-ROM hoặc cài trên các máy tính độc lập, không nối mạng, không có giao tiếp với thế giới bên ngoài. Thuật ngữ này thường được hiểu đồng nhất với thuật ngữ CD- ROM Based Training. - Web-Based Training (đào tạo dựa trên Web): là hình thức đào tạo sử dụng công nghệ Web. Nội dung học, các thông tin quản lý khóa học, thông tin về người học được để trên các Website và người dùng có thể dễ dàng truy nhập qua trình duyệt. Người học có thể giao tiếp với nhau và với giáo viên, sử dụng các chức năng trao đổi trực tiếp, diễn đàn, email…, thậm chí có thể nghe được giọng nói và nhìn thấy hình ảnh của người giao tiếp với mình. - Online Learning/Training (đào tạo trực tuyến): Hình thức đào tạo có sử dụng kết nối mạng để thực hiện việc học: lấy tài liệu học, giao tiếp giữa người học với nhau và với giáo viên… - Distance Learning (đào tạo từ xa): Thuật ngữ này nói đến hình thức đào tạo trong đó người dạy và người học không ở cùng một chỗ, thậm chí không cùng một thời điểm. Ví dụ như việc đào tạo sử dụng công nghệ hội thảo cầu truyền hình, hoặc công nghệ Web. 2. Ảnh hưởng của eLearning đối việc dạy và học Công nghệ eLearning đang biến đổi cách học cũng như nơi học của sinh viên. Người học có thể học mọi lúc mọi nơi (miễn là nơi đó có phương tiện trợ giúp việc học), có thể học theo thời gian biểu cá nhân, với nhịp độ tuỳ theo khả năng, và có thể tuỳ chọn các nội dung học, do đó nó sẽ mở rộng đối tượng đào tạo lên rất nhiều, cho phép giải quyết được vấn đề nan giải trong lĩnh vực giáo dục thế giới đó là nhu cầu được đào tạo của người lao động và sinh viên tăng lên quá tải so với khả năng của các cơ sở đào tạo. eLearning sẽ có sức lôi cuốn rất nhiều người học kể cả những người mà trước đây họ chưa bao giờ bị hấp dẫn bởi lối giáo dục kiểu cũ và nó rất phù hợp với hoàn cảnh của những người đang đi làm nhưng vẫn muốn nâng cao trình độ. Các chương 4 trình đào tạo từ xa trên thế giới hiện nay đã đạt đến trình độ phong phú về giao diện, sử dụng rất nhiều các hiệu ứng đa phương tiện như âm thanh hình ảnh, hình ảnh động 3 chiều, kỹ xảo hoạt hình …, có độ tương tác cao giữa người sử dụng và chương trình, đàm thoại trực tiếp qua mạng …. Điều này đem lại cho học viên sự thú vị, say mê trong quá trình tiếp thu kiến thức cũng như hiệu quả cao trong học tập. Ngoài ra eLearning cho phép học viên làm chủ hoàn toàn quá trình học của bản thân, từ thời gian, lượng kiến thức cần học cũng như thứ tự học các bài, đặc biệt là cho phép tra cứu trực tuyến những kiến thức có liên quan đến bài học một cách tức thời, duyệt lại những phần đã học một cách nhanh tróng cũ, tự do trao đổi với những người cùng học hoặc giáo viên ngay trong quá trình học, những điều mà theo cách học truyền thống là không thể hoặc đòi hỏi chi phí quá cao. Những người mới bắt đầu học đều cho rằng eLearning hứa hẹn sẽ để lại một dấu ấn sâu sắc và lâu dài trong giáo dục đại học. Các nhà phân tích và chuyên môn về eLearning dự đoán ngày càng nhiều rằng rất nhiều chương trình đào tạo cao học về quản trị kinh doanh – MBA (Master of Bussiness Administrationd) theo lối truyền thống sẽ biến mất. Đối với người dạy học, thay vì phải mất thời gian đến các lớp học khác nhau để giảng bài, có nhiều thời gian hơn để chuyên tâm soạn thảo nội dung các bài giảng có chất lượng cao và giải đáp các thắc mắc của người học. Do đặc điểm của các bài giảng trong eLearning khác rất nhiều so với các bài giảng truyền thống, nên đòi hỏi người giáo viên cũng phải có những hiểu biết nhất định về CNTT và phải cộng tác với đội ngũ chuyên môn về CNTT để có thể thiết kế, chuyển đổi các nội dung giảng dạy sang eLearning sao cho có hiệu quả. Nhưng mô hình học trực tuyến không phải phù hợp với tất cả mọi người, nó chỉ phù hợp với những người học trưởng thành, thực sự có nhu cầu và tự giác học. Thêm nữa, không phải bất kỳ nội dung học nào cũng dễ dàng chuyển đổi sang eLearning. Những môn học mà nội dung có tính quy trình, thay đổi nhanh, yêu cầu cập nhật kịp thời sẽ là những nội dung thích hợp của eLearning. Không phải trong mọi trường hợp các bài giảng truyền thống được cho là tốt sẽ tự động có chất lượng tốt khi chuyển sang mô hình eLearning. Câu hỏi đặt ra là: liệu 5 các trường có thể làm được sự chuyển từ các lớp học truyền thống sang eLearning ? Nhiều trường đại học đã hợp tác với các các công ty bán hàng có uy tín để phân phối các nội dung học của họ. Một vài trong số các công ty này sẽ trở nên rất vững vàng trong tương lai – theo ông Mark Van Buren, Giám đốc Nghiên cứu thuộc Hội Phát triển và Đào tạo Mỹ (ASTD). Các trường đại học rõ ràng đang có các lợi thế hơn các nhà cung cấp dịch vụ eLearning khác, đó chính là danh tiếng – ông Van Buren nói. Bởi vì các trường đều được thành lập với mục đích chuyên cho công tác đào tạo nên so với các đơn vị khác chúng có danh tiếng hơn nhiều về lĩnh vực đào tạo. Một cách tương phản, với một khối lượng lớn giáo trình từ ban đầu, rất khó kiểm soát được chất lượng của dịch vụ eLearning – ông nói. Các trường đại học quan tâm đến eLearning vì một số lý do: nhằm cung cấp mô hình học suốt đời, tăng các khả năng lựa chọn mô hình học cho sinh viên, đồng thời khai thác khả năng của công nghệ để thoả mãn nhu cầu học cho những người đang đi làm., và tất nhiên là cả thu nhập nữa. Phòng đào tạo của các công ty cũng bị hấp dẫn bởi eLearning. Họ tiết kiệm được một khoản tiền đào tạo lớn khi thay thế mô hình đào tạo truyền thống bởi eLearning, đồng thời nhân viên được đào tạo cũng thích kiểu đào tạo này vì có thể tiết kiệm đựơc thời gian hơn cho việc học. Theo ông LeBlanc - hiệu trưởng trường Đại học Marlboro, trong thập kỷ tới sẽ có sự thay đổi rất dữ dội trong lĩnh vực giáo dục thường xuyên, giáo dục đại học và tại chức. Elearning trong các trường đại học sẽ bao gồm hai thị trường mới chưa được khai thác: học sinh quốc tế và các quan chức. Một sự thay đổi cơ bản nữa là sự chuyển đổi giữa các mô hình học mà người dạy đóng vai trò trung tâm sang các mô hình học mà người học đóng vai trò trung tâm hay nói cách khác là chuyển từ “dạy” sang “học”, nó bao gồm việc tách người dạy ra khỏi nội dung học – ông LeBlanc khẳng định. Một sự thay đổi có thể nữa trong giáo dục gây ra bởi eLearning đó là sự hình thành và phát triển của các công ty eLearning tư nhân. Với các sản phẩm cao cấp, các công ty này sẽ thu hút, chia sẻ thị trường của các cơ sở đào tạo truyền thống 6 trong khi hợp tác với các cơ sở khác. Các công ty này đang gây uy tín để trở thành các đơn vị cấp văn bằng. Thậm chí sự thay đổi sẽ liên quan đến những vấn đề cơ bản của ngành giáo dục đại học. Ông LeBlanc đã đưa ra câu hỏi: liệu hệ thống bằng cấp truyền thống như cử nhân, thạc sỹ hay tiến sỹ sẽ còn có ý nghĩa lâu hơn nữa không ? hay liệu chúng ta có thể nghĩ đến một sự pha trộn khác trong hệ thống bằng cấp ? Ông dự đoán rằng, sẽ có thêm sự trộn lẫn trong việc sắp xếp thứ tự của văn bằng. Ông DiPaolo – Giám đốc Điều hành, Trung tâm Phát triển Nghề nghiệp, Đại học Tổng hợp Standford cũng đồng ý như vậy. Để thoả mãn nhu cầu của thị trường, đòi hỏi các trường phải phân nhỏ các khóa học thành các mảnh nhỏ, chẳng hạn “đóng gói” một khoá học 30 giờ thành hai modun 15 giờ. Trường Standford cũng đã tìm thấy một dây chuyền cung cấp kiến thức mới nhờ vào Internet. Trước đây mỗi giáo viên phải làm mọi thứ, nhưng hiện nay thì khác, một người sẽ làm nhiệm vụ soạn thảo khoá học, người khác sẽ làm nhiệm vụ phân phối nó tới người học, người thì làm nhiệm vụ điều phối, người thì làm nhiệm vụ kèm cặp, phụ đạo – theo lời ông DiPaolo. 3. Tình hình phát triển và ứng dụng eLearning trên thế giới eLearning phát triển không đồng đều tại các khu vực trên thế giới. eLearning phát triển mạnh nhất ở khu vực Bắc Mỹ, ở châu Âu eLearning cũng rất có triển vọng, trái lại ở châu Á là khu vực chậm tiến đối với công nghệ này. Để có cái nhìn tổng quan về eLearning trên thế giới, chương này lần lượt điểm qua sự phát triển và ứng dụng eLearning ở các châu lục chính như Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á với các dẫn chứng minh hoạ về sự quan tâm hỗ trợ, các biện pháp, chính sách của nhà nước và chính quyền tại các khu vực trên đối với eLearning, sự ứng dụng eLearning trong các cơ sở giáo dục, các công ty, giới thiệu một số đại học ảo … Theo số liệu thống kê của Hội Phát triển và Đào tạo Mỹ (American Society for Training and Development - ASTD) gần 47% các trường đại học và cao đẳng Mỹ đã đưa ra các dạng khác nhau của mô hình học từ xa (distance learning) tại thời điểm năm 2000, tạo nên 54000 khoá học trực tuyến. 7 Theo các chuyên gia phân tích của Công ty Dữ liệu Quốc tế (International Data Corporation - IDC), vào cuối năm 2004 gần 90% các trường đại học và cao đẳng Mỹ sẽ đưa ra mô hình eLearning, số người tham gia học tăng 33% hàng năm trong khoảng từ năm 1999 đến 2004. IDC dự đoán rằng, chi phí của các trường đại học và cao đẳng cho công nghệ học từ xa (distance learning technology) sẽ tăng 20% mỗi năm, cụ thể là từ gần 300 triệu USD năm 1999 sẽ tăng lên đến 744 triệu USD năm 2004. Thêm vào đó, vốn đầu tư vào việc đào tạo từ xa sẽ đạt đến con số khổng lồ 2,2 tỷ USD vào năm 2004 (trong khi con số này vào năm 1999 là 900 triệu USD). Tại trường Đại học Standford chẳng hạn, eLearning được xem như là “một sự nỗ lực để mở rộng kinh nghiệm của Standford tới mọi người từng ngày” – theo lời ông Andy DiPaolo, Giám đốc Điều hành Trung tâm Phát triển Nghề nghiệp Đại học Standford. Bốn đại học danh tiếng là Standford, Oxford, Yale và Princeton đã cùng hợp tác trong một dự án dạy học từ xa trị giá 12 triệu USD, cung cấp các khoá học về khoa học, nghệ thuật trực tuyến. Dự án mang tên “liên minh các trường đại học cho việc đào tạo suốt đời ” (University Alliance for Life-Long Learning), nhắm tới các cựu sinh viên của trường. Trong năm 2001, Trường Kinh doanh Harvard (Harvard Bussiness School) và Đại học Tổng hợp Standford (Standford University) đã liên kết để mở các khoá đào tạo kinh doanh trực tuyến tập trung vào đối tượng học là các nhà lãnh đạo điều hành của các công ty cũng như của chính phủ trên toàn thế giới. Hai trường nói là, họ hy vọng chương trình của họ trở thành tư liệu hàng đầu thế giới về giáo dục quản lý trực tuyến. Trước đó Trường Công nghệ Standford (Standford School of Engineering) – đơn vị đi tiên phong trong lĩnh vực dạy học từ xa – đã đào tạo ra 25% số thạc sỹ thuộc ngành này qua đào tào từ xa. Sau Harvard và Standford, hai trường đại học nổi tiếng khác là New York và Columbia cũng mở các khoá học tương tự. Việc các trường đại học hàng đầu này mở chương trình eLearning cho thấy xu hướng phát triển của mô hình này sẽ rất mạnh mẽ. 8 Đầu năm 2001, Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã tạo ra một điểm sáng khi nó hoàn thành bản kế hoạch đưa gần như toàn bộ giáo trình học của trường lên mạng Internet hoàn toàn miễn phí. MIT nói rằng, trong vòng 10 năm tới sẽ cung cấp trên mạng các tài liệu của hơn 2000 khoá học bao gồm các bài giảng, bài đọc, bài kiểm tra, mô phỏng và các bài giảng video. Về phương diện nào đó, đề xuất của trường MIT làm tăng thêm quyết tâm của các trường đại học khác đang xem Internet như là một nguồn lợi quyến rũ. Đại học Tổng hợp Canada (Canadian University) cũng đưa ra khoá học trực tuyến về đất trồng và phân bón mang tên The Land. Với số vốn đầu tư 1 triệu đô la Canada, khoá học hướng tới đối tượng học là các nhà chuyên môn nông nghiệp. Hiện đang có một cuộc chạy đua giữa các trường lớn và nhỏ trong thị trường eLearning nhằm thu lợi từ thị trường khổng lồ này. Một ví dụ là Đại học Trực tuyến Phoenix – đơn vị đang dẫn đầu với hơn 18000 sinh viên. Trong 6 tháng từ 9/2000 đến 2/2001, trường này đã thu về 70,2 triệu USD, tăng 65% trong đó tiền lãi là 11,6 triệu USD tăng 72%. Với 23000 USD, sinh viên có thể đạt được trình độ MBA tại Phoenix, một món khá hời nếu so sánh với gần 80000 USD phải trả tại Trường Kinh doanh Fuqua - Đại học Tổng hợp Duke (Duke University’s Fuqua School of Business) – nơi mà một chương trình học trực tuyến cũng được đưa ra. Số người đăng ký học tại Phoenix nhiều gấp hai lần của trường Đại học Quốc tế Jones (Jones International University) – là trường đại học hoàn toàn trực tuyến đầu tiên ở Mỹ - đối thủ cạnh tranh hàng đầu của Phoenix. Với một mảng rất lớn các khoá học được công nhận giành cho đối tượng vừa học vừa làm, Phoenix đang xông xáo nhắm tới thị trường đại học giành cho các công ty với các chương trình học giá vừa phải, và các tuỳ chọn học mềm dẻo. Trường cũng làm việc với các công ty khách hàng để tuỳ biến các khoá học cho phù hợp với nhu cầu khách hàng. Phoenix đã xác nhận là gần một nửa số sinh viên của trường được cơ quan trả học phí. Sau đây là một số đại học trực tuyến: - Đại học Tổng hợp Maryland www.umuc.edu Đây là đại học công lập lớn nhất tại Mỹ có các khoá đào tạo trực tuyến. Bắt đầu cung cấp dịch vụ từ 1990. Năm 2001 số người đăng ký học trực tuyến 9 lên đến 63000 người, tăng gấp đôi so với năm trước đó. Học viên có thể được cấp 70 văn bằng các loại qua mạng. Học phí: tương tự như các khoá học trên lớp của trường – 197$ cho một giờ học với sinh viên đại học, 301$ với sinh viên sau đại học. Sinh viên nước ngoài phải trả gấp đôi. - Đại học Trực tuyến Phoenix online.uophx.edu Đại học trực tuyến lớn nhất nước Mỹ. Các lĩnh vực đào tạo bao gồm: cử nhân tài chính kế toán, quản trị và marketing, thạc sỹ quản trị kinh doanh (MBA), tiến sỹ về quản lý. Việc học và thi cử hoàn toàn qua mạng. Học phí: 400$ đến 500$ cho mỗi môn học. Để lấy được văn bằng MBA học phí khoảng 23000$. - Đại học Quân sự Trực tuyến eArmyU www.earmyu.com Từ 1/2001, eArmyU cho phép các binh lính Mỹ đăng ký học và lấy văn bằng của 24 trường đại học trên khắp nước Mỹ. Mỗi người học được cấp một máy tính xách tay, một máy in và quyền truy cập Internet. Cho tới 12/2001 có 10400 người học, dự tính đến 2003 sẽ áp dụng cho toàn bộ quân đội Mỹ. Học phí: miễn phí cho quân đội, dân thường không được phép đăng ký học. - Đại học Western Governors www.wgu.edu Đây là đại học trực tuyến được thành lập năm 1997 bởi 19 bang miền Tây nước Mỹ. Các khoá học được thiết kế theo trình độ từng học viên dựa theo kết quả kiểm tra nhập học. Nội dung học cho mỗi cá nhân dựa trên mức độ thiếu hụt kiến thức cần bù đắp của cá nhân đó. Trường được tài trợ bởi các công ty như IBM, AOL, Microsoft. Học viên phải trả 4500$ cho việc kiểm tra đầu vào và tiền giáo viên hướng dẫn, ngoài tuỳ thuộc vào nội dung học còn phải trả thêm các khoản thêm nữa. - Đại học Mở Harvard www.extension.harvard.edu Có 35 khóa học lấy các văn bằng trực tuyến về các nội dung: khoa học máy tính, thuật toán máy tính, xây dựng Website. Dự kiến sẽ mở rộng hơn nữa trong tương lai. Học phí từ 275$ không có tín chỉ cho tới 1750$. - Đại học Cardean www.cardean.edu 10 [...]... tiếp trên hệ thống quản lý học tập, còn cần sử dụng các công cụ xây dựng nội dung học tập (Authoring Tools) để thiết kế, xây dựng nội dung khóa học và được đóng gói theo Chuẩn (thường là chuẩn SCORM) gửi tới hệ thống quản lý học tập Trong một số trường hợp, nội dung khóa học có thể được thiết kế và xây dựng trực tiếp không cần các công cụ Authoring tools Những hệ thống làm được việc đó có tên là hệ thông... diên bài học Hệ thống e-learning của Viện Đại học Mở Hà Nội 34 Hệ thống e-learning của Đại học FPT Đại học Xây dựng có sử dụng hệ thống Moodle để giảng viên chia sẻ tài nguyên học tập với sinh viên Sau một thời gian triển khai rất nhiều các Thầy cô và sinh viên sử dụng hệ thống đó Tuy nhiên từ tháng 1 năm 2012 do có sự cố với hệ thống máy chủ nên hệ thống chưa được khôi phục lại Các hệ thống học tập... người dùng phải am hiểu kiến trúc hệ thống mới có thể can thiệp sâu vào trong hệ thống Với mục đích nghiên cứu học hỏi nâng cao trình độ Nhóm chúng Tôi quyết định xây dựng một hệ thống quản lý học tập mới với tiêu chí tinh gọn, phù hợp với nghiệp vụ các Trường Đại học và Cao đẳng tại Việt Nam 35 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ HỌC TẬP 1 Đối tượng sử dụng Hệ thống có 3 đối tượng sử dụng:... của một hệ thống quản lý học tập Tuy nhiên các hệ thống này chưa hỗ trợ khả năng cho phép thu phí cũa mỗi bài học Atutor, Moodle, ILIAS là những hệ thống mã nguồn mở, người dùng có thể download mã nguồn về để bổ sung chỉnh sửa các module mới Tuy nhiên các hệ thống mã nguồn mở này được phân tích và thiết kế với nhiều tính năng và chức năng nhưng để áp dụng tại Việt Nam thì cần phải tùy biến hệ thống rất... triển khai một số đề tài về eLearning Trong đó nổi bật là hệ thống đào tạo từ xa BKview trong khuôn khổ của đề tài cấp nhà nước KC.01.09 Hiện nay đề tài vẫn đang ở giai đoạn thực hiện Khác với phần lớn các hệ thống eLearning khác ở Việt Nam, 20 BKview là một hệ thống eLearning hoàn chỉnh với đầy đủ các chức năng nhờ vào việc BKview dựa trên hệ thống nền nhập ngoại đó là hệ Virtual-U của Virtual Learning... tâm công nghệ thông tin - Học viện Bưu chính Viễn thông (CDIT) cũng có một Web site tương tự www.truongthi.com.vn đặt tại địa chỉ http://www.khoabang.com/ - Trung tâm Công nghệ Kỹ nghệ Sài gòn (SaigonCTT): Kết hợp với công ty Cisco thực hiện các khoá đào tạo dài hạn (8 học kỳ tương đương 560 giờ học) về các công nghệ mạng của Cisco Học viên được học về cách thiết kế, xây dựng và bảo trì hệ thống mạng... trở ngại không nhỏ đến việc triển khai eLearning nói chung và WBT nói riêng ở Việt Nam 26 CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT MỘT SỐ HỆ THỐNG QUẢN LÝ HỌC TẬP Trung tâm của hệ thống e-Learning là hệ thông quản lý học tập LMS (Learning Management System) Theo đó, người dạy, người học và người quản trị hệ thống đều truy cập vào hệ thông này với những mục tiêu khác nhau đảm bảo hệ thống họat động ổn định và việc dạy học... học viên 3 Khảo sát một số hệ thống quản lý học tập điển hình Một số LMS phổ biên hiện nay trên thê giới phải kể đến là: BlackBoard, WebCT, Atutor, ILIAS, LRN, Moodle Trong đó Moodle là hệ thống được sử dụng rộng rãi trên thế giới và Việt Nam Tên hệ thống Atutor Mô tả ATutor là một Hệ thống quản lý nội dung học tập (Learning Content Management System) mã nguồn mở được thiết kế hướng tới tính dễ dùng... http:/ /elearning. due.edu.vn/ http:/ /elearning. ou.edu.vn/ http:/ /elearning. hoasen.edu.vn/ http:/ /elearning. bhiu.edu.vn/ trên asp.net Moodle Moodle Moodle Moodle 10 11 Thơ ĐH Dân Lập Hải Phòng ĐH Duy Tân http://elcit.ctu.edu.vn/ http:/ /elearning. hpmu.edu.vn/dl/ http:/ /elearning. duytan.edu.vn/portal/login Moodle Moodle Tự phát triển 1 2 3 4 32 12 13 14 15 16 17 18 19 20 22 23 … ĐH Đà Lạt ĐH Lạc Hồng ĐH Xây Dựng. .. Trường sử dụng công nghệ học từ xa của 1 công ty của Nga có tên là Prometheus để phân phối các chương trình học Các nước châu Âu có nhiều sự hợp tác đa quốc gia trong lĩnh vực eLearning Điển hình là dự án xây dựng mạng xuyên châu Âu EuroPACE Đây là mạng eLearning của 36 trường đại học hàng đầu châu Âu thuộc các quốc gia như Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Anh, Pháp cùng hợp tác với công ty eLearning của Mỹ Docent . CHƯƠNG 1: CƠ BẢN VỀ E-LEARNING 2 1. eLearning là gì 2 2. Ảnh hưởng của eLearning đối việc dạy và học 4 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ HỌC TẬP 36 3.1 Chuyển file power. sản phẩm eLearning của Mỹ trong một tham vọng hướng tới thị trường châu Âu. Ví dụ công ty eLearning của Mỹ, SkillShoft đã xây dựng cơ sở của công ty tại Anh, hợp tác với các nhà thiết kế bài học. về eLearning. Trong đó nổi bật là hệ thống đào tạo từ xa BKview trong khuôn khổ của đề tài cấp nhà nước KC.01.09. Hiện nay đề tài vẫn đang ở giai đoạn thực hiện. Khác với phần lớn các hệ thống eLearning

Ngày đăng: 27/10/2014, 11:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan