Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ bảo lãnh ngân hàng tại việt nam

34 850 3
Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ bảo lãnh ngân hàng tại việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài thảo luận Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ bảo lãnh ngân hàng tại Việt Nam I. Tổng quan về bảo lãnh Ngân Hàng (bank guarantee) 1. Khái niệm Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của ngân hàng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho ngân hàng số tiền đã được trả nợ thay. 2. Lịch sử hình thành và phát triển bảo lãnh ngân hàng Bảo lãnh ngân hàng bắt đầu được sử dụng rộng rãi từ đầu thập niên 70.Sự phát triển nhanh chóng của các quốc gia sản xuất dầu hỏa ở Trung Đông trong thời gian này cho phép họ ký kết những hợp đồng lớn với các công ty phương Tây cho những dự án lớn như cải tiến cơ sở hạ tầng, các tiện ích công cộng, dự án công nông nghiệp và quốc phòng.Nguồn gốc phát sinh nhu cầu bảo lãnh ngân hàng đặc biệt là bảo lãnh thanh toán ngay lần đầu là từ khu vực này.Với sự phát triển của thương mại quốc tế, các giao dịch ngày càng mang tính toàn cầu.Tầm cỡ và sự phức tạp của các giao dịch đòi hỏi và thúc đẩy sự phát triển của bảo lãnh ngân hàng.Bảo lãnh ngân hàng được sử dụng mạnh mẽ trên thế giới. Bảo lãnh ngân hàng còn được phát triển cả về hình thức sử dụng, thoạt đầu là loại bảo lãnh có điều kiện được bắt đầu từ thị trường Mỹ. Với các loại như: bảo lãnh bổ sung, bảo lãnh tiền bảo chứng, nó tỏ ra không hiệu quả và bất lợi cho bên yêu cầu bảo lãnh và do người bảo lãnh có thể viễn dẫn lý do biện hộ để không thanh toán dẫn tới tranh cãi phát sinh.Các ngân hàng cũng ngần ngại khi phát hành những loại bảo lãnh này vì họ không muốn dính líu đến các rắc rối trong hợp đồng.Bảo lãnh chỉ được sử dụng ở một số nước châu Phi, Trung Đông, ít thông dụng ở thị trường châu Âu. Loại bảo lãnh được sử dụng nhiều nhất là bảo lãnh thanh toán theo yêu cầu hay bảo lãnh vô điều kiện. Với loại này người thụ hưởng được thanh toán khi có yêu cầu mà không cần đưa ra chứng cứ về sự vi phạm. Một số nước vận dụng pha trộn hai loại trên miễn rằng các bên chấp thuận và ngân hàng đồng ý phát hành.Hiện nay bảo lãnh ngân hàng phát triển rộng rãi trên nhiều lĩnh vực. 3. Đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng Thứ nhất, về bản chất pháp lý, bảo lãnh ngân hàng là 1 giao dịch thương mại đặc thù - Tính chất thương mại trong hoạt động bảo lãnh thể hiện ở: + Chủ thể của hoạt động bảo lãnh ngân hàng do chính các ngân hàng thực hiện trên thị trường + Mục tiêu thu lợi nhuận và có tính chất chuyên nghiệp như một nghề nghiệp kinh doanh + Hoạt động bảo lãnh ngân hàng bắt buộc phải làm thủ tục đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật - Tính đặc thù thể hiện ở: + Một mặt bảo lãnh ngân hàng được thực hiện một cách chuyên nghiệp, mặt khác khi thực hiện hoạt động bảo lãnh có tính chất chuyên nghiệp như vậy, các ngân hàng phải sử dụng đến những kỹ thuật chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng nhằm đảm bảo sự an toàn cho đồng vốn của mình bỏ ra khi chấp nhận đóng vai trò người thực hiện nghĩa vụ tài sản thay cho khách hàng. Cũng vì lý do này mà hoạt động bảo lãnh chuyên nghiệp luôn được nhà làm luật nhìn nhận như là 1 hoạt động kinh doanh có điều kiện, ví dụ như phải được cấp giấy phép hoạt động bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Ngân hàng nhà nước VN) và phải có vốn pháp định theo quy định của pháp luật + Hoạt động kinh doanh bảo lãnh ngân hàng thường chịu sự chi phối của một số quy tắc pháp lý đặc thù, chỉ áp dụng riêng cho hành vi bảo lãnh có tính chất chuyên nghiệp như quy tắc về thủ tục bảo lãnh, phí bảo lãnh, giới hạn bảo lãnh và các chế tài áp dụng đối với bên vi phạm cam kết trong bảo lãnh ngân hàng… Thứ 2, về chủ thể, hoạt động bảo lãnh ngân hàng chủ yếu do loại chủ thể đặc biệt thực hiện là Ngân hàng Vì bản thân hoạt động bảo lãnh ngân hàng vốn dĩ là loại kinh doanh có rủi ro cao, chỉ có các ngân hàng chuyên nghiệp mới có đủ các điều kiện về vốn, trình dộ chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ và kinh nghiệm kinh doanh trên thương trường Thứ 3, trong bảo lãnh ngân hàng, ngân hàng không chỉ có tư cách của người bảo lãnh, mà còn có thêm tư cách của nhà kinh doanh Thứ 4, trong 1 nghiệp vụ bảo lãnh thường có ít nhất 3 thành phần: - Người bảo lãnh ( Ngân hàng) - Người được hưởng bảo lãnh ( người yêu cầu bảo lãnh) - Người thụ hưởng bảo lãnh ( người nhận cam kết bảo lãnh) Thứ 5, bảo lãnh ngân hàng là giao dịch được xác lập và thực hiện dựa trên chứng từ - khi ngân hàng phát hành cam kết bảo lãnh( thư bảo lãnh) cũng như khi người nhận bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ của người bảo lãnh, các chủ thể này đều bắt buộc phải thiết lập bằng văn bản. Những văn bản này không chỉ là bằng chứng chứng minh quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch bảo lãnh mà còn là cơ sở pháp lý để các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình đối với bên kia. Khi người nhận bảo lãnh yêu cầu ngân hàng thực hiện nghĩa vụ thay cho người được bảo lãnh, họ phải xuất trình các chứng từ phù hợp với nội dung cam kết bảo lãnh thì được trả tiền; ngược lại, ngân hàng cũng phả duặ vào văn bản bảo lãnh doo mình phát hành và đối chiếu với các chứng từ do người nhận bảo lãnh thiết lập và xuất trình để xác định việc đòi tiền của người nhận bảo lãnh có hợp lệ không và mình có phải trả tiền theo yêu cầu đó hay không. => bảo đảm quyền lợi hợp pháp và chính đáng của các bên giao dịch và nâng cao ý thức trách nhiệm cũng như tính kỷ luật của hợp đồng, trên cơ sở đó tạo dựng 1 môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch, an toàn và hiệu quả. Thứ 6, bảo lãnh ngân hàng là loại bảo lãnh vô điều kiện ( bảo lãnh độc lập) Tính chất vô điều kiện của bảo lãnh ngân hàng thể hiện ở chỗ: ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ đối với người nhận bảo lãnh ngay sau khi người này đã xuất trình các chứng từ phù hợp với nội dung của thư bảo lãnh hay cam kết bảo lãnh do ngân hàng phát hành, mà không phụ thuộc vào việc người được bảo lãnh có khả năng tự thực hiện nghĩa vụ của họ hay không. 4. Chức năng Thứ nhất, bảo lãnh là công cụ bảo đảm Đây là chức năng quan trọng nhất của bảo lãnh, bảo lãnh cung cấp một sự bảo đảm cho người thụ hưởng.Mục đích của bảo lãnh là cung cấp cho người thụ hưởng một khoản bồi hoàn tài chính cho những thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng của người được bảo lãnh gây ra. Thứ 2, bảo lãnh là công cụ tài trợ Không chỉ là công cụ bảo đảm đối với người thụ hưởng,bảo lãnh còn là công cụ tài trợ thực sự về mặt tài chính cho người được bảo lãnh. Trong nhiều trường hợp, thông qua bảo lãnh, người được bảo lãnh không phải xuất quỹ, được thu hồi vốn nhanh chóng, được vay nợ hoặc kéo dài thời gian thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ, tiền nộp thuế…. Vì vậy, mặc dù không trực tiếp cấp vốn nhưng với việc phát hành bảo lãnh ngân hàng đã giúp cho khách hàng của họ được hưởng những thuận lợi về ngân quỹ như khi được cho vay thực sự. Thứ 3, bảo lãnh là công cụ đôn đốc hoàn thành hợp đồng Người thụ hưởng có quyền yêu cầu thanh toán bảo lãnh khi người được bảo lãnh vi phạm hợp đồng. trong suốt thời gian hiệu lực của bảo lãnh, người thụ hưởng luôn có quyền yêu cầu ngân hàng phát hành thanh toán bảo lãnh nếu như người được bảo lãnh vi phạm hợp đồng. Người được bảo lãnh luôn bị áp lực của việc phải bồi hoàn bảo lãnh. Như vậy bảo lãnh có vai trò đốc thúc người được bảo lãnh hoàn tất hợp đồng ký kết. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng mang ý nghĩa đốc thúc thực hiện hợp đồng nhiều hơn là bồi hoàn 5. Phân loại 5.1. Theo mục đích của bảo lãnh a. Bảo lãnh vay vốn Ngân hàng cam kết với bên cho vay sẽ chịu trách nhiệm trả thay nếu bên đi vay không trả nợ đầy đủ đúng hạn nợ vay( gốc và lãi) ngay khi người cho vay thông báo là các khoản nợ còn lại chưa được trả đúng như đã ký kết và yêu cầu ngân hàng thanh toán mà không có sự kiểm tra nào. Trị giá tiền bảo lãnh: theo thỏa thuận, nhưng thường rất lớn. Có thể bao gồm phần gốc hoặc có cả lãi và chi phí Thời hạn hiệu lực: thời hạn thư bảo lãnh là thời hạn tín dụng đã thỏa thuận. thời hạn hoàn trả tín dụng tốt nhất là quy định khoảng 10 ngày b. Bảo lãnh dự thầu Mục đích của bảo lãnh đấu thầu là bảo đảm cho người dự thầu không rút lui, từ bỏ việc ký hợp đồng hay thay đổi ý định khi đã được trúng thầu. Nếu người dự thầu đã trúng thầu nhưng không ký hợp đồng thì người thụ hưởng sẽ rút tiền thanh toán từ bảo lãnh để trang trải những chi phí đấu thầu thiệt hại do chậm trễ tiến độ thi công hay chi phí để tổ chức đấu thầu lại Trị giá bảo lãnh: thường từ 1-5% trị giá hợp đồng đấu thầu Thời hạn hiệu lực: hợp đồng bảo lãnh của những người dự thầu mà không trúng thầu sẽ tự động hết hiệu lực c. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng Bảo lãnh thực hiện hợp đồng cung cấp một bảo đảm cho người thụ hưởng về việc thực hiện hợp đồng của người được bảo lãnh. Trong trường hợp người được bảo lãnh không thực hiện đúng, đầy đủ những nghĩa vụ đã được ghi trong hợp đồng thì người thụ hưởng có quyền yêu cầu thanh toán bảo lãnh. Trị giá bảo lãnh: giá trị bảo lãnh thực hiện hợp đồng thông thường là từ 5-10% trị giá hợp đồng Thời hạn: có thể kéo dài để bảo đảm cho việc giao hàng, lắp đặt, bảo hành máy… d. Bảo lãnh thanh toán Bảo lãnh thanh toán hoàn toàn có thể được sử dụng như 1 phương tiện bảo đảm thanh toán trong hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê tài chính, hợp đồng đại lý, hợp đồng xây dựng… đây là một trong những lọa bảo lãnh rất phổ biến ở các nước đang phát triển và có thể được sử dụng thay thế cho tín dụng chứng từ với mục đích bảo đảm cho nghĩa vụ thanh toán, tuy nhiên, bảo lãnh thanh toán khác tín dụng chứng từ về điều kiện thanh toán và cơ chế vận hành. e. Bảo lãnh miễn khấu trừ giá trị hóa đơn Bảo lãnh miễn khấu trừ giá trị hóa đơn cho phép người bán nhận được tổng số tiền thanh toán nhưng phải cam kết với người mua rằng số tiền bảo lãnh sẽ được hoàn trả lại cho người mua trong trường hợp người bán không thực hiện hoặc vi phạm các điều kiện của hợp đồng. f. Bảo lãnh tiền ứng trước ( bảo lãnh hoàn thanh toán) Với những hợp đồng thương mại có giá trị lớn, để giúp người bán( Nhà xuất khẩu) có vốn đặt hàng và nhanh chóng giao hàng cho người mua ( Nhà nhập khẩu), trong hợp đồng thương mại ký kết giữa 2 bên thường quy định một điều khoản thỏa thuận người mua ứng trước cho người bán một số tiền( gọi là tiền đặt cọc). Để đảm bảo cho người mua nhận lại số tiền đặt cọc đó (kể cả tiền lãi) trong trường hợp nhà xuất khẩu không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng, người mua yêu cầu người bán đề nghị ngân hàng bên bán mở bảo lãnh về khoản tiền ướng trước đó. Trị giá bảo lãnh: 5-10% giá trj hợp đồng (kể cả lãi trên số tiền này) g. Bảo lãnh Hải quan Áp dụng cho các trường hợp hàng hóa tạm nhập, tái xuất. Hải quan của nước mà hàng hóa được tạm nhập, tái xuất yêu cầu chủ hàng phải có 1 bảo lãnh nhằm đảm bảo rằng nếu quá hạn đã đăng ký mà hàng hóa dó không tái xuất thì cơ quan Hải quan sẽ rút tiền thanh toán từ thư bảo lãnh để phục vụ cho việc nộp thuế nhập khẩu và tiền phạt h. Bảo lãnh hối phiếu Đây là sự cam kết của ngân hàng trả tiền cho người thụ hưởng khi hối phiếu đến hạn trả tiền mà bên xin bảo lãnh không trả hoặc trả không đủ. Hinh thức thông thường của bảo lãnh hối phiếu có thể được ghi trên chính hối phiếu hoặc bằng một chứng thu riêng biệt. 5.2. Theo phương thức phát hành bảo lãnh a. Bảo lãnh trực tiếp Bảo lãnh trực tiếp là lọa bảo lãnh trong đó ngân hàng chịu trách nhiệm phát hành bảo lãnh trực tiếp theo yêu cầu của người được bảo lãnh (không qua trung gian). Sau khi ngân hàng đã bồi thường cho người thụ hưởng bảo lãnh, ngân hàng có thể trực tiếp truy đòi bồi hoàn từ người được bảo lãnh. Bảo lãnh trực tiếp thường có 3 bên tham gia: ngân hàng phát hành bảo lãnh, người được bảo lãnh và người hưởng bảo lãnh. b. Bảo lãnh gián tiếp Là loại bảo lãnh trong đó người được bảo lãnh sẽ yêu cầu ngân hàng thứ nhất (ngân hàng chỉ thị) đề nghị ngân hàng thứ 2 (ngân hàng phát hành) đưa ra cam kết bảo lãnh cho người thụ hưởng. Trong loại bảo lãnh này, người được bảo lãnh không trực tiếp bồi hoàn cho ngân hàng phát hành bảo lãnh mà chính ngân hàng chỉ thị sẽ chịu trách nhiệm bồi hoàn cho ngân hàng phát hành, thông qua một cam kết gọi là bảo lãnh đối ứng do chính ngân hàng này đưa ra. Sau khi đã bồi hoàn cho ngân hàng phát hành, ngân hàng chỉ thị có quyền truy đòi từ người được bảo lãnh. Bảo lãnh gián tiếp thường có ít nhất 4 bên tham gia: người được bảo lãnh, người thụ hưởng, ngân hàng chỉ thị, ngân hàng phát hành bảo lãnh. c. Đồng bảo lãnh Trong những thương vụ hoặc dự án có giá trị lớn, để phân tán rủi ro các ngân hàng có thể thực hiện đồng bảo lãnh. Trường hợp này một ngân hàng đóng vai trò đầu mối phát hành bảo lãnh nhưng có sự tham gia của các ngân hàng thành viên khác. Các ngân hàng thành viên cam kết chịu trách nhiệm theo từng phần đóng góp của mình bằng những bảo lãnh đối ứng. Khi ngân hàng bảo lãnh chính đã thanh toán cho người thụ hưởng thì có quyền truy đòi các ngân hàng thành viên đồng bảo lãnh số tiền mà họ đã cam kết. 5.3. Theo điều kiện thanh toán a. Bảo lãnh theo yêu cầu Là loại bảo lãnh mà điều kiện thanh toán của nó là người thụ hưởng bảo lãnh chỉ cần xuất trình văn bản yêu cầu thanh toán cho ngân hàng phát hành. Các văn bản yêu cầu đều do người thụ hưởng bảo lãnh đơn phương lập, không cần sự xác nhận của người được bảo lãnh hoặc 1 bên thứ 3 nào khác. b. Bảo lãnh kèm chứng từ Là loại bảo lãnh mà điều kiện thanh toán yêu cầu phải có chứng từ xác nhận từ bên thứ 3 ( thường là một bên độc lập có đủ tư cách chuyên môn để xác nhận) c. Bảo lãnh kèm phán quyết của trọng tại thương mại hoặc tòa án Điều kiện thanh toán trong trường hợp này là người thụ hưởng phải xuất trình một phán quyết của tòa án hoặc trọng tài khẳng định việc vi phạm nghĩa vụ của người được bảo lãnh và trách nhiệm bồi hoàn đối với người thụ hưởng. 6. Vai trò, ý nghĩa của bảo lãnh 6.1. Đối với ngân hàng - Bảo lãnh giúp ngân hàng đa dạng hóa danh mục sản phẩm dịch vụ, nhờ đó mà ngân hàng có thể giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt thì việc phát triển các loại hình sản phẩm dịch vụ hiện đại là một yêu cầu cấp bách đối với các ngân hàng. Mà bảo lãnh là một trong những nghiệp vụ không chỉ thúc đẩy hoạt động knh doanh của ngân hàng mà còn giúp ngân hàng tăng uy tín của mình nhất là trên thị trường quốc tế. - Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng được hưởng một khoản thu nhập lớn từ phí bảo lãnh. Đây là một khoản thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu từ dịch vụ của một ngân hàng thương mại hiện đại. Việc cấp bảo lãnh không đòi hỏi ngân hàng phải cấp vốn ra ngay mà chỉ bảo lãnh bằng uy tín của mình, do đó ngân hàng chưa phải sử dụng đến vốn của mình. Hơn nữa ngân hàng cũng rất ít khi phải đứng ra bồi hoàn bảo lãnh nên hầu như ngân hàng không sử dụng vốn của mình, không phải trả chi phí cho huy động vốn. - Theo quy định khi muốn được bảo lãnh thì khách hàng phải có một khoản kí quỹ tại ngân hàng ( thường bằng 100% giá trị hợp đồng bảo lãnh) trong suốt thời gian bảo lãnh. Khoản tiền này ngân hàng có thể sử dụng để cho vay mà không phải trả lãi hoặc trả lãi không thời hạn cho người được bảo lãnh. Đây là một nguồn vốn rẻ, ổn định và an toàn của ngân hàng. - Bảo lãnh góp phần làm tăng vị thế ngân hàng, mở rộng quan hệ đại lý, nhất là trên trường quốc tế. Việc chấp nhận bảo lãnh của một ngân hàng cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận mức độ uy tín và khả năng thanh toán của ngân hàng đó. 6.2.Đối với doanh nghiệp a. Đối với bên thụ hưởng Nhờ có bảo lãnh họ có thể yên tâm ký kết và thực hiện hợp đồng. Trong trường hợp có rủi ro xảy ra, hợp đồng không được thực hiện thì họ sẽ được ngân hàng bồi hoàn ngay lập tức khi họ xuất trình đầy đủ chứng từ chứng minh vi phạm của bên được bảo lãnh mà ngân hàng không được viện dẫn bất cứ lý do nào. Hơn nữa, nhờ có bảo lãnh mà họ tiết kiệm được thời gian và chi phí tìm hiểu bạn hàng mà không bị bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. b. Đối với bên được bảo lãnh - được cấp 1 khoản vay với chi phí nhỏ hơn nhiều so với việc đi vay ngân hàng thương mại, thậm chí họ còn tiết kiệm được 1 khoản vốn đáng kể. Hơn nữa họ còn được các chuyên gia của ngân hàng giúp phân tích đánh giá việc sử dụng vốn sao cho việc làm ăn có hiệu quả. - Mặt khác bảo lãnh ngân hàng còn tạo cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp có đủ khả năng thực hiện hợp đồng nhưng lại chưa có đủ uy tín, nhất là với các đối tác nước ngoài, bảo lãnh ngân hàng sẽ giúp họ có thể tham gia ký kết các hợp đồng thương mại nhất là các giao dịch thương mại quốc tế. Đồng thời bảo lãnh cũng kích thích và thúc đẩy các doanh nghiệp sử dụng vốn knh doanh hiệu quả để tăng thêm uy tín trên thị trường. 6.3. Đối với nền kinh tế - bảo lãnh ngân hàng mang lại lợi ích cho nền knh tế thông qua các hợp đồng thương mại được ký kết và được thực hiện có hiệu quả. Từ đó các doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất kinh doanh và có những đóng góp cho nền kinh tế. Bảo lãnh ngân hàng giúp đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế để phát triển và mở rộng. Các hoạt động bảo lãnh vay vốn nước ngoài, mua máy móc vật tư, thiết bị sản xuất theo phương thức trả chậm tạo điều kiện mạnh mẽ để thu hút vốn, đặc biệt là những nước phát triển như Việt Nam, tạo điều kiện ứng dụng công nghệ tiên tiến, tăng năng suất lao động. - bảo lãnh cũng thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển. Thông qua các chương trình Quốc gia phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, bằng việc quyết định có bảo lãnh hay không bảo lãnh, bảo lãnh với mức phí cao hay thấp, bảo lãnh thúc đẩy một số ngành phát triển, hạn chế một số lĩnh vực kinh tế hoạt động kém hiệu quả. - Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa, nguồn vốn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế. Bảo lãnh ngân hàng có thể giúp các doanh nghiệp thu hút được nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là những nguồn vốn rẻ với thời hạn dài từ trong nước và nước ngoài. II. Thực trang hoạt động bảo lãnh ngân hàng của NHTM tại VN 1. Thành quả đạt được Xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ, môi trường cạnh tranh ngày càng trở nên quyết liệt hơn, đòi hỏi các ngân hàng phải không ngừng phát triển và đổi mới theo hướng hoàn thiện các nghiệp vụ sẵn có, tiếp cận và ứng dụng các dịch vụ mới. Bảo lãnh ngân hàng là một nghiệp vụ được các ngân hàng thương mại Việt Nam quan tâm phát triển trong những năm đổi mới. Phát triển nghiệp vụ này không những góp phần đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng, mà còn thoả mãn nhu cầu đa dạng về bảo lãnh của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh tế - thương mại. Kết quả hoạt động bảo lãnh của các ngân hàng thương mại Nhà nước ở Việt Nam cho thấy, nghiệp vụ này đã có sự phát triển nhanh trong thời gian qua. 1.1. Đa dạng về chủng loại Hiện nay, ở Việt Nam, các loại hình dịch vụ bảo lãnh ở các ngân hàng tương đối phát triển. Tuỳ theo nhu cầu của khách hàng, các NHTM rất linh hoạt trong việc phát hành các loại hình bảo lãnh. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào quy mô vốn mà từng ngân hàng áp dụng đầy đủ hoặc 1 trong số các loại hình trên. Sau đây là các dịch vụ bảo lãnh của 5 ngân hàng BIDV, Agribank, Vietcombank, Vietinbank, ACB Ngân hàng Các loại bảo lãnh BIDV 1. Bảo lãnh dự thầu 2. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng 3. Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước 4. Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm 5. Bảo lãnh thanh toán 6. Bảo lãnh thanh toán thuế xuất - nhập khẩu 7. Bảo lãnh vay vốn 8. Bảo lãnh đối ứng 9. Các loại bảo lãnh khác theo yêu cầu khách hang Agribank 1. Bảo lãnh vay vốn 2. Bảo lãnh dự thầu 3. Bảo lãnh thanh toán 4. Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước 5. Bảo lãnh đối ứng 6. Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sp 7. Đồng bảo lãnh 8. Bảo lãnh khác 9. Xác nhận bảo lãnh Vietcomban k 1) Bảo lãnh vay vốn 2) Bảo lãnh thanh toán / Thư tín dụng dự phòng 3) Bảo lãnh dự thầu 4) Bảo lãnh thực hiện hợp đồng 5) Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm 6) Bảo lãnh thanh toán tiền ứng trước (Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, bảo lãnh hoàn trả tiền đặt cọc hoặc bảo lãnh tiền đặt cọc) 7) Bảo lãnh khoản tiền giữ lại (Bảo lãnh chất lượng công trình/ Bảo lãnh bảo hành/ Bảo lãnh bảo dưỡng) 8) Bảo lãnh đối ứng 9) Xác nhận bảo lãnh 10) Bảo lãnh du học 11) Các loại bảo lãnh khác pháp luật không cấm và phù hợp với thông lệ quốc tế Vietinbank 1) Bảo lãnh vay vốn 2) Bảo lãnh tiền ứng trước 3) Bảo lãnh thanh toán 4) Bảo lãnh dự thầu 5) Bảo lãnh thực hiện hợp đồng 6) Bảo lãnh bảo hành 7) Bảo lãnh thuế quan 8) Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm 9) Bảo lãnh hoàn thanh toán 10) Tái bảo lãnh (phát hành bảo lãnh trên cơ sở cam kết bảo lãnh đối ứng của một ngân hàng khác) 11) Các loại bảo lãnh khác. ACB 1. Bảo lãnh dự thầu. 2. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng. 3. Bảo lãnh thanh toán. 4. Bảo lãnh bảo hành. 5. Bảo lãnh vay vốn. 6. Bảo lãnh hoàn thanh toán. 7. Bảo lãnh thanh toán thuế. 8. Các loại bảo lãnh khác Cụ thể, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) có nhiều loại hình bảo lãnh thông dụng dành cho cá nhân và hộ kinh doanh cá thể, như: bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh bảo hành…Khách hàng có nhu cầu bảo lãnh và có khả năng thanh toán các khoản bảo lãnh, có thể đến ACB để có được các chứng từ bảo lãnh với thủ tục nhanh chóng.Chẳng hạn, khi khách hàng có nhu cầu được NH bảo lãnh nghĩa vụ thanh toán với bên nhận bảo lãnh, ACB sẽ phát hành thư bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh về việc cam kết thanh toán thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng, ACB sẽ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh như đã cam kết. 1.2 Xây dựng môi tường cạnh trang lành mạnh Theo ông Bùi Tấn Tài, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), cho biết ACB sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu được bảo lãnh của khách hàng với mức phí bảo lãnh cạnh tranh, linh hoạt, phù hợp với từng loại bảo lãnh và thay đổi theo từng thời kỳ, đặc biệt ACB luôn dành mức phí ưu đãi cho khách hàng truyền thống. Ngoài ra, khách hàng còn được tư vấn miễn phí về những vấn đề có liên quan đến dịch vụ bảo lãnh để có được phương án bảo lãnh hợp lý nhất. Ông Tài cũng cho biết them, với thương hiệu của ACB, khách hàng được ACB bảo lãnh sẽ có một lợi thế rất lớn, làm tăng độ tin cậy của khách hàng với đối tác, nhờ đó triển vọng thành công trong giao dịch của khách hàng sẽ trở nên chắc chắn hơn. Không chỉ tạo sự cạnh trang công bằng giữa các NH trong nước mà hoạt động tín dụng cũng đã và đang tạo điều kiện cho cả các NH nước ngoài tham gia vào thị trường VN đầy tiềm năng. Theo cam kết mở cửa hội nhập trong lĩnh vực NH,các NH nước ngoài được phép thực hiện nhiều dịch vụ NH, trong đó có dịch vụ bảo lãnh và cam kết. Dịch vụ này là thế mạnh của các NH nước ngoài vì có nhiều kinh nghiệm bảo lãnh, năng lực tài chính lớn và khả năng thẩm định bảo lãnh tốt… Ví dụ: Để thu hút khách hàng tham gia dịch vụ bảo lãnh, các ngân hàng thường sử dụng các biểu phí hấp dẫn và mang tính cạnh tranh. 1. Ngân hàng ACB Mức bảo lãnh: Căn cứ vào nhu cầu của khách hàng nhưng không vượt quá trị giá tài sản đảm bảo/ký quỹ. STT Giao dịch Mức phí I BẢO LÃNH TRONG NƯỚC 1 Phát hành thư bảo lãnh (**) (phí tính theo ngày, nếu dùng nhiều hình thức bảo đảm thì áp dụng mức phí tương ứng với từng hình thức bảo đảm) 1.1 Bảo lãnh dự thầu - Ký quỹ 0,48%/năm; TT 200.000đ - Bảo đảm bằng số dư tài khoản, sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá do ACB phát hành 1,2%/năm; TT 300.000đ - Bảo đảm bằng số dư tài khoản, số tiết kiệm, giấy tờ có giá của TCTD khác phát hành + Nằm trong danh mục được ACB chấp nhận 1,7%/năm; TT: 400.000 đ + Nằm ngoài danh mục được ACB chấp nhận 2,2%/năm; TT: 400.000 đ - Bảo đảm bằng tài sản khác 1,8%/năm; TT: 450.000 đ - Tín chấp + Theo quy định của ACB 2,2%/năm; TT 600.000đ + Khác quy định của ACB và được phê duyệt 2,7%/năm; TT 650.000đ 1.2 Bảo lãnh bảo hành - Ký quỹ + Trường hợp bảo lãnh không liên quan đến khoản tiền ghi có vào tài khoản 0,54%/năm; TT 200.000đ + Trường hợp Bảo lãnh cho các nghĩa vụ phát sinh kể từ khi tiền ghi có vào tài khoản 1,14%/năm; TT 350.000đ [...]... khiến khách hàng có ác cảm với ngân hàng và làm giảm uy tín của ngân hàng III Biện pháp hoàn thiện và phát triển dịch vụ bảo lãnh của NHTM tại Việt Nam 1 Định hướng phát triển dịch vụ bảo lãnh Không nằm ngoài chiến lược phát triển chung của của toàn bộ hoạt động của NH, dịch vụ bảo lãnh cũng được xác định theo phương hướng phát triển phù hợp với xu thế... lớn c Các giải pháp nâng cao chất lượng của hoạt động bảo lãnh  Nâng cao chất lượng thẩm định KH trong công tác bảo lãnh Nghiệp vụ bảo lãnh thực chất là một hình thức của nghiệp vụ tín dụng nhưng quan hệ vay mượn ở đây chỉ thực sự phát sinh khi NH phải thực hiện nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng bảo lãnh Việc bên được bảo lãnh không thực hiện... công hay thất bại của không chỉ dịch vụ bảo lãnh noí riêng mà toàn bộ hoạt động của NH nói chung 2 Các giải phát phát triển dịch vụ bảo lãnh của NHTM tại VN a Xây dựng kế hoạch phát triển hoạt động bảo lãnh trong từng giai đoạn Trong nền kinh tế thị trường theo xu hướng xã hội chủ nghĩa ở VN không chỉ ngành ngân hàng mà tất cả mọi thành phần... nghiên cứu và phát triển các loại hình mới Ví dụ: tại vietinbank một số loại hình bảo lãnh mặc dù đã đưa vào thực hiện nhưng doanh số thu được chưa cao như bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh phát hành chứng khoán và 1 số loại dịch vụ kèm theo Doanh số của các hoạt động này chưa cao không phải là do khách hàng không có nhu cầu mà là do NH chưa có biện pháp. .. ro trong bảo lãnh vay vốn Bên cạnh các loại bảo lãnh đã được biết đến NH cũng cần phát triển các dòng mới có tính hỗn hợp để tạo sự thuận lợi cho KH bởi vì trên thực tế 1 quan hệ kinh tế có thể phát sinh nhiều quan hệ bảo lãnh cùng 1 lúc  Mở rộng thị trường cho hoạt động bảo lãnh Thực tế hiện nay cho thấy các KH của dịch vụ bảo lãnh chủ... trình độ và năng lực  Yêu cầu cơ bản về trính độ ngoại ngữ và tin học  Hoàn thiện quy trình để đảm bảo nghiệp vụ thực hiện nhanh gọn đơn giản nhưng đúng đắn  Đưa công nghệ vào phục vụ hoạt động bảo lãnh để tạo sự thuận tiện cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ và yêu thích dịch vụ của NH hơn là các NH khác d Hoàn thiện hệ thống pháp luât Do... thị trường trong nước và quốc tế Hoạt động cần thiết và quan trọng nhất ngay lúc này đó là hiện đại hóa công nghệ ,phát triển sản phẩm dịch vụ của mình Dịch vụ bảo lãnh không chỉ có via trò quan trọng đối với hoạt động của NH nói riêng mà còn có vai trò thúc đẩy kinh tế phát triển nói chung Qua nghiên cứu bảo lãnh ngân hàng, chúng ta có thể... và chiều sâu Định hướng phát triển này được thể hiện ở 1 số nét sau:  Đa dạng hóa sản phẩm bảo lãnh: NH vừa thực hiện duy trì những sản ohẩm bảo lãnh truyền thống vừa triển khai những loại hình bảo lãnh mới nhằm phục vụ tối đa như cầu của khách hàng cũng như đáp ứng xu thế của nền kinh tế thị trường năng động  Nâng cao chất lượng nghiệp vụ. .. Xuân chỉ thực hiện việc bảo lãnh vay vốn dưới hình thức tín dụng thương mại L/C trả chậm mặc dù các DN có nhu cầu vay vốn rất lớn và để vay vốn thì các biện pháp đảm bảo là thế chấp, cầm cố hay bảo lãnh bằng uy tín của cơ quan có thẩm quyền Việc tiếp cận được dịch vụ là không đơn giản và loại hình thì quá hẹp nên hoạt động này chưa thực sự... được bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ với bên nhận bảo lãnh sẽ buộc NH có trách nhiệm bồi thường và khoản bồi thường đó sẽ được thu hồi từ bên được bảo lãnh Xác suất mà bên đưuọc bảo lãnh không thanh toán là lớn nên rủi ro của bảo lãnh cao Chính vì vậy công tác thẩm định trước khi chấp nhận bảo lãnh là cơ sở đê NH giảm thiểu rủi ro Cán . thảo luận Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ bảo lãnh ngân hàng tại Việt Nam I. Tổng quan về bảo lãnh Ngân Hàng (bank guarantee) 1. Khái niệm Bảo lãnh ngân hàng là cam. những nguồn vốn rẻ với thời hạn dài từ trong nước và nước ngoài. II. Thực trang hoạt động bảo lãnh ngân hàng của NHTM tại VN 1. Thành quả đạt được Xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập. động ngân hàng trên thế giới, hoạt động bảo lãnh ngân hàng ở Việt Nam trong những năm gần đây có được sự quan tâm phát triển của NHNN và các ngân hàng thương mại. Và tại các ngân hàng Việt Nam

Ngày đăng: 26/10/2014, 12:41

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. Ngân hàng ACB

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan