Nghiên cứu nấm Fusarium spp. gây hại trên cây hồ tiêu ở Quảng Trị

36 1.3K 3
Nghiên cứu nấm Fusarium spp. gây hại trên cây hồ tiêu ở Quảng Trị

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1.Đặt vấn đề Hồ tiêu có danh pháp hoa học là Pipernigrum thuộc họ hồ tiêu (Piperaceae), trồng chủ yếu để dùng làm gia vị dưới dạng khô hoặc tươi. Hiện nay hồ tiêu là cây công nghiệp lâu năm, có giá trị kinh tế và giá trị xuất khẩu cao được trồng ở nhiều nơi trên thế giới như Ấn Độ, Indonesia, Mã Lai, Thái Lan, Sri Lanka, Brazli, Trung Quốc và Việt Nam (Nair 2004). Cây tiêu dù có mặt tại Việt Nam từ thế kỷ 18, được trồng nhiều ở Phú Quốc và Vĩnh Linh nhưng ít được biết đến. Cả trăm năm Việt Nam hầu như không có tên trên bản đồ cây gia vị của thế giới. Mãi đến thế kỷ 20, khoảng năm 1986, khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới với cơ chế thị trường, cây tiêu bắt đầu được phát triển mạnh. Mạnh nhưng không ào ạt như cà phê vì không biết do điều kiện thổ nhưỡng hay khả năng chăm sóc kém mà những hộ trồng tiêu thường chỉ trồng vài sào hay nhiều lắm là 1-2 hécta. Tuy nhiên, với năng suất ngày càng cao, từ 5 - 7 tạ/ha nay đạt 3 tấn/hécta, cá biệt hộ kỹ thuật canh tác tốt có thể đạt 5 tấn/hécta; và chi phí giá thành khoảng 15.000 - 20.000đ/kg nhưng giá bán khoảng 40.000 - 50.000đ/kg, có lúc lên tới 60.000đ/kg đến 75.000đ/kg nên những nguời trồng tiêu có thể yên tâm vì giá cả hồ tiêu trên thị trường khá ổn định. Có thể khẳng định rằng tiêu là loại nông sản phụ nhưng có giá trị kinh tế cao, lúc nào cũng có thị trường tiêu thụ. Hạt tiêu là sản phẩm gia vị quý, được sử dụng với khối lượng lớn trong công nghiệp chế biến đồ hộp và thực phẩm và được sử dụng rộng rãi trong bửa ăn hàng ngày của nhiều nơi, ngoài ra hạt tiêu còn được dùng trong công nghiệp hương liệu và dược liệu. [3]. Mặt khác, hạt tiêu khô có thể bảo quản ở trong kho nhiều năm mà không giảm chất lượng, người trồng tiêu có thể giữ lại sản phẩm của mình để bán khi giá cả phù hợp. Ở nước ta, từ sau năm 1995 trở lại đây, cây tiêu được phát triển với tốc độ lớn. Trong những năm qua nhà nước ta chủ trương sản xuất nông nghiệp hàng hóa, vì vậy viêc xác định và chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp đang được chú trọng. Phát huy thế mạnh của những cây trồng có tiềm năng và đưa lại hiệu quả kinh tế cao đồng thời gắn với việc bảo vệ môi trường thì cây tiêu ở nước ta có thế mạnh to lớn vì nhiều địa phương có điều kiện thuận lợi về khí hậu, đất đai. Hiện nay tiêu được trồng nhiều ở các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Gia Lai, Đắc Lắc, Quảng Trị… 2 Quảng Trị là vùng trồng tiêu nổi tiếng, nằm ở phía nam của Bắc Trung Bộ, trọn vẹn trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, là vùng chuyển tiếp giữa 2 miền khí hậu: Mùa đông lạnh ở phía Bắc và nóng ẩm quanh năm ở phía Nam. Ở vùng này khí hậu khắc nghiệt, chịu hậu quả nặng nề của gió tây nam khô nóng, bão, mưa lớn, khí hậu biến động mạnh theo mùa. Nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, cũng như cả nước, Quảng Trị được thừa hưởng một chế độ bức xạ dồi dào do độ cao mặt trời và độ dài ban ngày quyết định. Kết quả điều tra đánh giá phân hạng tài nguyên đất tỉnh Quảng Trị năm 2001 của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã chỉ rõ: tổng diện tích đất thích nghi phát triển cây hồ tiêu là 46.824 ha. Trong đó, mức độ thích nghi nhất có 18.039 ha thuộc các vùng đất đỏ bazan ở Cồn Tiên - Dốc Miếu (thuộc huyện Gio Linh), Khe Sanh (huyện Hướng Hóa), huyện Cam Lộ và huyện Vĩnh Linh. Kết quả đánh giá đất đai chỉ ra các xã: Gio An, Gio Sơn, Hải Thái (Cồn Tiên - Dốc Miếu) huyện Gio Linh; các xã Vĩnh Hòa, Vĩnh Hiền, Vĩnh Nam huyện Vĩnh Linh và các xã Cam Thành, Cam Nghĩa, Cam Chính huyện Cam Lộ có mức độ thích nghi đối với tiêu là cao nhất. Vì khí hậu thời tiết của tỉnh Quảng Trị rất khắc nghiệt mùa đông khí hậu ẩm ướt, nhiệt độ thấp, nhưng mùa hè nhiệt độ cao, khô nóng là điều kiện thuận lợi để nhiều dịch hại phát sinh. Bên cạnh đó biện pháp của nông hộ chưa hợp lý, hiểu biết về bảo vệ thực vật cho cây tiêu còn bị hạn chế, là những yếu tố làm cho dịch hại phát triển trầm trọng hơn. Sâu bệnh hại đã và đang là nguyên nhân chính gây gây giảm năng suất và suy thoái nhiều vườn tiêu tại Quảng Trị. Theo Nguyễn Ngọc Châu (1995) ở Tân Lâm – Quảng Trị có khoảng 36 loài sâu bệnh hại tiêu [2]. Trong những năm cùng với sự mở rộng không ngừng diện tích cây hồ tiêu thì tình hình sâu bệnh phá hại ngày càng trở nên nghiêm trọng như bệnh chết nhanh (Phytopthora), chết chậm (Fusarium.spp), bệnh khô đầu ngọn (Collectotrichum sp), bệnh khô vằn (Rhizoctonia sp), sâu đục thân, tuyến trùng, rệp sáp…gây thiệt hại nhiều vùng sản xuất tiêu trên cả nước. Trong năm 2005, 2006 và đầu năm 2007 dịch hại trên cây hồ tiêu phát sinh và gây hại đáng kể cho nhiều vùng sản xuất hồ tiêu tập trung. Một trong những bệnh nguy hiểm làm giảm năng suất cây tiêu trên diện rộng đó là bệnh chết chậm. Bệnh chết chậm ở cây hồ tiêu do nấm Fusarium.spp gây ra. Cây tiêu có biểu hiện sinh trưởng chậm, lá úa vàng. Lá, hoa, các đốt và trái cũng rụng dần từ dưới gốc lên ngọn, chứ không rụng và héo từ đọt xuống như bệnh chết nhanh. Gốc thân cây bệnh có các vết nâu đen, dần dần vết bệnh lan rộng làm thối lớp vỏ gốc, bó mạch của thân cây hóa nâu. Khi 3 bệnh nặng, toàn bộ gốc và rễ cây tiêu bị thâm đen, hư thối, sau đó cây chết khô. Cũng có trường hợp làm cây chết chậm nhưng không phải do nấm Fusarium mà nguyên nhân là sự kết hợp với các nấm khác như Lasiodiplodia, Pythium, Rhizoctonia cũng làm thối gốc gây hiện tượng chết chậm cây tiêu. Trước diễn biến phức tạp của sâu bệnh hại nói chung và bệnh chết chậm nói riêng trên cây hồ tiêu, để có cơ sở cho việc phòng trừ và góp phần phục vụ tốt hơn cho sản xuất, chúng tôi tiến hành đề tài: “ Nghiên cứu nấm Fusarium spp. gây hại trên cây hồ tiêu ở Quảng Trị ”. Nhằm nghiên cứu đặc điểm sinh học, tính gây bệnh từ đó đưa ra hướng phòng trừ và bảo vệ hiệu quả không những đối với cây tiêu mà còn đối với các cây trồng có ích khác. Việc này là cần thiết và có ý nghĩa với sự phát triển của hồ tiêu tại tỉnh Quảng Trị nói riêng và Việt Nam nói chung. 1.2. Mục đích của đề tài: Nghiên cứu đặc điểm hình thái của nấm Fusarium spp. Nghiên cứu tính gây bệnh của nấm Fusarium spp. trong điều kiện in vivo. 1.3. Yêu cầu của đề tài: Thu thập mẫu đất và mẫu rễ ở các vùng trồng tiêu bị bệnh chết chậm tại Cam Lộ - Quảng Trị. Sơ bộ đánh giá và phân loại các chủng nấm Fusarium spp. thông qua hình thái nấm. Đánh giá tốc độ sinh trưởng của từng chủng nấm. Đánh giá được tính gây bệnh của từng chủng Fusarium. 4 Phần 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Tình hình nghiên cứu về bệnh hồ tiêu trong và ngoài nước . 2.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới . Các nhà khoa học trên thế giới đã tiến hành nghiên cứu rất nhiều các vấn đề về liên quan đến nấm Fusarium.spp. gây ra. Điển hình như: Takayuki và cs (1999) đã nghiên cứu ảnh hưởng của các điều kiện chiếu sáng khác nhau lên sự hình thành bào tử của F. globosum phân lập từ lúa mì ở vùng cận nhiệt đới Nhật Bản, đồng thời cũng đưa ra điều kiện chiếu sáng tối ưu để phân lập Fusarium [7]. Ellner (2002) đã nghiên cứu độc tố trong củ khoai tây gây độc bởi F. sambucinum. Kết quả chỉ ra rằng không thể chỉ cắt bỏ phần mô thối khoai tây (chứa rất nhiều độc tố) mà có thể loại hết độc tố của nó được [11]. Hussein và cs (2002) đã nghiên cứu sự xuất hiện và phân bố các loài Fusarium trên ngô ở New Zealand. Bằng cách sử dụng 2 phương pháp pha loãng và cấy trực tiếp, tác giả đã phân lập được 15 loài Fusarium spp. từ hạt và vỏ của 3 loài ngô ở vùng Manawatu [16]. Ghiasian và cs (2005) đã nghiên cứu sự sản xuất Fumonisin từ các loài Fusarium phân lập từ ngũ cốc tươi ở Iran. Kết quả đã phân lập được 3619 chủng F. verticillioides và F. proliferatum từ 92 mẫu ngũ cốc mới thu hoạch tại 4 vùng địa lý khác nhau của Iran, đồng thời cũng xác định được hàm lượng Fumonisin mà chúng tạo ra trên môi trường ngũ cốc [14]. Ngoài ra, trong những năm qua tình hình bệnh hại xuất hiện hầu như khắp các vùng trồng tiêu trên thế giới gây thiệt hại đáng kể và trở thành yếu tố quan trọng hạn chế diện tích và sản lượng tiêu. Vì vậy diễn biến bệnh hại trên cây hồ tiêu đã được nghiên cứu tại các nước sản xuất tiêu trên thế giới như sau: Ở Ấn Độ, các báo cáo đầu tiên về bệnh hại rễ tiêu là do Barber công bố năm 1902, 1903, 1905. Butler (1906) đẫ tiến hành điều tra bệnh hại ở vùng Wynad (Tây Nam Ấn Độ). Ông dẫ phát hiện ra tuyến trùng hại rễ là do nấm Fusarium oxysporium. Later (1918) đã bác bỏ kết quả của Buler và cho rằng nguyên nhân gây bệnh là chưa rõ ràng. Venkara Rau (1929) đã phân lập được Phytophthora sp. từ các mẫu tiêu bị chết héo chủ 5 yếu ở vùng mới khai hoang. Nhưng tiến sĩ Ramaskishen (1957) đã cho rằng không có loài phytophthora nào được phân lập từ cây tiêu bị bệnh trong nước. Ở Indonesia, tài liệu xuất bản về tình hình bệnh chết tiêu đã có từ năm 1885 ở phía Nam đảo sumatra. Đến năm 1899, Zimmerman tường trình về một loại bệnh ở rễ có thể làm chêt cả cây tiêu. Bệnh đã xuất hiện thành dịch ở Teluk Betong thuộc đảo sumatra. Đến năm 1901 Zimmerman cũng thấy dạng bệnh tương tự xuât hiên ở Đông Java. Ông tìm Được loài tuyến trùng Meloidogyne sp. Gây ra hiện tượng bệnh lý trên. Một số tác giả nghiên cứu bệnh tiêu ở Java sau đó cũng cho rằng tuyến trùng gây bướu ở rễ là nguyên nhân chính gây bệnh. Một số tác giả khác lưu ý rằng các điều kiên canh tác kém cũng có thể gây ra bệnh cho tiêu. Tình hình bệnh tương tự cũng thấy ở Lampong, phía Nam đảo Sumatra. Còn ở đảo Bangka, giáp bờ phía đông Sumatra ngay từ năm 1916, Rutger đã phát hiện thấy hiện tượng suy thoái dần trên cây tiêu, sau này được gọi là bênh vàng cây tiêu, do tuyến trùng Radôphlus similis gây ra. Bệnh này phát triển rất mạnh năm 1937. Năm 1936, Muller cho rằng hiện tượng chết rũ cây tiêu ở Java và sumatra nói trên có liên quan đến bệnh thối gốc tiêu mà ông đã tìm thấy nấm gây bệnh là Phytophthora palmivora var.piperis. Vào những năm 1962-1964, sản lượng tiêu hàng năm ở Indonesia đạt khoảng 50.000 tấn. Nhưng tình hình dịch bệnh phát triển rất mạnh mấy năm sau đó làm tiêu chết hàng loạt, sản lượng tiêu tụt xuống chỉ còn trên dưới 15.000 tấn. Chỉ sau khi có những nghiên cứu về giống, phân bón và phòng trừ sâu bệnh cho tiêu cùng với việc tổ chức một số hợp tác xã trồng tiêu và các biên pháp hỗ trợ tích cực của nhà nước, sản lượng tiêu ở đây mới dần dần được phục hồi và đạt mỗi năm khoảng 30.000 tấn trong những năm gần đây. Ở Malaysia, bệnh chết tiêu được phat hiện ở Sarawak từ những năm 1952-1953 Holiday và Mowat đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nấm Phytophthora palmivora. Hiên tượng bệnh cũng tương tự như đã phát hiện ở Sumatranawm 1952 mà Muller gọi là bênh thối gốc. Bệnh này phát triển mạnh trong những năm 1953-1956 gây thiệt hại khoảng 7.000 tấn tiêu, trị giá 1,7 triệu bảng Anh theo thời giá lúc đó. Blacklock (1954) cũng đã ghi nhận một số loại sâu bệnh khác phát hiện được ở Sarawak như các nấm gây thối gốc, rễ Fomes lignosus, Ganoderma lucidum; bệnh rỉ lá do tảo Cephaleuros parasiticus, tuyến trùng rễ heterodera sp 6 Các nước khác, ngoài các vùng Tây Nam Ấn Độ, Sumatra và Banka còn có một số vùng trồng tiêu khác cũng nổi tiếng như ở Brazil và các nước bán đảo Đông Dương. Barat (1952) là người đầu tiên nghiên cứu về bệnh thối rễ hồ tiêu ở các vùng này. Ông cũng giống như Muller, các nghiên cứu của ông là nghiên cứu về tuyến trùng Meloidogyne sp. Barat cũng đã phân lập được nấm Phytophthora sp. từ cây tiêu bị bệnh nhưng ông không xem đây là nguyên nhân gây bệnh chính. Ở Sarawak có rất ít báo cáo về bệnh thối rễ trước khi có các điều tra được tiến hành ở Newman (1941), mẫu rễ bệnh được gởi đến Malaysia để phân lập và phân lập được nấm Phytophthora sp. Điều này cho thấy nguyên nhân gây bệnh là do nấm nhưng các nghiên cứu sâu hơn vẫn chưa được tiến hành. Từ các kết quả nghiên cứu ở các vùng trồng tiêu khác nhau của các tác giả, duy nhất chỉ có Muller là người chứng minh được tác nhân gây bệnh hang loạt là do nấm Phytophthora palmivora var. piperis; tuyến trùng Meloidogyne Jamaica được xem là tác nhân tạo ra vết thương tạo điều kiện cho nấm xâm nhập. Các nghiên cứu gần đây của Tsao (1991) đã kết luận nguyên nhân gây bệnh thối chết gốc tiêu là do nấm Phytophthora palmivora MF4 và được xác định lại bằng công nghệ sinh học hiện đại nấm này là Phytophthora capsici. Ewin và Ribiro (1996) cho rằng nấm Phytophthora capsici rất khó phân lập từ cây bệnh. Tuy nhiên, với môi trường chọn lọc chúng ta có thể phân lập được nấm này từ cây bị bệnh. 2.1.2. Tình hình nghiên cứu hồ tiêu ở Việt Nam Vấn đề làm giảm năng suất, diện tích và chất lượng hồ tiêu đối với nước ta hiện nay là sâu bệnh, đặc biệt là bệnh hại tiêu. Theo CABI có khoảng 44 loài dịch hại cây hồ tiêu, riêng Việt Nam theo nghiên cứu của Diệp Hồ Tùng và CTV (1999) có 22 loài sâu bệnh hại tiêu ở Phú Quốc. Theo nghiên cứu của Võ Mai và Nguyễn Hữu Huân (1987) ở huyện Đức Linh - Thuận Hải có 10 giống tuyến trùng hại rễ hồ tiêu, trong đó có tuyến trùng Meloidogyne incognita gây hiện tượng sần rễ hồ tiêu là phổ biến nhất; có 12 loại bệnh trên thân, lá và gốc tiêu như thán thư (Gloosporium sp.), rụng đốt (Điploia sp.), thối gốc (Fusarium sp., Sclorofium sp…) Hồ Ngọc Thành đã tiến hành nghiên cứu xác định tác nhân gây bệnh chết nhanh hồ tiêu ở Xuân Lộc- Đồng Nai là do nấm Phytophthora sp. Gây ra. Ông đã phân lập nấm 7 này từ cây tiêu bị bệnh và lây bệnh nhân tạo cho tiêu trong vườn ươm và tiêu sản xuất thì cả hai trường hợp đều bị chết nhanh sau 7-9 ngày. Theo Nguyễn Ngọc Châu (1995) thì thành phần bệnh hại hồ tiêu ở Tân Lâm- Quảng Trị có tới 65 loài, trong đó tuyến trùng 49 loài, nấm bệnh 7 loài. Trong số 49 loài tuyến trùng ký sinh có 4 loài ký sinh gây hại nặng trên cây hồ tiêu là Meloidogyne incognita gây sần rễ có khả năng gây thành dịch trên diện rộng, loài Radôphlus reniformis gây đen nụ, loài Xyphenema amenicanum mang virus gây vàng lá tiêu, loài Pratrichodorus nanus mang virus gây bệnh xắn lá tiêu. Trong 7 loài nấm bệnh có các loại gây bệnh chủ yếu là thán thư (Collectotrium goeosprioides), đen lá (Lasiodiplodia theobromae), thối rễ (Fusarium solani) Theo Nguyễn Vĩnh Trường và cộng tác viên (2001) khi phân tích mẫu đất bị bệnh chết héo hồ tiêu ở Tân Lâm- Quảng trị và Long Khánh- Đồng Nai xác định nấm gây chết héo là Phytophthora capsicil. Một số nghiên cứu về tuyến trùng hại rễ hồ tiêu của Vũ Thị Nga ở Bình Long cũng cho thấy các giống Meloidogyne encognita, Criconemoides sp., helicotylenchus sp., Tylencherhynchus sp. đều có tỷ lệ xuất hiện 100% trong các mẫu đất phân lập. Nhìn chung tình hình bệnh hại hồ tiêu ở Việt Nam cũng có diễn bến tương tự trong khu vực và thế giới, đôi lúc còn phức tạp hơn. Đó là những khó khăn, thách thức đòi hỏi chúng ta phải có những nghiên cứu chắc chắn và xây dựng được một chiến lược về phòng trừ bệnh hại hồ tiêu có hiệu quả. 2.2. Giới thiệu chung về bệnh chết chậm Việt Nam là một đất nước có 2 vùng khí hậu khác biệt. Vùng khí hậu Á nhiệt đới từ phía Bắc của đèo Hải Vân với 4 mùa rõ rệt và vùng khí hậu nhiệt đới ở phía Nam đèo hải Vân với 2 mùa là: mùa khô và mùa mưa. Sự có mặt của những dãy núi ở miền Trung và miền Bắc Việt Nam làm gia tăng sự khác nhau giữa các vùng khí hậu, điều đó cho phép trồng nhiều loại cây khác nhau. Những vùng khác nhau của Việt Nam cũng đem lại khí hậu lý tưởng cho những loài Fusarium phát triển mạnh và những dòng Fusarium gây thiệt hại kinh tế lớn cho hàng loạt các cây trồng khác nhau trên cả nước, bao gồm cây ăn quả, cây rau, cây công nghiệp và cây nông nghiệp khác. Hồ tiêu là cây thân thảo, bộ rễ rất mềm yếu và phản ứng nhạy bén với điều kiện môi trường và chế độ chăm sóc, bón phân nên dễ bị các loại bệnh hại như: bệnh tuyến trùng, bệnh chết nhanh, bệnh chết chậm, bệnh thán thư, bệnh khô vằn, bệnh virus (bệnh 8 tiêu điên, bệnh xoắn lùn), bệnh thiếu dinh dưỡng… Bệnh chết chậm do nấm Fusarium.spp nhưng trong nhiều trường hợp là sự kết hợp với các nấm khác như Lasiodiplodia, Pythium, Rhizoctonia cũng làm thối gốc gây hiện tượng chết chậm cây tiêu. Trong đó bệnh chết chậm do nấm Fusarium gây ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng và phát triển. 2.2.1 Triệu chứng Hình 2.1: Cây tiêu bị bệnh chết chậm Bệnh chết chậm thường có triệu chứng vàng lá từ từ, thời gian từ khi có biểu hiện bị bệnh đến khi chết có thể kéo dài cả năm. Bệnh làm chết cả khóm hoặc chỉ chết 1-2 dây.[8] Cây bị bệnh kém phát triển, năng suất thấp, bộ rễ cây thường bị hủy hoại. Quan sát thấy trên rễ có nhiều mụn u sưng, vết thâm đen trên rễ do tập đoàn tuyến trùng gây ra. Gốc thân, cổ rễ bị thâm đen, thối khô. Các bó mạch trong thân bị chuyển màu thâm đen.[Báo cáo dịch hại chính trên hồ tiêu và biện pháp phòng trừ. Viện Bảo vệ thực vật. Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam] Do bộ rễ bị tổn hại, quá trình thoát nước, vận chuyển muối khoáng bị gián đoạn nên cây mới bị bệnh có biểu hiện sinh trưởng kém, lá bị vàng và rụng dần dần, cây còn nhỏ có thể bị chết khô hoàn toàn. Trường hợp cây tiêu bị bệnh nhẹ thì dây tiêu không chết nhưng sinh trưởng không bình thường và cằn cỗi. 2.2.2. Nguyên nhân gây bệnh. Có nhiều tác nhân tham gia gây bệnh chết chậm như tuyến trùng vùng rễ, rệp sáp, mối, nấm Fusarium spp, Phytophthora, Pythium….Một số nghiên cứu cho rằng, tuyến 9 trùng ký sinh gây thương tổn cho bộ rễ, sau đó nấm Fusarium và các loại nấm khác ký sinh theo là nguyên nhân gây hiện tượng chết chậm. Ở những vùng có mật độ rệp sáp hại rễ cao và mối gây hại sẽ làm cho triệu chứng của bệnh thêm rõ ràng và phát triển nhanh hơn.[Báo cáo dịch hại chính trên hồ tiêu và biện pháp phòng trừ. Viện Bảo vệ thực vật. Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam]. 2.2.3. Biện pháp phòng trừ Các bệnh héo Fusarium nói chung và chết chậm hồ tiêu nói riêng rất khó phòng trừ do bào tử hậu tồn tại qua thời gian dài trong đất, do đó phải: Luân canh các cây trồng có khả năng kháng bệnh ít nhất 2 năm trước khi trồng lại các cây trồng mẫn cảm có thể giúp làm giảm nguồn bệnh. Bón nhiều phân hữu cơ và bón đủ phân NPK và bón thêm vôi cho các gốc tiêu. Đồng thời không để gốc tiêu đọng nước trong mùa mưa. Tiêu hủy các cây bị bệnh và rắc vôi vào gốc diệt mầm bệnh.Tuy nhiên, loại nấm này vẫn có thể tồn tại bằng cách xâm nhiễm vào vỏ rễ các cây trồng không phải là kí chủ và không biểu hiện triệu chứng. Việc này nêu ra sự cần thiết nghiên cứu đặc tính sinh học của loại nấm này ở từng quốc gia, từng vùng, từng địa phương nhằm xác định vai trò của những cây trồng không phải là kí chủ và thời gian tồn tại của bào tử hậu trong đất.Có những giống cây trồng có khả năng kháng bệnh héo Fusarium. Tuy nhiên một giống kháng bệnh không có nghĩa là có khả năng kháng với tất cả các chủng của một dạng loài nào đó.Một số bệnh héo Fusarium đã được phòng trừ thành công bằng phương pháp sử dụng gốc ghép có khả năng kháng bệnh. Ví dụ, phương pháp này đã được áp dụng để phòng trừ bệnh héo Fusarium trên dưa hấu. Hiện nay chưa có thuốc trừ nấm hữu hiệu để phòng trừ. 2.3. Giới thiệu chung về nấm Fusarium spp. Nấm Fusarium spp. Thuộc: Ngành Ascomycota Lớp Deuteromycetes Họ Tuberaulariaceae Bộ Moniliales Chi Fusarium 10 Chi Fusarium bao gồm nhiều loài gây bệnh cho cây như héo do tắc bó mạch, thối rễ, thân và bắp, thối cổ rễ cây con và thối củ. Một số loài gây bệnh cũng sản sinh độc tố nấm lẫn tạp trong hạt ngũ cốc. Nhiều loài Fusarium khác là hoại sinh phổ biến trong đất. Các loài hoại sinh thường có mặt trên rễ và thân cây bệnh. Những loài hoại sinh này mọc nhanh trên môi trường và được phân lập dễ dàng từ rễ và thân bị bệnh, khiến cho việc phân lập các tác nhân gây bệnh chính trở nên khó khăn. Vì vậy việc lây bệnh nhân tạo các mẫu Fusarium phân lập từ rễ bệnh là rất cần thiết. Đây là phần quan trọng trong quá trình chẩn đoán, và là một trong những lí do tại sao chẩn đoán một bệnh rễ lại khó khăn. Ví dụ, Fusarium oxysporum bao gồm nhiều dạng loài gây các bệnh héo do tắc bó mạch và một số bệnh thối rễ. Tuy nhiên, F. oxysprorum cũng bao gồm nhiều dạng hoại sinh có mặt phổ biến trên rễ cây bệnh sau khi tác nhân gây bệnh đã làm thối mô rễ. Một số loài hoại sinh này cũng có thể sống nội sinh trong các tế bào lớp ngoài của rễ mà không làm tổn thương rễ. Theo các nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học, các bệnh héo Fuasarium là vấn đề quan trọng ở Việt Nam. Những bệnh héo này do các dạng loài của F.oxysporum gây ra. Một vài dạng F.oxysporum cũng có thể gây thối dưa hấu và củ khoai tây đã bị sâu hoặc dụng cụ gặt hái làm tổn thương. Thối bắp ngô, chủ yếu do F.graminearum và F. verticilliodes gây ra, ngày càng trở nên nghiêm trọng ở Việt Nam. Cả hai loài đều sản sinh độc tố nấm tồn tại trong hạt. Một số dạng Fusarium solani gây thối cổ rễ cây con họ đậu như đậu Hà Lan, đậu cô ve, và thối rễ ở các cây trưởng thành. Các dạng khác có thể gây hại ở khu vực gố than cây lớn, như cây vải, bị yếu đi do yếu tố môi trường làm stress và do các bệnh khác. Fusraium decemcellulare đã được phân lập từ cành nhãn bị thối ở miền bắc Việt Nam ( L. Burgess, thong tin chưa xuất bản) và từ cà phê ơ tỉnh Đắc Lắc (TS. Trần Kim Loang). Nghiên cứu sinh địa lý học chỉ ra rằng, các loài Fusarium khác nhau sẽ phân bố ở các vùng địa lý khác nhau. Sự thay đổi trong cấu trúc và đa dạng của nấm có thể do kết hợp với các vùng khí hậu đặc biệt trên thế giới [19]. Phổ kí chủ: Mỗi dạng loài thường chỉ gây héo do tắc bó mạch trên một loài kí chủ nhất định. Chẳng hạn như F. oxysporum f. sp. Niveum chỉ gây héo trên dưa hấu. [...]... PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu Nấm Fusarium spp gây bệnh chết chậm trêm cây tiêu 3.2.Phạm vi nghiên cứu Địa điểm: Huyện Cam Lộ - Tỉnh Quảng Trị Thời gian: Từ tháng 1/2009 – 5/2010 3.3 Nội dung nghiên cứu Phân lập nấm Fusarium spp từ rễ cây hồ tiêu bị bệnh Phân loại các chủng nấm Fusarium spp dựa vào hình thái và màu sắc tản nấm Đánh giá tốc độ sinh trưởng của các chủng nấm Fusarium spp.. . spp Kiểm tra tính gây bệnh của các chủng nấm đại diện trong điều kiện in vivo 3.4 Phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Phân lập nấm Fusarium spp từ rễ cây hồ tiêu bị bệnh 3.4.1.1.Phương pháp lấy mẫu bệnh Tiến hành thu thập mẫu rễ ở các vườn tiêu có triệu chứng bị bệnh chết chậm tại các vùng trồng tiêu ở các xã Cam Chính , Cam nghĩa huyện Cam Lộ - Quảng Trị Cách lấy mẫu Đào vùng đất ở gần gốc tiêu cách gốc khoảng... nghiệm được xử lý để thu giá trị trung bình và phân tích Duncan’s test với p . ra tr n môi tr ờng ngũ cốc [14]. Ngoài ra, trong những năm qua tình hình bệnh hại xuất hiện hầu như khắp các vùng tr ng tiêu tr n thế giới gây thiệt hại đáng kể và tr thành yếu tố quan tr ng. Bình Phước, Đồng Nai, Gia Lai, Đắc Lắc, Quảng Tr … 2 Quảng Tr là vùng tr ng tiêu nổi tiếng, nằm ở phía nam của Bắc Trung Bộ, tr n vẹn trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, là vùng chuyển. tuyến tr ng 49 loài, nấm bệnh 7 loài. Trong số 49 loài tuyến tr ng ký sinh có 4 loài ký sinh gây hại nặng tr n cây hồ tiêu là Meloidogyne incognita gây sần rễ có khả năng gây thành dịch tr n

Ngày đăng: 25/10/2014, 01:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan