Đặc điểm sinh học của hai loài ruồi đục quả bactrocera carambolae drew hancock và bactrocera tau walker (diptera tephritidae) vùng đồng bằng sông cửu long và biện pháp phòng trừ ruồi đục quả trước và sau thu hoạch

220 1.8K 2
Đặc điểm sinh học của hai loài ruồi đục quả bactrocera carambolae drew  hancock và bactrocera tau walker (diptera tephritidae) vùng đồng bằng sông cửu long và biện pháp phòng trừ ruồi đục quả trước và sau thu hoạch

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỞ ĐẦU 1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Ruồi đục quả (Diptera: Tephritidae) là nhóm đối tượng gây hại rất quan trọng trên các loại cây ăn quả tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Do tập quán gây hại của ấu trùng ruồi (bên trong quả) vì vậy ruồi đục quả (RĐQ) thường gây thất thu năng suất quan trọng trên cây và rau ăn quả. RĐQ không chỉ làm thất thu năng suất trên đồng ruộng, gia tăng chi phí sản xuất, mà còn làm gia tăng chi phí cho xuất khẩu do phải xử lý quả sau khi thu hoạch. Nhiều nghiên cứu thống kê đã cho thấy thiệt hại do ruồi đục quả (Diptera: Tephritidae) gây ra rất nặng nề. Không chỉ ở tại nơi sản xuất mà sự nhiễm ruồi trên quả còn kéo theo sự đình trệ về thông thương hàng hoá. Sự thất thu năng suất do RĐQ gây ra ước tính biến động từ 30-100% (Dhillon và ctv., 2005)[64]. Tại Pakistan, ước lượng thất thu hàng năm khoảng 200 triệu US dollars (Stonehouse và ctv., 1998)[178]. Tại vùng bắc Queenland của nước Úc, sự gây hại của B. papayae đã làm thất thu gần 100 triệu đô la Úc vào giữa những năm 1990 (Drew, 1997)[71]. Chỉ riêng loài Bactrocera cucurbitae Coquillett cũng đã làm ảnh hưởng đến quá trình xuất khẩu bí và bí ngô từ Tonga sang Nhật ước tính lên đến 8-10 triệu đô la Mỹ [29]. Theo Viện Cây Ăn Quả miền Nam, tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, thiệt hại do RĐQ gây ra trên quả cũng rất cao, tỷ lệ quả bị thiệt hại do nhiễm RĐQ được ghi nhận như sau: xoài 12%, ổi 94%, mận 76,33%; khổ qua 30% (Huỳnh Trí Đức và ctv., 2001)[5]. Nghiên cứu của Drew và ctv. (2001)[4] cho thấy có 29 loài thực vật ở miền Bắc và 26 loài ở miền Nam Việt Nam bị RĐQ gây hại. Chính vì việc phải đầu tư một số tiền lớn để làm sạch RĐQ trong lãnh thổ của mình khi bị nhiễm RĐQ do nhập khẩu quả tươi từ nước ngoài, nên các nước nhập khẩu tiên tiến đã đặt ra những quy định rất nghiêm ngặt đối với việc nhập 2 khẩu quả cây từ nước khác vào nước của họ để tránh sự nhiễm RĐQ hoặc bị tái nhiễm RĐQ[103]. Drew và ctv.(2001)[4] đã phát hiện được 29 loài RĐQ tại Việt Nam, trong đó có 7 loài gây hại quan trọng, bao gồm Bactrocera dorsalis, B. correcta, B. latifrons, B. pyrifoliae, B. cucurbitae, B. tau và B. carambolae. Riêng hai loài B. latifrons, B. pyrifoliae không hiện diện ở miền Nam. Loài B. carambolae đã được tìm thấy đầu tiên ở Malaysia bởi Drew (1991)[69]. Cũng tương tự như một số loài RĐQ khác, B. carambolae phân bố rộng tại nhiều vùng trên thế giới, đặc biệt là tại Châu Á (Drew và Hancock, 1994)[70]. Theo Clarke và ctv.(2005)[55], B. carambolae, B. dorsalis và B. papaye thuộc phức hợp B. dorsalis là ba loài gây hại quan trọng trên các loại quả có giá trị kinh tế cao nhất. Cả hai loài B. carambolae và B. tau đều đã được phát hiện tại Việt Nam (Drew và ctv., 2001)[4]). B.tau được ghi nhận không những gây hại trên các loại rau quả thuộc họ Cucurbitacae mà loài này còn gây hại trên một số loại thực vật khác tại Đông Nam Châu Á (Allwood và ctv., 1999)[28]. Theo Hasyim và ctv., 2004)[89], sự thất thu năng suất do côn trùng, đặc biệt là do RĐQ B.tau gây ra trên cây chanh dây Passiflora edulis tại Indonesia lên đến 40%. Mặc dù đã được ghi nhận hiện diện tại Việt Nam và cũng được ghi nhận gây hại quan trọng trên nhiều loại cây ăn quả và rau ăn quả trên thế giới (Hasyim và ctv. 2008)[89], nhưng các nghiên cứu và khảo sát về 2 loài B. carambolae và B. tau còn rất giới hạn, đặc biệt là tại Việt Nam, các công trình nghiên cứu về hai loài RĐQ này gần như không có. Hầu hết các công trình nghiên cứu về RĐQ ở Việt Nam chỉ tập trung trên loài RĐQ phương đông B. dorsalis, đây là loài RĐQ có ký chủ rất rộng. Vì vậy, đề tài nghiên cứu ‘‘Đặc điểm sinh học của hai loài ruồi đục quả Bactrocera carambolae Drew & Hancock và Bactrocera tau Walker (Diptera: 3 Tephritidae) vùng đồng bằng sông Cửu Long và biện pháp phòng trừ ruồi đục quả trước và sau thu hoạch’’ đã được thực hiện. 2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU - Sự gây hại của ruồi đục quả (Diptera: Tephritidae) và thành phần ruồi đục quả tại vùng đồng bằng sông Cửu Long. - Sự khác biệt về hình thái và di truyền giữa Bactrocera carambolae, B. tau với các loài RĐQ phổ biến khác. - Sự phân bố, ký chủ và gây hại của B. carambolae và B. tau trên cây trồng tại vùng ĐBSCL. - Đặc điểm sinh học của B. carambolae và B. tau. - Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả của các biện pháp phòng trừ RĐQ trước thu hoạch và ứng dụng mô hình IPM để phòng trừ RĐQ trên diện rộng. - Nghiên cứu sử dụng, đánh giá hiệu quả của các biện pháp xử lý nhiệt để phòng trừ RĐQ sau thu hoạch. 3 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỂN 3.1 Ý nghĩa khoa học Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ về hai loài ruồi đục quả Bactrocera carambolae và B. tau và về quy trình IPM để quản lý các loài ruồi đục quả nói chung và 2 loài ruồi B. carambolae và B. tau nói riêng tại vùng ĐBSCL. Đây cũng là công trình đầu tiên nghiên cứu khảo sát về sự phân bố, gây hại, đặc điểm sinh học và phân loại hai ruồi đục quả B. carambolae và B. tau bằng phương pháp sinh học phân tử tại Việt Nam. 3.2 Ý nghĩa thực tiển 4 Kết quả của đề tài đã cung cấp được nhiều thông tin, số liệu mới về B. carambolae và B.tau tại Việt Nam, đặc biệt là đã xây dựng thành công mô hình IPM để quản lý RĐQ phù hợp với các điều kiện canh tác và sinh thái của vùng ĐBSCL theo hướng khai thác tối đa những biện pháp an toàn và có hiệu quả kinh tế cao. Các dẫn liệu nghiên cứu đề tài sẽ góp phần đáng kể vào việc phát triển các biện pháp IPM theo sản xuất nông nghiệp tốt (GAP), làm phong phú thêm những hiểu biết sâu sắc về sinh học và biện pháp quản lý tổng hợp RĐQ. Đề tài cung cấp được nhiều thông tin hữu ích và cần thiết, giúp cho cán bộ ngành Bảo Vệ Thực Vật và cán bộ Khuyến nông có cơ sở khoa học và thực tiển để nghiên cứu xây dựng các chương trình và tài liệu tập huấn cho nông dân, đồng thời là cơ sở cần thiết, giúp cho các ngành Bảo Vệ Thực Vật và Khuyến nông xây dựng chiến lược để quản lý ruồi đục quả theo hướng an toàn và hiệu quả, góp phần nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống cho nông dân, đồng thời góp phần phát triển nông nghiệp Việt Nam theo hướng bền vững. 4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là hai loài ruồi B. carambolae và B.tau gây hại trên cây và rau ăn quả tại vùng đồng bằng sông Cửu Long. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu thành phần loài RĐQ phổ biến ở ĐBSCL nói chung, sự phân bố, gây hại trên các loại cây ăn quả và rau ăn quả trồng phổ biến, các đặc điểm hình thái, sinh học của loài B. tau và B. carambolae. Nghiên cứu hiệu quả của các biện pháp để quản lý RĐQ trước thu hoạch như sử dụng kỹ thuật canh tác (giống cây trồng, bao quả, màng phủ nông nghiệp, vệ sinh đồng ruộng…), thuốc hóa học và 5 dầu khoáng, nghiên cứu sử dụng hiệu quả protein thủy phân để phòng trừ RĐQ, từ đó nghiên cứu xây dựng mô hình và ứng dụng IPM để quản lý RĐQ trên diện rộng. Đồng thời nghiên cứu và đánh giá hiệu quả của các biện pháp xử lý nhiệt RĐQ sau thu hoạch. 5 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN - Phân loại hai loài B. carambolae và B. tau bằng phương pháp sinh học phân tử, làm cơ sở cho công tác phân loại các loài ruồi mới tại Việt Nam. - Xác định được sự phân bố, ký chủ và sự gây hại của B. carambolae và B. tau tại vùng ĐBSCL. - Bổ sung được nhiều số liệu có liên quan đến các đặc điểm hình thái, sinh học của B. carambolae và B. tau như thời gian phát triển của các giai đoạn phát dục, sự sinh sản, sống sót và tác động của thức ăn. - Hoàn thiện chế phẩm protein thủy phân (Sofri protein) từ bả hèm bia để phòng trừ hiệu quả ruồi đục quả (cả thành trùng đực và thành trùng cái). - Xác định được kỹ thuật sử dụng hiệu quả protein thủy phân trong điều kiện ngoài đồng. - Xây dựng thành công mô hình IPM để quản lý RĐQ tại vùng ĐBSCL. Mô hình đã được ứng dụng thành công trên nhiều vườn xoài, thanh long, khổ qua và sơ ri tại ĐBSCL. - Cung cấp bổ sung nhiều thông tin khoa học có liên quan đến tác động của nhiệt đến sự sống sót của ruồi đục quả trên quả xoài tại Việt Nam, góp phần hoàn thiện quy trình xử lý nhiệt để phòng trừ ruồi đục quả sau thu hoạch. 6 - Đây là lần đầu tiên một công trình nghiên cứu toàn diện về các biện pháp quản lý RĐQ từ vùng sản xuất đến thu hoạch và sau đó là xử lý ruồi sau thu hoạch nhằm phục vụ cho tiêu thụ nội địa và xuất khẩu được thực hiện thành công. Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 SỰ GÂY HẠI CỦA RUỒI ĐỤC QUẢ Ruồi đục quả (Diptera: Tephritidae) là nhóm đối tượng gây hại rất quan trọng tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Có khoảng 70 loài ruồi đục quả đã được ghi nhận là gây hại quan trọng trong nông nghiệp (White và Elson-Harris, 1992) [198]. Do tập quán gây hại của ấu trùng ruồi (bên trong quả) vì vậy ruồi đục quả (RĐQ) thường gây thất thu năng suất quan trọng trên cây và rau ăn quả. Sự thất thu năng suất do RĐQ gây ra ước tính biến động từ 30-100% (Dhillon và ctv., 2005)[61]. RĐQ không chỉ làm thất thu năng suất trên đồng ruộng, gia tăng chi phí phòng trừ, mà còn làm gia tăng chi phí cho xuất khẩu do phải xử lý quả sau khi thu hoạch. Tại Pakistan, ước lượng thất thu do RĐQ gây ra hàng năm khoảng 200 triệu US dollars (Stonehouse và ctv.,1998)[174]. Tại vùng bắc Queenland của nước Úc, sự gây hại của B. papayae đã làm thất thu gần 100 triệu đô la Úc vào giữa những năm 1990 (Drew, 1997)[68]. Chỉ riêng loài Bactrocera 7 cucurbitae Coquillett cũng đã làm ảnh hưởng đến quá trình xuất khẩu bí và bí ngô từ Tonga sang Nhật ước tính lên đến 8-10 triệu đô la Mỹ [27]. Tại Việt Nam, theo Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, năm 2010, diện tích cây ăn quả đã lên đến 380.000 ha, năng suất bình quân đạt 10 tấn/ha và rau ăn quả có diện tích 50.270 ha, năng suất bình quân đạt 21 tấn/ha (Cục trồng trọt, 2010)[2]. Các kết quả đánh giá của Viện Cây Ăn Quả miền Nam về thiệt hại do ruồi đục quả gây ra cho 4 loại quả ở Tiền Giang năm 2001 ghi nhận tỷ lệ nhiễm RĐQ trên xoài, ổi, mận và khổ qua lần lượt là 12%, 94%, 76,33% và 30% (Huỳnh Trí Đức và ctv.,2001)[5]. Đến năm 2005 tỷ lệ thiệt hại do ruồi đục quả tăng nhanh, tỷ lệ nhiễm trên xoài chiếm tỷ lệ 25%, thanh long 18-22% và khổ qua là 46% (Vijaysegaran và ctv., 2005)[191]. Nghiên cứu của Drew và ctv.(2001)[4] cho thấy có 29 loài thực vật ở miền Bắc và 26 loài ở miến Nam Việt Nam bị RĐQ gây hại. Tại miền Bắc, ghi nhận của Drew và ctv.(2001)[4] cũng cho thấy vào năm 1999, quả đào bị nhiễm ruồi ở Sapa tăng dần từ 6% (tháng 6) lên 65% (cuối vụ) và vào năm 2000, và mức độ gây hại của RĐQ phụ thuộc vào thời gian gây hại chính của ruồi trên quả và giống của từng loại cây ăn quả. Khảo sát của Lê Đức Khánh và ctv.(2008)[6] trên 5 loại cây ăn quả (đào mèo, vải, táo ta, quýt vàng và hồng) và 1 loại rau ăn quả (mướp đắng) tại các vùng trồng tập trung tại một số tỉnh miền núi phía Bắc ghi nhận tất cả các loại quả khảo sát đều bị ruồi gây hại khá nặng. Thời gian gây hại bắt đầu từ khi quả sắp chín, khi màu vỏ quả bắt đầu thay đổi. Đối với các loại quả có thời gian thu hoạch trong mùa hè hoặc mùa thu, tỷ lệ thiệt hại thường tăng dần từ đầu vụ đến cuối vụ. Các loại quả thu hoạch cuối mùa thu hay trong mùa đông có tỷ lệ thiệt hại cao nhất vào giữa vụ thu hoạch như quả hồng, giữa vụ bị hại là 52%, quýt vàng Bắc Sơn giữa vụ bị hại là 29%. 1.2 THÀNH PHẦN VÀ SỰ PHÂN BỐ CÁC LOÀI RUỒI ĐỤC QUẢ 8 1.2.1 Trên thế giới Nghiên cứu về sự phân bố của các nhóm RĐQ theo từng vùng được White và Elson-Harris (1992) [198] ghi nhận như sau: Khu vực Nam Phi, sa mạc Sahara có 140 giống (genera) bao gồm 14 loài Bactrocera spp., 65 loài Ceratitis spp. và khoảng 170 loài Dacus spp., chúng được gọi chung là nhóm Afrotropical. Khu vực Úc và New Guinea là nhóm Australasian, khu New Zeland và đảo Thái Bình Dương là nhóm Oceanic với khoảng 130 loại trong đó gồm 270 loài Bactrocera spp., Ceratitis capitata và 27 loài Dacus spp Khu vực Châu Âu, vùng nhiệt đới châu Á, Trung Đông và Nam Phi là nhóm Palaearctic với khoảng 140 loại của 13 loài Bactrocera spp., Ceratitis capitata, 5 loài thuộc Dacus spp. và 22 loài thuộc Rhagoletis spp. Khu vực Canada, Mỹ và miền núi phía bắc Mêxicô là nhóm Nearctic với khoảng 60 loại bao gồm 20 loài thuộc Anastrepha spp., 24 loài thuộc Rhagoletis spp Khu vực cận vùng Châu Mỹ là nhóm Neotropical với khoảng 90 loài gồm 180 loài Anastrepha spp., 1 vài loài thuộc phức hợp Bactrocera dorsalis, Ceratitis capitata và 21 loài Rhagoletis spp. Theo Collins và Collins (1998)[54], có trên 800 loài ruồi thuộc họ phụ Dacinae là những loài gây hại quan trọng, các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới (Bellas,1996)[40]. Tại Úc, có trên 80 loài RĐQ trong đó có 2 loài gây hại rất quan trọng, bao gồm B. tryoni và Ceratitis capitata [90]. Theo Drew và Romig (1997) [69], B. dorsalis, B. latifrons, B.cucurbitae và Ceratitis capitata là 4 loài RĐQ gây hại quan trọng nhất tại Hawaii (Hoa Kỳ). Trong các loài thuộc giống Bactrocera, B. dorsalis là một trong những loài RĐQ gây hại rất quan trọng trên tại nhiệt đới và cận nhiệt đới (Weems và Heppner, 2010)[195]. B. tau được ghi nhận không những gây hại trên các loại rau quả thuộc họ Cucurbitacae mà loài này còn gây hại trên 9 một số loại thực vật khác tại Đông Nam Châu Á (Allwood và ctv.,1999)[26]. B.tau hiện diện tại Bangladesh, Bhutan, Brunei Darussalam, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Lào, Mã Lai, Thái Lan và Miến Điện. Tương tự, loài B.carambolae cũng được phân bố rất rộng, loài này được ghi nhận tại Borneo, Brunei, Ấn Độ, Indonesia, Java, Mã Lai, Thái Lan, Pháp, Singapore [67]. Hình 1.1 Sự phân bố của các loài ruồi thuộc họ phụ Dacinae tại Đông Nam Châu Á và vùng Thái Bình Dương (Nguồn: Drew và Romig, 1997)[69] Theo Vargas và ctv.(2001)[185], có 6 loài ruồi gây hại nghiêm trọng ở nhiều quốc gia, bao gồm: Ceratitis capitata, Anastrepha suspensa, Bactrocera tryoni, B. oleae, B. dorsalis, B. cucurbitae. Cả 6 loài ruồi này đều là đối tượng kiểm dịch quan trọng của các nước nhập khẩu trên thế giới. Giống Bactrocera có số loài nhiều nhất [50],[67]. 1.2.2 Việt Nam 10 Kết quả điều tra côn trùng năm 1967-1968, 1977- 1978 của Viện Bảo Vệ Thực Vật ghi nhận có 12 loài RĐQ hiện diện tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu “Quản lý ruồi hại quả ở Việt Nam” của dự án TCP/VIE/8823 - FAO và “Quản lý ruồi hại quả nhằm tăng cường sản xuất quả và rau ở Việt Nam” (dự án ACIAR CS/1998/005), ghi nhận có 30 loài ruồi hại quả ở Việt Nam, trong đó có 8 loài gây hại quan trọng, bao gồm: Bactrocera dorsalis, B.correcta, B. pyrifloliae, B. carambolae, B. cucurbitae, B. tau, B. latifrons và B. verbascifoliae. Khảo sát của Lê Đức Khánh và ctv.(2008)[6] tại khu vực miền Bắc và Bắc Trung Bộ ghi nhận có 23 loài RĐQ gây hại trên 34 loại thực vật, bao gồm 18 loại cây ăn quả, 11 loại rau ăn quả và 5 loại cây dại (bàng, sung, thàn mát, móng rồng và cà gai). 1.3 HỌ RUỒI TEPHRITIDAE VÀ PHÂN LOẠI Tephritidae là họ lớn thuộc bộ hai cánh (Diptera) với trên 4000 loài thuộc 500 giống đã được ghi nhận, hầu hết các loài ăn thực vật, sống trên cây trồng, ấu trùng thường ăn quả mềm (White và Hancock, 1997)[67].Họ Tephritidae gồm những loài ruồi có kích thước trung bình, trên cánh thường c ó nhiều đốm hoặc các vết đậm màu. Thường có màu nâu, vàng, đen hoặc tổng hợp. Mạch Sc cong ngoặc về phía mép trước cánh. Ống đẻ trứng của con cái rõ rệt, chia làm 3 đốt [17]. Các loài RĐQ thường được phân loài dựa trên các đặc điểm hình thái và đặc điểm gây hại và ký chủ. Hiện nay việc phân loại bằng hình thái khó xác định chính xác một số loài, đặc biệt là trong các nhóm phức hợp B.dorsalis, hoặc các nhóm phức hợp B. tryoni và phức hợp B. tau [67]. CAB (2006)[44] mô tả hệ thống phân loại của ruồi đục quả đến giống Bactrocera như sau: Giới: Animalia- Linnaeus, 1758- animals; Ngành: Arthropoda- Latreille, 1829-Arthropods; Tổng lớp: Panhexapoda; Lớp: Insecta-C. Linnaeus, [...]... hiện đơn lẽ biện pháp này thì chỉ thu được kết quả nhất định, hiệu quả không cao, biện pháp này chỉ đem lại hiệu quả kinh tế khi phối hợp với biện pháp phun bả protein Tại Trung Quốc, sau khi phối hợp hai biện pháp này thì tỉ lệ quả cam bị hại từ 80% vào năm 1953 giảm xuống còn 5% vào năm 1954 [190] 1.6.1.4 Biện pháp thu hoạch quả sớm Biện pháp này chỉ có ý nghĩa đối với các loại quả tuy thu xanh nhưng... có một giống Giống Bactrocera gồm khoảng 350-375 loài (Weems và Heppner, 2010) [195], trong đó có nhiều loài gây hại rất quan trọng trong nông nghiệp Giống và các loài thu c giống Bactrocera được nhận dạng dựa vào đặc điểm hình thái và sinh học phân tử [186] 1.3.1 Định danh loài bằng hình thái Thành trùng ruồi được định danh theo khóa phân loại của Drew và Hancock (1994)[67] và Drew và Romig, 2007[69]... Malaysia khi thu vào thời điểm vỏ hơi vàng thì hoàn toàn có thể tránh được bị ruồi hại [189] 1.6.2 Biện pháp hóa học Lịch sử sử dụng thu c hoá học phòng trừ ruồi hại quả được bắt đầu ngay sau chiến tranh thế giới thứ 2, DDT đã được sử dụng và gần đây thu c fenthion và nhóm thu c pyrethroid đã được sử dụng để trừ ruồi trưởng thành [91] Sau này, các nhà vườn còn sử dụng thêm các loại thu c gốc thu c phospho... trừ sâu để phòng trừ ruồi hại quả có những hạn chế do phun vào giai đoạn quả gần chín và chuẩn bị thu hoạch nên dễ để lại dư lượng thu c trong quả, bên cạnh đó hiệu quả phòng trừ của thu c không cao, không an toàn vệ sinh thực phẩm, một số loại quả có nhiều vụ quả trong một năm (hồng xiêm, khế, ổi,…) thì lượng thu c dùng sẽ phải nhiều, từ đó sẽ gây ô nhiễm môi trường 1.6.3 Biện pháp sinh học Trong tự... lưu dẫn và dimethoate ở nồng độ 0,2% để phun lên bề mặt quả Theo thống kê của FAO (1986)[79], việc sử dụng các biện pháp hoá học để phòng trừ ruồi hại quả là biện pháp khá phổ biến ở nhiều nước châu Á Thu t ngữ “ phun phủ”(cover spray) là cách phun thu c lên toàn bộ tán cây, các loại thu c được sử dụng là các loại thu c có tác dụng thấm sâu để diệt trứng và giòi trong quả Tuy nhiên sử dụng thu c trừ sâu... trưởng thành chủ yếu sống trong quả, sau khi hoàn thành giai đoạn ấu trùng, giòi chui ra khỏi quả để vào đất hóa nhộng Vào giai đoạn trưởng thành, ruồi sống tự do ngoài vườn cây, giao phối và phát tán [52] 1.4.1 Ruồi đục quả Bactrocera carambolae (Drew và Hancock, 1994)[70] a Tên khoa học khác: Trước đây B carambola được xếp vào giống Dacus [69] b Phân bố: Bactrocera carambolae được ghi nhận hiện diện... loài có hình dạng tương tự nhau Phức hợp B dorsalis gồm ít nhất 52 loài (Drew và Hancock, 1994)[67], điều này làm cho việc định danh loài Bactrocera bằng hình thái gặp một số khó khăn Hiện nay, việc phân loại các loài trong nhóm có quan hệ gần nhau được xác định bằng các kỹ thu t sinh học phân tử kết hợp với mô tả hình thái [69] 1.3.2 Phương pháp phân loại dựa vào kỹ thu t sinh học phân tử Phương pháp. .. song song, cuối mỗi vệt vàng có một lông cứng, vệt thứ 3 ở giữa lưng màu vàng Chân nhìn chung màu vàng hung, ngoại trừ đốt chày chân trước, chân sau và gốc của đốt chày chân giữa có màu đen hoặc xám đen, cánh có buồng cánh gốc và buồng cánh mép trước không màu và lông cứng nhỏ [72] d Đặc điểm sinh học: Theo Singh và ctv.(2010)[168], thời gian phát triển của B .tau được ghi nhận như sau: Trứng 1,3 ± 0,41... nhanh và kết quả tương đối chính xác, việc giải trình tự DNA bằng hệ thống tự động đã giúp xác định cụ thể trình tự của đoạn gien đến từng nucleotide, giúp cho việc phân tích đa dạng di truyền thu n lợi và dễ dàng hơn [159] 1.4 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC VÀ SINH THÁI CỦA CÁC LOÀI RĐQ PHỔ BIẾN Ruồi đục quả thu c nhóm côn trùng biến thái hoàn toàn Giai đoạn từ trứng đến nhộng là giai đoạn trước. .. thích theo phương pháp cổ truyền, sản xuất ruồi bất dục rồi cho ký sinh trên ruồi bất dục Áp dụng mô hình IPM trên diện rộng đã mang lợi hiệu quả rất lớn cho nhà vườn trồng rau quả ở Hawaii Năm 2006, mô hình IPM đã làm tăng thu nhập từ rau quả lên 2,6 triệu USD và năm 2007 là 3,5 triệu USD tại Hawaii [126] 1.7 CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ RUỒI ĐỤC QUẢ TRÊN QUẢ SAU THU HOẠCH 1.7.1 Vấn đề kiểm dịch Trước khi gia . Tephritidae) vùng đồng bằng sông Cửu Long và biện pháp phòng trừ ruồi đục quả trước và sau thu hoạch ’ đã được thực hiện. 2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU - Sự gây hại của ruồi đục quả (Diptera: . dorsalis, đây là loài RĐQ có ký chủ rất rộng. Vì vậy, đề tài nghiên cứu ‘ Đặc điểm sinh học của hai loài ruồi đục quả Bactrocera carambolae Drew & Hancock và Bactrocera tau Walker (Diptera: . chủ và gây hại của B. carambolae và B. tau trên cây trồng tại vùng ĐBSCL. - Đặc điểm sinh học của B. carambolae và B. tau. - Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả của các biện pháp phòng trừ RĐQ trước

Ngày đăng: 25/10/2014, 01:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan