Tái cấu trúc thị trường Chứng khoán Việt Nam và kinh nghiệm các nước trên thế giới

20 377 0
Tái cấu trúc thị trường Chứng khoán Việt Nam và kinh nghiệm các nước trên thế giới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phân tích cơ bản 1. Phân tích nền kinh tế và phân tích thị trường chứng khoán Nền kinh tế thế giới. • Phục hồi chậm chạp, tăng trưởng suy giảm Kinh tế toàn cầu đã và đang trải qua giai đoạn khó khăn, quá trình phục hồi diễn ra chậm chạp, tăng trưởng đang suy giảm. Theo IMF, kinh tế toàn cầu năm 2011 chỉ đạt mức 4,0%, thấp hơn 5,1% so với năm 2010. Năm 2012 dự kiến tăng trưởng cũng chỉ ở mức 4,0%. Khu vực các nước phát triển tăng trưởng 1,6% năm 2011 và 1,9% năm 2012, so với tăng trưởng 3,1% của năm 2010. Khu vực các nước đang phát triển và mới nổi, tăng trưởng 6,4% năm 2011 và 6,1% năm 2012, so với mức 7,3% năm 2010. Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới đã mất 1% điểm tăng trưởng, với GDP sẽ chỉ tăng 1,5% trong năm nay và 1,8% trong năm 2012. Với 17 nước thuộc khu vực đồng euro, tăng trưởng GDP sẽ giảm bớt khoảng nửa điểm, còn 1,1% vào năm 2012. Nhật Bản đã tăng trưởng trở lại, nhưng cũng chỉ đạt mức 0,5% trong năm nay. Trung Quốc tiếp tục là nước dẫn đầu với mức tăng trưởng 9% trong năm tới. Nga, Mỹ Latin, châu Phi, Trung Đông và Bắc Phi tăng trưởng sẽ thấp hơn so với dự báo trước đây.Xét trên góc độ của các nước có nền kinh tế lớn mạnh (nhóm G7). Giá tiêu dùng của năm 2009-2011 có xu hướng tăng nhưng dự tính năm 2012 có xu hướng giảm nhẹ. • Dòng vốn quốc tế chảy vào các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam thuộc khu vực Đông Á, Thái Bình Dương) có xu hướng giảm từ 2010 và dự kiến còn giảm trong năm 2012. Luồng vốn FDI dịch chuyển từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển và mới nổi tăng từ 485,4 tỷ USD năm 2010 lên mức 555 tỷ USD năm 2011 và sẽ là 603,6 tỷ USD trong năm 2012. Tuy nhiên, luồng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài lại có xu hướng giảm. Luồng vốn này dự kiến giảm từ mức 147,8 tỷ USD trong năm 2010 xuống còn 119,1 tỷ USD trong năm 2011. Dòng vốn đầu tư gián tiếp bị giảm là do các nguyên nhân: (1) Bất ổn chính trị tại khu vực Trung Đông - Bắc Phi; (2) Lạm phát tăng cao tại các nước đang phát triển; (3) Các quốc gia đang phát triển kiểm soát chặt chẽ dòng vốn nóng (4) Lợi nhuận của các nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu bị giảm sút. Trong nửa đầu năm 2011, luồng vốn đầu tư gián tiếp bị rút khỏi các nước đang phát triển khoảng 25 tỷ USD, ngược với dòng vốn chảy vào khoảng 85 tỷ USD trong cùng kỳ năm 2010. Tình hình trên tiếp tục gây khó khăn cho thị trường chứng khoán của các nước này. - Tỉ lệ tăng trưởng GDP thực tế của các nước phát triển không dao động nhiều nhưng đối với các nước nằm trong khu vực Đông Á- Thái Bình Dương thì lại có xu hướng giảm trong năm 2011 và dự kiến giảm trong năm 2012. Tâm lý giới đầu tư trong 3 tháng đầu năm đã trở nên tích cực hơn nhờ những thống kê về tình hình kinh tế Mỹ tốt hơn mong đợi và những bước tiến đáng kể trong việc xử lí cuộc khủng hoảng nợ châu Âu. Giá hàng hóa tăng mạnh từ 2009 đến 2010 nhưng có xu hướng giảm vào 2011 và dự báo là sẽ còn giảm trong năm 2012  Tình hình kinh tế thế giới hiện nay được dự báo là vẫn gặp nhiều khó khăn. Việc này dẫn đền những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với những doanh nghiệp hoạt động chủ yếu là xuất khẩu, và hệ quả cũng ảnh hưởng lớn đến hệ thống ngân hàng nói chung và Sacombank nói riêng.  Khả năng hấp thụ vốn của hệ thồng ngân hàng còn thấp, trong điều kiện kinh tế như hiện nay thì các ngân hàng lại càng khó khăn trong việc tận dụng một cách có hiệu quả nhất luồng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Kinh tế Mỹ Tại Mỹ, thâm hụt ngân sách tính đến quý II năm 2011 là 970,52 tỷ USD, giảm 33,5 tỷ USD, tương đương 3,3% so với cùng kỳ năm 2010. Bộ Tài chính Mỹ dự báo, thâm hụt ngân sách liên bang trong cả năm 2011 có thể lên tới 1.650 tỷ USD, đánh dấu năm thứ 3 liên tiếp vượt mức 1.000 tỷ USD. Nợ công của Mỹ tiếp tục tăng cao, với tốc độ nhanh. Tính đến 2/8/2011 đã là 14.580 tỷ USD. Sau một thời gian tranh cãi, Quốc hội Mỹ cũng đã đạt được thỏa thuận nâng trần nợ công của Mỹ thêm 2.400 tỷ USD nhằm tránh cho nước Mỹ rơi vào cuộc khủng hoảng mới. Kinh tế khu vực Châu Âu Khủng hoảng nợ công vân tiếp tục lan rộng. Khoản nợ phải trả cho năm 2011 lên tới 560 tỷ euro (736 tỷ USD), cao hơn 45 tỷ USD so với năm 2010. Mặc dù EU đã đưa ra các gói cứu trợ gần 300 tỷ euro cho Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha, nhưng những khu vực yếu nhất trong khu vực Eurozone vẫn chưa thực sự thoát hiểm. Kinh tế Hy Lạp, Ireland vẫn tiếp tục suy thoái, nợ công tăng cao, có thể lên tới 160% vào các năm tới. Hội nghị Thượng đỉnh EU ngày 27/10/2011, đã quyết định xóa 50% khoản nợ cho Hy Lạp và huy động 1.000 tỷ euro để ngăn chặn tình trạng lây lan khủng hoảng đang đe dọa nghiêm trọng tới nền kinh tế của EU. Các ngân hàng và quỹ đầu tư tư nhân cũng chấp nhận tự nguyện từ bỏ 50% yêu cầu đối với khoản nợ của các quốc gia này trong giai đoạn từ nay đến năm 2020. Tuy nhiên, nguy cơ vỡ nợ vẫn thường trực tại khu vực châu Âu, nếu chính phủ các quốc gia có mức nợ cao nói trên không cắt giảm thâm hụt ngân sách và sử dụng các gói cứu trợ không có hiệu quả. Kinh tế khu vực đồng tiền chung Châu Âu tiếp tục gặp nhiều khó khăn, khi tỷ lệ thất nghiệp trong khu vực đã lên 10,8% mức cao nhất trong vòng 14 năm qua. Trước bối cảnh đó liên minh Châu Âu (EU) đã thống nhất về phương án tăng cường "bức tường lửa" để ngăn chặn nguy cơ khủng hoảng tài chính trong khu vực. Hôm 30 & 31 tháng 3, tại cuộc họp ở Copenhagen (Đan Mạch) các Bộ trưởng tài chính đã thống nhất phương án gộp chung quỹ bình ổn tài chính châu Âu (EFSF) và cơ chế bình ổn Châu Âu (ESM) lên 800 tỷ EUR, để tiếp tục hỗ trợ các quốc gia khác trong thời gian tới. Tuy nhiên, rủi ro địa chính trị khu vực Trung Đông ngày càng gia tăng, cụ thể là các hoạt động quân sự chống lại chương trình hạt nhân của Iran và những bất ổn chính trị ở Siri và Nam Su-đăng, đang làm dấy lên những lo ngại về khả năng xảy ra các cú sốc cung dầu mỏ trong thời gian tới. Mặc dù cầu đang trong giai đoạn yếu nhưng những diễn biến căng thẳng về phía cung khiến giá dầu tăng cao trở lại từnhững tháng cuối năm 2011, đe dọa triển vọng phục hồi của nền kinh tế thế giới. Cụ thể, đối với những nước đang phát triển dựa nhiều vào nguồn năng lượng nhập khẩu, những tác động của giá dầu tăng cao sẽ ảnh hưởng tới tình hình tăng trưởng và khiến lạm phát quay trở lại, đặc biệt với các nước châu Á đang phát triển. Nền kinh tế trong nước Năm 2012, Nền kinh tế Việt Nam đã đi qua quý I với mục tiêu kiềm chế lạm phát được thực hiện khá thành công, thâm hụt thương mại được cải thiện, cán cân tổng thể thặng dư trong khi thị trường ngoại hối và tỷ giá khá ổn định. Tuy nhiên, nền kinh tế cũng gặp nhiều khó khăn khi tốc độ tăng trưởng GDP thấp, các ngành sản xuất bị đình đốn trong khi sức cầu yếu đi do áp lực lãi suất huy động và cho vay cao và ảnh hưởng của các biện pháp thắt chặt tài khóa và tiền tệ được thực hiện triệt để từ đầu năm 2011.Tỉ lê lạm phát được kì vọng là dưới 10%, mục tiêu tăng trưởng được hạ thấp xuống 6- 6,5% để ổn định kinh tế vĩ mô. GDP Tăng trưởng GDP năm 2011 đạt 5,89%. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2011 có sự giảm tốc rõ rệt so với năm 2010. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước năm 2011 tuy thấp hơn mức tăng 6,78% của năm 2010 nhưng trong điều kiện tình hình sản xuất rất khó khăn và cả nước tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì mức tăng trưởng trên là khá cao và hợp lý. Trong quý I/2012 chỉ tăng 4% so với cùng kỳ năm 2011, thấp hơn mức tăng 5,57% của quý I/2011 và mức tăng 6,1% trong quí IV/2011. Tổng sản phần quốc nội (GDP) 6 tháng đầu 2012 đã tăng 4,38%, một mức tăng theo đánh giá của Tổng cục Thống kê là "đạt mức thấp" do nhiều ngành, lĩnh vực gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. Kinh tế VN nói chung, khu vực tài chính nói riêng đã bắt đầu ổn định trở lại Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2000-2011 Lạm phát Với việc áp dụng CSTT thắt chặt kể từ đầu 2011 theo Nghị quyết 11, kể từ cuối năm 2011 đến nay, áp lực lạm phát liên tục giảm và trong 3 tháng đầu năm, lạm phát đã giảm từ mức 17,3% trong tháng 1 so với cùng kỳ năm trước xuống mức 16,4% trong tháng 2 và mức 14,15% trong tháng 3 bất chấp việc giá xăng dầu tăng 10% từ đầu tháng 3. Tỉ lê lạm phát được kì vọng là dưới 10%. Lạm phát dự báo sẽ được kiểm soát khá tốt (dưới 10%) cùng với tỷ lệ nhập siêu được kiềm chế (dưới 10% kim ngạch xuất khẩu) tạo điều kiện để giảm sức ép tỷ giá, cân bằng cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia dự báo tỷ giá VND sẽ được điều chỉnh trong khoảng 5-6%. Đây sẽ là những kết quả tích cực chính yếu của kinh tế 2012. Qua đó, thị trường tài chính sẽ có thêm lực đẩy vào cuối năm 2012. Thực tế những tháng đầu năm đang cho thấy, khả năng hiện thực hóa mục tiêu kiềm chế lạm phát năm 2012 xuống còn 1 con số được xác lập bởi những nhân tố tích cực ,chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong 6 tháng đầu năm 2012 giảm tốc khá nhanh, vượt mọi dự báo và tạo sự ngỡ ngàng cho nhiều người. Nhìn chung, trong 6 tháng đầu năm 2012, mức tăng giá âm duy nhất thuộc về nhóm dịch vụ bưu chính viễn thông. Nhóm hàng hóa tăng mạnh nhất vẫn là lương thực, thực phẩm, ăn uống, giáo dục và giao thông. Nhóm hàng tăng thấp là thuốc và dịch vụ y tế, tiếp đó là văn hóa phẩm, dịch vụ du lịch, giải trí… Tuy nhiên biến động của giá xăng cũng ảnh hưởng đến lạm phát 2012. 20/4/2012, giá xăng A92 xác lập mức cao nhất là 23800d/l. Qua nhiều lần tăng giảm liên tục thì đến 28/8/2012, giá xăng là 23650d/l. Mức cung tiền NHNN cũng ráo riết thực hiện việc rút tiền trên thị trường mở. Theo đó số dư trên thị trường mở đã giảm từ mức 145 nghìn tỷ đồng trước Tết xuống mức 4,6 nghìn tỷ đồng vào cuối quý I. Song song với đó, hoạt động phát hành tín phiếu trên thị trường mở để hút về lượng nội tệ đã cung ra mua ngoại tệ, tương đương khoảng 130 nghìn tỷ đồng, cũng đang được tiến hành gấp rút nhằm giảm thiếu yêu tố lạm phát do nguyên nhân tiền tệ. Tỷ giá Tỷ giá và thị trường ngoại hối khá ổn định trong quý I khi các biện pháp nhằm kiểm soát thị trường được NHNN thực hiện triệt để và nhất quán từ cuối năm 2011. Tỷ giá USD/VND liên ngân hàng được duy trì ở mức 20.828 VND/USD trong suốt 3 tháng trong khi tỷ giá trong hệ thống các NHTM cũng được duy trì trong biên độ +/-1% với giá bán ra và mua vào ở mức 20.790 – 20.870 VND/USD, dưới mức trần từ 50 – 200 VND/USD Lãi suất Với chủ trương tái cấu trúc lại hệ thống ngân hàng, tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng trong quý I giảm mạnh -2,13% so với cuối năm 2011 trong khi tăng trưởng huy động vốn chỉ tăng 1,56%. CSTT thắt chặt được thực hiện trong năm 2011, đặc biệt là hạn chế tăng trưởng tín dụng trong lĩnh vực chứng khoán và bất động sản, tình trạng đình đốn trong sản xuất và mức lãi suất cho vay cao (khoảng 18%/năm) là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tăng trưởng tín dụng âm. Lãi suất TCV và lãi suất cho vay qua đêm được điều chỉnh tăng dần từ 11% lên mức 14%, lãi suất TCK tăng dần từ mức 7% lên 13%. Đồng thời nguồn cung tiền từ NHNN giảm sút mạnh mẽ khiến cho những ngân hàng trông đợi nhiều vào nguồn vay này rơi vào tình thế khó khăn, đối mặt với nhiều rủi ro về thanh khoản. Các NHTM trong bối cảnh này đã thực hiện biện pháp tăng lãi suất huy động vốn lên 14%. Lãi suất cho vay cũng vì thế kéo cao, các doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn. Lãi suất liên ngân hàng cũng duy trì ở mức cao, cho vay qua đêm ở mức 13-14%, kỳ hạn 1 tuần từ 14-15%. Đây chính là 1 dấu hiêu cho thấy 1 thị trường liên ngân hàng đang căng thẳng, các NH đang thực sự khác vốn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Các doanh nghiệp kì vọng lãi suất sẽ giảm trong 2012 để chi phí đầu tư của công ty giảm, tăng tính hấp dẫn của các dự án đầu tư. . Trong 6 tháng cuối năm mặt bằng lãi suất được kì vọng giảm xuống và môi trường pháp lý tiếp tục được cải thiện tuy nhiên áp lực tỷ giá vẫn luôn tồn tại và tỷ lệ nợ xấu vẫn có xu hướng tăng. 2. Phân tích ngành Dầu khí đóng vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Ngành dầu khí luôn là được coi ngành mũi nhọn của các quốc gia không chỉ lợi ích kinh tế nó mang lại mà còn là nguồn năng lượng cần thiết cho cuộc sống. Dầu khí là nguồn năng lượng quan trọng bậc nhất đang đóng góp 64% tổng năng lượng đang sử dụng toàn cầu, 36% năng lượng còn lại là gỗ, sức nước, sức gió, địa nhiệt, ánh sáng mặt trời, than đá, và nhiên liệu hạt nhân. Bên cạnh đó, dầu thô phải qua chế biến mới sử dụng được nên đòi hỏi công nghệ lọc dầu cao. Mặc dù trữ lượng dầu còn rất lớn nhưng đây là nguồn năng lượng có giới hạn và không thể tái tạo. Chính vì vậy, mỗi quốc gia đều phải có kế hoạch khai thác, kinh doanh và sử dụng hợp lý Ngành dầu khí Việt Nam còn khá non trẻ. Năm 1981 bắt đầu khai thác mỏ khí đầu tiên ở Tiền Hải- Thái Bình với sự giúp đỡ của Liên Xô cũ, tuy nhiên từ đó đến nay ngành dầu khí luôn giữ vị thế hàng đầu trong xuất khẩu của Việt nam cũng như đóng góp cho ngân sách nhà nước. Dầu khí được khai thác chủ yếu từ thềm lục địa và góp phần cung cấp năng lượng và nhiên liệu cho việc phát triển kinh tế đất nước, tăng kim ngạch xuất khẩu. Trong tương lai ngành dầu khí vẫn đóng 1 vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước. Vai trò của ngành dầu khí và sản xuất trong nền kinh tế quốc dân - Ngành dầu khí có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn vừa qua. Với tốc độ tăng trưởng bình quân gần 20%/năm, đóng góp hàng năm vào GDP từ 18 – 20% và là ngành đóng góp lớn nhất cho ngân sách nhà nước với mức bình quân trong giai đoạn 2001 – 2010 là 25,6% Ngân sách. Điều này phản ánh vị trí đặc biệt quan trọng của ngành trong nền kinh tế Việt Nam. - Trong giai đoạn 2006-2010. PVN đã cung cấp gần 35 tỷ m3 khí khô cho sản xuất, 40% sản lượng điện của toàn quốc, 35-40% nhu cầu Ure và cung cấp 70% nhu cầu khí hóa lỏng cho phát triển công nghiệp và tiêu dùng dân sinh trong cả nước. - Do đặc thù ngành dầu khí liên quan đến an ninh năng lượng quốc gia, Tập đoàn dầu khí Petro Việt Nam được độc quyền trong chuỗi hoạt động liên quan tới dầu khí từ khai thác chế biến và xuất khẩu dầu khí. Petro Việt Nam nắm hoàn toàn chuỗi giá trị ngành dầu khí và có thể tối đa hóa lợi nhuận ở mỗi khâu - Ngành sản xuất khí là một nhánh của dầu khí, đồng thời có vị trí rất quan trọng với nền kinh tế phục vụ nhu cầu tiêu thụ từ khu vực công nghiệp đến nhu cầu tiêu dùng của dân cư( chất đốt) -Ngành dầu khí đóng góp phần lớn ngoại tệ cho quốc gia với các sản phẩm phục vụ nền kinh tế là điện khí, xăng dầu, khí nén cao áp và năng lượng sạch. Trong giai đoạn vừa qua, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đã cung cấp gần 35 tỷ m 3 khí khô cho sản xuất, 40% sản lượng điện của toàn quốc, 35-40% nhu cầu ure và cung cấp 70% nhu cầu khí hóa lỏng cho phát triển công nghiệp và tiêu dùng dân sinh. Trong những năm trước đây, ngành luôn dẫn đầu về mức đóng góp vào ngân sách nhà nước. Mặc dù tổng kim ngạch xuất khẩu đang giảm dần song ngành dầu khí Việt Nam vẫn là đơn vị duy trì mức đóng góp khoảng 18-22% tổng GDP cả nước. 6 tháng đầu năm 2012, tổng doanh thu của PVN đạt 380,6 nghìn tỷ đồng và nộp ngân sách 81,2 nghìn tỷ đồng. Một số chỉ tiêu của ngành dầu khí Việt Nam: Chỉ tiêu Đơn vị tính 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Dầu thô khai thác Nghìn tấn 16800 15920 14904 16360 15030 15150 Dầu thô xuất khẩu Nghìn tấn 16442 15062 13752 13373 7977 8240 Tỷ lệ dầu thô % 98 95 92 82 53 54 [...]... việc đảm bảo cơ bản về nguồn hàng đáp ứng kịp thời nhu cầu kinh doanh và đảm bảo nguồn vốn xây dựng các kho chứa, trạm chiết LPG, CNG Là một thành viên chủ lực của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hoạt động trong ngành công nghiệp khí, PV Gas luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao và ủng hộ của tập đoàn trong công tác sản xuất kinh doanh Hoạt động kinh doanh khí nén thiên nhiên CNG đạt kết quả rất khả quan,... nhân viên quản lý vận hành công trình khí có kinh nghiệm và chuyên môn cao đảm nhiệm mọi hoạt động vận hành, duy tu và bảo dưỡng sửa chữa các thiết bị trên công trình khí Mạng lưới thu gom, vận chuyển, phân phối khí ngày càng mở rộng cho phép điều tiết linh hoạt, gia tăng khả năng cung cấp khí Lợi thế ngày càng tăng về uy tín thương hiệu PETROVIETNAM GAS trên thị trường Điểm yếu • • • Các nguồn khí... và sàn niêm yết nói chung 3 Phân tích công ty Tổng Công ty Khí Việt Nam- CTCP là đơn vị thành viên thuộc Tập Đoàn Dầu Khí Quốc gia Việt Nam, hoạt động trên các lĩnh vực thu gom, vận chuyển, chế biến, tàng trữ, phân phối và kinh doanh các sản phẩm khí trên phạm vi toàn quốc và mở rộng ra thị trường quốc tế Sản phẩm • Khí khô • • Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) • • Khí ngưng tụ (Condensate) • • Khí thiên nhiên... trong công nghiệp khí Việt Nam và tham gia thị trường quốc tế, trở thành một trong các thương hiệu Khí mạnh của ASEAN và Châu Á Sứ mệnh: Xây dựng, vận hành an toàn, hiệu quả toàn bộ hệ thống thu gom, vận chuyển, chế biến, phân phối các sản phẩm khí Việt Nam và đường ống kết nối với hệ thống khí khu vực; đảm bảo cung cấp các sản phẩm khí và dịch vụ khí cho các hộ tiêu thụ trên toàn quốc và mở rộng ra... Khả năng khai thác dầu và khí của Việt Nam vẫn hạn chế trong khi nhu cầu càng cao: Theo báo cáo của BP vào tháng 6/2012 ,trong những năm gần đây, sản lượng khai thác dầu thô của Việt nam tăng trưởng chậm trong khi nhu cầu tiêu thụ dầu và khí đốt trong nước ngày càng tăng mạnh Trung bình trong 11 năm gần đây, từ năm 2000-2011, sản lượng khai thác dầu của Việt Nam không tăng trong khi sản lượng tiêu... tiên tiến Các mối quan hệ chiến lược đó giúp PV Gas luôn duy trì, phát triển và đa dạng hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị Tập thể cán bộ công nhân viên tâm huyết và nhiều năm kinh nghiệm trong nghề Các cán bộ công nhân viên của PV Gas hầu hết còn trẻ, có trình độ, năng động và kinh nghiệm nhất định trong môi trường làm việc quốc tế Ban lãnh đạo cùng toàn thể CBCNV có sự đoàn kết, nhất trí,... CTCP Kinh doanh Khí hóa lỏng MN Nhìn chung PVG, PGS, PGD là 3 công ty có quy mô doanh thu và lợi nhuận lớn đều là công ty con của PVGas Xét về quy mô vốn chủ thì, doanh thu, lợi nhuận thì PV Gas đều vượt trội hơn so với các công ty thuộc ngành dầu khí nói riêng và sàn niêm yết nói chung 3 Phân tích công ty Tổng Công ty Khí Việt Nam- CTCP là đơn vị thành viên thuộc Tập Đoàn Dầu Khí Quốc gia Việt Nam, ... khai thác hiện nay tập trung chủ yếu tại miền Đông và Tây Nam Bộ Tuy nhiên, giữa hai khu vực này hoạt động còn độc lập, chưa có sự lien kết để điều tiết, hỗ trợ nhau nhằm mở rộng phạm vi, đối tượng cung cấp khí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Khách hàng lớn về sản phẩm CNG chưa nhiều (năm 2010 công ty thép pomina chiếm 70%) Tập đoàn khí Việt Nam đang thoái vốn có thể khiến công ty mất đi những lợi... cầu phát triển kinh tế đất nước, phải nhập khẩu từ nước ngoài để bổ sung cho lượng thiếu hụt Tình hình giá LPG thế giới biến động mạnh, khó dự đoán Hoạt động của Tổng công ty Khí Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn cung cấp khí, trong khi giá khí đầu ra do Nhà nước quy định nên hoàn toàn bị động, chưa mang tính thị trường Thị trường gas vẫn tiếp tục cạnh tranh gay gắt giữa các hãng kinh doanh: Xu... doanh nghiệp ngành dầu khí (năm 2011) Mã CK PVG Tên công ty CTCP Kinh doanh Khí hóa lỏng MB Doanh VCSH thu TTM TTM 3995 429 P/E (%) 2.6 ROE (%) 34.7 ROA (%) 10.2 ROS (%) 3.7 PGS 6278 758 3.0 42.6 9.4 5.1 CTCP Phát 660 triển Gas Đô thị PGC CTCP Gas 2811 Petrolemix SFC CTCP Nhiên 1898 liệu Sài Gòn PGD CTCP Phân 4582 phối khí Thấp áp DK Việt Nam ÁSP CTCP Tập 2428 đoàn dầu khí An Pha HTC CTCP 846 Thương Mại . nghiệp hoạt động chủ yếu là xuất khẩu, và hệ quả cũng ảnh hưởng lớn đến hệ thống ngân hàng nói chung và Sacombank nói riêng.  Khả năng hấp thụ vốn của hệ thồng ngân hàng còn thấp, trong điều. giảm thâm hụt ngân sách và sử dụng các gói cứu trợ không có hiệu quả. Kinh tế khu vực đồng tiền chung Châu Âu tiếp tục gặp nhiều khó khăn, khi tỷ lệ thất nghiệp trong khu vực đã lên 10,8% mức. tháng 3, tại cuộc họp ở Copenhagen (Đan Mạch) các Bộ trưởng tài chính đã thống nhất phương án gộp chung quỹ bình ổn tài chính châu Âu (EFSF) và cơ chế bình ổn Châu Âu (ESM) lên 800 tỷ EUR, để tiếp

Ngày đăng: 24/10/2014, 15:29

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Phân tích cơ bản

    • 1. Phân tích nền kinh tế và phân tích thị trường chứng khoán

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan