TIỂU LUẬN KIỂU NHÂN VẬT MẶT NẠ TRONG TÁC PHẨM VŨ TRỌNG PHỤNG

51 1.3K 14
TIỂU LUẬN KIỂU NHÂN VẬT MẶT NẠ TRONG TÁC PHẨM VŨ TRỌNG PHỤNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

http://violet.vn/conghau158 Dương Thị Bích Thảo – ĐHSP Văn Sử K50 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài “Cái bình thường là cái chết của nghệ thuật” câu nói này của Victor Hugo, gợi chúng tôi nhớ đến một nhà văn nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. Người được mệnh danh là “ông vua phóng sự đất Bắc”, “một nhà văn lớn”, “một ngòi bút tả chân sắc sảo, lỗi lạc”, “một chiến sỹ tiên phong và can đảm”, “một nhà văn hiện thực trác việt”, “một người thư ký trung thành của thời đại”, người ấy không ai khác chính là Vũ Trọng Phụng. Nhắc đến Vũ Trọng Phụng, người ta thường nghĩ ngay đến ông là một nhà văn “tả chân số một” của văn học Việt Nam. Với ông nghệ thuật là sự thực giữa đời thường nên ông đã chọn cho mình một phong cách rất đặc sắc và trở thành cá tính sáng tạo của Vũ Trọng Phụng là nghệ thuật trào phúng. Nghệ thuật trào phúng là nghệ thuật tạo nên tiếng cười mang ý nghĩa phê phán và Vũ Trọng Phụng sử dụng nó như một phương tiện nghệ thuật cơ bản để thể hiện ý tưởng của mình. Do vậy sáng tác của Vũ Trọng Phụng luôn đầy ắp tiếng cười. Nhưng đó là tiếng cười chua chát, đau đớn, nói như nhà nghiên cứu Hoàng Như Mai “Nụ cười ấy khổ đau hơn tiếng khóc”. Nhà văn đã dùng tiếng cười để vạch trần bản chất xấu xa, thối nát của xã hội, lên án những loại người sống giả dối, bịp bợm, kệch cỡm, bất nhân, bất nghĩa, coi thường đạo lý những con người luôn coi đồng tiền là mục đích, là lẽ sống của cuộc đời. Tiếng cười đó được Vũ Trọng Phụng xây dựng bằng rất nhiều hình thức khác nhau, trong những hình thức ấy nổi bật hơn cả là nghệ thuật xây dựng kiểu nhân vật mặt nạ. Nếu tiếng cười đã góp phần làm nên cây bút bậc thầy trong nghệ thuật trào phúng của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam, thì nghệ thuật xây dựng kiểu nhân vật mặt nạ chính là phần sắc nhọn nhất làm nên thần thái, linh hồn của Vũ Trọng Phụng trong “rừng cười nhiệt đới”. Kiểu nhân vật mặt nạ ấy được Vũ Trọng Phụng dựng lên bằng những sự đối lập, liên tưởng, sự đối nghịch giữa bản chất và hiện tượng, giữa nội dung và hình thức, giữa cái bình thường và cái bất bình thường Hay như một số nhà nghiên cứu thường nói: bản chất sáng tác của Vũ Trọng Phụng được xây dựng từ khái niệm “mĩ học, nghịch dị”. http://violet.vn/conghau158 Dương Thị Bích Thảo – ĐHSP Văn Sử K50 2 Phong cách nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng được tạo thành bởi những yếu tố trên như. Tuy nhiên, qua tìm hiểu chúng tôi nhận thấy rằng tiếng cười của Vũ Trọng Phụng đã được nghiên cứu nhiều. Còn nghệ thuật xây dựng kiểu nhân vật mặt nạ - “linh hồn” làm nên tiếng cười của Vũ Trọng Phụng - hầu như còn để ngỏ. Đây chính là “kẻ hở” thu hút sự quan tâm, chú ý của chúng tôi. Bởi tìm hiểu về nghệ thuật xây dựng kiểu nhân vật mặt nạ của Vũ Trọng Phụng chính là chiếc chìa khóa để mở vào thế giới hiện thực, khám phá những bí ẩn của đời sống con người trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng. Nhìn khái quát chúng ta có thể khẳng định rằng, thế giới nhân vật trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng thật phong phú và đa dạng, một thế giới đông đúc với đủ các kiểu người, đủ các khuôn mặt, chen chúc ồn ào, náo loạn trong một bối cảnh xã hội đầy thăng trầm, điên đảo. Qua đó Vũ Trọng Phụng đã dựng lên kiểu nhân vật mặt nạ thật điển hình của cái xã hội đó. Trong cái nền chung ấy, nhiều kiểu nhân vật mặt nạ của Vũ Trọng Phụng đã bước ra ngoài trang sách, bất tử với thời gian, Nghị Hách, Xuân tóc đỏ, bà Phó Đoan, cụ Cố Hồng Khi đến với tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, chúng tôi đã bị cuốn ngay vào vòng xoáy thế giới nhân vật độc đáo của ông. Dưới ngòi bút của Vũ Trọng Phụng, nhân vật chính là hình thức để nhà văn khái quát hiện thực của cuộc sống, là hình thức thể hiện quan điểm của nhà văn về con người. Bởi vậy, xuất phát từ những cơ sở trên, cùng với lòng yêu thích, ngưỡng mộ tài năng của Vũ Trọng Phụng, đồng thời muốn nâng cao kiến thức về nền văn học Việt Nam hiện đại nên chúng tôi chọn đề tài này làm tiểu luận nghiên cứu của mình. 2. Lịch sử vấn đề Có thể nói, motive nhân vật mặt nạ trong văn học đã có từ lâu, được các nhà văn sử dụng như một phương tiện nghệ thuật hữu hiệu để khắc họa hình tượng nhân vật, đặc biệt là trong văn học nước ngoài. Ngay trong thần thoại Hi Lạp đã có những kiểu nhân vật mặt nạ. Đó là: hình tượng thần Zơx quyền lực vô biên sống trên đỉnh Ôlempơ thường xuống trần gian với những “mặt nạ hóa trang khác nhau” để tằng tịu các cô gái dưới trần gian; là mặt nạ giả điên để khỏi ra chiến trường của Uylítxơ nhưng lại bị người anh hùng Palameđ lột mặt nạ ấy ra bằng cách để đứa con Uylítxơ xuống luống cày buộc Uylítxơ phải tự lột mặt nạ chính mình để cứu lấy con trai. Hay như mặt nạ đệt thảm của nàng Pênêlốp trong sử thi Ôđixê của Hôme. http://violet.vn/conghau158 Dương Thị Bích Thảo – ĐHSP Văn Sử K50 3 Hành động dệt tấm thảm của nàng Pênêlốp chỉ là chiếc mặt nạ để nàng đối phó với 108 vị cầu hôn trong lúc đợi chồng trở về, bằng cách ngày dệt nhưng đêm nàng lại tháo ra. Hành động dệt thảm của nàng Pênêlốp đã trở thành điển tích “tấm thảm Pênêlốp” là lời ngợi ca xuyên qua mọi thời đại, thấu suốt muôn đời về tấm lòng thủy chung của Pênêlốp. Trong các tác phẩm văn học nước ngoài ta còn bắt gặp vô số kiểu nhân vật mặt nạ khác. Đó là: mặt nạ giả điên của Hămlét nhằm tương kế tựa kế để chàng tự bảo vệ chính mình và lột trần bộ mặt thật của người chú gian xảo, bỉ ổi trong vở kịch Hămlét của Sêchxpia; là mặt nạ học đòi làm sang của ông Giuốc đanh trong việc đặt may bộ lễ phục theo kiểu quý tộc nhưng bộ lễ phục may hoa ngược đó đã lột trần bộ mặt ngu dốt, sẵn sàng trở thành con rối cho người khác lợi dụng của ông Giuốc đanh trong vở kịch Trưởng giả học làm sang của Môlie Kế thừa các kiểu nhân vật mặt nạ trong văn học nước ngoài Vũ Trọng Phụng đã tạo nên những kiểu nhân vật mặt nạ rất đặc sắc, điển hình và đầy sáng tạo trong tác phẩm của mình. Chính điều này đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của đông đảo các nhà nghiên cứu. Mặc dù chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về nghệ thuật xây dựng kiểu nhân vật mặt nạ trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng. Nhưng theo những tài liệu mà chúng tôi bao quát được thì đã có một vài nhận định của các nhà nghiên cứu về kiểu nhân vật mặt nạ trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng. Lối viết táo bạo, sắc sảo, gay cấn của Vũ Trọng Phụng đã đưa ông vào cơn “giông tố” của dư luận ngay từ những trang viết đầu tay. Đặc biệt là tiếng cười lạ lùng, nhọn hoắt được ông tạo nên từ những nhân vật mặt nạ rất điển hình. Lưu Trọng Lư đã nhận xét đúng về lối viết thiên tài của họ Vũ: “Tất cả cái sự nghiệp của Vũ Trọng Phụng là phơi bày, là chế nhạo tất cả những cái rởm, cái xấu, cái bần tiện, cái đồi bại của một hạng người, của một thời đại” [10; 59]. Về phía bạn văn, Vũ Trọng Phụng chủ yếu được quan sát ở phương diện lối sống, nhân cách bằng một cái nhìn thân ái. Khi Thiên Hư nằm xuống, hàng loạt bài viết của Ngô Tất Tố, Nguyễn Tuân, Lưu Trọng lư, Lan Khai đã gửi tới linh hồn ông những tâm huyết rưng rưng kỷ niệm, nhói đau, tiếc nhớ, mến phục. Nhưng tài năng lớn lao bao giờ cũng gặp những đố kỵ lớn. Ngòi bút hiện thực mãnh liệt phanh phui những ung nhọt xã hội của Vũ Trọng Phụng đã chạm nọc một số cây bút trong Tự lực văn đoàn. Với bài viết đầy hằn học dâm hay không dâm http://violet.vn/conghau158 Dương Thị Bích Thảo – ĐHSP Văn Sử K50 4 của Nhất Chi Mai đăng trên báo Ngày nay đã chĩa mũi nhọn vào vấn đề dâm tục và quan niệm sáng tác Vũ Trọng Phụng. Song bình tĩnh lại, ta có thể thấy những ý kiến nghiêm túc dần dần khẳng định được ý nghĩa xã hội to lớn và ý nghĩa thẩm mỹ bền vững trong sáng tác của nhà văn họ Vũ. Trong bài viết Người thư ký của thời đại nhân vật mặt nạ trong tiểu thuyết Số đỏ được Văn Tâm nhận định: “Tất cả mọi hạng người trong xã hội tư sản đều bôi râu vẽ phấn (đối với nhân vật Văn Minh có cả nghĩa đen) và múa may quay cuồng, nói năng lảm nhảm trong một tấn đại hài kịch: bọn thanh niên nam nữ Âu hóa, du học sinh, chính trị gia, nhà tôn giáo, chính quyền, nhà thể thao ái quốc, làng báo, thi sĩ lãng mạn, thầy thuốc cấp tiến Qua Số đỏ Vũ Trọng Phụng đã chứng minh một cách xác thực và độc đáo: Trong một xã hội như thế, đểu cáng như hạng Xuân tóc đỏ thì mới có thể trở nên giàu sang phú quý, để thành những “vĩ nhân”, những “anh hùng cứu quốc” của cuộc đời” [10; 133]. Khi nghiên cứu về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, Phan Cự Đệ cũng đã chỉ ra các kiểu nhân vật mặt nạ trong tác phẩm của Thiên Hư: “như bà Phó Đoan, “thủ Tiết” một cách dâm dục, như cô Hoàng Hôn suốt ngày hát lải nhải “dè đờ dà múa! Mồng ná măng, mồng ma rúy” (tôi có hai cái tình! Nhân ngãi tôi, chồng tôi). Như Nghị Hách lúc nào cũng chăm chỉ cái việc bồi dưỡng thân thể bằng sâm nhung, thuốc bổ, rượu sâm banh để thường xuyên rắc con trong thiên hạ” [10; 161]. Hay đó là những chiếc mặt nạ như: “Xuân tóc đỏ tự xưng là “thượng lưu trí thức”, là “anh hùng cứu quốc”, là “bậc vĩ nhân” của loài người mà xuất thân lại từ một thằng lưu manh, ma cà bông đã từng thổi loa kèn, thuốc lậu, cầm cờ chạy hiệu ở các rạp hát! Còn bà Phó Đoan đã từng thủ tiết với hai đời chồng. Tiết hạnh rất khả nghi thì lại được ban tặng tiết hạnh khả phong Xiêm La” [10; 426]. Khi nghiên cứu về tác phẩm Giông tố Nguyễn Hoành Khung đã nhận định: “Chỉ vài trang sách, Vũ Trọng Phụng đã phơi ra ánh sáng sự móc ngoặc bẩn thỉu giữa bọn tư sản mại bản, bản xứ và bọn thực dân, đã lật ra mặt trái của những cái gọi là hội đồng kinh tế đã phanh phui những thủ đoạn bịp bợm trong cái trò hề bầu cử nghị viên, những mánh khóe của báo chí” [10;406, 407]. Nghiên cứu về tiếng cười trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng Nguyễn Quang Trung cũng đồng thời chỉ ra kiểu nhân vật mặt nạ, đó là hình tượng con người vô http://violet.vn/conghau158 Dương Thị Bích Thảo – ĐHSP Văn Sử K50 5 nghĩa lý: “con người vô nghĩa lý - một loại người trống rỗng tuyệt đối, điếc đặc về giá trị nhân sinh, trao chìa khóa bản mệnh cho những lực lượng bên ngoài mình, chỉ còn biết múa máy, cười khóc vô duyên như những con rối hài hước trên sân khấu cuộc đời” [11;130]. Khó có thể điểm hết những công trình nghiên cứu về Vũ Trọng Phụng nói chung và kiểu nhân vật mặt nạ của ông nói riêng. Tuy nhiên, qua việc điểm lại các bài viết, các công trình nghiên cứu về Vũ Trọng Phụng trong phạm vi bao quát được chúng tôi nhận thấy: Các công trình nghiên cứu chuyên sâu còn ít, chưa có một công trình nghiên cứu một cách toàn diện, thấu đáo nào dành cho kiểu nhân vật mặt nạ trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, vấn đề này hầu như còn bị bỏ ngỏ. Bởi vậy, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Kiểu nhân vật mặt nạ trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng” làm đề tài nghiên cứu cho tiểu luận của mình. 3. Phạm vi và mục đích nghiên cứu 3.1. Phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ của một tiểu luận, sau khi rà soát 44 tác phẩm (trong đó có 7 tiểu thuyết) của Vũ Trọng Phụng chúng tôi chọn khảo sát 3 cuốn tiểu thuyết hiện thực được xem là tiểu biểu nhất của Thiên Hư: - Số đỏ - Giông tố - Vỡ đê Sỡ dĩ chúng tôi chọn khảo sát ba tiểu thuyết trên là vì: Số đỏ, Giông tố, Vỡ đê mỗi tác phẩm tập trung vào những mảng hiện thực khác nhau, nhưng khi gộp lại đã tạo nên một bức tranh liên hoàn bao quát toàn cảnh xã hội Việt Nam đương thời, đa sắc thái thẩm mĩ về những quan hệ xã hội - một bức tranh bao hàm cả sự đánh giá về bản chất của các tầng lớp thống trị và thực trạng đời sống nhân dân lao động trong những biểu hiện đa dạng, phong phú, phức tạp của cuộc sống. Tóm lại, là phản ánh sâu sắc những xung đột xã hội gay gắt, những tính cách, những số phận của con người trong cơn giông tố đảo điên của xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc. Chính sự liên hoàn này sẽ giúp chúng tôi dễ dàng hơn khi triển khai đề tài. 3.2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của những người đi trước, tiểu luận cố gắng đạt được những mục đích sau: - Khảo sát các tác phẩm để chỉ ra được kiểu nhân vật mặt nạ trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng. http://violet.vn/conghau158 Dương Thị Bích Thảo – ĐHSP Văn Sử K50 6 - Qua việc thực hiện đề tài nhằm giúp cho tác giả nâng cao nhận thức hiểu biết của mình về nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung và đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu kĩ hơn về tác phẩm của Vũ Trọng Phụng cũng như cuộc đời và sự nghiệp của Thiên Hư - một kiện tướng xuất sắc của khuynh hướng “tả chân” nói riêng. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Tiểu luận nghiên cứu kiểu nhân vật mặt nạ trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng ở một số phương diện tiêu biểu: Nhân vật bị mang mặt nạ và nhân vật tự mình mang mặt nạ. Ở mỗi phương diện, tiểu luận cố gắng chỉ ra được những đặc trưng nhất, để thấy được đóng góp nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng - người được xem là một nhà văn hiện thực trác tuyệt. 5. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật của chủ nghĩa Marx làm nền tảng, chúng tôi tiến hành tiểu luận với phương pháp nghiên cứu: thi pháp học. Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu chúng tôi cũng tiến hành một số phương pháp cụ thể như: khảo sát, thống kê, phân loại, phân tích, bình giá, tổng hợp, hệ thống, Các thao tác này được sử dụng một cách có hệ thống, ngoài ra trong khi thực hiện đề tài, người viết cũng không loại trừ phương pháp tiếp cận xã hội học và một số gợi ý của phê bình trực giác. 6. Đóng góp của tiểu luận Qua thực hiện đề tài, tiểu luận sẽ cung cấp một hệ thống tư liệu khá phong phú về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Vũ Trọng Phụng. Hệ thống hóa lại những vấn đề về kiểu nhân vật mặt nạ trong phạm vi tư liệu bao quát được. Qua quá trình nghiên cứu sẽ giúp tác giả hiểu rõ hơn về nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung và kiểu nhân vật mặt nạ của Vũ Trọng Phụng nói riêng. Thấy được những đóng góp to lớn của cây bút “tả chân” sắc sảo, lỗi lạc cho tiến trình phát triển của trào lưu văn học hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930-1945. Có được những đóng góp trên tiểu luận sẽ là một tài liệu bổ ích phục vụ cho việc học tập về Vũ Trọng Phụng. http://violet.vn/conghau158 Dương Thị Bích Thảo – ĐHSP Văn Sử K50 7 7. Kết cấu của tiểu luận Ngoài mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, phần nội dung của tiểu luận gồm có ba chương: Chương 1: Những vấn đề chung Chương 2: Nhân vật bị mang mặt nạ Chương 3: Nhân vật tự mình mang mặt nạ http://violet.vn/conghau158 Dương Thị Bích Thảo – ĐHSP Văn Sử K50 8 NỘI DUNG CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Vài nét về Vũ Trọng Phụng Vũ Trọng Phụng sinh ngày 20/10/1912 và mất ngày 13/10/1939 là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX. Ông sinh ra trong một gia đình rất nghèo, một thứ “nghèo gia truyền” (Ngô Tất Tố) ở Hà Nội. Ông thân sinh là Vũ Văn Lân, nguyên quán ở làng Hảo (tức Bần Yên Nhân, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên); làm thợ điện ở xưởng xe ô tô Ch.Boillot Hà Nội. Bà thân sinh là Phạm Thị Khách, người làng vẽ, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông, nay thuộc thành phố Hà Nội, sống bằng nghề khâu vá thuê. Vũ Trọng Phụng mồ côi cha khi mới bảy tháng tuổi. Người cha mất, để lại một gia cảnh rất đơn côi, gồm một mẹ già, người vợ hiền thảo và đứa con trai đang còn trong trứng nước. Tài sản gia đình hầu như không có gì đáng kể ngoài bàn tay tần tảo sớm hôm nuôi mẹ nuôi con của người vợ góa. Bà mẹ Vũ Trọng Phụng có một tấm lòng yêu thương con da diết, mới 24 tuổi mà sẵn sàng ở vậy nuôi con, phụng dưỡng mẹ già. Bà dành hết tâm huyết của đời mình cho tương lai của con. Điều này đã để lại trong tâm hồn Vũ Trọng Phụng, nhà văn của chúng ta sau này, một niềm tin tưởng bất diệt vào sự cao quý và tốt đẹp của con người, đặc biệt là những người phụ nữ. Điều đó giải thích vì sao Vũ Trọng Phụng lại xoáy sâu vào thiếu sót, khuyết điểm của các nhân vật nữ. Phải chăng điều đó là cách để muốn họ tốt hơn, hoàn thiện hơn? Vũ Trọng Phụng lớn lên trong tình yêu thương ấm áp của mẹ và được đến trường. Năm 1921, lên 9 tuổi Tý - tên sữa của Vũ Trọng Phụng - bắt đầu học Pháp văn ở trường Hàng Vôi (nay là trường Nguyễn Du), sau học ở trường Hàng Kèn (nay là trường Quang Trung), sau đó là trường Sinh Từ. Từ thưở nhỏ Tý cũng đã tỏ ra là người có năng khiếu nghệ thuật, đánh đàn tuyệt hay, vẽ giỏi, thích làm thơ, hay tìm hiểu. Nhưng trong thế giới vui tươi của nhà trường, hoàn cảnh mồ côi, nghèo khó và sự cách biệt với đám bạn học con nhà giàu chưa biết đến tình thương, đã gieo vào đầu óc non trẻ của trò Tý mặc cảm yếu đuối, đơn độc. Mặc cảm đó ngày một lớn http://violet.vn/conghau158 Dương Thị Bích Thảo – ĐHSP Văn Sử K50 9 dần trong lòng cậu học trò ngây thơ, rắn lại thành sự phẫn nộ, thù ghét cái bất công, cách biệt vô lý ở đời. Năm 1926, 15 tuổi, Vũ Trọng Phụng đỗ bằng Tiểu học. Trong hoàn cảnh gia đình rất bần cùng, Vũ Trọng Phụng chọn thi vào trường Sư phạm Sơ cấp, hy vọng có học bổng để đỡ phần nào người mẹ sớm hôm tần tảo lo cuộc mưu sinh cho cả gia đình. Nhưng kỳ thi không kết quả. Vậy là mới học hết tiểu học, trò Tý- Vũ Trọng Phụng buộc phải đi kiếm sống lúc mới 16 tuổi.Khoảng tháng 10 năm 1926, Vũ Trọng Phụng xin được vào làm thư ký ở nhà hàng Godard (chỗ Bách hóa tổng hợp bây giờ). Được vài tháng, vì mê văn chương hơn là lo làm tròn bổn phận của một viên thư ký, Vũ Trọng Phụng bị mất việc. Sau đó xin được chân đánh máy chữ ở nhà in Viễn Đông (Viễn Đông ấn quán - IDEO). Sau hai năm lại mất việc. Năm 1930, 18 tuổi, lúc còn làm ở nhà in Viễn Đông, Vũ Trọng Phụng đã có những bài báo đầu tay in trên tờ Ngọ báo - những bài theo ông chủ bút Tam Lang Vũ Đình Chí là “có một lối văn đặc biệt”, một lối viết “quá bạo”. Và do quá say mê văn chương Vũ Trọng Phụng đã bị mất việc, do đó ông quyết định chuyển hẳn sang chuyên tâm viết văn, viết báo. Chính trong khoảng thời gian đi làm thư ký và qua cuộc sống diễn ra ở phố Hàng Bạc, nơi nhà văn ở gần suốt cuộc đời, Vũ Trọng Phụng đã tiếp xúc với nhiều hạng người, va chạm với cuộc mưu sinh - những cách làm tiền, bon chen, tội ác, trụy lạc, cạm bẫy, những cảnh bi đát và đê tiện. Cũng năm 1930, chàng thanh niên 18 tuổi ấy lại chạm trán với những sự kiện xã hội bi thương của lịch sử - cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 trên quy mô toàn thế giới, làm cho đời sống của giai cấp cần lao các dân tộc đã khốn đốn lại càng khốn đốn hơn. Rồi cuộc khủng bố trắng chưa từng có thời kỳ 1930-1931. Tiếp đó, là bầu không khí ngột ngạt của cuộc thoái trào cách mạng 1931-1933. Rồi phong trào Âu hóa rầm rộ, trớ trêu như một dịch bệnh tràn lan khắp chốn thị thành. Tất cả cộng lại càng làm cho tình trạng xã hội vốn đã bi thương lại thêm bi hài, đặc biệt đối với tầng lớp trí thức tiểu tư sản thì cuộc sống lại càng bế tắc. Đời sống xã hội ấy đã cung cấp cho Vũ Trọng Phụng nhiều mẫu hình nhân vật, gây ra trong ông cái ý thức mạnh bạo, sự cần thiết phải bày tỏ thái độ trước một thực trạng xã hội vô nghĩa lý, cũng như ý thức về thân phận và tình cảnh nghèo khó, cơ cực của mình. Trong khoảng thời gian 1930 - 1939, Vũ Trọng Phụng cộng tác với rất nhiều tờ báo - Hà thành ngọ báo, Nhật tân, Tiến hóa, Nông công thương, Tân thiếu niên, http://violet.vn/conghau158 Dương Thị Bích Thảo – ĐHSP Văn Sử K50 10 Hà Nội báo, Công dân, Tương lai, Phụ nữ thời đàm, Đông Dương tạp chí, tao đàn, tiểu thuyết thứ bảy, vv và viết đủ các thể loại - truyện ngắn, truyện dài, phóng sự, tiểu thuyết, bình luận chính trị, trào phúng vv Ngoài ra ông còn dịch tác phẩm của văn hào Pháp Victor Hugo. Vũ Trọng Phụng thường dùng hai bút danh Thiên Hư, Vũ Trọng Phụng và đặc biệt nổi danh trong hai thể loại phóng sự và tiểu thuyết. Năm 1933, khi trên tờ Nhật Tân xuất hiện thiên phóng sự Cạm bẫy người của tác giả Thiên Hư Vũ Trọng Phụng, sau đó là những thiên phóng sự khác như Kỹ nghệ lấy tây, Cơm thầy cơm cô, vv thì cái tên Vũ Trọng Phụng nổi lên như cồn, lẫy lừng trong chớp mắt, quen thuộc đối với bất cứ ai biết cầm tờ báo đọc suốt từ Bắc chí Nam. Báo chí gọi ông là “Ông vua phóng sự đất Bắc”. Khi những tiểu thuyết xuất hiện như: Giông tố (1936), Số đỏ (1936), Vỡ đê (1936), Lấy nhau vì tình (1937), Trúng số độc đắc (1938) thì Vũ Trọng Phụng càng được dư luận quan tâm. Các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng thường đăng trên các báo trước khi in thành sách. Tuy là một trong những hiện tượng văn học gây ra nhiều tranh luận vào bậc nhất trong văn học Việt Nam hiện đại, nhưng hầu hết các tác phẩm Vũ Trọng Phụng đã được tái bản trong thời kỳ đất nước tiến hành sự nghiệp Đổi mới từ năm 1986. Vũ Trọng Phụng được quan tâm nhiều trong đời sống nghiên cứu, giảng dạy văn học và trong đông đảo bạn đọc. Đầu năm 1938, Vũ Trọng Phụng lập gia đình với cô Vũ Mỵ Lương, con một gia đình buôn bán nghèo ở xã Nhân Mục, thôn Giáp Nhất, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Cuối năm ấy, hai vợ chồng sinh được một cô con gái, đặt tên là Vũ Mỵ Hằng. Vũ Trọng Phụng là con người bình dị và giàu lòng tự trọng, sống có nề nếp, khuôn phép. Trong cuộc sống riêng, ông chỉ mong kiếm tiền giúp mẹ và dành dụm để cưới vợ, có con nối dõi. Dù ông viết rất nhiều, trong khoảng thời gian chưa đầy 10 năm, Vũ Trọng Phụng đã cho ra mắt bạn đọc gần 20 tác phẩm và nhiều bài báo - nhưng cái nghèo cứ bám riết gia đình ông. Do luôn phải làm việc quá sức, cộng với đời sống vật chất quá nghèo khổ và căn bệnh lao ngày một thêm trầm trọng đã làm cho ông kiệt sức. Vũ Trọng Phụng mất ngày 13/10/1939 tại căn nhà số 73 phố Cầu Mới, Ngã Tư Sở, nay thuộc quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, nơi ông mới về ở [...]... chiếc mặt nạ của nhân vật này Vũ Trọng Phụng lại lật tẩy luôn chiếc mặt nạ của nhân vật khác, nên bên cạnh kiểu nhân vật bị mang mặt nạ xuất hiện thêm kiểu nhân vật tự mình mang mặt nạ cho mình nữa Đó là cơ sở để chúng tôi tiến hành nghiên cứu chương ba của tiểu luận Dương Thị Bích Thảo – ĐHSP Văn Sử K50 30 http://violet.vn/conghau158 CHƯƠNG 3 NHÂN VẬT TỰ MÌNH MANG MẶT NẠ Hệ quả tất yếu của nhân vật. .. để xây dựng hình tượng nhân vật con rối” trong tác phẩm của mình Vũ Trọng Phụng là nhà văn đã rất thành công trong nghệ thuật xây dựng nhân vật mặt nạ, với ông mặt nạ không chỉ che đậy mà còn phơi bày Dương Thị Bích Thảo – ĐHSP Văn Sử K50 14 http://violet.vn/conghau158 CHƯƠNG II NHÂN VẬT BỊ MANG MẶT NẠ Vũ Trọng Phụng là bậc thầy trong việc xây dựng những kiểu nhân vật mặt nạ để phê phán, đả kích những... giả dối, bịp bợm thì những chiếc mặt nạ được dùng để “chụp” lên các nhân vật là một điều tất yếu Sống trong xã hội đó, dù nhân vật không tự đeo mặt nạ cho mình thì nhân vật vẫn cứ bị mang mặt nạ do sự hữu ý hay vô tình của người khác hoặc do những yêu cầu của hoàn cảnh sống mà nhân vật “buộc” phải “bị” mang mặt nạ 2.1 Bảng thống kê nhân vật Tác phẩm Nhân vật phụ Nhân vật trung tâm Số đỏ Xuân đỏ tóc... thức hóa trang trong lễ hội carnaval đã được các nhà văn sử dụng như một phương thức nghệ thuật hữu hiệu để “hóa trang” cho các nhân vật của mình, từ đó tạo nên một kiểu nhân vật mới trong văn học, đó là kiểu nhân vật mặt nạ Như vậy, kiểu nhân vật mặt nạ trong văn học có nguồn gốc từ lễ hội hóa trang carnaval Và mang trong mình tất cả những ý nghĩa của lễ hội carnaval, motif mặt nạ trong văn học đã... nạ nhưng thực chất lại lột ra một mặt nạ khác, để nhân vật của ông vừa phủ định, vừa khẳng định, vừa khai tử lại vừa tái sinh, chính vì lẽ đó mà tác phẩm của Vũ Trọng Phụng thường có ý nghĩa triết lý nhân sinh hết sức sâu sắc Đến đây, chúng tôi có thể khái quát lại rằng kiểu nhân vật mặt nạ trong văn học có nguồn gốc từ lễ hội hóa trang carnaval, kiểu nhân vật mặt nạ chính là một biện pháp nghệ thuật... ấy Thông qua kiểu nhân vật mặt nạ Vũ Trọng Phụng đã cống hiến cho độc giả của mình những tràng cười hết sức hài hước và vui nhộn bởi sự khập khiễng, không tương xướng của nhân vật được ngụy trang, che đậy qua những chiếc mặt nạ nhưng càng cố ngụy trang để che đậy bao nhiêu thì mặt nạ lại càng bị lột ra bấy nhiêu và đó chính là sự tài tình của Vũ Trọng Phụng Ông đã để cho nhân vật mang mặt nạ nhưng thực... tiếng cười đa tầng nghĩa trong tác phẩm của mình, qua đó tạo nên “cú đấm nghệ thuật” hết sức mạnh mẽ để các tác phẩm văn chương đi vào bất hủ Cũng không đi ngoài quy luật trên, Vũ Trọng Phụng đã tạo nên một thế giới nhân vật mặt nạ trong tác phẩm của mình hết sức độc đáo và đầy sáng tạo Ông đã “đeo mặt nạ vào cho các nhân vật của mình nhằm che đậy những sự không tương xứng giữa bên trong và bên ngoài,... quả tất yếu của nhân vật bị mang mặt nạ trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng chính là nhân vật tự mình mang mặt nạ cho mình Nếu ở chương hai các nhân vật của họ Vũ là kiểu những con rối truyền thống bị người khác giật dây, thì ở chương ba này các nhân vật của Thiên Hư lại là kiểu những con rối “tự động hóa” rất hiện đại, tự mình hóa trang cho mình bằng những chiếc mặt nạ: ngoại diên, hành động, ngôn... Năm ấy Vũ Trọng Phụng mới 27 tuổi, ông ra đi để lại bà nội, mẹ, vợ - ba người đàn bà góa và cô con gái vừa tròn một tuổi 1.2 Mặt nạ và kiểu nhân vật mặt nạ Thuật ngữ mặt nạ được hiểu theo Từ điển tiếng Việt của Nguyễn Văn Hùng và Thái Xuân Đệ biên soạn là: Vật đeo vào để hóa trang, giấu không cho người khác nhận ra mặt thật”[14;508] Còn nhân vật mặt nạ theo Từ điển thuật ngữ Văn học do nhóm tác giả... vì Vũ Trọng Phụng thường xây dựng nhân vật đám đông mà không có con số xác thực Qua bảng thống kê nhân vật chúng tôi rút ra một số nhân xét sau: 1 Nghề nghiệp: thế giới nhân vật của Vũ Trọng Phụng vô cùng phong phú và đa dạng Tác phẩm của ông là bức tranh toàn cảnh về đủ mọi giai tầng, mọi đẳng cấp trong xã hội từ vua quan địa chủ, cường hào, Tổng đốc, Công sứ đến quần chúng nhân dân Thế giới nhân vật . cho kiểu nhân vật mặt nạ trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, vấn đề này hầu như còn bị bỏ ngỏ. Bởi vậy, chúng tôi quyết định chọn đề tài: Kiểu nhân vật mặt nạ trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng . Tiểu luận nghiên cứu kiểu nhân vật mặt nạ trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng ở một số phương diện tiêu biểu: Nhân vật bị mang mặt nạ và nhân vật tự mình mang mặt nạ. Ở mỗi phương diện, tiểu. trầm, điên đảo. Qua đó Vũ Trọng Phụng đã dựng lên kiểu nhân vật mặt nạ thật điển hình của cái xã hội đó. Trong cái nền chung ấy, nhiều kiểu nhân vật mặt nạ của Vũ Trọng Phụng đã bước ra ngoài

Ngày đăng: 24/10/2014, 15:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan