Thực trạng thị trường trái phiếu Việt Nam và các giải pháp thúc đẩy thị trường trái phiếu trong thời gian tới

94 586 4
Thực trạng thị trường trái phiếu Việt Nam và các giải pháp thúc đẩy thị trường trái phiếu trong thời gian tới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG, HÌNH PHẦN MỞ ĐẦU CHƯƠNG I LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ TRÁI PHIẾU VÀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU 1 I.1. Thị trường trái phiếu 1 I.1.1. Khái niệm về trái phiếu 1 I.1.2. Phân loại trái phiếu 1 I.1.2.1. Căn cứ vào chủ thể phát hành 1 I.1.2.2. Căn cứ theo tính chất chuyển nhượng 3 I.1.3. Vai trò của thị trường trái phiếu 4 I.1.3.1. Đối với nền kinh tế 4 I.1.3.2. Đối với doanh nghiệp 6 I.1.3.3. Đối với nhà đầu tư 8 I.2. Rủi ro trong đầu tư trái phiếu 9 I.2.1. Rủi ro lãi suất 9 I.2.2. Rủi ro lạm phát 10 I.2.3. Rủi ro thanh khoản 10 I.2.4. Rủi ro tín dụng 11 I.3. Định mức tín nhiệm đối với thị trường trái phiếu 11 I.3.1. Khái niệm định mức tín nhiệm 11 I.3.2. Nguyên tắc hoạt động của tổ chức ĐMTN 12 I.3.3.Sự cần thiết cho việc xây dựng hệ thống ĐMTN trong nước 13 I.4. Bài học kinh nghiệm về thị trường trái phiếu ở một số nước Châu Á 16 Kết luận chương I 21 1 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VỀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM 22 II.1.Cơ sở pháp lý cho quá trình phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam 22 II.2 Thực trạng về thị trường trái phiếu Việt Nam 24 II.2.1. Đánh giá chung về thị trường trái phiếu Việt Nam hiện nay 24 II.2.2 Phân tích thực trạng thị trường trái phiếu Việt Nam hiện nay 25 II.2.2.1. Trái phiếu Chính phủ 25 II.2.2.2. Trái phiếu Chính quyền địa phương 36 II.2.2.3. Trái phiếu doanh nghiệp 40 II.3. Nguyên nhân kém phát triển của thị trường trái phiếu Việt Nam 48 II.3.1. Quy mô nhỏ, thanh khoản thấp 48 II.3.2. Thiếu tổ chức định mức tín nhiệm chuyên nghiệp 50 II.3.3. Thiếu đội ngũ các nhà tạo lập thị trường 51 II.3.4. Chưa xác định được đường cong lãi suất chuẩn 52 II.3.5. Tính cạnh tranh thấp 53 II.3.6. Nhận thức của doanh nghiệp 53 II.3.7. Công bố thông tin chưa đầy đủ 54 II.3.8. Hệ thống pháp lý chưa hoàn chỉnh 54 Kết luận chương II 55 2 CHƯƠNG III GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM 56 III.1 Định hướng phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam đến năm 2020 . 56 III.1.1. Quan điểm phát triển 56 III.1.2. Định hướng phát triển 57 III.2 Giải pháp phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam 58 III.2.1. Mở rộng quy mô, đa dạng hoá và tăng tính thanh khoản cho TTTP . 58 III.2.1.1. Đối với trái phiếu Chính phủ 59 III.2.1.2 Đối với trái phiếu Chính quyền địa phương 60 III.2.1.3 Đối với trái phiếu doanh nghiệp 61 III.2.1.4. Phát triển công cụ phái sinh liên quan đến trái phiếu 63 III.2.2. Xây dựng và phát triển hệ thống định mức tín nhiệm 64 III.2.3. Thu hút và phát triển đội ngũ tạo lập thị trường 67 III.2.4. Xây dựng thị trường trái phiếu chuyên biệt 67 III.2.5. Thực hiện công khai hóa thông tin 69 III.2.6. Phát triển thị trường phi tập trung 70 III.2.7. Hoàn thiện hệ thống pháp lý và hệ thống quản lý 72 III.2.8. Nâng cao nhận thức về chứng khoán nói chung và trái phiếu nói riêng cho các doanh nghiệp và công chúng đầu tư 73 Kết luận chương III 74 KẾT LUẬN 75 ĐỀ XUẤT CHO NHỮNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 3 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á BTC Bộ Tài chính CTCK Công ty chứng khoán DNNN Doanh nghiệp Nhà nước ĐMTN Định mức tín nhiệm ĐTNN Đầu tư nước ngoài KBNN Kho bạc Nhà nước NĐT Nhà đầu tư NHPT Ngân hàng Phát triển NHTM Ngân hàng thương mại NHTƯ Ngân hàng Trung ương NSNN Ngân sách Nhà nước OTC Thị trường chứng khoán phi tập trung SGDCK TP.HCM Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh TCT Tổng công ty TPCP Trái phiếu chính phủ TPCQĐP Trái phiếu chính quyền địa phương TPCT Trái phiếu công ty TPDN Trái phiếu doanh nghiệp TTCK Thị trường chứng khoán TTGDCK HN Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội TTTC Thị trường tài chính TTTP Thị trường trái phiếu UBCKNN Ủy ban chứng khoán Nhà nước WTO Tổ chức Thương mại Thế giới DANH MỤC BẢNG, HÌNH 4 BẢNG Bảng 2.1: Tình hình phát hành trái phiếu đô thị TP.HCM 2003-2007 31 Bảng 2.2: Tình hình phát hành TPDN từ năm 2006- 30/06/2008 35 HÌNH Hình 2.1: Giá trị trái phiếu Chính phủ phát hành từ 2000-2007 23 Hình 2.2: Giá trị TPCQĐP phát hành từ 2003-2007 30 Hình 2.3: Giá trị TPDN phát hành từ 2003-2007 33 Hình 2.4: So sánh giá trị giao dịch TPCP với giá trị niêm yết TPCP 2003-2007 42 5 PHẦN MỞ ĐẦU I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Hội nhập kinh tế thế giới đã trở thành một xu thế khách quan trong thế giới ngày nay khi làn sóng toàn cầu hóa đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ. Là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam không thể đứng ngoài sự vận động của kinh tế toàn cầu. Một nước đi sau như chúng ta, muốn phát triển nhanh, không tụt hậu, vươn lên ngang tầm thế giới cần phải biết cách hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới để tiến nhanh, tiến mạnh. Để thực hiện mục tiêu trên cần phải chuẩn bị tốt các nguồn lực, một trong những nguồn lực đóng vai trò quan trọng đó là vốn. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng mạnh, nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển là rất lớn. Việc huy động vốn trong và ngoài nước trong thời gian qua đã đạt những kết quả khả quan. Tuy nhiên, việc huy động vốn trong nước vẫn chưa thật sự phát triển mạnh, đặc biệt là vốn dài hạn. Hơn lúc nào hết, nhu cầu vốn đặt ra cho Chính phủ một sự quan tâm đặc biệt để phát triển. Phát triển thị trường vốn Việt Nam, trong đó thị trường chứng khoán đóng vai trò chủ đạo, đây là kênh dẫn vốn nhanh để phát triển nền kinh tế đất nước. Tính đến nay, thị trường chứng khoán Việt Nam đã hoạt động được hơn bảy năm, đã có những bước phát triển cả về quy mô và chất lượng hàng hóa, tiến tới phù hợp với cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh các hoạt động mua bán giao dịch cổ phiếu sôi động thì thị trường trái phiếu vẫn chưa thật sự thu hút được các nhà đầu tư quan tâm. So với thị trường cổ phiếu đã có những phát triển vượt bậc thì thị trường trái phiếu vẫn còn đang bỏ ngỏ. Phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam trở thành kênh huy động vốn nhanh và hiệu quả, giải quyết các nhu cầu vốn cho các dự án đầu tư và bù đắp 6 thâm hụt ngân sách của Chính phủ, đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ cho quá trình sản xuất và tái sản xuất mở rộng của các doanh nghiệp cũng như tạo thêm hàng hoá cho thị trường và nhà đầu tư. Muốn vậy, cần phải phân tích tìm hiểu nguyên nhân kém phát triển và đưa ra các giải pháp phát triển thị trường trái phiếu – một thị trường hết sức tiềm năng hiện nay. Xuất phát từ những nguyên nhân trên, tác giả đã nghiên cứu đề tài:“Thực trạng thị trường trái phiếu Việt Nam và các giải pháp thúc đẩy thị trường trái phiếu trong thời gian tới”. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Vấn đề trọng tâm mà đề tài muốn giải quyết là trên cơ sở xem xét thực trạng, phân tích những mặt còn tồn tại, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra các giải pháp phù hợp để thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam. Thông qua đó, giúp cho nền kinh tế huy động vốn hiệu quả hơn góp phần vào công cuộc phát triển nền kinh tế quốc gia và hội nhập kinh tế quốc tế. III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề liên quan đến thực trạng hoạt động của thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp trái phiếu và những giải phát triển cả hai loại thị trường này ở Việt Nam. Về không gian, luận văn nghiên cứu trên địa bàn cả nước. Về thời gian, giới hạn nghiên cứu của đề tài là hoạt động của thị trường trái phiếu Việt Nam từ năm 2000 đến nay. Về nội dung, đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở pháp lý cho sự hình thành và phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam, tình hình hoạt động của thị trường trái phiếu Việt Nam trong thời gian qua. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam trong thời gian tới. 7 IV. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Đề tài đã tổng hợp tương đối hệ thống và đầy đủ số liệu hoạt động của thị trường trái phiếu ở Việt Nam từ năm 2000 đến nay. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để giải quyết các mục đích mà đề tài hướng đến, tác giả đã vận dụng lý thuyết các môn học Thị trường tài chính, Tài chính doanh nghiệp, Đầu tư tài chính làm nền tảng lý luận; bên cạnh đó tác giả sử dụng phương pháp thống kê lịch sử và phương pháp tổng hợp số liệu để đánh giá về tình hình hoạt động của thị trường trái phiếu Việt Nam; vận dụng kinh nghiệm của các nước làm cơ sở đề xuất các giải pháp phù hợp, nhằm thúc đẩy thị trường trái phiếu Việt Nam vận động và phát triển. Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia thành ba chương: Chương I: Nội dung cơ bản về thị trường trái phiếu. Chương II: Thực trạng thị trường trái phiếu Việt Nam. Nêu lên tình hình hoạt động của thị trường trái phiếu Việt Nam trong thời gian qua, phân tích và tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng kém phát triển của thị trường trái phiếu Việt Nam. Chương III: Giải pháp phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam. Căn cứ vào những phân tích ở chương II và những định hướng phát triển trong thời gian tới, đề xuất một số giải pháp phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam. Ở chương II và chương III, đề tài sử dụng tên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM thay cho tên Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM phù hợp với tình hình hiện nay. Sử dụng cụm từ trái phiếu doanh nghiệp thay vì trái phiếu công ty để phù hợp với từ ngữ sử dụng trong các văn bản pháp lý tại Việt Nam, 8 theo đó trái phiếu doanh nghiệp được hiểu là trái phiếu của các loại hình công ty đang hoạt động theo pháp luật Việt Nam. Chương I LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ TRÁI PHIẾU VÀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU I.1. Thị trường trái phiếu I.1.1. Khái niệm về trái phiếu Trái phiếu là một giấy chứng nhận nợ dài hạn được ký kết giữa chủ thể phát hành (Chính phủ hay doanh nghiệp) và người cho vay, đảm bảo một sự chi trả lợi tức định kỳ và hoàn lại vốn gốc cho người cầm trái phiếu ở thời điểm đáo hạn. Trên giấy chứng nhận nợ này có ghi mệnh giá của trái phiếu và tỷ suất lãi trái phiếu. I.1.2. Phân loại trái phiếu I.1.2.1. Căn cứ vào chủ thể phát hành Trái phiếu được chia thành hai loại chính: trái phiếu Chính phủ (TPCP), trái phiếu Chính quyền địa phương (TPCQĐP) và trái phiếu công ty (TPCT).  Trái phiếu chính phủ và trái phiếu chính quyền địa phương Là chứng khoán nợ do Chính phủ hoặc Chính quyền địa phương phát hành nhằm mục đích bù đắp thiếu hụt ngân sách và tài trợ các dự án xây dựng các cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi công cộng trung ương và địa phương. Khoản nợ này được Chính phủ dùng ngân sách quốc gia để thanh toán. Xuất phát từ nhu cầu chi tiêu của Chính phủ hay Chính quyền địa phương, có thể phát hành trái phiếu: ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn. Có các loại trái phiếu tiêu biểu: - Trái phiếu kho bạc: là trái phiếu nợ trung, dài hạn từ 5 đến 30 năm hay hơn nữa, do kho bạc phát hành khi huy động vốn để bổ sung bù đắp ngân sách… 9 - Trái phiếu đô thị: là trái phiếu dài hạn từ 10 đến 30 năm do Chính phủ hay Chính quyền địa phương phát hành nhằm huy động vốn tài trợ cho các dự án đầu tư hạ tầng.  Trái phiếu công ty Là chứng khoán nợ do các công ty phát hành với mục đích huy động vốn cho đầu tư phát triển. Các công ty phát hành trái phiếu khi muốn huy động một số vốn lớn và có tính chất dài hạn, khi đó công ty là người đi vay và cam kết trả cho người mua trái phiếu công ty cả gốc và lãi theo những quy định trong hợp đồng phát hành trái phiếu. Để quyết định việc phát hành trái phiếu công ty cần căn cứ vào các nhân tố: tình hình của công ty, tình hình thị trường, tình hình lãi suất ngân hàng, tính chất của dự án đầu tư. Trái phiếu công ty có rất nhiều loại, tùy thuộc vào điều kiện, sự tính toán của công ty có thể lựa chọn một trong những loại trái phiếu đặc trưng sau để phát hành: - Trái phiếu thế chấp (mortagage bonds) còn gọi là trái phiếu bảo đảm: là loại trái phiếu khi phát hành đòi hỏi phải có một lượng tài sản tương ứng ký thác tại cơ quan ủy thác để đảm bảo chắc chắn khả năng hoàn trả của trái phiếu. Tài sản thế chấp có thể là nhà máy, thiết bị, chứng khoán (cổ phiếu của công ty mua của công ty khác, TPCP, TPCQĐP) do công ty nắm giữ. Trái phiếu thế chấp là loại được xếp hạng bảo vệ cao, có hai loại: + Trái phiếu đóng: loại này không cho phép công ty phát hàng bất kỳ một loại chứng khoán bổ sung nào đối với những tài sản đã thế chấp. + Trái phiếu mở: loại này cho phép công ty phát hành chứng khoán bổ sung đối với tài sản đã thế chấp theo tỷ lệ qui định. Loại này thường có lãi suất cao hơn so với trái phiếu thế chấp đóng. - Trái phiếu tín chấp hay còn gọi là trái phiếu không bảo đảm (unsecured bonds): là loại trái phiếu chỉ dựa vào uy tín của công ty để phát hành, công ty 10 [...]... và thị trường cổ phiếu sôi động thì thị trường trái phiếu ít được quan tâm hơn, dẫn đến thị trường trái phiếu kém phát triển Thực tế hoạt động của thị trường trái phiếu Việt Nam sẽ được phân tích trong Chương II 29 Chương II: THỰC TRẠNG VỀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM II.1 Cơ sở pháp lý cho quá trình phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam Các văn bản pháp luật liên quan đến việc phát hành và giao... giúp thị trường chứng khoán nói chung và thị trường trái phiếu nói riêng phát triển ổn định, công khai và minh bạch hơn II.2 Thực trạng về thị trường trái phiếu Việt Nam II.2.1 Đánh giá chung về thị trường trái phiếu Việt Nam hiện nay Thị trường trái phiếu là một bộ phận của TTCK, là một kênh huy động vốn tiềm năng cho các dự án của chính phủ và cho các dự án tư nhân Thị trường trái phiếu Việt Nam bao... phiếu cả trên trái phiếu và cả trên sổ người phát hành Người cầm giữ trái phiếu là người sở hữu trái phiếu  Trái phiếu ghi danh Trái phiếu ghi danh là loại trái phiếu có ghi tên và địa chỉ người sở hữu cả trên trái phiếu và sổ người phát hành I.1.3 Vai trò của thị trường trái phiếu Thị trường trái phiếu (TTTP) là nơi giao dịch mua bán các loại trái phiếu đã phát hành, các loại trái phiếu này do Chính... các thị trường đang nổi lên ở Đông Á Phần lớn chỉ tập trung ở thị trường sơ cấp, ở thị trường thứ cấp khối lượng giao dịch trái phiếu rất nhỏ giọt Thị trường trái phiếu Việt Nam đã có những khởi sắc trong một vài năm gần đây cả khu vực Chính phủ và doanh nghiệp Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế đã làm cho thị trường trái phiếu hoạt động kém hiệu quả II.2.2 Phân tích thực trạng thị trường trái phiếu Việt. .. sở cân đối giữa thị trường vay nợ ngân hàng, thị trường trái phiếu và thị trường cổ phiếu trong tương lai Thị trường trái phiếu thúc đẩy sự phát triển bền vững, ổn định của thị trường vốn Huy động vốn qua loại hình trái phiếu sẽ làm giảm sự tập trung vào hệ thống ngân hàng Đặc biệt là thị trường trái phiếu công ty vừa có thể huy động được nguồn vốn dồi dào từ xã hội vừa góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng... gồm các hàng hoá chủ yếu là TPCP, TPCQĐP, TPDN Các trái phiếu này chiếm lĩnh vai trò chủ yếu trên thị trường vốn Thị trường vốn Việt Nam với qui mô vẫn còn nhỏ, còn chưa thực sự chuẩn hoá Đây là một thị trường đang phát triển và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và tổ chức tài chính nước ngoài Dư nợ thị trường trái phiếu Việt Nam năm 2007 đạt 17% GDP Tính đến 30/06/2008, có khoảng 579 loại trái phiếu. .. với các chứng khoán nợ là một hoạt động không thể thiếu được trên thị trường vốn nói chung và thị trường trái phiếu nói riêng Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn non trẻ, trong đó thị trường trái phiếu chủ yếu là TPCP Để tạo cơ chế khuyến khích cho TTCK nói chung và TTTP nói riêng phát triển thì sự tồn tại và phát triển của các tổ chức ĐMTN là điều kiện cần thiết Việc hình thành và phát triển các. .. ro đầu tư trái phiếu càng cao Trong 18 bối cảnh lạm phát cao để đảm bảo lãi suất thực dương thì lợi suất trái phiếu phải tăng I.2.3 Rủi ro thanh khoản Rủi ro về khả năng chuyển đổi trái phiếu thành tiền mặt trên thị trường, bao gồm cả yếu tố thời gian và giá cả chuyển đổi Để tăng tính thanh khoản cho trái phiếu, nhà đầu tư buộc phải tăng mức chiết khấu trái phiếu do đó giá trái phiếu bị đẩy xuống,... được niêm yết trên thị trường chứng khoán với tổng mệnh giá 155.367,623 tỷ đồng, chiếm khoảng 72% giá trị toàn thị trường Trong các loại trái phiếu đã được phát hành và giao dịch trên TTCK Việt Nam, TPCP chiếm ưu thế trên thị trường Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) thị trường trái phiếu Chính phủ phát hành bằng đồng nội tệ của Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất trong năm 2007, với... 83% và lượng lưu hành khoảng 8,3 tỷ USD Lượng trái phiếu Kho bạc Nhà nước lưu hành tăng 16%, trong khi lượng trái phiếu do Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) phát hành tăng trưởng mạnh nhất và ngân hàng này hiện chiếm 30% lượng trái phiếu công đang được lưu hành Thị trường trái phiếu nội tệ do các doanh nghiệp Việt Nam phát hành cũng ghi nhận mức tăng trưởng mạnh trong năm 2007, với mức tăng lên tới . phiếu Việt Nam 22 II.2 Thực trạng về thị trường trái phiếu Việt Nam 24 II.2.1. Đánh giá chung về thị trường trái phiếu Việt Nam hiện nay 24 II.2.2 Phân tích thực trạng thị trường trái phiếu Việt Nam. cứu đề tài: Thực trạng thị trường trái phiếu Việt Nam và các giải pháp thúc đẩy thị trường trái phiếu trong thời gian tới . II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Vấn đề trọng tâm mà đề tài muốn giải quyết. hoạt động của thị trường trái phiếu Việt Nam trong thời gian qua. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam trong thời gian tới. 7 IV. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN

Ngày đăng: 24/10/2014, 14:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan