VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẨN BẢO HIỂM BƯU ĐIỆN

25 708 5
VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẨN BẢO HIỂM BƯU ĐIỆN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẨN BẢO HIỂM BƯU ĐIỆN Chương 1: Cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp và xây dựng văn hóa doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại Tổng công ty Cổ phần bảo hiểm bưu điện Chương 3: Một số giải pháp tiếp tục duy trì và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Tổng công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG ĐỖ THỊ VÂN ANH VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẨN BẢO HIỂM BƯU ĐIỆN Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số : 60.34.01.02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NỘI – 2013 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Để đổi mới và phát triển trong môi trường cạnh tranh khốc liệt và xu thế hội nhập quốc tế, đồng thời hướng đến mục tiêu lâu dài, hơn bao giờ hết, ngay từ bây giờ Tổng Công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện cần thiết phải xây dựng được văn hóa doanh nghiệp có bản sắc riêng, thể hi ện sự khác biệt vượt trội so với doanh nghiệp khác. Đặt trong bối cảnh đó, việc chọn lựa đề tài luận văn là “Văn hoá doanh nghiệp tại Tổng Công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện” có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Vấn đề văn hóa doanh nghiệp đã được các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, rất quan tâm nghiên cứu. Liên quan đế n vấn đề này ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, luận án tiến sĩ kinh tế đề cập và giải quyết. Tuy nhiên chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện đến văn hóa doanh nghiệp Tổng Công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện. 3. Mục đích nghiên cứu - Về mặt lý luận: Nghiên cứu, hệ thống hóa và góp phần hoàn thiện một số vấn đề lý lu ận về văn hóa doanh nghiệp. - Về mặt thực tiễn: Đánh giá đúng thực trạng văn hóa doanh nghiệp của Tổng Công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện, trên cơ sở đó nghiên cứu đề xuất một số giải pháp mang tính hệ thống và khả thi nhằm duy trì và phát triển 2 văn hóa doanh nghiệp của Tổng công ty trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề cập tới văn hóa doanh nghiệp trong một loại hình doanh nghiệp cụ thể đó là doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nêu lên cơ sở lý luận về văn hoá doanh nghiệp; thực trạng văn hoá doanh nghiệp và một số biện pháp nhằm duy trì, phát triển VHDN ở Tổng Công ty Cổ phần bảo hiểm Bưu đ iện. 5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài: - Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để làm rõ bản chất và biểu hiện cũng như quy trình xây dựng VHDN. - Phương pháp phân tích, so sánh, đối chứng để đánh giá thực trạng văn hóa doanh nghiệp, trên cơ sở đó nghiên cứu giải pháp duy trì và phát triển VHDN của Tổng Công ty Cổ phần bảo hiểm Bưu điện trong thời gian tới. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp và xây dựng văn hóa doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại Tổng công ty Cổ phần bảo hiểm bưu điện Chương 3: Một số gi ải pháp tiếp tục duy trì và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Tổng công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện 3 Chương 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP VÀ XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 1.1 Văn hoá doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm văn hoá doanh nghiệp: Là một hệ thống các ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, nhận thức và phương pháp tư duy được mọi thành viên của một tổ chức cùng đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức hành động của các thành viên 1.1.2 Đặc điểm văn hoá doanh nghiệp: (i) Liên quan đến nhận thức.(ii) Có tính thực chứng. 1.2 Biểu hiện của văn hoá doanh nghiệp 1.2.1 Các biểu trưng trực quan của văn hoá doanh nghiệp Hình 1.1 Các biểu trưng trực quan của văn hóa doanh nghiệp 4 1.2.1.1. Kiến trúc đặc trưng: Những kiến trúc đặc trưng của một doanh nghiệp gồm kiến trúc ngoại thất và thiết kế nội thất công sở. 1.2.1.2. Nghi lễ: Có bốn loại lễ nghi cơ bản : chuyển giao, củng cố, nhắc nhở và liên kết. 1.2.1.3. Giai thoại: được thêu dệt từ những sự kiện có thực được mọi thành viên trong doanh nghiệp cùng chia sẻ và nhắc lại với những thành viên m ới. nhiều mẫu chuyện kể về những nhân vật anh hùng của doanh nghiệp 1.2.1.4. Biểu tượng: là một thứ gì đó biểu thị một thứ gì đó không phải là chính nó có tác dụng giúp mọi người nhận ra hay hiểu được thứ mà nó biểu thị. 1.2.1.5. Ngôn ngữ, khẩu hiệu: (i) Một dạng biểu trưng quan trọng khác thường được sử dụng để gây ảnh hưởng đến văn hoá doanh nghiệp là ngôn ng ữ. (ii) Khẩu hiệu thường rất ngắn gọn, hay sử dụng các ngôn từ đơn giản, dễ nhớ; do đó đôi khi có vẻ “sáo rỗng” về hình thức. 1.2.1.6. Ấn phẩm điển hình: là những tư liệu chính thức có thể giúp những người hữu quan có thể nhận thấy rõ hơn về cấu trúc văn hoá của một doanh nghiệp. Chúng có thể là bản tuyên bố sứ mệnh, báo cáo thườ ng niên, “brochures”, tài liệu giới thiệu về doanh nghiệp, sổ vàng truyền thống, ấn phẩm định kỳ hay đặc biệt, tài liệu quảng cáo giới thiệu sản phẩm và doanh nghiệp, các tài liệu, hồ sơ hướng dẫn sử dụng bảo hành. . . 5 1.2.2 Các biểu trưng phi trực quan của văn hoá doanh nghiệp Hình 1.2 Các biểu trưng phi trực quan của VHDN 1.2.2.1. Lý tưởng: có thể được phản ánh qua nhận thức của con người hay doanh nghiệp trên năm phương diện (i) Mối quan hệ mang tính nhân văn đối với môi trường.(ii) Bản chất của sự thực là lẽ phải. (iii) Bản chất con người.(iv) Bản chất hành vi con người và (v) Bản chất mối quan hệ con người. 1.2.2.2. Niềm tin, giá trị chủ đạo và thái độ Về bản chất, giá tr ị là khái niệm liên quan đến chuẩn mực đạo đức và cho biết con người cho rằng họ cần phải làm gì. Niềm tin là khái niệm đề cập đến việc mọi người cho rằng thế nào là đúng, thế nào là sai. Thái độ là chất gắn kết niềm tin với giá trị thông qua tình cảm. Thái độ được định nghĩa là một thói quen tư duy theo kinh nghiệm để phản ứng theo một cách thức nhất 6 quán mong muốn hoặc không mong muốn đối với sự vật, hiên tượng. 1.2.2.3. Lịch sử phát triển và truyền thống văn hoá: Vai trò của lịch sử phát triển và truyền thống văn hoá đối với việc xây dựng các đặc trưng văn hoá mới cho doanh nghiệp thể hiện ở việc cho chúng ta hiểu được đầy đủ quá trình vận động và thay đổi của các đặc trưng văn hoá., những nguyên nhân và ả nh hưởng của chúng đến qúa trình vận động và thay đổi về văn hoá doanh nghiệp. 1.3 Xây dựng văn hoá doanh nghiệp 1.3.1. Quan điểm chủ yếu xây dựng văn hóa doanh nghiệp Thứ nhất, người chủ (người sáng lập) hay nhà quản trị cấp cao nhất doanh nghiệp đóng vai trò quyết định trong việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sự chia sẻ đồng thuận và cùng nhau thực hiện của m ọi thành viên trong doanh nghiệp cũng là yếu tố không thể thiếu. Thứ hai, văn hoá doanh nghiệp là tài sản tinh thần của doanh nghiệp, không thể muốn mà xây dựng được ngay trong ngày một ngày hai mà đòi hỏi một quá trình phấn đấu bền bỉ, gian khổ, hình thành nên những những quan niệm giá trị, xu hướng tâm lý và sắc thái văn hoá chung của doanh nghiệp. Thứ ba, văn hoá doanh nghiệp gắn liền với văn hoá dân tộc và văn hoá kinh doanh. Th ứ tư, văn hoá doanh nghiệp do toàn thể các thành viên trong doanh nghiệp tạo nên. 7 Thứ năm, văn hoá doanh nghiệp phải được tiếp cận như là một bộ phận cấu thành của hệ thống quản trị doanh nghiệp, có nghĩa là văn hoá doanh nghiệp phải được xây dựng trong sự gắn bó chặt chẽ với hệ thống quản trị doanh nghiệp. Thứ sáu, văn hoá doanh nghiệp là cái phù hợp, ổn định và cần thiết đối với doanh nghiệ p này có thể trở nên bất hợp lý, không phù hợp với doanh nghiệp khác. 1.3.2 Quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp 1.3.2.1. Xây dựng triết lý kinh doanh - Mục đích kinh doanh - Phương châm hành động: - Cách ứng xử trong quan hệ nội bộ và với bên ngoài: 1.3.2.2. Xây dựng quy chế, truyền thống, tập tục, thói quen, nghi lễ - Các chuẩn mực trong thái độ, hành vi ứng xử, giao tiếp nội bộ - Mối quan hệ giữa các cá nhân và bầu không khí làm việc - Các quy trình công việc - Cách truyề n đạt thông tin, xử lý vấn đề. - Truyền thuyết, giai thoại - Các sinh hoạt tập thể về văn hóa, văn nghệ, thể thao trong doanh nghiệp 1.3.2.3. Các biểu trưng, biểu hiện ra bên ngoài. Các biểu tượng của doanh nghiệp như logo, biển hiệu, màu sắc, cách thức trang trí doanh nghiệp, kiểu dáng, mẫu mã, chất lượng sản phẩm dịch vụ sẽ đem lại hình ảnh của 8 văn hóa doanh nghiệp đến với khách hàng và cộng đồng xã hội Các biểu trưng cần phải được thiết kế sao cho ý nghĩa của nó phù hợp với những giá trị văn hóa doanh nghiệp. Chương 2 - THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM BƯU ĐIỆN 2.1 Tổng quan về Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu đi ện Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI) tiền thân là Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện được được Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm số 10/TC/GCN ngày 18/06/1998, được Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội thành lập theo Giấy phép số 3633/GP-UB ngày 01/8/1998 và Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 055051 ngày 12/8/1998. PTI có 7 cổ đông sáng lập. Từ ngày 30/6/2010, được sự chấp thuận của Bộ Tài chính, PTI chính thức chuyển đổi sang mô hình Tổng công ty. 25 Chi nhánh được chuyển đổi thành các công ty thành viên trực thuộc. Tên đầy đủ và chính thức: Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện Tên giao dịch bằng tiếng Việt: Bảo hiểm Bưu điện. Tên tiếng Anh: Post and Telecommunication Joint Stock 9 Insurance Corporation. Tên viết tắt: PTI. Vốn điều lệ: 503.957.090.000 VNĐ. Trụ sở chính: Tầng 8, Số 4A Láng Hạ, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội 2.1 .1 Chức năng PTI với phương châm hoạt động kinh doanh phải gắn liền với nâng cao chất lượng dịch vụ và chất lượng phục vụ khách hàng, chia sẻ khó khăn với khách hàng, cùng khách hàng khắc phục hậu quả của tổn thất, nhằm nhanh chóng khôi phục s ản xuất kinh doanh. 2.1.2 Nhiệm vụ Ngành nghề kinh doanh 1. Kinh doanh bảo hiểm gốc: 2. Kinh doanh tái bảo hiểm: Nhận và nhượng tái bảo hiểm đối với tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ. 3. Giám định tổn thất: Giám định, điều tra, tính toán, phân bổ tổn thất, đại lý giám định tổn thất, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn. 4. Tiến hành hoạt động đầu tư trong các lĩnh vự c sau: 5. Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật. 2.1.3 Cơ cấu tổ chức [...]... chương, luận văn đã đề cập tới một số nội dung chung nhất về văn hóa doanh nghiệp, thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại PTI, qua đó đã đưa ra một số giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại PTI Luận văn đã giải quyết được một số vấn đề sau: 1 Hệ thống được một số vấn đề về văn hóa doanh nghiệp, các biểu trưng của văn hóa doanh nghiệp Đồng thời nêu bật những lợi ích của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp. .. việc, các công cụ dụng cụ phục vụ công việc Xây dựng chế độ đào tạo và phát triển kỹ năng nghề cùng với văn hóa Tổng Công ty Những nhân viên làm trong mảng kinh doanh của Tổng Công ty sẽ là người mang những nét văn hóa của Tổng Công ty truyền bá ra ngoài, thế nên những tác động của họ sẽ có một ảnh hưởng lớn tới văn hóa Tổng Công ty Xây dựng phong cách quản lý cho lãnh đạo mang triết lý văn hóa 20 3.2.3.2... nghiệp và quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp 2 Đánh giá được thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại PTI, từ đó áp dụng cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại đơn vị 3 Để xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại PTI cần tập trung vào một số giải pháp: − Xây dựng một tòa nhà có kiến trúc đặc trưng, tạo điểm nhấn cho chính các các bộ công nhân viên và đối tác...10 Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Tổng công ty CP Bảo hiểm Bưu điện 2.1.4 Một số hoạt độngcủa Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện- PTI 2.1.4.1 Kinh doanh bảo hiểm gốc: PTI đã liên tục đưa ra thị trường những sản phẩm mới, số lượng sản phẩm dịch 11 vụ tăng lên hàng năm Các sản phẩm tung ra thị trường... thống và hiện đại trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp: Đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc (để bảo đảm tính bền vững), có khả năng thích nghi và hội nhập với môi trường kinh doanh khu vực và thế giới (đảm bảo tính linh hoạt) 3.2.6.4 Tăng cường đầu tư vật chất cho xây dựng văn hóa doanh nghiệp Tăng cường đầu tư cho văn hóa là việc làm rất cần thiết không chỉ với những doanh nghiệp lâu năm và đạt được tốc độ... hệ giữa các cán bộ công nhân viên trong toàn Tổng Công ty cũng như các đối tác Một số nghi lễ được thực hiện tại Tổng Công ty: (i) Lễ kỷ niệm ngày thành lập PTI (1/8/1998); (ii) Lễ tuyên dương các sáng kiến, tài năng trẻ, công trình khoa học sáng tạo (iii) Hội diễn văn nghệ quần chúng của tất cả các phòng ban, các đơn vị trong Tổng Công ty, (iv) Giải bóng đá đầu xuân được Tổng Công ty tổ chức hàng năm... ràng là 19 bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần những động lực vật chất và động lực tinh thần trong quá trình phát triển Tổng Công ty phát triển cũng có nghĩa là gia đình phát triển, là xã hội phát triển Trong một Tổng Công ty không phải là những động lực riêng biệt thúc đẩy từng cá nhân mà là cả nền văn hóa doanh nghiệp, thúc đẩy và lôi cuốn tất cả thành viên của Tổng Công ty vào sự nghiệp chung 3.2.2... vững và hội nhập quốc tế 22 3.2.6.1 Xây dựng một mô hình văn hóa doanh nghiệp tích cực, làm nền tảng cho sự phát triển bền vững của Tổng Công ty (i) phải hướng về con người.(ii) phải phù hợp với cả môi trường bên trong lẫn bên ngoài Tổng Công ty 3.2.6.2 Nâng cao ý thức về văn hóa doanh nghiệp cho các thành viên: Văn hóa doanh nghiệp không phải là kết quả của riêng người lãnh đạo mà phải do tập thể... (57%,47%,60% và 48%) cho thấy các Tổng công ty PTI đã bước đầu xây dựng được các đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp tuy nhiên vẫn chưa thực sự tạo dấu ấn mạnh mẽ Yếu tố niềm tin và sự tự giác được 68% đánh giá ở mức khá cho thấy niềm tin vững chắc của CBCNV Tổng công ty PTI vào đường lối sản xuất kinh doanh, là thuận lợi lớn trong việc phát triển và xây dựng văn hóa doanh nghiệp 2.2.3.5 Đánh giá về các... tăng cường chất lượng dịch vụ, hướng tới nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh 3.2 Một số giải pháp tiếp tục xây dựng, duy trì và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại PTI 3.2.1 Ổn định văn hóa doanh nghiệp Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, suy cho cùng là tạo động lực và môi trường hình thành các giá trị mới, phù hợp với yêu cầu hiện tại và tương lai, định hướng suy nghĩ và hành động của các thành viên sao . cập tới văn hóa doanh nghiệp trong một loại hình doanh nghiệp cụ thể đó là doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nêu lên cơ sở lý luận về văn hoá doanh nghiệp; thực trạng văn hoá doanh nghiệp và. hoá chung của doanh nghiệp. Thứ ba, văn hoá doanh nghiệp gắn liền với văn hoá dân tộc và văn hoá kinh doanh. Th ứ tư, văn hoá doanh nghiệp do toàn thể các thành viên trong doanh nghiệp tạo. hệ thống quản trị doanh nghiệp. Thứ sáu, văn hoá doanh nghiệp là cái phù hợp, ổn định và cần thi t đối với doanh nghiệ p này có thể trở nên bất hợp lý, không phù hợp với doanh nghiệp khác.

Ngày đăng: 23/10/2014, 23:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan