Chuyên đề nâng cao chất lượng môn Toán THCS

15 794 8
Chuyên đề nâng cao chất lượng môn Toán THCS

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 Chuyeân ñeà NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN TOÁN THCS I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Căn cứ vào chỉ thị số 4899/CT – BGDĐT ngày 4 – 8 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục th ường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm 2009 – 2010, với chủ đề “Năm học đổi mới quản lý v à nâng cao chất lượng giáo dục”. Căn cứ vào công văn số 23/ HD – SGD & ĐT ngày 31 – 8 – 2009 của Sở GD & ĐT v/v h ướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục trung học năm học 2009 – 2010. Năm học 2009 – 2010 là năm thứ hai thực hiện nhiệm vụ: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” v à là năm thực hiện chuyên đề: “Năm học đổi mới quản lý v à nâng cao chất lượng giáo dục”. Việc nâng cao chất lượng giảng dạy ngày càng được huyện quan tâm hơn nữa, trong đó vấn đề nâng chất ở môn toán cũng được huyện ta lưu ý. Huyện đã thực hiện tổ chức Hội thảo về công tác giáo dục đạo đức học sinh, về công tác phụ đạo học sinh yếu, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, công tác ứng dụng CNTT trong quản lý và giảng dạy. Và hôm nay chuyên đ ề “Nâng cao chất lượng giảng dạy môn toán “ được thực hiện xoay quanh các nội dung về:  Nội dung chương trình toán, xác định trọng tâm – ý đồ của SGK trong giảng dạy.  Thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn toán.  Đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá.  Hướng dẫn học sinh tự học. 2 II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH TOÁN THCS, XÁC ĐỊNH TRỌNG TÂM – KHAI THÁC Ý ĐỒ SGK  Nội dung chương trình (theo sách)  Xác định trọng tâm (theo chuẩn kiến thức, kĩ năng).  Khai thác ý đồ SGK: - Sách giáo khoa được viết theo hướng gợi ý, GV không nên truyền đạt kiến thức mới cho HS một cách khô khan một chiều mà phải trên cơ sở tiếp thu kiến thức mới. - Thông qua việc giải quyết các tình huống có vấn đề. Người GV đóng vai trò là soạn giả dẫn dắt HS thực hiện ch ương trình, để tự HS phát hiện ra kiến thức mới thông qua các tình huống có vấn đề là các bài tập dạng ? . - Thực hiện được như thế là phù hợp với chủ trương đổi mới phương pháp của ngành, HS tự phát hiện ra kiến thức , hiệu quả học tập cao h ơn. - Để thực hiện được tốt ý đồ SGK ng ười GV cần rèn cho HS niềm say mê toán học, nhu cầu muốn biết thêm kiến thức mới ở bài tiếp theo, năng lực tự học, tự nghiên cứu ở nhà, có như thế các em mới chuẩn bị tốt các t ình huống ? . - GV thông qua kiểm tra bài cũ nên đặt được vấn đề đối với b ài mới gây hứng thú học tập đối với các em.  Từ đó hoạt động của thầy v ới trò, giữa các em học sinh mới đ ược vận hành một cách nhịp nhàng và sinh động. Chẳng hạn ở bài “Phương trình bậc hai một ẩn”. Nội dung gồm 2 phần: khái niệm phương trình bậc hai, các ví dụ về giải ph ương trình bậc hai dạng khuyết – đủ. Phần 1: SGK nêu bài toán thực tế, qua tính toán để kết quả l à một phương trình có dạng bậc hai  Định nghĩa. Phần 2: ?2 Giới thiệu cách giải dạng ph ương trình khuyết c. ?3 Giới thiệu cách giải dạng ph ương trình khuyết b. Đây là cơ sở để giải phương trình ở ?4 cho nhanh. 3 Riêng ?4, ?5, ?6, ?7 Được tác giả lồng vào để hỗ trợ giải quyết ví dụ 3. Nếu chúng ta biết khai thác kỹ ý đồ của sách thì việc hình thành được các bước giải phương trình bậc hai đủ học sinh sẽ dể dàng thực hiện. III. CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MÔN TOÁN THCS A. Giới thiệu chung về chuẩn 1. Chuẩn là những yêu cầu, tiêu chí (gọi chung là yêu cầu) tuân thủ những nguyên tắc nhất định, được dùng để làm thước đo dánh giá hoạt động, công việc, sản phẩm của lĩnh vực n ào đó. Đạt được những yêu cầu của chuẩn là đạt được mục tiêu mong muốn của thể quản lí hoạt động, công việc, sản phẩm nào đó. Yêu cầu là sự cụ thể hóa, chi tiết, t ường minh, Chuẩn chỉ ra những căn cứ để đánh giá chất l ượng. Yêu cầu có thể được đo thông qua chỉ số thực hiện. Yêu cầu được xem như những “chốt kiểm soát” đề đánh giá chất l ượng đầu vào, đầu ra cũng như quá trình thực hiện. 2. Những yêu cầu cơ bản của chuẩn: 1.1 Chuẩn phải có tính khách quan . 1.2 Chuẩn phải có hiệu lực ổ n định cả về phạm vi lần thời gian . 1.3 Chuẩn phải dảm bảo tính khả thi . 1.4 Chuẩn phải đảm bảo tính cụ thể, t ường minh. 1.5 Chuẩn phải đảm bào không mâu thuẫn với các chuẩn khác trong cùng lĩnh vực hoặc các lĩnh vực có li ên quan. B. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của ch ương trình giáo dục phổ thông. 1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của Ch ương trình môn học Là các yêu cầu cơ bản tối thiểu về kiến thức, kĩ nă ng của môn học mà học sinh cần phải và có thể đạt được sau mỗi đơn vị kiến thức (mỗi bài, chủ đề, chủ điểm, mô đun). 2. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của Ch ương trình cấp học là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của các môn học m à học sinh cần phải và có thể đạt được sau từng giai đoạn học tập trong cấp học. 4 3. Những đặc điểm của Chuẩn kiến t hức, kĩ năng 3.1 Chuẩn kiến thức, kĩ năng đ ược chi tiết, tường minh bằng các yêu cầu cụ thể, rõ ràng về kiến thức, kĩ năng. 3.2 Chuẩn kiến thức, kĩ năng có tính tối thiểu, nhằm đảm bảo mọi học sinh và có thể đạt được những yêu cầu cụ thể này. 3.3 Chuẩn kiến thức, kĩ năng là thành phần của chương trình GDPT C. Các mức độ về kiến thức, kĩ năng Về kiến thức: Yêu cầu học sinh phải nhớ, nắm vững, hiểu r õ các kiến thức cơ bản trong chương trình, sách giáo khoa, đó là nền tảng vững vàng để có thể phát triển năng lực nhận thức ở cấp cao h ơn. Về kĩ năng: Biết vận dụng các kiến thức đ ã học để trả lời câu hỏi, giải b ài tập, làm bài thực hành; có kĩ năng tính toán, vẽ hình, dựng biểu đồ, … Kiến thức, kĩ năng phải dựa trên cơ sở phát triển năng lực, trí t uệ học sinh ở các mức độ, từ đơn giản đến phức tạp; nội dung bao hàm các mức độ khác nhau của nhận thức. Mức độ cần đạt được về kiến thức được xác định theo 6 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích, đánh giá v à sáng tạo.  Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đ ã có trước đây.  Thông hiểu: Là khả năng nắm được, hiểu được ý nghĩa của các khái niệm, sự vật, hiện tượng; giải thích, chứng minh đ ược ý nghĩa của các khái niệm, sự vật, hiện tượng.  Vận dụng: Là khả năng sử dụng các kiến thứ c đã học vào một hoàn cảnh cụ thể mới vận dụng nhận biết, hiểu biết thông tin để giải quyết vấn đề đặt ra.  Phân tích: Là khả năng phân chia một thông tin ra th ành các phần thông tin nhỏ.  Đánh giá: Là khả năng xác định giá trị của thông tin: b ình xét, nhận định, xác định được giá trị của tư tưởng, một nội dung kiến thức, một 5 phương pháp. Đây là một bước mới trong việc lĩnh hội kiến thức được đặc trưng bởi việc đi sâu vào bản chất của đối tượng, sự vật, hiện tượng.  Sáng tạo: Là khả năng tổng hợp, sắp xếp, thi ết kế lại thông tin; khai thác, bổ sung thông tin từ các nguồn t ư liệu khác để sáng lập một hình mẫu mới. D. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của ch ương trình giáo dục phổ thông vừa là căn cứ, vừa là mục tiêu của giảng dạy, học tập, kiểm tra đánh giá 1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng l à căn cứ 1.1 Biên soạn sách giáo khoa và các tài liệu hướng dẫn. 1.2 Chỉ đạo, quản lí, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện dạy học, kiểm tra, đánh giá, sinh hoạt chuyên môn, … 1.3 Xác định mục tiêu của mỗi giờ học, … 1.4 Xác định mục tiêu kiểm tra, đánh giá 2. Tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng. 3. Yêu cầu dạy học bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng 3.1 Yêu cầu chung a. Căn cứ Chuẩn kiến thức, kĩ năng để xác định mục ti êu bài học. Chú trọng dạy học nhằm đạt đ ược các yêu cầu cơ bản và tối thiểu về kiến thức, kĩ năng, đảm bảo không quá tải v à không quá lệ thuộc hoàn toàn vào sách giáo khoa; mức độ khai thác sâu kiến thức, kĩ năng trong sách giáo khoa phải phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh. b. Sáng tạo về phương pháp dạy học phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác học tập của học sinh. Chú trọng r èn luyện phương pháp tư duy, năng lực tự học, tự nghiên cứu; tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu h ành động và thái độ tự tin trong học tập cho học sinh. c. Dạy học thể hiện mối quan hệ t ích cực giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh và học sinh; tiến hành thông qua việc tổ chức các hoạt 6 động học tập của học sinh, phối hợp giữa học tập cá thể với học tập hợp tác, làm việc theo nhóm. d. Dạy học chú trọng đến việc r èn luyện kĩ năng, năng lực hành động, vận dụng kiến thức, tăng c ường thực hành và gắn nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống. e. Dạy học chú trọng đến việc sử dụng có hiệu quả ph ương tiện, thiết bị dạy học được trang bị hoặc do giáo vi ên và học sinh tự làm; quan tâm ứng dụng CNTT trong dạy học. f. Dạy học chú trọng đến việc động vi ên, khuyến khích kịp thời sự tiến bộ của học sinh trong quá tr ình học tập; đa dạng nội dung, các h ình thức, cách thức đánh giá v à tăng cường hiệu quả đánh giá. 3.2 Yêu cầu đối với giáo viên a. Bám chuẩn kiến thức, kĩ năng để thiết kế bài giảng. b. Thiết kế, tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập với các hình thức đa dạng, phong phú. c. Động viên khuyến khích tạo cơ hội và điều kiện cho HS tham gia một cách tích cực chủ động, sáng tạo. d. Thiết kế và hướng dẫn HS thực hiện các dạng câu hỏi, b ài tập phát triển năng lực tư duy và rèn luyện kỹ năng. Hướng dẫn HS có thói quen vận dụng các kiến thức đ ã học vào giải quyết các vấn đề thực tiển e. Sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học một các h có hiệu quả phù hợp với nội dung của cấp học, môn học. III. ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC, PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ Để góp phần nâng cao chất l ượng trong dạy Toán, hiểu v à thực hiện đúng ý đồ sách giáo khoa với tinh thần đổi mới giáo dục phổ thông l à cần thiết, ý tưởng trình bày ở sách giáo khoa Toán THCS đ ược Bộ GD&ĐT xây dựng theo nguyên tắc: 7 - Đảm bảo tính thống nhất của ch ương trình Toán trong nhà tr ường phổ thông: nghĩa là chương trình Toán THCS phải tiếp nối chương trình Toán cấp Tiểu học và làm cơ sở ban đầu cho chương trình Toán cấp THCS. - Không quá coi trọng tính cấu trúc, hạn chế nặng lí thuyết thuần túy v à các phép chứng minh dài dòng, phức tạp, tăng tính thực tiển, tạo điều kiện để học sinh tăng cường luyện tập, rèn kỹ năng tính toán, vận dụng đ ược kiến thức Toán vào đời sống và các môn học khác.  Những vấn đề cần đổi mới trong ph ương pháp dạy học: Nhìn rộng hơn: Đổi mới phương pháp dạy học nhằm: - Hình thành các tình hu ống có vấn đề hoặc vấn đề từ nội dung dạy học từ đó xây dựng kế hoạch và biện pháp hướng học sinh giải quyết vấn đề (không cứng nhắc trong mọi tr ường hợp) - Giúp học sinh sử dụng sách giáo khoa, các t ài liệu khác một cách có ý thức và chủ động theo các hướng phát hiện và giải quyết vấn đề. Tăng c ường các hoạt động tìm tòi, quan sát đo đạc. -Thay đổi các hình thức học tập trong điều kiện cho phép (thảo luận nhóm đôi, nhóm một bàn, nhóm hai bàn…), tạo điền kiện, tạo bầu không khí thân thiện thích hợp để học sinh có thể tranh luận với nhau, cũng nh ư biết đánh giá và đánh giá lẫn nhau về kết quả tìm tòi phát hiện. - Xây dựng các hình thức phiếu học tập, báo cáo kết quả một cách thích hợp. - Tận dụng và phát huy tối đa phương tiện thiết bị dạy học, tích hợp CNTTvào làm ĐDDH v ới tư cách là phương tiện trợ giúp nhận thức và không đơn thuần chỉ là minh họa giản đơn. - Tăng cường sử dụng phương pháp trong quá tr ình đi đến các giả thuyết có tính khái quát. Như thế hướng đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở tr ường Trung học cơ sở ta cần chú ý đổi mới những nội dun g sau : 1. Đổi mới phương pháp bài dạy : 8 Hướng đổi mới phương pháp dạy học toán hiện nay ở tr ường THCS là tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, khơi dậy và phát triển khả năng tự học nhằm hình thành cho học sinh tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo, nâng cao năng lực phát hiện v à giải quyết vấn đề, rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiển. Nội dung dạy học môn Toán th ường liên quan đến các hoạt động sau : - Nhận dạng và thể hiện một khái niệm, một quy tắc, một đị nh lý, một phương pháp. - Những hoạt động mang tính toán học : Chứng minh, định nghĩa, giải toán bằng cách lập phương trình, - Những hoạt động trí tuệ : Phân tích, tổng hợp, so sánh, tương tự, trừu tượng hoá, khái quát hoá. - Những hoạt động ngôn ngữ : Giải thích một định lý, trình bày một lời giải, phát biểu một định nghĩa. Theo định hướng trên cần kế thừa, phát triển, khai thác những mặt tích cực trong phương pháp d ạy học truyền thống đồng thời áp dụng ph ương pháp dạy học hiện đại thích hợp. Phương pháp dạy học toán hiện nay ở tr ường THCS được tiến hành theo kiểu phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua các hoạt động học sinh đ ược học tập cá nhân (tự học) l à chính, kết hợp việc theo nhóm nhỏ (học tập hợp tác) là chính dưới sự điều khiển của giáo vi ên. Thầy giáo tổ chức tình huống có vấn đề hướng dẫn học sinh hoạt động theo tr ình độ nhận thức của các em, làm trọng tài trong thảo luận, tranh luận, chốt lại vấn đề v à khẳng định kiến thức.Thông thường giáo viên sử dụng phương pháp : Dạy học theo phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, luyện tập thực h ành, dạy học hợp tác theo nhóm + Dạy học ngày nay liên quan tới một xu thế đang dần dần trở n ên quen thuộc trong nền giáo dục nước ta đó là: « lấy học sinh làm trung tâm », nó thể hiện các dấu hiệu đặc trưng : 9 * Dựa vào kinh nghiệm của người học, khai thác kinh nghiệm đó dồn th ành sức mạnh trong trình tự khám phá. * Chống gò, ép, ban phát, giáo điều, cần nuôi dưỡng tính sẵn sàng, tính tích cực, ý chí người học để đạt mục đích học tập v à phát triển cá nhân. * Phương thức hoạt động chủ đạo l à tự nhận thức, tự phát hiện, tự kiểm tra, tự đánh giá, hoàn thiện. * Tạo cho học sinh tính năng động cải biến hoạt động học tập, chủ động tự tin. * Phát triển tư duy độc lập, sáng tạo, suy ngẫm, tính độc đáo của nhân cách. + Công việc của giáo viên với tư cách là người hướng dẫn, người tổ chức quá trình học tập của học sinh. Qua một số ý kiến nêu trên, với nghệ thuật lên lớp của giáo viên nếu áp dụng tốt thì không chỉ dừng lại ở đổi mới ph ương pháp mà việc sử dụng đồ dùng dạy học cùng các phương ti ện dạy học hiện đại (ứng dụng CNTT) cũng góp phần đổi mới phương pháp. Đồ dùng dạy học càng phong phú, đa dạng thì hiệu quả tiết dạy càng cao. Cụ thể : * Khi dạy nội dung : Ôn về kiến thức tiếp tuyến đ ường tròn và các góc liên quan đến đường tròn. Giáo viên có thể sử dụng dụng cụ giảng dạy nh ư sau có thể diễn tả nhiều dạng kiến thức, nhiều dạng b ài tập có liên quan: * Dụng cụ : - Một đường tròn cố định. - Một đường tròn di động được. - Một tam giác di động đ ược nhưng luôn dính vào bản từ. - Hai thanh nam châm. Tất cả thể hiện lên một bản có rãnh sẵn để di chuyển đường tròn. * Cách sử dụng : - Thao tác thanh nam châm v ới đường tròn ta được các vị trí tương đối giữa đường thẳng và đường tròn. 10 - Thao tác đường tròn di động so với đường tròn kia ta có các vị trí tương đối giữa hai đường tròn : a) b) c) - Lấy đường tròn di động ra, dùng 2 thanh nam châm và thao tác đư ờng tròn còn lại ta có hình ảnh các tiếp tuyến với đ ường tròn. - Sử dụng cả hai đường tròn và 2 thanh nam châm ta có các hình ảnh của tiếp tuyến chung trong và chung ngoài của hai đường tròn. - Thao tác tam giác di đ ộng với 2 đường tròn ta có các hình v ẽ về đường tròn ngoại tiếp, nội tiếp của tam giác : - Thao tác 2 thanh nam châm v ới 1 đường tròn ta được hình ảnh các loại góc với đường tròn. Góc ở tâ Góc ở tâm Nếu không dùng bảng phụ, mà khi vào lớp giáo viên mới vẽ từng trường hợp thì chắc chắn sẽ tốn nhiều thời gian để khắc sâu b ài, như vậy thời gian thực hành tại lớp không có, dẫn đến hạn chế trong trang bị kiến thức tổng hợp cho góc nội tiếp Góc ở tâm góc tạo bởi tiếp tuyến và dây góc có đỉnh bên trong đtròn góc có đỉnh bên ngoài đtròn d 1 : tiếp tuyến chung ngoài d 2 : tiếp tuyến chung trong [...]... nhiều hơn” - Nâng cao chất lượng câu hỏi, giảm số lượng câu hỏi tái hiện kiến thức, tăng tỉ lệ câu hỏi yêu cầu tư duy, bám theo các hoạt động dự kiến làm cho học sinh tích cực, độc lập và sáng tạo trong học tập Chú trọng nhận xét sửa chữa các câu trả lời của học sinh Chú ý các câu hỏi phải đ ược lựa chọn phục vụ cho việc đổi mới phương pháp, chẳng hạn các câu hỏi tạo tình huống có vấn đề, câu hỏi giúp... tiêu từng môn học d Đảm bảo yêu cầu phân hoá: Phân loại được chính xác trình độ, mức độ, năng lực nhận thức của học sinh, cơ sở giáo dục; cần đảm bảo dải phân hoá đủ rộng cho phân loại đối tượng e Đảm bảo hiệu quả: Đánh giá đ ược tất cả các lĩnh vực cần đánh giá học sinh, cơ sở giáo dục, thực hiện được đầy đủ các mục tiêu đề ra; tạo động lực đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất l ượng... hợp lí giữa đánh giá định tính v à định lượng i Kết hợp đánh giá trong và đánh giá ngoài 4.4 Các tiêu chí của kiểm tra, đánh giá a Đảm bảo tính toàn diện: Đánh giá được các mặt kiến thức, kĩ năng, năng lực, ý thức, thái độ, hành vi của học sinh b Đảm bảo độ tin cậy: Tính chính xác, trung thực, minh mạch, khách quan, công bằng trong đánh giá, phản ánh đ ược chất lượng thực của học sinh, của các cơ sở... pháp học tập của học sinh không chỉ l à một biện pháp nâng cao hiệu quả m à còn là một mục tiêu dạy học Xét về chuỗi các phưong pháp học thì cốt lõi nhất vẫn là phương pháp tự học của học sinh Nếu rèn được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho các em lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ cao lên Do vậy hoạt động “tự học” trong quá tr ình dạy... một bài, một chương, chủ đề, chủ điểm, mô đun, lớp học, cấp học) b Chức năng điều khiển: Phát hiện những mặt tốt, mặt chưa tốt, khó khăn, vướng mắc và xác định nguyên nhân 4.3 Yêu cầu kiểm tra, đánh giá a Kiểm tra, đánh giá phải căn cứ v ào Chuẩn kiến thức, kĩ năng b Tăng cường đổi mới khâu kiểm tra c Áp dụng phương pháp phân tích hiện đại để tăng cường tính tương đương của các đề kiểm tra d Đánh giá... hỏi tạo điều kiện cho học sinh giải quyết vấn đề, câu hỏi giúp học sinh đ ào sâu suy nghĩ, khai thác kiến thức hoặc vận dụng kiến thức v ào thực tiễn Các câu hỏi nên khó một chút 12 so với trình độ hiện tại của học sinh nhằm kích thích học sinh suy nghĩ t ìm tòi Liên tục rèn luyện như vậy nhằm đạt tới mục đích l à học sinh biết đặt ra và giải quyết vấn đề liên quan đến những khía cạnh khác nhau của... chuyển từ học tập thụ động sang tự học chủ động, quá trình tự học không chỉ diễn ra ở nh à mà nó còn phải diễn ra trên lớp ở tất cả các giờ học nhất l à trong giờ học toán - Tự học ở nhà trước hết phải xuất phát từ sự nổ lực đam m ê môn học, có phương pháp tự học, và có đủ các tài liệu cần thiết để tra cứu, do vậy để học sinh có thể tự học ở nhà một cách có hiệu quả thì giáo viên phải hướng dẫn và... cung tròn M M M M A A B A B A B B M M M M * Hoặc khi dạy bài "Đồ thị hàm số y = ax 2 " thông qua hình ảnh trên trang điện tử học sinh tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng, rèn được kỹ năng vẽ và tư duy logic cao Như vậy, đồ dùng dạy học góp phần không ít vào việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, vì thế giáo viên lúc nào cũng quan tâm đến việc tự làm và sử dụng đồ dùng dạy học một cách hợp lý,... Chuẩn kiến thức, kĩ năng b Tăng cường đổi mới khâu kiểm tra c Áp dụng phương pháp phân tích hiện đại để tăng cường tính tương đương của các đề kiểm tra d Đánh giá chính xác, đúng th ực trạng (đánh giá cao hơn thực tế sẽ triệt tiêu động lực phấn đấu vươn lên; ngược lại, đánh giá khắt khe qua mức hoặc thiếu thân thiện, không thấ y được sự tiến bộ của học sinh sẽ l àm ức chế tình cảm, trí tuệ làm giảm... suy nghĩ của mình, hình thành dần năng lực tự học thông qua hoạt động nhóm, giúp học sinh có tính kiên định, mạnh dạn xử lý tình huống Từ đó học sinh có tính tự chủ, tự mình giải quyết và kết thúc vấn đề và hình thành tính tập thể, biết chọn lọc lấy ý kiến hay của tập thể thành ý kiến riêng của mình 3 Đổi mới cách soạn giáo án, ứng dụng CNTT vào việc soạn giáo án điện tử: Với định hướng là kế thừa, . thực hiện chuyên đề: “Năm học đổi mới quản lý v à nâng cao chất lượng giáo dục”. Việc nâng cao chất lượng giảng dạy ngày càng được huyện quan tâm hơn nữa, trong đó vấn đề nâng chất ở môn toán cũng. trong quản lý và giảng dạy. Và hôm nay chuyên đ ề Nâng cao chất lượng giảng dạy môn toán “ được thực hiện xoay quanh các nội dung về:  Nội dung chương trình toán, xác định trọng tâm – ý đồ của. 1 Chuyeân ñeà NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN TOÁN THCS I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Căn cứ vào chỉ thị số 4899/CT – BGDĐT ngày 4 – 8 năm 2009

Ngày đăng: 22/10/2014, 13:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan