Giải pháp khắc phục tình trạng thông tin bất cân xứng trong hoạt động tín dụng của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam

20 2.6K 19
Giải pháp khắc phục tình trạng thông tin bất cân xứng trong hoạt động tín dụng của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giải pháp khắc phục tình trạng thông tin bất cân xứng trong hoạt động tín dụng của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam,Giải pháp khắc phục tình trạng thông tin bất cân xứng trong hoạt động tín dụng của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam,Giải pháp khắc phục tình trạng thông tin bất cân xứng trong hoạt động tín dụng của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam

Học viện Ngân hàng Lời mở đầu 1. Tính cấp thiết Thông tin bất cân xứng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của thị trường, trạng thái mà tại đó thị trường không đạt được sự phân phối các nguồn lực tối ưu. Ngày nay, vấn đề thông tin bất cân xứng xuất hiện ở hầu khắp các thị trường và đòi hỏi một thị trường cần phải có một cơ chế đặc thù riêng nhằm xử lý vấn đề thông tin bất cân xứng, hạn chế tác động của nó đến các bên tham gia cũng như đến toàn bộ nền kinh tế. NHTM đơn thuần chỉ là một tổ chức kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận. Cấp tín dụng là một trong những nghiệp vụ kinh doanh chính của các ngân hàng, đem lại hơn 80% tổng doanh thu cho các NHTM Việt Nam. Trong hoạt động tín dụng, các ngân hàng luôn là người có ít thông tin về dự án, về mục đích sử dụng khoản tín dụng được cấp hơn khách hàng. Do đó, để đảm bảo an toàn trong hoạt động của mình, bản thân các tổ chức tín dụng phải xử lý thông tin bất cân xứng để hạn chế lựa chọn sai lệch và rủi ro đạo đức nhằm cho vay đúng người đúng đối tượng, và giám sát chặt chẽ để khách hàng vay vốn có hành vi đúng đắn nhằm đảm việc thu hồi cả gốc và lãi khoản tín dụng đã cấp ra. Tuy nhiên, hầu như không một NHTM nào ở Việt Nam hiện nay có đủ khả năng tự mình xử lý được vấn đề thông tin bất cân xứng mà đòi hỏi cần phải có một cơ sở hạ tầng và những điều kiện cần thiết nhằm tránh xảy ra những vấn đề về hệ thống ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế. Nhận thức được sự cần thiết trong vấn đề xử lí thông tin bất cân xứng, nhóm chúng tôi đã mạnh dạn lựa chọn vấn đề: “Giải pháp khắc phục tình trạng thông tin bất cân xứng trong hoạt động tín dụng của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam” làm đề tài cho bài tiểu luận này. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu • Đối tượng nghiên cứu: - Những vẫn đề lý luận cơ bản về thông tin bất cân xứng trong hoạt động kinh doanh của NHTM - Thực trạng thông tin bất cân xứng trong hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam Nhóm 1 Lớp CH 15.02B 1 2 Học viện Ngân hàng - Đề xuất giải pháp xử lý tình trạng thông tin bất cân xứng trong hoạt động tín dụng cua các NHTM Việt Nam • Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tiến hành nghiên cứu trên toàn bộ hệ thống NHTM tại Việt Nam hiện nay 3. Phương pháp nghiên cứu - Trước hết chúng tôi vận dụng các phương pháp tư duy duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để xem xét vấn đề nghiên cứu đề tài một cách khách quan, logic - Chúng tôi cũng sử dụng các phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh, đặc biệt là sử dụng các phương pháp phân tích đặc thù của kinh tế học là phân tích thực chứng và phân tích chuẩn tắc 4. Nội dung đề tài Ngoài phần mở đầu và phần kết luận đề tài bao gồm bố cục 3 phần: Phần 1: Cơ sở lý luận về thông tin bất cân xứng trong hoạt động tín dụng của NHTM Phần 2: Thực trạng thông tin bất cân xứng trong hoạt động tín dụng của các NHTM tại Việt Nam hiện nay Phần 3: Giải pháp khắc phục tình trạng thông tin bất cân xứng trong hoạt động tín dụng của các NHTM Nhóm 1 Lớp CH 15.02B Học viện Ngân hàng PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NHTM 1.1. Tổng quan về sự bất cân xứng thông tin 1.1.1. Khái niệm Thông tin bất cân xứng là một dạng thất bại của thị trường, trong đó, trên thị trường xuất hiện một bên nào đó tham gia giao dịch thị trường có được thông tin đầy đủ hơn bên kia về các đặc tính sản phẩm. 1.1.2. Các dạng của thông tin bất cân xứng 1.1.2.1. Lựa chọn sai lệch Lựa chọn sai lệch là kết quả của thông tin bị che đậy, nó xảy ra trước khi thực hiện giao dịch (hay trước khi ký hợp đồng). Khi trên thị trường người mua có thông tin về cá nhân mình và che đậy thông tin và người bán không có đủ thông tin về người mua, với mức giá đồng nhất đối với tất cả người mua, thì chi phí lựa chọn sai lệch sẽ do người bán gánh chịu. Ngược lại, khi trên thị trường người bán nắm rõ thông tin và sản phẩm của mình và che đậy thông tin, và người mua không có đủ thông tin về sản phẩm, chi phí lựa chọn sai lệch sẽ do người mua gánh chịu. 1.1.2.2. Rủi ro đạo đức Rủi ro đạo đức xảy ra sau khi thực hiện giao dịch, do các hành động có tác động đến hiệu quả nhưng lại không dễ dàng quan sát được. Vì thế, những người thực hiện các hành động này có thể chọn theo đuổi lợi ích cá nhân của mình trên cơ sở gây tổn hại cho người khác. Điều kiện tồn tại của rủi ro đạo đức bao gồm: phải có sự khác biệt về quyền lợi giữa các bên, phải có cơ sở để tạo ra mẫu thuẫn về quyền lợi, và phải tồn tại những khó khăn trong việc xác định tính tuân thủ điều kiện thỏa thuận 1.2. Bất cân xứng thông tin trong hoạt động tín dụng của NHTM 1.2.1. Khái quát hoạt động tín dụng của NHTM Luật các Tổ chức tín dụng 2010 định nghĩa như sau: “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.” Nhóm 1 Lớp CH 15.02B 3 Học viện Ngân hàng Trong hệ thống NHTM, hoạt động tín dụng là nghiệp vụ kinh doanh chính đem lại doanh thu. Tuy nhiên, đây cũng là một hoạt động có nhiều rủi ro, cũng như gây thiệt hại lớn cho hệ thống NHTM. Theo kinh nghiệm của nhiều nước và từ nhiều nghiên cứu, trừ những cú sốc bất ngờ như khủng hoảng, kinh tế, thiên tai… nguyên nhân gây ra tình trạng nợ xấu nhiều nhất là do các ngân hàng không có đầy đủ thông tin từ phía khách hàng của mình mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực trong công tác thẩm định. Đó là bởi cơ chế sàng lọc chưa đủ hiệu lực nên các ngân hàng đã để “lọt” những khách hàng có khả năng che đậy hành vi và thông tin của họ trong giao dich vay vốn để thực hiện những dự án có rủi ro cao. Như vậy, thông tin bất cân xứng là một trong những nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến rủi ro trong hoạt động tín dụng của các NHTM. 1.2.2. Lựa chọn sai lệch trong hoạt động tín dụng của NHTM Lựa chọn sai lệch là hành động xảy ra trước khi ký hợp đồng tín dụng. Trong hoạt động tín dụng, các ngân hàng luôn là người có ít thông tin về dự án, về mục đích sử dụng khoản vay được cấp hơn khách hàng. Do vậy, khi ngân hàng bị khách hàng che giấu một số thông tin sẽ dẫn đến việc lựa chọn khách hàng không tốt và cấp tín dụng không hiệu quả. Hơn nữa, theo nguyên tắc “lợi nhuận cao - rủi ro cao” và nguyên tắc loại trừ, khi nguồn cung tín dụng dồi dào, thì cả dự án có tỷ suất sinh lời thấp, rủi ro thấp, và những dự án có tỷ suất sinh lời cao, rủi ro cao đều được cấp tín dụng. Tuy nhiên, vấn đề nảy sinh khi nguồn vốn khan hiếm và lãi suất cho vay bị đẩy lên cao. Để ngân hàng có lợi nhuận, các dự án an toàn sẽ dễ bị bỏ qua bởi tỷ suất sinh lời thấp và các dự án có rủi ro cao với tỷ suất sinh lời cao sẽ được cấp tín dụng để thực hiện. Đây chính là vấn đề lựa chọn sai lệch trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. 1.2.3. Rủi ro đạo đức trong hoạt động tín dụng của NHTM Rủi ro đạo đức trong hoạt động tín dụng xảy ra sau khi cấp tín dụng và phát sinh từ phía người được cấp tín dụng. Khách hàng luôn có xu hướng muốn thực hiện đầu tư có rủi ro cao hơn so với mong đợi của ngân hàng, vì chủ đầu tư sẽ có những khoản lợi nhuận rất lớn nếu dự án thành công, trong khi ngân hàng chỉ được nhận một khoản lợi Nhóm 1 Lớp CH 15.02B 4 Học viện Ngân hàng ích cố định. Ngược lại nếu dự án thất bại thì ngân hàng sẽ mất một phần hoặc toàn bộ vốn do không được hoàn trả đầy đủ. Hơn nữa, trong hoạt động tín dụng, việc giám sát sử dụng vốn của ngân hàng thường vấp phải nhiều khó khăn đến từ cả phía ngân hàng và khách hàng. Vì vậy, nếu không có sự giám sát chặt chẽ có thể dẫn đến việc khách hàng sử dụng vốn mạo hiểm quá mức, sử dụng vốn sai mục đích, đầu tư vào những dự án kém hiệu quả…gây thiệt hại cho ngân hàng. 1.2.4 Hậu quả của bất cân xứng thông tin trong hoạt động tín dụng Hậu quả từ việc bất cân xứng thông tin trong hoạt động cho vay đó là nợ xấu. Đây là những khoản nợ có khả năng mất vốn cao, gây ra rủi ro cho NHTM, Theo quy định của NHNN, nợ xấu bao gồm nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5. Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại; các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 3 theo quy định khác. Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại; và các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 4 theo quy định khác. Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý; các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại; các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 5 theo quy định khác. Tóm lại, có thể thấy, bất cân xứng thông tin trong hoạt động tín dụng chính là nguyên nhân chủ quan chủ yếu gây nên nợ xấu tại các NHTM. Hiểu rõ được bản chất của sự bất cân xứng thông tin sẽ giúp cho việc đánh giá thực trạng hiện nay sẽ trở nên chính xác hơn, từ đó xây dựng được những giải pháp phù hợp. Nhóm 1 Lớp CH 15.02B 5 Học viện Ngân hàng Nhóm 1 Lớp CH 15.02B Học viện Ngân hàng PHẦN 2: THỰC TRẠNG BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NHTM TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 Quy mô tín dụng tại Việt Nam trong những năm qua Trong những năm qua, Việt Nam đã đi lên từ một nước nghèo nàn lạc hậu về kinh tế trở thành một nước nằm trong nhóm có thu nhập trung bình. Kinh tế phát triển với tốc độ cao chính là nhờ sự thúc đẩy mạnh mẽ từ các ngân hàng. Quy mô tín dụng tại Việt Nam trong những năm qua đã phát triển rất mạnh. (nguồn: vietstock.vn, vneconomy.vn) Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng tín dụng từ năm 2001 đến năm 2013 Thông qua biểu đồ, ta có thể thấy, tốc độ tăng trưởng tín dụng của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2010 ở mức rất cao, với mức đỉnh là 53.89% năm 2007. Đây là thời kỳ mà kinh tế Việt Nam bắt đầu chuyển mình mạnh mẽ, trong đó các NHTM tăng cường cho vay ra nền kinh tế, đặc biệt là các khoản vay thuộc lĩnh vực bất động sản. Việc phát triển quá nóng trong lĩnh vực tín dụng, chạy đua trong cho vay dẫn đến việc tăng lãi suất lên rất cao. Thời điểm cuối năm 2011, đã có lúc, cho vay sản xuất - kinh doanh dao động bình quân từ 16,5% đến 20%/năm, cho vay lĩnh vực phi sản xuất từ 20% đến 25%/năm. Trong những năm gần đây, với tình hình kinh tế gặp khó khăn, tốc độ tăng trưởng tín dụng đã chậm lại, nhưng vẫn đạt được chỉ tiêu đề ra. Các NHTM vẫn đang tiếp tục mở rộng cho vay, tuy nhiên điều này lại buộc các Ngân hàng phải đối mặt với sự bất cân xứng thông tin. 2.2 Các nguồn thông tin của các NHTM hiện nay Các NHTM hiện nay không có nhiều nguồn thông tin tín dụng của khách hàng để thu thập, xử lý. Hiện nay, tại Việt Nam mới chỉ có CIC trực thuộc NHNN là nơi cung cấp thông tin tín dụng cho NHTM. Ngoài ra, tại Việt Nam hiện nay vẫn chưa có tổ chức đánh giá tín dụng có uy tín để các NHTM có thể tin tưởng. Một số thông tin từ CIC cung cấp vẫn còn khá chung chung, trong khi đó, nhiều ngân hàng, tổ chức tín dụng lại e ngại trong việc gửi thông tin đến CIC, cho nên, các NHTM càng gặp khó khăn hơn khi lượng thông tin là không nhiều. Nhóm 1 Lớp CH 15.02B 6 7 Học viện Ngân hàng Nguồn thông tin trong thẩm định của các NHTM hiện nay chủ yếu là từ các báo cáo tài chính của người đi vay, thông tin mà người đi vay cung cấp. Tuy nhiên, điều nguy hiểm cho các NHTM là việc người đi vay hoàn toàn có thể làm giả các số liệu nhằm làm đẹp hồ sơ, đảm bảo vay vốn được từ ngân hàng. Thực tế, các doanh nghiệp khi có tư tưởng che giấu thông tin thường sẽ làm ba bộ báo cáo tài chính khác nhau, trong đó một bộ nhằm đối phó với các cơ quan thuế, một bộ để dùng trong việc vay vốn, và một bộ sử dụng trong nội bộ. Trong đó, số liệu thường thấp hơn thực tế, dẫn tới không phản ánh đúng khả năng vay vốn của người đi vay. Một nguồn thông tin mà NHTM thu thập khác là từ các đối tác của người đi vay. Tuy nhiên, NHTM cũng không thể biết được liệu các đối tác đó có thỏa thuận ngầm với người đi vay hay không trong việc làm giả các thông tin về mức độ uy tín trên thương trường của người đi vay, các hợp đồng giao dịch mua bán tài sản, nguyên liệu đầu vào, tiêu thụ sản phẩm,… nhằm mục đích đánh lừa ngân hàng. Điều đáng quan tâm hiện nay là các NHTM thường rất mù mờ thông tin về nguồn gốc, tình trạng, khả năng thanh khoản của tài sản đảm bảo. Có không ít các khách hàng luôn có mong muốn sử dụng một tài sản nhằm đảm bảo cho nhiều khoản vay. Đây là điều tiềm ẩn khá nhiểu rủi ro, đặc biệt khi tài sản đảm bảo không đảm bảo đủ khoản nợ sau khi chia giá trị cho mỗi ngân hàng. Trong năm 2013 đã xảy ra trường hợp công ty Trường Ngân cầm cố một kho hàng cà phê cho 7 NHTM khác nhau, không những số lượng cà phê làm tài sản đảm bào không trùng khớp mà còn có khoảng 800 tấn rác được độn trong các bao cà phê. Cả 7 Ngân hàng đã tranh giành nhau số lượng hàng hóa cầm cố ít ỏi còn lại nhằm đảm bảo có thể xử lý và thu hồi nợ. Ngoài ra, việc đánh giá không đúng giá trị tài sản đảm bảo cũng tiềm ẩn những mối nguy hại cho ngân hàng khi không thể thu hồi đầy đủ giá trị khoản cho vay. 2.3 Nợ xấu trên toàn hệ thống NHTM Sự thiếu hụt các thông tin cần thiết là một trong những nguyên nhân chính gây ra nợ xấu cho các NHTM. (nguồn: NHNN, cafef.vn, kinhdoanh.vnexpress.net) Nhóm 1 Lớp CH 15.02B 8 Học viện Ngân hàng Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ nợ xấu toàn ngành ngân hàng từ năm 2008 đến năm 2013 Thông qua biểu đồ, ta có thể thấy từ năm 2008 đến năm 2010, tỷ lệ nợ xấu trong toàn ngành ở ngưỡng khá thấp và tương đối ổn định, ở dưới mức 2.3%. Trong giai đoạn trước năm 2007 là thời kỳ kinh tế phát triển ổn định và bền vững, các khoản cho vay được sử dụng có hiệu quả nên các khoản nợ xấu là không nhiều. Tuy nhiên, đến thời kỳ 2008, sự cho vay ồ ạt của các NHTM, và do hiệu ứng từ suy thoái kinh tế thế giới đã dẫn đến các khoản nợ không thể thu hồi được. Với một độ trễ nhất định, trong năm 2011 tỷ lệ nợ xấu bắt đầu có dấu hiệu tăng mạnh, đạt đỉnh vào tháng 9 năm 2012 với mức 4.93%, đến cuối năm giảm xuống còn 4.08%. Sang năm 2013, con số này tiếp tục có xu hướng tăng, lên đến 4.73% vào tháng 10, nhưng đến cuối năm đã giảm về mức 3.63%. Điều này cho thấy các NHTM đang cố gắng tập trung giải quyết nợ xấu. Tuy nhiên, vẫn còn đó rất nhiều tiềm ẩn có thể làm tăng nợ xấu của toàn ngành ngân hàng trở lại, khi mà nền kinh tế Việt Nam vẫn chưa hồi phục hoàn toàn. Có thể thấy, các ngân hàng đã lâm vào tình trạng bất cân xứng thông tin, không nắm bắt rõ thông tin về đối tượng cho vay, đặc biệt là với tình hình hiện nay, các ngân hàng không có nhiều nguồn thông tin để thu thập. Và hậu quả là nợ xấu tăng mạnh trong thời gian qua. 2.4 Nguyên nhân Việc mới chỉ có CIC là nơi cung cấp thông tin cho các NHTM, cũng như thiếu hụt nhiều tổ chức đánh giá tín dụng độc lập có uy tín là bởi NHNN hiện nay chưa cho phép tư nhân thành lập các trung tâm thông tin tín dụng, cũng như chưa có những chính sách khuyến khích phát triển các tổ chức đánh giá tín dụng độc lập, và những quy định cụ thể, rõ ràng về chất lượng thông tin tín dụng mà các bên cung cấp cho nhau. Do đó, thị trường mua bán thông tin tín dụng vẫn còn kém phát triển, các NHTM không có nhiều lựa chọn, vẫn phải phụ thuộc vào CIC. Một vấn đề đặt ra cho các Ngân hàng hiện nay đó chính là việc xây dựng các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng của các Ngân hàng vẫn còn trong quá trình hoàn thiện, trong đó bao gồm các cơ quan giám sát, kiểm tra nội bộ, và Nhóm 1 Lớp CH 15.02B 9 Học viện Ngân hàng hệ thống thông tin, cơ sở hạ tầng phục vụ cập nhật dữ liệu về khách hàng. Chính vì điều này mà rủi ro trong quá trình hoạt động của các NHTM còn khá cao. Ngoài ra, hiện nay, có thể thấy, các NHTM vẫn chưa hợp tác chặt chẽ, đồng bộ với CIC, các cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, các cơ quan thuế, hải quan, tổ chức kiểm toán độc lập và các cơ quan quản lý có liên quan. Do đó, các NHTM không thể nắm bắt đầy đủ thông tin khách hàng, đặc biệt là trong đối chiếu các số liệu báo cáo tài chính, các thông tin về tình trạng tín dụng của khách hàng, tải sản bảo đảm, thông tin do người đi vay và đối tác cung cấp. Đặc biệt, cần phải chú ý đến hiện tượng nợ xấu của nhiều NHTM tăng cao trong thời gian gần đây. Đó là bởi nguồn vốn cho vay của các Ngân hàng đang bị ứ đọng tại bất động sản. Đã có thời kỳ các NHTM cho vay rất nhiều các dự án bất động sản, nhưng đến thời điểm hiện nay, khi mà thị trường bất động sản “nguội ngắt”, các doanh nghiệp bất động sản không thể bán được hàng, dẫn đến việc trả nợ cho ngân hàng là điều hoàn toàn không thể, cộng với việc tăng trưởng tín dụng chậm lại, làm cho nợ xấu của ngân hàng tăng cao. Nhiều ngân hàng đã bỏ quên các lĩnh vực sản xuất quan trọng khác, dẫn đến hiện tượng “lựa chọn sai lệch” trong cho vay. Các NHTM đang thiếu hụt đi một công cụ nhằm dự báo trong khoảng thời gian trung và dài hạn về tình hình thị trường, các chính sách pháp luật,… trong các lĩnh vực, do đó dẫn tới việc chưa thể đánh giá đúng những tiềm năng, lợi nhuận có thể thu được, khả năng thực hiện được các hợp đồng tiêu thụ trong tương lai để tiến hành cho vay đúng đối tượng. Các doanh nghiệp hiện nay vẫn chưa tạo ra được uy tín đối với Ngân hàng. Do việc mở cửa thị trường, phát triển kinh tế mới được tiến hành gần đây, do đó, việc hình thành mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp, với tư cách là người đi vay vẫn chưa được lâu. Chính vì thế, các Ngân hàng rất khó xác định được thông tin về chữ “tín” của các doanh nghiệp. Với hệ thống văn bản pháp lý tương đối chặt chẽ từ NHNN, cũng như hệ thống văn bản quy định quy trình nghiệp vụ cho vay tại các NHTM, do đó, hiện tượng lừa đảo Ngân hàng hầu như đã không còn xảy ra. Một tín hiệu tốt đó chính là hiện nay, các ngân hàng vẫn đang không ngừng cải thiện chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên nhằm Nhóm 1 Lớp CH 15.02B 10 [...]... 1.2 Bất cân xứng thông tin trong hoạt động tín dụng của NHTM 3 1.2.1 Khái quát hoạt động tín dụng của NHTM 3 1.2.2 Lựa chọn sai lệch trong hoạt động tín dụng của NHTM 4 1.2.3 Rủi ro đạo đức trong hoạt động tín dụng của NHTM 4 1.2.4 Hậu quả của bất cân xứng thông tin trong hoạt động tín dụng .5 PHẦN 2: THỰC TRẠNG BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NHTM TẠI VIỆT NAM. .. thấy rõ bất cân xứng thông tin trong hoạt động cho vay tại Việt Nam hiện nay đã gây ra không ít những khoản nợ xấu cho các Ngân hàng Cho nên, việc xác định rõ các nguyên nhân của thực trạng trên chính là phương hướng để đề xuất các giải pháp khắc phục phù hợp Nhóm 1 Lớp CH 15.02B Học viện Ngân hàng 11 PHẦN 3: GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NHTM... thực trạng như trên, để khắc phục tình trạng bất cân xứng thông tin trong hoạt động tín dụng, cả ba phía, từ Chính phủ và NHNN, các NHTM đến bản thân người đi cần phải thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ Trong đó, các giải pháp này hướng tới việc xây dựng một cơ sở hạ tầng thông tin, nâng cao sự hợp tác giữa các bên, tạo hành lang pháp lý để phát triển thị trường thông tin tín dụng nhằm giúp các. .. có độ tin cậy cao, Ngân hàng sẽ tin vào người đi vay hơn Chính vì thế, người đi vay sẽ dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn cho vay của các ngân hàng Tóm lại, những giải pháp nhằm khắc phục trình trạng bất cân xứng thông tin trong hoạt động cho vay của các NHTM được nêu ở trên cần được thực hiện một cách triệt để, đồng bộ Đặc biệt là với các NHTM, khắc phục tình trạng bất cân xứng thông tin sẽ làm giảm nợ... tình trạng bất cân xứng thông tin, bởi điều này tác động trực tiếp đến chính sự hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng Thứ nhất, các NHTM cần hoàn thiện hệ thống thông tin liên lạc, các cơ sở dữ liệu Ngoài việc mua thông tin từ CIC, thì các Ngân hàng cần phải phát triển và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu lưu trữ, sàng lọc, cập nhật các thông tin của các khách hàng đi vay, thông tin. .. sau khi ngân hàng cấp vốn cho người đi vay Bản chất của nợ xấu là những khoản cho vay có khả năng mất vốn lớn, do đó, nợ xấu tạo ra rủi ro rất lớn cho ngân hàng trong quá trình hoạt động kinh doanh Chính vì thế, hạn chế bất cân xứng thông tin trong hoạt động tín dụng chính là đảm bảo sự an toàn cho chính các ngân hàng Trong những năm đã qua, đã có thời kỳ hoạt động tín dụng của các NHTM tại Việt Nam tăng... NAM HIỆN NAY .6 2.1 Quy mô tín dụng tại Việt Nam trong những năm qua 6 2.2 Các nguồn thông tin của các NHTM hiện nay 7 2.3 Nợ xấu trên toàn hệ thống NHTM 8 2.4 Nguyên nhân 9 PHẦN 3: GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NHTM 11 3.1 Về phía Chính phủ và NHNN 11 3.2 Về phía bản thân các NHTM 12 3.3 Đối... tăng trưởng tín dụng từ năm 2001 đến năm 2013 Nhóm 1 Tỷ lệ nợ xấu toàn ngành ngân hàng từ năm 2008 đến năm 2013 Tr ang 6 8 Lớp CH 15.02B Học viện Ngân hàng MỤC LỤC Lời mở đầu 1 PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 3 1.1 Tổng quan về sự bất cân xứng thông tin 3 1.1.1 Khái niệm 3 1.1.2 Các dạng của thông tin bất cân xứng ... cường hợp tác với CIC sẽ giúp các NHTM có được đầy đủ thông tin về tình trạng tín dụng của khách hàng, từ đó các ngân hàng đưa ra các quyết định tín dụng chính xác, giảm thiểu “lựa chọn sai lệch” Với những khách hàng tốt, ngân hàng có thể đưa ra những mức lãi suất hấp dẫn, làm tăng tính cạnh tranh của ngân hàng Với những khách hàng có tình trạng vay nợ không tốt, ngân hàng có thể không cho vay, hoặc... công việc của mỗi cá nhân 3.3 Đối với người đi vay Để khắc phục tình trạng bất cân xứng thông tin trong hoạt động cho vay của các NHTM thì không thể thiếu được những giải pháp đối với người đi vay Trong đó: Thứ nhất, phát triển thương hiệu, nâng cao uy tín đối với các đối tượng đi vay, như tham gia bình chọn Hàng Việt Nam chất lượng cao, Sao vàng Đất Việt Điều này sẽ đảm bảo việc trả nợ của người đi . kinhdoanh.vnexpress.net) Nhóm 1 Lớp CH 15.02B 8 Học viện Ngân hàng Biểu đồ 2. 2: Tỷ lệ nợ xấu toàn ngành ngân hàng từ năm 20 08 đến năm 20 13 Thông qua biểu đồ, ta có thể thấy từ năm 20 08 đến năm 20 10, tỷ lệ nợ xấu trong toàn. 15.02B Học viện Ngân hàng DANH MỤC BẢNG BIỂU Số Tên biểu đồ Tr ang Biểu đồ 2. 1 Tốc độ tăng trưởng tín dụng từ năm 20 01 đến năm 20 13 6 Biểu đồ 2. 2 Tỷ lệ nợ xấu toàn ngành ngân hàng từ năm 20 08. Fullbright, năm 20 05 2. PGS.TS Phạm Văn Vận – Th.S Vũ Cương, Giáo trình Kinh tế Công cộng, NXB Thống kê năm 20 05 3. Luật các Tổ chức tín dụng năm 20 10 4. Quyết định số 493 /20 05/QĐ-NHNN về quy định

Ngày đăng: 21/10/2014, 21:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan