tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn oda ở tỉnh quảng trị giai đoạn 2009 – 2013

36 1K 11
tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn oda ở tỉnh quảng trị giai đoạn 2009 – 2013

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN  THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA CỦA TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2009 - 2013 Giáo viên hướng dẫn: Nhóm sinh viên thực hiện: ThS. Mai Chiếm Tuyến Nhóm 02 ThS. Hồ Tú Linh Lớp: K45A KHĐT CN. Lê Thị Thanh Nga CN. Hoàng Thị Liễu Huế, 09/2014 1 Thực tập nghề nghiệp DANH SÁCH NHÓM 2 1.Ngô Thị Mai 2. Nguyễn Thị Lan Anh 3. Trương Thị Quý 4. Đinh Thị Thùy 5. Lê Thị Thanh Ngọc 6. Lương Thị Thùy Trang 7. Phạm Ánh Nương 8. Cù Thị Thanh Xuân 9. Nguyễn Thị Hảo 10. Võ Thị Quỳnh 11. Nguyễn Tiến Tài Nhóm thực hiện: 02 Thực tập nghề nghiệp 12. Hồ Lưu Phước TháiLỜI CẢM ƠN Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, chúng em xin gửi đến quý Thầy Cô Khoa Kinh tế- Phát triển nói riêng và các Thầy Cô trong trường Đại học Kinh tế Huế nói chung đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt quá trình học tập tại trường. Và đặc biệt, trong học kỳ này Khoa đã tổ chức cho chúng em được tiếp cận với thực tế, vận dụng kiến thức học được để quan sát thực tiễn phát triển Kinh tế-Xã hội của tỉnh Quảng Trị nói riêng và các địa phương khác nói chung. Từ đó chúng em có cách nhìn và tiếp cận thực tế một cách khoa học, sâu sắc hơn. Qua đó học hỏi, tiếp tục tích lũy kiến thức trong thời gian học tập còn lại tại trường và vận dụng để hoàn thành tốt bài luận cuối khóa. Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy ThS. Mai Chiếm Tuyến, cô ThS. Hồ Tú Linh, cô Lê Thị Thanh Nga, cô Hoàng Thị Liễu đã tận tâm hướng dẫn chúng em trong đợt đi thực tế này. Nhờ sự chu đáo, nhiệt tình của thầy, cô mà chúng em đã được gặp gỡ, giao lưu nói chuyện, nghe báo cáo của Ban quản lý Khu kinh tế, Phòng Tài chính- Kế hoạch của tỉnh Quảng Trị, UBND phường Đông Giang-TP Đông Hà- tỉnh Quảng Trị và cũng như được đi làm việc trực tiếp tại địa phương. Đó là những kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho chúng em học hỏi và vận dụng sau này. Bên cạnh đó chúng em được cô thầy tạo mọi điều kiện tốt nhất trong ăn ở, sinh hoạt, học tập trong suốt quá trình đi thực tế để cả đoàn có đợt thực tế hiệu quả, an toàn và thành công. Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo, giúp đỡ của cô thầy thì em nghĩ bài thu hoạch này của chúng em sẽ rất khó để có thể hoàn thiện. Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô. Bài thu hoạch được thực hiện trong khoảng thời gian khá ngắn. Bước đầu đi vào thực tế, tìm hiểu về tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của một tỉnh, kiến thức của chúng em còn nhiều hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ. Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô và các bạn trong lớp để kiến thức của chúng em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn. Nhóm thực hiện: 02 Thực tập nghề nghiệp MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ODA Hỗ trợ phát triển chính thức WB Ngân hàng Thế giới ADB Ngân hàng phát triển Châu Á EU Liên minh Châu Âu JBIC Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản PTNT Phát triển nông thôn VSMT Vệ sinh môi trường HĐND Hội đồng nhân dân UBND Ủy ban nhân dân NSNN Ngân sách nhà nước BQLDA Ban quản lý dự án TW Trung ương KCN Khu công nghiệp KTTKĐB Kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo Nhóm thực hiện: 02 Thực tập nghề nghiệp DANH MỤC CÁC BẢNG Nhóm thực hiện: 02 Thực tập nghề nghiệp DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Nhóm thực hiện: 02 Thực tập nghề nghiệp TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA là một đề tài khá hấp dẫn và lôi cuốn, chính vì vậy nhóm đã lựa chọn đề tài này và cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề liên quan đến các chương trình, dự án đầu tư nói chung và các chương trình, dự án ODA nói riêng của tỉnh Quảng Trị. Nhưng do hạn chế về thời gian cũng như khó khăn trong việc xin số liệu của cơ quan nên bài báo cáo còn nhiều thiếu sót. Tuy nhiên, nhóm sẽ cố gắng cung cấp thông tin đầy đủ nhất mà nhóm đã thu thập được giúp các bạn cũng như các giáo viên hiểu rõ được một phần nào đó về tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ chính thức ODA của tỉnh Quảng Trị. Trong nội dung nghiên cứu, đầu tiên sẽ là phần khái quát về đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế chính trị-xã hội của vùng. Qua đó đánh giá những thuận lợi và khó khăn của tỉnh trong việc thu hút vốn đầu tư. Phần nội dung về tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của tỉnh, nhóm sẽ chú trọng đánh giá, phân tích tình hình thu hút cũng như sử dụng nguồn vốn ODA thông qua các sơ đồ, bảng biểu từ số liệu mà nhóm đã thu thập được từ các nguồn cung cấp. Nhóm sẽ dẫn chứng, đưa ra ví dụ cụ thể về các dự án ODA tiêu biểu cũng như các dự án đang triển khai tại tỉnh. Nhóm cũng đã tìm hiểu về các chính sách định hướng, giải pháp của các cấp chính quyền địa phương nhằm giải quyết những khó khăn còn tồn tại trong việc thu hút các dự án đầu tư ODA cũng như công tác xúc tiến các đầu tư. Cuối cùng, nhóm sẽ đưa ra phần nhận xét kết luận chung nhàm khái quát lại nội dung nghiên cứu, từ đó đưa ra đề xuất, kiến nghị thích hợp để tỉnh có thể áp dụng, góp phần nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư nói chung cũng như thu hút vốn đầu tư ODA nói riêng để góp phần thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển. Bài báo cáo còn nhiều thiếu sót, nhóm mong giáo viên và các bạn góp ý để bài làm hoàn chỉnh hơn cả về nội dung lẫn hình thức. Qua quá trình điều tra nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế xã hội của thành phố Đông Hà – Quảng Trị. Cùng những số liệu đã thu thập được tại Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Quảng Trị, với đề tài: “ Tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA ở tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2009-2013” chúng tôi đã nhận ra vai trò to lớn của nguồn vốn ODA đối với tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Trị, cùng đó cũng nhận thấy được những mặt khó khăn của tỉnh trong thu hút vốn đầu tư, từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm thu hút vốn đầu tư nói chung và vốn ODA nói riêng. 7 Nhóm thực hiện: 02 Thực tập nghề nghiệp PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp đã đi được một chặng đường khá dài. Nhìn lại chặng đường đã qua có thể thấy rằng chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng tự hào, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Không những đạt được những thành tựu về mặt kinh tế, mà các mặt của đời sống văn hóa-xã hội, giáo dục, y tế cũng được nâng cao rõ rệt, tình hình kinh tế chính trị ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững, các mối quan hệ hợp tác quốc tế ngày càng được mở rộng. Đạt được những thành công đó, bên cạnh việc khai thác hiệu quả các nguồn lực trong nước thì sự hỗ trợ từ bên ngoài cũng đóng một vai trò quan trọng. Trong đó viện trợ phát triển chính thức (ODA) của các quốc gia và tổ chức quốc tế hết sức to lớn. Tỉnh Quảng Trị là một ví dụ điển hình, trong những năm qua ODA đã giúp cho tỉnh tiếp cận những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại, phát triển nguồn nhân lực, điều chỉnh cơ cấu kinh tế và tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội tương đối hiện đại. Tuy vậy, để nâng cao hiệu quả thu hút cũng như sử dụng có hiệu quả hơn nữa nguồn vốn ODA thì tỉnh cần phải có những định hướng phù hợp với bối cảnh hiện nay. Vì vậy, với mong muốn có một cái nhìn sâu sắc hơn, toàn diện hơn về nguồn vốn ODA trong sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đồng thời cũng tìm ra những thách thức, khó khăn trong việc thu hút cũng như sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA của tỉnh để từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị phù hợp tới các ban ngành tỉnh Quảng Trị. Nhóm đã lựa chọn đề tài “ Tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA ở tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2009 – 2013”. 2. Mục tiêu nghiên cứu  Làm rõ cơ sở lý luận, và thực tiễn của nguồn vốn ODA.  Phân tích, đánh giá tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA địa bàn tỉnh Quảng Trị.  Đánh giá tác động của nguồn vốn ODA đến phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Trị.  Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. 3. Phương pháp nghiên cứu 8 Nhóm thực hiện: 02 Thực tập nghề nghiệp Trong bài có sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu bằng các bảng biểu, biểu đồ từ những số liệu đã thu thập được, phương pháp so sánh để làm rõ nội dung nghiên cứu. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của tỉnh Quảng Trị. - Thời gian: giai đoạn 2009 – 2013. 9 Nhóm thực hiện: 02 Thực tập nghề nghiệp PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Khái niệm ODA ODA được hiểu là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay ưu đãi của các tổ chức quốc tế, Chính phủ các nước (thường là các nước phát triển) dành cho Chính phủ một nước (thường là nước đang phát triển) nhằm giúp chính phủ nước đó phát triển kinh tế xã hội. 1.2. Các hình thức ODA a. ODA viện trợ không hoàn lại là hình thức cung cấp ODA không phải hoàn trả lại cho nhà tài trợ. b. ODA vốn vay là hình thức cung cấp ODA phải hoàn trả lại cho nhà tài trợ với các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời gian gia hạn và thời gian trả nợ, bảo đảm yếu tố không hoàn lại đạt ít nhất 35% đối với các khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc. 1.3. Phân loại vốn ODA a. Theo phương thức hoàn trả - ODA không hoàn lại: Là hình thức cung cấp ODA mà bên nhận tài trợ không phải hoàn trả cho bên tài trợ. - ODA vay ưu đãi: Nhà tài trợ cho nước cần vốn vay một khoản tiền, với các điều kiện ưu đãi về lãi suất (thấp hơn lãi suất thị trường), thời gian ân hạn và thời gian trả nợ; hoặc không chịu lãi mà chỉ chịu chi phí dịch vụ. - ODA vay hỗn hợp: Là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc các khoản vay ưu đãi được cung cấp đồng thời với các khoản tín dụng thương mai. b. Theo nguồn cung cấp - ODA song phương: Là các khoản tài trợ phát triển chính thức từ nước này cho nước kia (nước phát triển cho nước đang hoặc kém phát triển) thông qua Hiệp định được ký kết giữa hai Chính phủ. Trong tổng số ODA lưu chuyển trên thế giới, phần tài trợ song phương chiếm tỷ trọng lớn, có khi lên tới 80%, lớn hơn nhiều so với tài trợ đa phương. - ODA đa phương: Là các khoản tài trợ phát triển chính thức của một số tổ chức tài chính quốc tế và khu vực như: Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), c. Theo hình thức 10 Nhóm thực hiện: 02 [...]... hoạch đầu tư tỉnh Quảng Trị ) 2009 2010 2011 2012 2013 Biểu đồ 2: Thể hiện nguồn vốn ODA và vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2009- 2013 Trong giai đoạn 2009- 2013, tỉnh Quảng Trị đã ngày càng thu hút được nhiều nguồn vốn ODA, năm 2009 nguồn vốn ODA đầu tư vào tỉnh là 1.533 tỷ đồng chiếm 12,33% trong tổng vốn đầu tư của tỉnh, qua các năm nguồn vốn này ngày càng tăng lên, đến năm 2013 tỉnh đã thu hút được 5.185... 428058 (Số liệu từ Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Quảng Trị) Qua bảng trên ta thấy rằng tình hình thu hút vốn ODA của tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn 2009 – 2013 là khá ổn định, nguồn vốn ODA cam kết của tỉnh đang ngày một tăng Năm 2009, nguồn vốn ODA cam kết là 1.533.000 triệu đồng và đến năm 2013 nguồn vốn này đã tăng lên đến 5.184.989 triệu đồng qua đó cho thấy được rằng tỉnh đang ngày càng thu hút được các nhà... vốn ODA của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2009- 2013 a Tình hình cam kết, ký kết ODA giai đoạn 2009 – 2013 Bảng 1: Vốn ODA cam kết, ký kết từ 2009- 2013 Đơn vị: triệu đồng Năm Vốn cam kết Vốn ODA Vốn đối ứng Tổng số 2009 1533000 335000 1868000 2010 1613000 269000 1882000 2011 1685493 410874 2096367 2012 3211144 691689 3902833 2013 5184989 2009 2010 994992 6179981 (Số liệu từ Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Quảng Trị. .. cơ sở 19 Nhóm thực hiện: 02 Thực tập nghề nghiệp 2.2.3 Tình hình sử dụng nguồn vốn ODA của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2009 – 2013 Bảng 4: Số vốn ODA thực hiện giai đoạn 2009 - 2013 Đơn vị: triệu đồng Năm 2009 2010 2011 2012 2013 Vốn thực hiện Vốn ODA Vốn đối ứng Tổng số 403723 78696 482419 294278 52240 346518 293504 58171 351675 383261 166276 549537 338183 89875 428058 (Số liệu từ Sở kế hoạch đầu tư tỉnh. .. quân vốn WB của Việt Nam chỉ bằng 62,5% của một số nước ASEAN khác 2.2 Tình hình thu hút và sử dụng ODA ở tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2009 – 2013 2.2.1 Khái quát tình hình kinh tế, xã hội tỉnh Quảng Trị Quảng Trị là tỉnh ven biển, thu c vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung , nằm trên các trục giao thông quan trọng của quốc gia, bao gồm cả đường bộ, đường sắt và đường thủy Đây là lợi thế lớn cho tỉnh. .. Tổng vốn ODA và vốn đầu tư giai đoạn 2009 – 2013 Đơn vị: tỷ đồng Năm 2009 Vốn ODA 1533 Tổng VĐT 2010 2011 2012 1623 1685,5 3211,1 12435,8 8951,7 9350,1 11502 2013 Tổng 5185 13238 17262 59502 (Số liệu từ Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Quảng Trị ) Bảng 3: Cơ cấu vốn ODA trong tổng vốn đầu tư giai đoạn 2009- 2013 Năm 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng Tỷ trọng (%) 12,33 18,13 18,03 27,92 30,04 22,25 (Số liệu từ Sở kế... theo nhà tài trợ giai đoạn 2009- 2013 Qua biểu đồ trên ta thấy trong giai đoạn 2009- 2013 ADB là nhà tài trợ nguồn vốn ODA lớn nhất của tỉnh Quảng Trị với số vốn ODA là 942.234triệu đồng chiếm 55% trong tổng nguồn vốn ODA, thứ hai là WB với số vốn là 412.179 triệu đồng chiếm 24,06% trong tổng nguồn vốn ODA của tỉnh, tiếp theo là các nhà tài trợ KOICA chiếm 4,35%, JICA chiếm 6%%, Thụy Điển và các nhà tài... cơ sở hạ tầng thiết yếu Tích cực vận động, thu hút các nguồn vốn từ bên ngoài, đặc biệt là vốn ODA và các khoản vốn vay ưu đãi khác, xem đây là nhiệm vụ quan trọng Cần cử cán bộ có năng lực để quản lý, theo dõi, đánh giá sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực thu hút và sử dụng vốn ODA Tăng cường theo dõi, giám sát và đánh giá, quản lý nguồn vốn ODA theo... sở định hướng phát triển kinh tế và định hướng sử dụng ODAcủa UBND tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới, đề tài đã đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết những tồn tại và nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn ODA nông nghiệp Qua đó, đưa ra các kiến nghị đối với Sở Kế hoạch - đầu tư, và các ban ngành có liên quan Kiến nghị  Đối với các cơ quan ban ngành của tỉnh Quảng Trị Trước tình hình sử dụng vốn ODA. .. tỉnh Quảng Trị ) 2011 2012 2013 Biểu đồ 1: Thể hiện nguồn vốn giai đoạn 2009- 2013 Trong giai đoạn 2009 - 2013 có 54 chương trình, dự án ODA được phê duyệt mới và đang thực hiện trên địa bàn tỉnh với tổng giá trị là 15.929.181 triệu đồng (vốn ODA là 13.227.626 triệu đồng, vốn đối ứng là 2.701.555 triệu đồng Trong giai đoạn này tỉnh đã ký kết mới được 24 dự án với tổng vốn ODA ký kết đạt khoảng 4567,221 . tỉnh Quảng Trị. Nhóm đã lựa chọn đề tài “ Tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA ở tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2009 – 2013 . 2. Mục tiêu nghiên cứu  Làm rõ cơ sở lý luận, và thực tiễn của nguồn. đã thu thập được tại Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Quảng Trị, với đề tài: “ Tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA ở tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2009- 2013 chúng tôi đã nhận ra vai trò to lớn của nguồn. nghiệp CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA CỦA TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2009 – 2013 2.1. Tổng quan thu hút và sử dụng ODA tại Việt Nam Thời kì 2006-2010, tổng số vốn ODA cam kết của các

Ngày đăng: 21/10/2014, 08:59

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

    • 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

    • 2. Mục tiêu nghiên cứu

    • 3. Phương pháp nghiên cứu

    • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    • PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

    • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

      • 1.1. Khái niệm ODA

        • ODA được hiểu là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay ưu đãi của các tổ chức quốc tế, Chính phủ các nước (thường là các nước phát triển) dành cho Chính phủ một nước (thường là nước đang phát triển) nhằm giúp chính phủ nước đó phát triển kinh tế xã hội.

        • 1.2. Các hình thức ODA

        • 1.3. Phân loại vốn ODA

          • a. Theo phương thức hoàn trả

          • - ODA không hoàn lại: Là hình thức cung cấp ODA mà bên nhận tài trợ không phải hoàn trả cho bên tài trợ.

          • b. Theo nguồn cung cấp

          • c. Theo hình thức

          • 1.4. Đặc điểm

            • a. ODA là nguồn vốn hợp tác phát triển

            • c. Nguồn vốn ODA thường đi kèm theo các điều kiện ràng buộc

            • d. Nguồn vốn ODA có tính nhạy cảm

            • 1.5. Tính hai mặt của ODA đối với nước nhận viện trợ

              • b. Mặt tiêu cực

              • 1.6. Vai trò của ODA trong phát triển kinh tế xã hội

              • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG

              • NGUỒN VỐN ODA CỦA TỈNH QUẢNG TRỊ

              • GIAI ĐOẠN 2009 – 2013

                • 2.1. Tổng quan thu hút và sử dụng ODA tại Việt Nam

                • 2.2. Tình hình thu hút và sử dụng ODA ở tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2009 – 2013

                  • 2.2.1. Khái quát tình hình kinh tế, xã hội tỉnh Quảng Trị

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan