phương ngữ bắc là cơ sở hình thành nên ngôn ngữ văn học và cũng được lựa chọn làm ngôn ngữ toàn dân

27 4.9K 29
phương ngữ bắc là cơ sở hình thành nên ngôn ngữ văn học và cũng được lựa chọn làm ngôn ngữ toàn dân

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

A. MỞ ĐẦU Lịch sử dân tộc Việt Nam ta, kể từ thời dựng nước trải qua hàng năm cho đến ngày nay, nếu xét riêng về mặt ngôi ngữ thì có thể nói rằng đó là lịch sử người Việt Nam, cùng nhau xây dựng, thống nhất và phổ biến tiếng Việt trong cương vị ngôn ngữ dùng chung trên lãnh thổ nước ta.Khi nhận diện một dân tộc, ngôn ngữ thường được coi là một trong những tiêu chuẩn chính (bên cạnh các tiêu chuẩn khác như tính cộng đồng lãnh thổ, ý thức tự giác dân tộc, các đặc điểm chung về tâm lý, văn hóa, kinh tế ).Ngôn ngữ góp phần làm nên bản sắc của một dân tộc, phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Trong suốt lịch sử lâu dài đấu tranh vì chủ quyền dân tộc, vì độc lập tự do của đất nước, chúng ta có thể hình dung dân tộc Việt Nam ta đã phấn đấu gian khổ như thế nào để thoát được hiểm họa diệt chủng về ngôn ngữ và văn hóa, để bảo vệ và phát triển được tiếng Việt. Phương ngữ vùng nào tất nhiên được người dân vùng đó dùng để giao tiếp.Tuy nhiên ngoài ra còn có một số đặc điểm sau. Tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia – phương tiện giao tiếp chung được sử dụng rộng rãi trên khắp đất nước. Song, ở mỗi địa phương khác nhau, nó lại mang những nét riêng vô cùng phong phú, đa dạng.Bởi vì ngôn ngữ hình thành từ cuộc sống và phản ánh cuộc sống của từng địa phương khác nhau về kinh tế, văn hóa nên sẽ khác nhau.Mỗi một phương ngữ là một biến thể ngôn ngữ nhất định, vừa khác biệt với tiếng toàn dân, vừa mang nét chung cho toàn vùng phương ngữ.Ở Việt Nam chủ yếu có ba vùng phương ngữ chính: phương ngữ Bắc, phương ngữ Trung, phương ngữ Nam. Trông đó phương ngữ Bắc là cơ sở hình thành nên ngôn ngữ văn học và cũng được lựa chọn làm ngôn ngữ toàn dân. Các phương ngữ khác nhau về việc phân vùng phương ngữ, về ngữ âm, rồi đến từ vựng- ngữ nghĩa, cuối cùng là khác biệt ngữ pháp. 1 B. NỘI DUNG I. Phương ngữ Bắc có vùng phân bố tương đối rộng lớn và tương đối thuần nhất I.1. Phương ngữ Bắc có vùng phân bố tương đối rộng lớn Phương ngữ Bắc là phương ngữ vùng quê Bắc Bộ (tính từ Ninh Bình trở ra), có diện tích tương đối lớn, được chia làm 3 vùng nhỏ hơn: (1) Phương ngữ vòng cung biên giới phía Bắc nước ta. Phần lớn người Việt ở đây mới đến từ các tỉnh đồng bằng có mật độ cao như Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình. Do quá trình cộng cư diễn ra trong thời gian gần đây nên phương ngữ phát triển theo hướng thống nhất với ngôn ngữ văn học, mang những nét khái quát chung của phương ngữ Bắc và không chia manh mún thành nhiều thổ ngữ làng xã như phương ngữ Bắc ở các vùng đồng bằng, cái nôi của người Việt cổ. (2) Phương ngữ vùng Hà Nội và các tỉnh đồng bằng và trung du bao quanh Hà Nội(Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hoà Bình, Hưng Yên, Hải Phòng, Thái Nguyên). Đây là vùng mang những đặc trưng tiêu biểu của phương ngữ Bắc. (3) Phương ngữ miền hạ lưu sông Hồng và ven biển (Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ninh) còn giữ lại cách phát âm khu biệt d với gi, r s với xtr với ch mà ở các phương ngữ Bắc khác không còn phân biệt được nữa. Còn có nơi phát âm tr thành t và s thành th. Nếu so với sự phân vùng của phương ngữ Trung và phương ngữ Nam thì phương ngữ Bắc mang nét phân vùng khác biệt. Nhắc đến phương ngữ Trung ta nhắc đến sự phân vùng nhỏ lẻ, mamh mún và đầy phức tạp, bởi diện tích nhỏ hẹp chỉ gồm 6 tỉnh nhưng lại chia làm ba vùng nhỏ. Không chỉ phân vùng nhỏ lẻ mà trong bản thân phương ngữ Trung cũng rất phức tạp, trong mỗi vùng, thậm chí mỗi huyện, mỗi xã lại mang một giọng điệu, ngôn ngữ riêng biệt. Phương ngữ Nam phân vùng trên khoảng một nửa diện tích đất nước, kéo dài từ Đà Nẵng đến Nam bộ gồm 24 tỉnh thành. Phương ngữ Nam không phức tạp mà tương đối thuần nhất, phân bố trên địa bàn rộng như vậy nhưng nó không có sự khác biệt nhiều giữa các phương ngữ trong vùng. 2 I.2. Phương ngữ Bắc phân vùng tương đối thuần nhất Tuy phương ngữ Bắc có diện tích rộng lớn nhưng ngôn ngữ lại tương đối thuần nhất. Sự thuần nhất tương đối đó có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau đây: - Một là yếu tố lịch sử: phương ngữ Bắc là phương ngữ có lịch sử phát triển lâu đời. Vì ngay từ khi ra đời phương ngữ Bắc là phương ngữ được chọn làm ngôn ngữ toàn dân, đây là ngôn ngữ của một vùng có nền kinh tế, chính trị, văn hóa phát triển nhất và là ngôn ngữ của bộ lạc chiến thắng. Thời xa xưa, tổ chức xã hội của nước ta khi mới xuất hiện thì tồn tại dưới hình thức thị tộc, bộ lạc và khi thị tộc, bộ lạc phát triển đến mức độ nhất định thì hình thành nhà nước, và nhà nước phát triển mạnh nhất lúc bấy giờ là nhà nước Văn Lang Âu Lạc sống bên lưu vực sông Hồng, nên ngôn ngữ của nhà nước này được chọn làm ngôn ngữ toàn dân. Đây cũng chính là phương ngữ Bắc ngày nay.Chính vì có lịch sử phát triển lâu đời nên phương ngữ Bắc có điều kiện giao lưu phát triển tập trung thống nhất với nhau chứ không phân tán như ở phương ngữ Trung. Bởi vì phương ngữ Trung và phương ngữ Nam có sự di dân từ phương ngữ vào khu vực Bình-Trị-Thiên muộn hơn, không có lịch sử lâu đời như ở phương ngữ Bắc nên khi di cư vào miền Trung thì người dân không sống tập trung mà sống phân tán, họ sống theo từng cụm đặc biệt theo từng dòng họ nên ngôn ngữ ở đây vẫn nhỏ lẻ. Cũng do lịch sử hình thành nên phương ngã Nam lại có đặc điểm khoanh vùng rộng lớn và thuần nhất bởi vì lịch sử hình thành của phương ngữ chỉ mới diễn ra vào thời gian gần đây (trong khi đất nước kỉ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội thì thành phổ Hồ Chí Minh mới được 300 năm). Cụ thể vào thế kỉ XVIII, nông nghiệp đã phát triển hình thành những trang trại rộng lớn sớm mang tính chất hàng hóa nên phạm vi giao lưu rộng khắp cả vùng không bó hẹp từng làng nhỏ như thời di cư vào miền Trung . - Hai là yếu tố địa lý: yếu tố nàycũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phân vùng của phương ngữ Bắc. Phương ngữ Bắc là vùng có đặc điểm địa lý tương đối rộng lớn, có đồng bằng châu thổ sông Hồng diện tích xếp thứ 2 trong cả nước, bên cạnh đó, vùng này còn có khu vực trung du và miền núi khá rộng. So với miền Trung thì địa hình Bắc Bộ không quá chia cách, manh mún.Chính điều kiện này đã tạo cơ sở cho việc định cư tập trung và tạo điều kiện giao lưu giữa các vùng thuận lợi chứ không như địa hình phân cách nhỏ hẹp như ở miền Trung.Tuy nhiên, nếu so với địa 3 hình của miền Nam thì địa hình miền Bắc có phần phức tạp hơn và việc giao lưu giữa các vùng không thuận lợi bằng vùng Nam Bộ. - Ba là yếu tố kinh tế, văn hóa: Miền Bắc là vùng có kinh tế phát triển mạnh, đứng thứ 2 trong cả nước. Bắc Bộ còn là cái nôi văn hóa của người Việt, là vùng có nền văn hóa hình thành sớm và phát triển mạnh. Việc giao lưu buôn bán, văn hóa, thương mại có sự qua lại với nhau đã tạo điều kiện cho ngôn ngữ giữa các vùng có sự giao thoa, nên ngôn ngữ miền Bắc càng vươn tới sự thống nhất với nhau mặc dù vẫn tồn tại một số điểm khác biệt ở mỗi vùng nhưng không đáng kể. Là một nền văn hóa lâu đờivà là mảnh đất kinh kì nên ảnh hưởng nhiều đến việc sử dụng ngôn ngữ, điều này thể hiện rõ trong sắc thái, giọng điệu cũng như ngữ âm, từ vựng- ngữ nghĩa và ngữ pháp. Điều này làm cho phương ngữ phía Bắc mang tính chuẩn mực cao hơn so với phương ngữ hai vùng còn lại. II. Đặc điểm ngữ âm Phương ngữ Bắc có đầy đủ thanh điệu, vần, nguyên âm, âm cuối; phụ âm đầu và âm đệm chưa đầy đủ. II.1. Sự đầy đủ thanh điệu tạo nên giọng Bắc nhẹ nhàng, đa âm sắc Như chúng ta đã biết “Thanh điệu là sự nâng cao hoặc hạ thấp giọng nói trong một âm tiết có tác dụng cấu tạo và khu biệt vỏ âm thanh của từ hoặc hình vị” Thanh điệu được phân chia thành hai nhóm trầm và bổng, tức là chia thành hai âm vực cao và thấp. Những từ có thanh bổng láy với nhau và những từ có thanh trầm láy với nhau: thanh không đi với thanh hỏi và sắc, thanh huyền đi với thanh ngã và thanh nặng. Tiếng Việt có 6 thanh điệu tuy nhiên ở mỗi vùng phương ngữ việc sử dụng thanh điệu có sự khác nhau. Phương ngữ Trung và Nam gồm có 5 thanh còn phương ngữ Bắc gồm 6 thanh (ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng). Ví dụ PHƯƠNG NGỮ BẮC PHƯƠNG NGỮ TRUNG Mũi Mủi Bão Bảo Nghĩ ngơi Nghỉ ngơi Suy nghĩ Suy nghỉ Xã hội chủ nghĩa Xả hội chủ nghỉa 4 Nếu so sánh tiếng Việt của Hà Nội với tiếng Việt từ Nghệ Tĩnh trở vào thì người ta thấy ngay hai thanh( ?) và( ~) ở Bắc lại có sự chuyển mã, khi đối chiếu với tiếng Nghệ Tĩnh, hay tiếng Bình Trị Thiên. Một người Huế nghe người Bắc nói thì chỉ cần chuyển mã thanh( ~) của Bắc thành thanh( ?) của Huế, ngược lại người Bắc nghe( ?) của Huế thì phải thích thanh này có thể vừa là( ~) vừa là( ?) và căn cứ vào đó mà xét nội dung của câu nói. Dĩ nhiên khi một người miền Trung nghe một người Hà Nội nói thì về mặt thanh điệu sự chuyển mã khá dễ dàng: anh ta chỉ cần gộp lại làm một hai thanh khu biệt ở Hà Nội là( ?) và( ~) hay gộp( ~) và( .) làm một. Trường hợp người Hà Nội giao tiếp với người Huế hay người Nghệ Tĩnh cũng thế. Trong hệ thống thanh điệu truyền thống, thanh( ?) ở âm vực cao, thanh( ~) ở âm vực thấp, nhưng trong phương ngữ Hà Nội hiện nay thì ngược lại, thanh( ?) cao và thanh( ~) thấp. Hệ thống thanh điệu ở Bắc Bộ : Thanh không có âm điệu bằng phẳng, cường độ không thay đổi, ở âm vực trung bình của lời nói, không có hiện tượng thanh quản hoá hay tắc thanh hầu, tương đối thống nhất trong tất cả các phương ngữ. Thanh huyền có âm điệu hơi đi xuống, có âm vực thấp, cường độ không đổi, không có hiện tượng thanh quản hoá hay tắc thanh hầu. Chỉ khu biệt với thanh không về âm vực: thấp hơn thanh không từ quãng ba đến quãng năm. Thanh ngã có âm điệu biến thiên theo hai chiều: đi xuống với đi lên như hình chữ V với nhánh đi lên cao gấp đôi. Cường độ thay đổi: thanh yếu đi ở khoảng giữa âm tiết và có khi tắt hẳn rồi lại xuất hiện. Chính ở điểm này có hiện tượng tắc thanh hầu. Về âm vực, thanh ngã bắt đầu ở mức thanh huyền. Khoảng cách về âm vực giữa mức bắt đầu và mức kết thúc trung bình bằng một quãng sáu, giữa hai mức thấp nhất và cao nhất có thể đến hai quãng tám. Thanh hỏi có âm điệu biến thiên hai chiều xuống- lên, nhưng không chia hai giai đoạn rõ rệt như ở thanh ngã. 5 Thanh sắc bắt đầu ở độ cao hơi thấp hơn thanh không, đi ngang hay là hơi chúi xuống ở đoạn đầu, sau đó vút cao lên thông thường vào khoảng một quãng năm, có khi đến một quãng tám ở giọng nữ. Trong những âm tiết khép( có –p, -t, -ch, -k đứng cuối), thanh sắc nhập thanh thiếu hẳn phần đi ngang lúc bắt đầu, âm điệu cao vút lên, nhất là ở những âm tiết ngắn ( có nguyên âm ngắn) thanh sắc có trường độ rất ngắn. II.2. Phụ âm đầu: Phương ngữ Bắc thiếu một số âm vị, có hiện tượng lẫn lộn và mất phụ âm tiền ngạc Phụ âm đầu là một trong những thành phần chủ yếu của âm tiết.Nó tương đối độc lập đối với những thành phần chính khác của âm tiết như âm điệu và vần.Nó có thể đứng trước mọi nguyên âm, mọi cách khép âm tiết và đi với mọi thanh điệu.Trong tiếng Việt hiện nay ở các địa phương khác nhau, cách phát âm một số phụ âm đầu vẫn chưa thống nhất.Hệ thống phụ âm đầu được phản ánh vào chữ quốc ngữ là có số lượng âm vị tương đối đầy đủ hơn cả, so với hệ thống phụ âm đang tồn tại trong các phương ngữ hiện nay. Phải nói đến rằng có sự khác nhau trong hệ thống phụ âm đầu ở các phương ngữ, cả về mặt số lượng âm vị lẫn về chất lượng của âm vị (tức là tính chất ngữ âm của âm vị). Đặc điểm nổi bật của phụ âm đầu tiếng Việt với tính cách một hiện tượng ngữ âm học của Đông Nam Á khác với ngữ âm châu Âu, đó là hiện tượng yết hầu hóa xảy ra ở tất cả các âm tắt nổ vô thanh, cũng như hữu thanh b, đ, t, ch, k, m, n, nh, ng (M.V Gordina, R.S Bystrov, 1984, 57-62). Đây là dấu vết của cơ tầng Nam Á, đồng thời cũng là chứng tích của thời xa xưa, khi trước nguyên âm không phải là một phụ âm đơn mà là một chùm phụ âm gồm hai đơn vị, trong đó đơn vị đầu thường là một âm tắc như ta còn thấy ở nhiều ngôn ngữ Tây Nguyên hiện nay. II.2.1. Phụ âm đầu của phương ngữ Bắc có 20 đơn vị. Nó thiếu các phụ âm đầu ghi trong chính tả: R,S,Tr,Gi(tức không phân biệt s/x, r/d, tr/ch) Hệ thống phụ âm đầu vừa nêu hiện nay còn gặp ở nhiều thổ ngữ miền dưới của đồng bằng Bắc Bộ, tập trung ở các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình mà không tiêu biểu cho toàn thể phương ngữ Bắc. Nhưng cách đây chưa đầy một thế kỉ nó đã được sử dụng khắp miền Bắc nước ta. Chữ quốc ngữ được đặt ra, qua nhiều 6 bước cải tiến cho đến khi ổn định với dáng vẻ như ngày nay là dựa vào cách phát âm này. Những phụ âm tiền ngạc C, Z, S ở đây đã được chữ quốc ngữ ghi lại bằng tr, gi và s là những phụ âm đầu lưỡi, chứ không phải âm quặt lưỡi như phương ngữ Trung. Khi phát âm C (tr) đầu lưỡi được nâng lên áp vào phía trước ngạc, rồi sau đó bật ra để luồng hơi thoát ra ngoài, đôi khi chỉ nghe như một âm tắc xát, gần với âm C trong từ Cas “giờ” của tiếng Nga. Vị trí cấu âm của S và Z cũng như thế, nhưng đầu lưỡi không áp sát ngạc, mà tạo thành một khe hở ở giữa để cho luồng hơi thoát ra, và gây nên tiếng cọ xát. Những phụ âm này có thể so sánh với phụ âm trong các từ chien “chó”, jeu “trò chơi” của tiếng Pháp. Ví dụ: trong trắng[Cong m Cắng], gia giáo [Za Záw], sao ta [Saw Sa]. Phụ âm vùng Thái Bình, Nam Định có cấu âm rung lưỡi rất rõ. Mặc dù thiếu các phụ âm đầu ghi trong chính tả nêu trên nhưng phương ngữ Bắc lại có đầy đủ các âm cuối ghi trong chính tả. Đó là: Nh-ch đứng sau nguyên âm dòng trước [i, ê, e]: chân chính, mít tinh, chim chích, tênh tếch, yêu thích,… Ng- k đứng sau nguyên âm dòng giữa [ư, ơ, a, ă, â]: ngưng, tưng tức, tầng, tang … Ng m - kp đứng sau nguyên âm dòng sau tròn môi [u, ô, o]: long lóc, mốc, khóc, … II.2.2. Phương ngữ Bắc mất đi dãy phụ âm tiền ngạc C, Z, S, phụ âm R, phụ âm ngạc, nổ, vô thanh, hữu thanh Ch Ở đa số phương ngữ Bắc hiện nay, mà tiêu biểu là phương ngữ Hà Nội đã mất đi dãy phụ âm tiền ngạc C, Z, S và phụ âm rung r. Ngoài ra phụ âm ngạc, nổ, vô thanh, hữu thanh Ch được phát âm như một phụ âm tắc- xát đầu lưỡi- răng ts ở thế hệ trung niên và thanh niên Hà Nội. 7 Bảng hệ thống phụ âm đầu ở Hà Nội: Môi Răng Lợi Tiền ngạc Ngạc Mạc Hầu b đ p t C (ch) k (q) th mn nh ng Tắc xát ts Xát f s Sx h v z ZG r l Năm phụ âm kể trên đã biến đổi trong phương ngữ Hà Nội và những vùng xung quanh ts, Z (gi) thành z, r thành z, S (s) thành s. Ví dụ: Chanh chua [tsenh tsuô] Trong trắng [tsong m tsắng] Gia giáo [Za Zaw] Rì rào [Zi Zaw] Sao sáng [Saw sáng] Những sự biến đổi này mới xảy ra gần đây, vào đầu thế kỉ XX, sau khi chính tả đã ổn định. Chúng phải xảy ra sau khi các chùm phụ âm mà A, de Rhodes ghi là bl, tl, ml đã biến thành những phụ âm đầu tiền ngạc và ngạc: Z (gi), C (tr), nh (nh). Ví dụ: blời – giời tlâu – trâu mlạt – nhạt Chính tả đã ghi nhận những kết quả biến đổi này, mà không còn ghi là bl, tl, ml nữa. Sự biến động ngữ âm trên có thể là kết quả của sự tiếp xúc ngôn ngữ mới nhất (thế kỉ XVIII) giữa tiếng ta và tiếng Hán vùng Hoa Nam, do những đợt sóng di cư ồ ạt của người Hoa sang Việt Nam dưới triều Mãn Thanh bằng cả đường thủy và 8 đường bộ. Phần lớn những người này quê ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Phú Kiến, Vân Nam. Phương ngữ Hán miền này không có các phụ âm ngạc và tiền ngạc,và cũng không có phụ âm rung r.Hàng loạt những thổ ngữ tiếng Tày- Thái phía Bắc nước ta, có lẽ do ảnh hưởng đó cũng đang mất đi những phụ âm trên (ch thành ts, s;j thành z; r thành h, l…). Trái lại trong những ngôn ngữ các dân tộc ít người ở phía nam Trường Sơn và Tây Nguyên, trong tiếng Chăm và tiếng Khơme đều có các âm ngạc ch, j và nhất là phụ âm r xuất hiện với tầng số cao. II.2.3. Hiện tượng lẫn lộn: l/n Hiện tượng lẫn lộn l/n là một nét mới của phương ngữ Hà Nội và xung quanh. Ví dụ: Lẫn lộn = nẫn nộn Lòng lợn = nòng nợn Nôn nóng = lôn lóng Làm ăn = nàm ăn Cơm nếp = cơm lếp… Có người không biết ngôn ngữ học, cho đó là nói nghịu, nhưng đích thực là hiện tượng phương ngữ. Trong tiếng Tày- Nùng cũng có sự lẫn lộn l/n ở một số thổ ngữvùng đông- bắc nước ta, còn trong tiếng Thái vùng tây- bắc thì lộn l/đ. Ở nhiều phương ngữ Hán miền tây- nam Trung Quốc cũng có hiện tượng lẫn lộn l/n và l/đ. Hiện tượng này lan ra như một làn song ngữ âm theo hướng tây bắc- đông nam. Riêng phụ âm cuối –n biến thành –j, trở thành âm tiết mở hoặc mất –n. Ví dụ: Cay cấn/ cày cấy, cái vắn/ cái váy, cái chủn/ cái chủi. Chỉn/ chỉ, kẻn/ ghẻ, nhén/ nhẹ, bín/ bí, rui mèn/ rui mè. II.3. Âm đệm có khả năng kết hợp với các phụ âm trước nó và nguyên âm sau nó, làm thay đổi cấu trúc âm tiết Âm đệm tiếng Việt là một thể thống nhất hữu cơ được biểu hiện rõ rệt trong cách kết hợp của nó với phụ âm đầu cũng như với nguyên âm. Âm đệm có chức năng làm trầm hóa âm tiết, sau lúc mở đầu chứ không phải tạo nên âm sắc chủ yếu của âm tiết. Vì vậy một âm vị đảm nhiệm phần này chỉ có thể là một âm lướt, một bán nguyên âm phi âm tiết tính. Nếu như cách kết hợp của phụ âm đầu với nguyên âm là tự do và không bị hạn 9 chế gì hết, tức là phụ âm đầu nào cũng có thể kết hợp với mọi nguyên âm. Vì đây không phải là hai thành phần đứng liền nhau trong kết cấu âm tiết, thì âm đệm lại có mối quan hệ hết sức chặt chẽ với các âm vị đứng trước và sau nó (sự kết hợp này bị hạn chế bởi một số nguyên tắc như hai âm cùng có những đặc tính như nhau thì không kết hợp được với nhau). Đặc điểm của âm đệm phương ngữ Bắc có điểm giống với âm đệm phươngngữ Trung và cũng có nét riêng. Cụ thể như sau: II.3.1. Khả năng kết hợp của âm đệm với các phụ âm trước nó. Âm đệm [-w] với các phụ âm đầu. Trong phương ngữ Bắc (và cả phương ngữ Trung), âm đệm [-w] có thể kết hợp với hầu hết các phụ âm đầu, trừ những phụ âm môi m, b, v, ph. Ví dụ: hoa xuân [hwa swân] lòe loẹt [lwè lwẹ:t] thuế[thwế:] đoàn[đwàn] tuyết nguyệt [twiết ngwiệt] nhuần nhuyễn [nhwuần nhwyễn] khuya khoắt [xwiê xwắt] quấy phá [kwấj kwá] v.v Âm đệm [-w] trong âm tiết vắng phụ âm đầu: Ta còn bắt gặp -w- trong âm tiết vắng phụ âm đầu, ví dụ: oan, uyên, uỳnh uỵch. Những từ này thường được bắt đầu với âm tắc họng: [qwan, qwiên], [qwình qwịch].Trong trường hợp này càng nêu bật tính chất độc lập của âm đệm [-w-]. Nó không đóng vai một phụ âm đầu, bởi vì người ta có thể them trước nó một phụ âm. Nó cũng không đóng vai nguyên âm, bởi vì sau nó phải có nguyên âm. II.3.2.Âm đệm trong kết hợp với nguyên âm sau nó Âm đệm [-w] không kết hợp với mọi phụ âm đầu. Cũng vậy, nó không kết hợp tự do với mọi nguyên âm. Do xu hướng dị hóa, tức là do yêu cầu đối lập nên các âm đồng tính không kết hợp được với nhau, vì là âm môi nên âm đệm [-w-] 10 [...]... những đặc điểm của phương ngữ Bắc ta vừa phân tích, ta có thể nhận ra nhiều nét khu biệt phương ngữ Bắc với hai phương ngữ còn lại Mặc khác cũng thấy rằng dù được chọn làm ngôn ngữ toàn dân nhưng phương ngữ Bắc cũng còn có nhiều yếu điểm cần khắc phục, bổ sung Tuy vậy cũng không thể phủ định vai trò của phương ngữ Bắc trong địa vị là ngôn ngữ toàn dân Ví dụ như: Phương ngữ miền Bắc được dùng nhiều trong... phần tân cũng được hát bằng phương ngữ miền Bắc trong khi phần cổ được hát bằng phương ngữ miền Nam Cùng với quá trình hình thành và phát triển nền văn hóa Việt Nam, tiếng Việt cũng hình thành và phát triển, ngày nay đã trở thành một ngôn ngữ giàu và đẹp, phong phú và độc đáo; đó là một công cụ rất có hiệu lực trong việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Điều... nhất là mỗi chúng ta có ý thức sâu sắc về sự giàu đẹp của tiếng Việt, có tình cảm của người Việt Nam ta biết yêu và quý tiếng nói của dân tộc, nói rộng ra thì đó là ý thức và tình cảm đối với văn hóa dân tộc mình, đối với đất nước mình Tình cảm ấy cũng cần và nên nuôi dưỡng đối với các phương ngữ mà cụ thể ở đây là phương ngữ Bắc MỤC LỤC 26 A.MỞ ĐẦU B NỘI DUNG I.ĐẶC ĐIỂM PHÂN VÙNG PHƯƠNG NGỮ BẮC I.1 Phương. .. có thể vắng được (như trên đã làm) thì trong phương ngữ Bắc 11 có đến tám kiểu kết hợp như chúng ta đã thấy ở trên (ở phương ngữ Trung cũng có tám kiểu nhưng phương ngữ Nam chỉ có bốn kiểu, sự giống và khác biệt này sẽ được biết khi nghiên cứu phương ngữ Trung và Nam) (3) Âm đệm –w- còn là một tiêu chuẩn để phân biệt các phương ngữ của tiếng Việt II.4 Vần- Nguyên âm - Vần là một bộ phận chính, trực tiếp... từ màn và mùng, kết quả màn ở phương ngữ Bắc đồng nghĩa với mùng ở phương ngữ Nam, mùng bị đẩy ra khỏi cách nói năng của người miền Bắc, trong khi màn ở phương ngữ Bắc chỉ vật bằng vải thưa để tránh muỗi,đồng âm với màn ở phương ngữ Nam, phương ngữ Trung chỉ tấm vải che cửa Ví dụ 2: Phương ngữ Bắc Phương ngữ Trung, phương ngữ Nam Thạch sùng = thằn lằn: loài... là có thể nhận ra vùng phương ngữ Ngữ khí từ của phương ngữ Bắc nhẹ nhàng, lịch sư ̣,mang màu sắc trung hòa, không quá mạnh cũng không quá nhẹ, tạo nên ngữ điệu thanh thoát, nhẹ nhàng Ví dụ: So sánh cách nói ngữ khí của phương ngữ Bắc và phương ngữ Nam sẽ dễ nhận ra cách dùng ngữ khí trong phương ngữ Bắc Phương ngữ Bắc Ở đây vui quá nhỉ! Phương ngữ Nam Ở đây vui quá hén!... trước và nguyên âm đứng sau nó, chúng ta có thể rút ra một số nhân xét về âm đệm của phương ngữ Bắc như sau: (1) Bán nguyên âm -w- là một âm vị, làm một thành phần cấu tạo nên âm tiết, nhưng chỉ là một thành phần phụ Nó giữ chức năng đệm giữa hai thành phần chủ yếu của âm tiết là phụ âm và vần (2) Âm đệm –w- tồn tại trong phương ngữ Bắc Nếu ta lần lượt cho vắng mặt âm vị ở những vị trí có thể vắng được. .. ei, iêi và và có các vần ui, ôi, oi, uôi mà không có uu, ôu, ou Nhưng cả hai âm cuối [-j, -w] đều kết hợp được với các nguyên âm dòng giữa, ta có cả vần ưi lẫn vần ưu, cả ây và âu, cả ai và ao, cả ay và au Những điều kiện nói trên là chung cho ngôn ngữ văn học Riêng các phương ngữ Bắc không có các vần [-ưw] và [-ươw] Những từ như cứu giúp, âm mưu, về hưu phát âm là kíu giúp, âm miu, về hiu, và những... dẫn chương trình của các bản tin được gửi về từ địa phương có thể là phương ngữ của vùng đó, ví dụ bản tin từ Quảng Bình được nói bằng giọng Quảng Bình Hay trong khi hát, các ca sĩ dẫu trong Nam hay ngoài Bắc, kể cả hải ngoại đều dùng phương ngữ miền Bắc Có một số trường hợp dùng phương ngữ địa phương do tính chất bài hát hoặc dân ca địa phương hoặc vọng cổ (phương ngữ miền Nam) Tuy nhiên trong nhiều... đầu bl, tl, ml được ghi trong từ điển Việt- Bồ- La (1651) của A.de Rhodes đã biến mất và cũng để dấu vết lại ở những từ cặn trong phương ngữ Trung: Lôông cơn/ trồng cây, lúa lổ/ lúa trổ,… Ruồi lằng/ nhặng, quả lót/ quả nhót, nói lịu/ nói nhịu, hoa lài/ hoa nhài,… Những từ có phụ âm đầu khác với ngôn ngữ văn học có thể tìm thấy trong phương ngữ Bắc nhưng không nhiều hiện tượng như ở phương ngữ Trung Dăn . vùng phương ngữ chính: phương ngữ Bắc, phương ngữ Trung, phương ngữ Nam. Trông đó phương ngữ Bắc là cơ sở hình thành nên ngôn ngữ văn học và cũng được lựa chọn làm ngôn ngữ toàn dân. Các phương. Bắc là phương ngữ có lịch sử phát triển lâu đời. Vì ngay từ khi ra đời phương ngữ Bắc là phương ngữ được chọn làm ngôn ngữ toàn dân, đây là ngôn ngữ của một vùng có nền kinh tế, chính trị, văn. đây nên phương ngữ phát triển theo hướng thống nhất với ngôn ngữ văn học, mang những nét khái quát chung của phương ngữ Bắc và không chia manh mún thành nhiều thổ ngữ làng xã như phương ngữ Bắc

Ngày đăng: 21/10/2014, 08:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan