đánh giá hiện trạng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất nông lâm kết hợp của hộ gia đình ở xã hương lộc, huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế

75 1.8K 9
đánh giá hiện trạng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất nông lâm kết hợp của hộ gia đình ở xã hương lộc, huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRÆÅÌNG ÂAÛI HOÜC NÄNG LÁM HUÃÚ KHOA LÁM NGHIÃÛP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG LÂM KẾT HỢP CỦA HỘ GIA ĐÌNH Ở XÃ HƯƠNG LỘC, HUYỆN NAM ĐÔNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Sinh viên thực hiện: Lê Thị Hòa Lớp: Lâm nghiệp 39B Địa điểm thực tập: xã Hương Lộc, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế Giáo viên hướng dẫn: ThS. Hoàng Huy Tuấn Năm 2009 1 Lôøi caûm ôn Hoàn thành đề tài này, tôi tỏ lòng biết ơn quý thầy cô giáo trong khoa Lâm nghiệp – trường Đại học Nông Lâm Huế đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo - ThS. Hoàng Huy Tuấn, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp. Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp. Trong quá trình hoàn thành khóa luận, do kinh nghiệm bản thân còn hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi sai sót. Tôi rất mong sự giúp đỡ của quý thầy cô cùng sự đóng góp chân thành của các bạn sinh viên. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 5 năm 2009 Sinh viên Lê Thị Hòa 2 MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ 5 PHẦN 2 8 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 8 2.1. Một số quan điểm về Nông lâm kết hợp 8 2.2. Vai trò của Nông lâm kết hợp 10 2.3. Các dạng mô hình Nông lâm kết hợp ở Việt Nam 14 2.4. Thực trạng và những thách thức khi thiết lập các mô hình Nông lâm kết hợp 16 PHẦN 3 18 MỤC TIÊU - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18 3.1. Mục tiêu nghiên cứu 18 3.2. Nội dung 18 3.2.1Tình hình cơ bản của địa điểm nghiên cứu 18 3.2.2Phân loại các mô hình NLKH ở xã Hương Lộc 18 3.2.3Các thành phần và mối quan hệ giữa chúng trong các mô hình nông lâm kết hợp 18 3.2.4Một số nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất nông lâm kết hợp của nông hộ 18 3.2.5Một số giải pháp phát triển hệ thống nông lâm kết hợp theo hướng bền vững 18 3.3. Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu 18 3.3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 18 3.3.2. Phương pháp nghiên cứu 18 PHẦN 4 22 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 22 4.1. Tình hình cơ bản của địa điểm nghiên cứu 22 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 22 4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 28 4.1.3. Những thuận lợi và khó khăn của xã Hương Lộc 32 4.2. Phân loại các mô hình nông lâm kết hợp ở xã Hương Lộc 34 3 4.3. Mô tả các thành phần và mối quan hệ giữa chúng trong các mô hình NLKH 37 4.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các mô hình nông lâm kết hợp trên địa bàn xã Hương Lộc 56 4.4.1. Hiệu quả về kinh tế 56 4.4.2. Hiệu quả về xã hội 58 4.4.3. Hiệu quả về môi trường 58 4.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất nông lâm kết hợp của hộ gia đình. 58 4.5.1. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên 59 4.5.2. Ảnh hưởng của nguồn lực đến sản xuất của hộ gia đình 62 4.5.3. Ảnh hưởng thị trường đầu vào và đầu ra các sản phẩm 65 4.6. Một số giải pháp phát triển hệ thống nông lâm kết hợp theo hướng bền vững 65 4.6.1. Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư phân bón cho hộ gia đình 65 4.6.2. Giải pháp về chỉ đạo sản xuất 66 4.6.3. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực 67 4.6.4. Giải pháp xây dựng tổ chức bộ máy khuyến nông 67 4.6.5. Giải pháp về vốn 67 4.6.6. Giải pháp về thị trường 68 PHẦN 5 68 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 68 5.1. Kết luận 69 5.2.Đề nghị 69 PHẦN 1 4 ĐẶT VẤN ĐỀ Nông lâm kết hợp (NLKH) là phương thức trồng cây ngắn ngày xen với cây dài ngày theo sự phối trí về không gian và thời gian. Cây ngắn ngày trong mô hình nông lâm kết hợp có vai trò rất quan trọng trong sử dụng đất dốc bền vững: trước hết cây ngắn ngày cung cấp lương thực đáp ứng nhu cầu trước mắt của người dân, cung cấp thức ăn cho gia súc, phát triển chăn nuôi hộ gia đình, cung cấp rau xanh, cây dược liệu, nguồn phân xanh cho sản xuất nông nghiệp trên đất dốc. Cây ngắn ngày còn là một lớp thảm che phủ, chống xói mòn khi cây rừng chưa khép tán, đồng thời còn hỗ trợ về mặt sinh thái cho cây gỗ và cây trồng dài ngày khác. Hiệu quả kinh tế của cây ngắn ngày phụ thuộc không chỉ vào giá trị sản phẩm mà nó cung cấp trong từng thời vụ mà nó phụ thuộc vào khoảng thời gian có khả năng trồng xen với cây lâu năm, trong cả giai đoạn kết hợp [3]. Trên thế giới, hệ thống nông lâm kết hợp đã xuất hiện từ lâu và phát triển rất mạnh. Đặc biệt ở các nước phát triển, các mô hình nông lâm kết hợp phát triển với quy mô lớn dưới dạng trang trại và đạt hiệu quả rất cao như ở Hoa Kỳ, Hà Lan, Nhật Bản…Các mô hình này đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường rất tốt và còn đảm bảo tính bền vững cao. Việt Nam là một nước nông nghiệp truyền thống, trong khi đó diện tích đất đồi núi khá lớn chiếm 3/4 diện tích cả nước nên việc kết hợp các mô hình canh tác nông lâm kết hợp để tận dụng một cách có hiệu quả trên diện tích đất hiện có nhằm vừa đảm bảo tạo thu nhập vừa bão vệ được môi trường sinh thái là điều tất yếu. Chính vì vậy, việc kết hợp giữa nông lâm ngư nghiệp trong các mô hình trang trại ở nước ta đã có từ rất lâu, nhưng mới phát triển mạnh trong những năm cuối thập kỷ 90 của thế kỷ XX trở lại đây. Thực tiễn cho thấy đây là một trong những phương thức thích hợp trong việc quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên theo hướng đa dạng và bền vững. Do đặc điểm tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội của mỗi địa phương khác nhau đã tạo nên nhiều mô hình NLKH đa dạng, đặc biệt tại các vùng cao, vùng sâu vùng xa, nơi cần thiết vận dụng và phát triển những tiến bộ mới trong canh tác hướng đến bảo tồn đất và nước. 5 Nhận thấy được vai trò của các mô hình NLKH, Nhà nước đã có các chính sách hỗ trợ phát triển nông lâm kết hợp như: Các chính sách về đất đai của Chính phủ được phản ánh ở trong các Nghị định, Quyết định, Thông tư (Nghị định 163/1999/NĐ-CP ngày 16/01/1999, thông tư liên tịch số 62/2000/TTLT/BNN - TCĐC, ngày 6/6/2000; quyết định số 178/2001/QĐ - TTg, ngày 12/11/2001…), các chính sách về khoa học công nghệ và các chính sách về khuyến lâm để hỗ trợ phát triển NLKH, chính vì thế có nhiều mô hình NLKH được xây dựng và phát triển khá nhanh. Nhiều nơi nông lâm kết hợp thực sự đã đưa lại những hiệu quả đáng kể, góp phần nâng cao đời sống người dân miền núi thông qua việc cung cấp các sản phẩm lương thực thực phẩm (rau, trứng, thịt, sữa…), đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho các hộ gia đình đó là các sản phẩm như gỗ, củi, tinh dầu, v.v. giải quyết công ăn việc làm cho người dân miền núi, tăng thu nhập cho người nông dân [6]. Mặt khác, hiện nay khí hậu toàn cầu đang bị biến đổi nghiêm trọng gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của toàn nhân loại. Biến đổi khí hậu làm thay đổi chế độ mưa nắng, nguy cơ nóng nhiều hơn, lượng mưa thay đổi sẽ dẫn đến hiện tượng xói mòn và rửa trôi đất. Theo thông báo của Trung tâm Nghiên cứu Nông - Lâm quốc tế (ICRAF), các mô hình NLKH là giải pháp tốt nhất để tăng độ che phủ, giảm xói mòn rửa trôi và điều quan trọng nhất là giảm sự nóng lên của toàn cầu, đồng thời giảm đói nghèo ở các nước đang phát triển [5]. Như vậy một biện pháp để cải tạo khí hậu là tăng diện tích rừng bằng cách trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Huyện Nam Đông nằm cách thành phố Huế khoảng 60 km về phía Tây- Nam với tổng diện tích là 650,518 km 2 , với 2/3 diện tích đất là đồi núi. Trong đó rừng tự nhiên chiếm 39.939.01 ha và 10/11 xã, thị trấn là có rừng tự nhiên. Ngoài ra còn có hơn 1,859 ha rừng trồng. Do phía Nam bị chắn bởi các dãy núi thuộc vườn quốc gia Bạch Mã nên ở đây có lượng mưa trung bình hàng năm thuộc loại cao nhất nước. Lượng mưa trung bình hàng năm lên đến 4000- 5000 mm, nhiệt độ trung bình hàng năm là từ 24-25 0 C, độ ẩm tương đối trung bình hàng năm là 87-88% với đặc điểm tự nhiên khí hậu đó, nơi đây đã tạo ra tiểu vùng khí hậu đặc trưng với hệ động thực vật phong phú và mang những điểm thích nghi đặc trưng. Thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển các mô hình nông lâm kết hợp. 6 Xã Hương Lộc thuộc huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế. Hương Lộc có địa hình chủ yếu là đồi núi, cuộc sống của người dân ở đây cũng thấp. Tại đây, sau khi được giao đất giao rừng đã phát triển các mô hình nông lâm kết hợp rất rộng. Tuy nhiên, các mô hình ở đây chưa được nhiều. Các mô hình phần lớn là mới thành lập và hiệu quả chưa cao. Sự hiểu biết của người nông dân quyết định tới việc kết hợp các loài cây trồng, vật nuôi như thế nào trong hệ thống canh tác của họ là một vấn đề rất quan trọng trong nghiên cứu và phát triển NLKH. Sự quyết định này sẽ rất đa dạng, nó phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác nhau trong sản xuất nông lâm kết hợp của người nông dân. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá hiện trạng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất nông lâm kết hợp của hộ gia đình ở xã Hương Lộc, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế” nhằm nghiên cứu sự đa dạng của mô hình NLKH và các nhân tố ảnh hưởng ở cấp nông hộ. 7 PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Một số quan điểm về Nông lâm kết hợp Hiện nay, trong khi hầu hết chúng ta hiểu một cách rất rõ ràng lâm nghiệp hay nông nghiệp là gì thì nông lâm kết hợp là một lĩnh vực hết sức phức tạp. Có rất nhiều khái niệm khác nhau về NLKH được phát triển và thay đổi theo thời gian. Theo Bene và các cộng sự (1977), NLKH là một hệ thống quản lý đất bền vững nhằm gia tăng sức sản xuất tổng thể của đất đai; phối hợp sự sản xuất của các cây hoa màu (kể cả cây lâu năm) và cây rừng và/ hoặc với vật nuôi cùng một lúc hay kế tiếp nhau trên một diện tích đất; và áp dụng các kỹ thuật canh tác tương ứng với các điều kiện văn hoá xã hội của người dân địa phương [5]. Nair (1987) đưa ra khái niệm NLKH là một hệ thống sử dụng đất trong đó có sự phối hợp cây lâu năm với cây hoa màu và /hoặc vật nuôi một cách thích hợp với điều kiện sinh thái và xã hội theo hình thức phối hợp không gian và thời gian để gia tăng sức sản xuất tổng thể của cây trồng và vật nuôi một cách bền vững trên một đơn vị diện tích đất đai, đặc biệt trong các tình huống có kỹ thuật thấp và trên các vùng đất khó khăn [5]. NLKH là tên chung của những hệ thống sử dụng đất, trong đó các cây lâu năm (cây gỗ, tre, cây ăn quả…) được trồng có tính toán trên cùng một đơn vị diện tích đất với cây hoa màu và/ hoặc vật nuôi dưới dạng xen theo không gian hay theo thời gian. Trong các hệ thống nông lâm kết hợp có mối quan hệ tương hỗ cả về mặt sinh thái và kinh tế giữa các thành phần của chúng (Lungdgren và Raintree, 1983) [5]. Hiện nay, NLKH được xem như là một hệ thống quản lý tài nguyên thiên nhiên. Hệ thống này kết hợp các loài cây trồng ở trang trại và ở các cảnh quan nông nghiệp (agricultural landcape) để đa dạng hoá và duy trì sản xuất. Mối quan tâm trong việc đẩy mạnh xúc tiến NLKH bắt nguồn từ lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường của nó cho tất cả những người sử dụng đất [5]. Có thể nói rằng NLKH trên thế giới bắt đầu phát triển mạnh vào cuối thế kỷ 19, khi mà hệ thống Taungya bắt đầu phát triển rộng rãi ở Myanmar dưới sự bảo hộ của thực dân Anh. Trong các đồn điền trồng cây gỗ Tếch (Tectona 8 grandis), người lao động được phép trồng cây lương thực giữa các hàng cây chưa khép tán để giải quyết nhu cầu lương thực hàng năm. Phương thức này sau đó được áp dụng rộng rãi ở Ấn Độ và Nam Phi. Các nghiên cứu và phát triển các hệ thống kết hợp này thường hướng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp, được thực hiện bởi các nhà lâm nghiệp với việc luôn cố gắng đảm bảo các nguyên tắc: • Giảm thiểu hoặc không gây tổn hại đến các loài cây rừng trồng, là đối tượng cung cấp sản phẩm chính trong hệ thống. • Sinh trưởng của cây rừng trồng không bị hạn chế bởi cây nông nghiệp. • Tối ưu hoá về thời gian canh tác cây trồng nông nghiệp sẽ bảo đảm tỷ lệ sống và tốc độ sinh trưởng nhanh của cây trồng thân gỗ. • Loài cây rừng trồng có khả năng cạnh tranh với các loài cây nông nghiệp. • Tối ưu hoá mật độ để đảm bảo sự sinh trưởng liên tục của cây trồng thân gỗ. Chính vì vậy mà các hệ thống này chưa được xem xét như là một hệ thống quản lý sử dụng đất có ý nghĩa cho phát triển nông nghiệp (Nair, 1995) [5]. Nhiều nhân tố và sự phát triển trong những năm 1970 đã tạo điều kiện cho việc công nhận NLKH là một hệ thống quản lý sử dụng đất có khả năng áp dụng cho cả trên trang trại (nông nghiệp) và trên đất rừng (lâm nghiệp). Các nhân tố này bao gồm: • Sự đánh giá lại chính sách phát triển của Ngân hàng Thế giới (WB). • Sự tái thẩm định các chính sách lâm nghiệp của Tổ chức Lương Nông (FAO) thuộc Liên Hợp Quốc. • Sự thức tỉnh các mối quan tâm khoa học về xen canh và hệ thống canh tác. • Tình trạng thiếu lương thực ở nhiều vùng trên thế giới. • Sự gia tăng nạn phá rừng và suy thoái về môi trường sinh thái. • Cuộc khủng hoảng năng lượng trong thập niên 70 của thế kỷ 20 và sau đó là sự leo thang về giá cả và phân bón. • Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Quốc tế (IDRC) của Canada thiết lập dự án xác định các ưu tiên nghiên cứu về lâm nghiệp nhiệt đới. • Sự hình thành Trung tâm Quốc tế về nghiên cứu NLKH (ICRAF) [5]. 9 Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, các tập quán canh tác nông lâm kết hợp đã có ở Việt Nam từ lâu đời như các hệ thống canh tác nương rẫy truyền thống của đồng bào các dân tộc ít người, hệ sinh thái vườn nhà ở nhiều vùng địa lý sinh thái trên khắp cả nước… Từ thập niên 60, song song với phong trào thi đua sản xuất, hệ sinh thái Vườn - Ao - Chuồng (VAC) được nhân dân các tỉnh miền Bắc phát triển mạnh mẽ và lan rộng khắp cả nước với nhiều biến thể khác nhau thích hợp cho từng vùng sinh thái cụ thể. Sau đó là các hệ thống Rừng - Vườn - Ao - Chuồng (RVAC) và vườn đồi được phát triển mạnh ở các khu vực dân cư miền núi. Trong hai thập niên gần đây, phát triển nông thôn miền núi theo phương thức nông lâm kết hợp ở các khu vực có tiềm năng là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Quá trình thực hiện chính sách định canh định cư, kinh tế mới, gần đây các Chương trình 327, Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng (661) và chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại đều có liên quan tới việc xây dựng và phát triển các hệ thống nông lâm kết hợp tại Việt Nam [5]. Các thông tin, kiến thức về nông lâm kết hợp cũng đã được một số nhà khoa học, tổ chức tổng kết dưới những góc độ khác nhau. Điển hình là các ấn phẩm của Lê Trọng Cúc và cộng sự (1990) về việc xem xét và phân tích các hệ sinh thái nông nghiệp vùng trung du miền Bắc trên cơ sở tiếp cận sinh thái nhân văn. Các hệ thống nông lâm kết hợp điển hình trong nước đã được tổng kết bởi FAO và IIRR (1995) cũng như đã được mô tả trong ấn phẩm của Cục Khuyến Nông và Khuyến lâm dưới dạng các “mô hình” sử dụng đất. Mittelman (1997) đã có một công trình tổng quan rất tốt về hiện trạng nông lâm kết hợp và lâm nghiệp xã hội ở Việt nam, đặc biệt là các nhân tố chính sách ảnh hưởng đến sự phát triển nông lâm kết hợp. Tuy nhiên các tài liệu nghiên cứu về tương tác giữa phát triển nông lâm kết hợp với môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội xung quanh (vi mô và vĩ mô) vẫn còn rất ít [ 5]. 2.2. Vai trò của Nông lâm kết hợp Nông lâm kết hợp nghiên cứu, tìm hiểu các mô hình phù hợp tốt nhất cho những điều kiện tự nhiên, xã hội khác nhau. Các mô hình nông lâm kết hợp có vai trò rất lớn cả về mặt dân sinh kinh tế, xã hội và môi trường. Về mặt kinh tế, các mô hình này đã đem lại thu nhập cho người dân từ việc khai thác, trao đổi 10 [...]... tiếng , thành công và được nhiều người công nhận như: phương pháp Maximum Matching (MM), dùng corpus và các mô hình thống kê, tách từ bằng WFST và mạng Neural … Đối với tiếng Anh và các tiếng ở các nước Châu Âu thì các phương pháp này đều cho kết quả rất khả quan Nhưng ngược lại với các nước ở Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc , Việt Nam thì kết quả không như mong đợi Ở Việt Nam, các công trình... giềng gần nhất) , Naïve Bayes , Centroid Based Vector (phương pháp dựa vào vector trọng tâm và một số phương pháp khác Mỗi phương pháp đều có cách tính toán riêng nhưng nhìn chung các phương pháp đều phải thực hiện một số bước chung như: đầu tiên, các phương pháp phải dựa vào thông tin về sự xuất hiện của các từ trong văn bản (tần suất xuất hiện của từng từ trong văn bản, tổng số văn bản có chứa từ)... được phân tích thành tích của ba ma trận theo dạng A = U VT trong đó:  U là ma trận trực giao mxn có các cột là các vector đơn bên trái của A GVHD: Ts Trần Cao Đệ Trang 15 Luận văn tốt nghiệp Phân loại văn bản bằng LSI   là ma trận mxn có các đường chéo chứa các giá trị đơn, không âm có thứ tự giảm dần: δ1 ≥ δ2 ≥ … ≥ δmin(m,n) ≥ 0  V là ma trận trực giao nxn có các cột là các vector bên phải của. .. ngày nay 2.1.2.4 Sự ảnh hưởng của Pháp: Kể từ khi Pháp xâm lược Việt Nam vào nửa cuối thế kỷ thứ 19, tiếng Pháp dần dần thay thế vị trí của chữ Nho như là ngôn ngữ chính thức trong giáo dục, hành chính và ngoại giao Chữ Quốc ngữ, vốn được tạo ra bởi một số nhà truyền giáo Tây phương, đặc biệt là linh mục Alexandre de Rhodes (tác giả cuốn Từ điển Việt-Bồ-La và Ngữ pháp tiếng An Nam năm 1651), với mục... chịu ảnh hưởng bởi những thuật ngữ, từ ngữ mới của ngôn ngữ Tây phương (chủ yếu là từ tiếng Pháp) như phanh, lốp, găng, pê đan và tiếng Hán như chính đảng, kinh tế, giai cấp, bán kính Tờ Gia Định báo là tờ báo đầu tiên được phát hành bằng chữ Quốc Ngữ vào năm 1865, khẳng định sự phát triển và xu hướng của chữ Quốc Ngữ như là chữ viết chính thức của nước Việt Nam độc lập sau này 2.1.2.5 Thời kì 1945 đến. .. tập tài liệu nguồn sẽ trở thành tập hợp các đoạn: L = {P11,…, P1l , …, P n1, …, P nk} Để có thể lần vết trong tìm kiếm, xác định độ tương tự về sau Các đoạn văn bản và các tài liệu sẽ được đánh số (mã đoạn, mã tài liệu) và ghi nhận vào trong một cơ sở dữ liệu 3.2 MÔ HÌNH HÓA VĂN BẢN Các tài liệu được mô hình hóa theo không gian vector Gọi TV là tập hợp các từ dùng trong tất cả các văn bản, khi đó TV... văn tốt nghiệp Phân loại văn bản bằng LSI CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, thế giới đang sống trong thời kì tiên tiến, hiện đại dưới sự phát triển của khoa học công nghệ Khoảng cách giữa các quốc gia, các dân tộc về mặt địa lý không còn là trở ngại cho các quốc gia, các dân tộc phát triển khi có sự phát triển bùng nổ về công nghệ thông tin Sự bùng nổ đó đã làm thay đổi rất nhiều diện mạo của. .. loại bỏ nhiễu và tăng cường các mối liên kết ngữ nghĩa tiềm ẩn giữa các từ trong tập văn bản Vì vậy, trong kỹ thuật LSI, việc tính độ tương tự của các vector đang xét lên không gian xác định bởi Ak Công thức để tính hình chiếu của một vector x trong không gian xác định bởi A lên không gian xác định bởi Ak là: Proj(x) = xT Uk k-1 GVHD: Ts Trần Cao Đệ (3) Trang 16 Luận văn tốt nghiệp Phân loại văn bản... lập” và “từ ghép chính phụ”  Ví dụ: chợ búa, bếp núc, đường sá, tàu hỏa, đường sắt, sân bay … Phương thức tổ hợp các tiếng trên cơ sở hoà phối ngữ âm cho ta các từ láy Từ láy tiếng Việt có độ dài tối thiểu là hai tiếng, tối đa là bốn tiếng và còn có loại ba tiếng Tuy nhiên, loại đầu tiên là loại tiêu biểu nhất cho từ láy và phương thức láy của tiếng Việt Một từ sẽ được coi là từ láy khi các yếu tố cấu... tiếng Việt còn có một lớp từ mà người bản ngữ hiện nay không thấy giữa các thành tố cấu tạo (các tiếng) của chúng có quan hệ gì về ngữ âm hoặc ngữ nghĩa Vì vậy, từ góc độ phân loại, cần tách chúng ra và gọi là các từ ngẫu hợp với ngụ ý: các tiếng tổ hợp với nhau ở đây một cách ngẫu nhiên Lớp từ này có thể bao gồm:  Những từ gốc thuần Việt: bồ câu, bồ hòn, bồ nông, mồ hóng, mồ hôi…  Những từ vay mượn . NGHIÃÛP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG LÂM KẾT HỢP CỦA HỘ GIA ĐÌNH Ở XÃ HƯƠNG LỘC, HUYỆN NAM ĐÔNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Sinh viên. hiện trạng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất nông lâm kết hợp của hộ gia đình ở xã Hương Lộc, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm nghiên cứu sự đa dạng của mô hình NLKH và các. lâm kết hợp của hộ gia đình. 58 4.5.1. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên 59 4.5.2. Ảnh hưởng của nguồn lực đến sản xuất của hộ gia đình 62 4.5.3. Ảnh hưởng thị trường đầu vào và đầu ra các sản phẩm

Ngày đăng: 19/10/2014, 22:27

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • ĐẶT VẤN ĐỀ

  • PHẦN 2

  • TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

    • 2.1. Một số quan điểm về Nông lâm kết hợp

    • 2.2. Vai trò của Nông lâm kết hợp

    • 2.3. Các dạng mô hình Nông lâm kết hợp ở Việt Nam

    • 2.4. Thực trạng và những thách thức khi thiết lập các mô hình Nông lâm kết hợp

    • PHẦN 3

    • MỤC TIÊU - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

      • 3.1. Mục tiêu nghiên cứu

      • 3.2. Nội dung

        • 3.2.1 Tình hình cơ bản của địa điểm nghiên cứu

        • 3.2.2 Phân loại các mô hình NLKH ở xã Hương Lộc

        • 3.2.3 Các thành phần và mối quan hệ giữa chúng trong các mô hình nông lâm kết hợp

        • 3.2.4 Một số nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất nông lâm kết hợp của nông hộ

        • 3.2.5 Một số giải pháp phát triển hệ thống nông lâm kết hợp theo hướng bền vững

        • 3.3. Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu

          • 3.3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

          • 3.3.2. Phương pháp nghiên cứu

          • PHẦN 4

          • KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

            • 4.1. Tình hình cơ bản của địa điểm nghiên cứu

              • 4.1.1. Điều kiện tự nhiên

              • 4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

              • 4.1.3. Những thuận lợi và khó khăn của xã Hương Lộc

              • 4.2. Phân loại các mô hình nông lâm kết hợp ở xã Hương Lộc.

                • 4.3. Mô tả các thành phần và mối quan hệ giữa chúng trong các mô hình NLKH

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan