Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm thẻ chân trắng tại thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh

115 1.4K 7
Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm thẻ chân trắng tại thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

 Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đều đã được cảm ơn và mọi thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được chỉ rõ nguồn gốc.    i  Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, đặc biệt là các thầy cô trong bộ môn Phân tích định lượng, những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích và đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện khóa luận này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy giáo: TS.Lê Ngọc Hướng giảng viên Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn đã dành nhiều thời gian và tâm huyết, tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn: Cô Nguyễn Thị Hải-Phó trưởng phòng phòng kinh tế Thành phố Móng Cái.Chú Hoàng Thanh Xuân-kỹ sư nuôi trồng thủy sản chuyên viên phòng kinh tế Thành Phố Móng Cái, anh Ngô Tiến Xuân- kỹ sư nuôi trồng thủy sản chuyên viên phòng kinh tế Thành Phố Móng Cái, cùng các anh, chị ở phòng kinh tế đã cung cấp những số liệu cần thiết và giúp đỡ tôi rất tận tình trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu hoàn thành khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ xã Vạn Ninh, phường Bình Ngọc, phường Hải Hòa, thành phố Móng Cái – Tỉnh Quảng Ninh đã tạo điều kiện cung cấp số liệu và cảm ơn bà con nhân dân các phường, xã đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập tại địa bàn. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn!    ii  Nuôi trồng thủy sản là giải pháp nhằm giảm bớt sức ép từ việc khai thác nguồn lợi hải sản trên biển, chính vì vậy nghề nuôi trồng thủy sản ở nước ta ngày càng có vị thế quan trọng và phát triển trên diện rộng. Ngành thủy sản ở Việt Nam là một trong số ít ngành có bước phát triển liên tục trong những năm qua kể cả sản lượng cũng như giá trị xuất khẩu. Hiện nay, Việt Nam là 1 trong 10 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới, trong đó nghề nuôi tôm đóng góp 39,8% giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước. Trong những năm qua, nghề NTTS phát triển đã thúc đẩy việc gia tăng sản lượng thủy sản, hạ giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh cho hàng thủy sản Việt Nam trên trường quốc tế. Hoạt động xuất khẩu đã đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho nền kinh tế nước nhà. Tuy nhiên, nghề NTTS đang còn gặp rất nhiều khó khăn và thách thức, do đó cần được các cơ quan ban ngành có hướng phát triển, quy hoạch vùng nuôi cũng như đảm bảo chất lượng sản phẩm, giúp cho ngành NTTS phát triển một cách bền vững. Thành phố Móng Cái nằm ở phía đông bắc tỉnh Quảng Ninh có 50 km đường bờ biển,với nhiều loại hải sản quý sinh sống như tôm, cua, cá, sá sùng…. Với lợi thế của địa bàn ven biển có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn, thành phố đã quy hoạch được trên 1.600 ha đầm nuôi tôm, cá và đến nay đã thực hiện được trên 80% diện tích quy hoạch, chủ yếu là nuôi theo quy mô thâm canh năng suất cao. Sản lượng nuôi trồng thủy sản bình quân đạt trên 3.500 tấn/nămDo chạy theo lợi nhuận nên diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn Thành phố ngày càng được mở rộng bằng nhiều hình thức mang tính tự phát như chuyển đổi đất nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản, ngoài ra chưa có quy hoạch vùng nuôi cụ thể dẫn đến việc thu hồi đất của nhà nước ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh. Sự phát triển của các yếu tố như con giống, cơ sở hạ tầng, vốn cũng như kinh nghiệm nuôi… chưa được đáp ứng iii kịp thời. Do vậy, việc nghiên cứu tìm cách nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ nuôi tôm trên địa bàn chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm thẻ chân trắng tại thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh” nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi tôm cho các hộ nông dân. Nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu nghiên cứu, đánh giá thực trạng và hiệu quả kinh tế nuôi tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Quảng Ninh. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển cho phù hợp với tình hình thực tế giúp nâng cao đời sống cho người dân gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái của địa phương. Đề tài nghiên cứu với các nội dung cụ thể sau: Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế của nuôi tôm thẻ chân trắng. Nghiên cứu hiệu quả kinh tế và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế của nuôi tôm thẻ chân trắng ở thành phố Móng Cái. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của nuôi tôm thẻ chân trắng tại thành phố Móng Cái. Để giải quyết vấn đề nghiên cứu, trên phương diện lý thuyết, đề tài đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn liên quan đến tình hình nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng nhằm có hướng đánh giá và phát triển đem lại hiệu quả kinh tế. Bao gồm: - Lý luận về hiệu quả và hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản với các nội dung. Khái niệm về hiệu quả kinh tế, các quan điểm, phân loại, bản chất và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Những vấn đề cơ bản về nuôi trồng thủy sản với các khái niệm, hình thức nuôi, cũng như vai trò của nó đến đời sống kinh tế - xã hội. - Lý luận về đặc điểm kinh tế- kỹ thuật của tôm thẻ chân trắng gồm các nội dung: nguồn gốc, phân bổ, đặc điểm hình thái, sinh trưởng và phát triển trong môi trường như thế nào. Nghiên cứu về mặt nước lợ mà tôm sinh sống và phát triển. Đồng thời tìm hiểu về các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển và hiệu quả của kinh tế thủy sản. iv - Lý luận về tình hình thực tiễn nuôi tôm trên thế giới và Việt Nam bao gồm việc tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh của ngành thủy sản và tôm trên thế giới nói chung sau đó tìm hiểu cụ thể hơn tình hình sản xuất nuôi trồng tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam qua các mặt xuất nhập khẩu, nguyên nhân tăng giảm xuất khẩu tôm trong năm qua. - Tóm tắt một số công trình nghiên cứu liên quan để tìm ra những hạn chế thiếu sót để phục vụ cho đề tài nghiên cứu có thể hoàn thiện. Trong đề tài này sử dụng phương pháp: thu thập số liệu, phân tích và xử lý số liệu (Phương pháp thống kê mô tả, phương pháp kinh tế lượng). Trong đó phương pháp kinh tế lượng xây dựng mô hình kinh tế lượng gồm các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các hộ nuôi tôm qua đó kết quả phân tích chạy bằng mô hình hồi quy đa biến nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng tới lợi nhuân của hộ và dự báo. Phương pháp thống kê mô tả sử dụng để xác định hiệu quả kinh tế. Hiện nay, trên địa bàn thành phố Móng Cái nuôi tôm thẻ chân trắng được triển khai trên diện rộng và bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ nuôi. Với 2 hình thức nuôi chính là nuôi thâm canh và bán thâm canh, ngoài ra có một số hộ nuôi theo kiểu quảng canh và quảng canh cải tiến, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhưng do yêu cầu nguồn vốn, chi phí, kỹ thuật cao nên chưa được các hộ nuôi nhiều. Qua thực tế, khảo sát địa hình và nghiên cứu phân tích, chúng tôi nhận thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới lợi nhuận cũng như hiệu quả kinh tế của bà con nuôi tôm như: chất lượng hồ nước, dịch bệnh, kinh nghiệm, trình độ học vấn, vốn, con giống Từ đó đưa ra đánh giá nhân xét các yếu tố chi phí ảnh hưởng tới lợi nhuận. Nhìn chung vào số liệu phân tích thì các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng đều đạt hiệu quả kinh tế và mức độ thiệt hại đều do các nguyên nhân khách quan và chủ quan như dịch bệnh, thời tiết, thiên tai Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi tôm thẻ chân trắng của thành phố Móng Cái- tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới, chúng tôi đề xuất một số giải pháp cụ thể sau: v Một là giải pháp về giống có ý nghĩa quan trọng trong việc thành bại sản xuất nuôi tôm của các hộ nuôi. Thứ nhất là về chất lượng nguồn giống cần đảm bảo vì thế chúng tôi kiến nghị bà con nên mua giống những trung tâm giống có chất lượng giống tốt, khỏe, chống dịch bệnh tốt. Thứ hai, mật độ thả giống cũng ảnh hưởng nhiều đến kết quả nuôi của hộ. Thứ ba, các hộ nuôi cần chọn giống sao cho phù hợp với điều kiện và kinh nghiệm bản thân, nhu cầu thị trường. Hai là thiết lập mạng lưới cơ sở hạ tầng. Vấn đề này đề tài đưa ra những giải pháp cụ thể xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng như điện, nước, giao thông giữa dân và địa phương, đồng thời có sự hỗ trợ của nhà nước. Ngoài ra, cần sớm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để bà con có thể yên tâm sản xuất trên mảnh đất của mình. Ba là cơ chế chính sách. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách của Trung ương và Tỉnh về phát triển ngành thủy sản. Ưu tiên nguồn vốn ngân sách nhà nước cho lập quy hoạch phát triển ngành kinh tế thủy sản và các quy hoạch chi tiết đối với các vùng nuôi thủy sản tập trung, trong đó ngân sách hỗ trợ một phần đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu cho vùng nuôi tập trung. Bốn là giải pháp về vốn có tính quyết định đối với các hộ sản xuất nuôi tôm trên địa bàn do có tới 80% các hộ ở đây vay vốn để nuôi tôm. Do điều kiện nuôi tôm cần đầu tư cơ sở ban đầu lớn, ngoài ra còn giống và thức ăn nên nhu cầu về vốn là lớn, chính vì thế đề tài đưa ra một số giải pháp cụ thể về vốn giữa các đơn vị tín dụng và địa phương nhằm đơn giản hóa mà vẫn tối ưu được nguồn vốn cho bà con vay và trả đúng hạn cho ngân hàng. Trên cơ sở phân tích tình hình nuôi cũng như đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ nuôi tôm trên địa bàn Móng Cái chúng tôi xin được kiến nghị đối với nhà nước, địa phương và các hộ nuôi một số nội dung được trình bày ở phần cuối khóa luận. vi  LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii TÓM TẮT KHÓA LUẬN iii MỤC LỤC vii DANH MỤC CÁC BẢNG x DANH MỤC CÁC HÌNH, ĐỒ THỊ xi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT xiii PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3 PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ 5 HIỆU QUẢ NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG 5 2.1 Cơ sở lý luận 5 2.1.1 Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế 5 2.1.2 Những vấn đề cơ bản về ngành thuỷ sản 15 2.1.3 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng 23 2.1.4 Giá trị kinh tế của tôm 29 2.2 Cơ sở thực tiễn 29 2.2.1 Vai trò của ngành nuôi trồng thủy sản nói chung và ngành nuôi tôm nói riêng trong giai đoạn hiện nay 29 2.2.2 Tình hình thị trường tiêu thụ 30 2.2.3 Tình hình nuôi tôm ở Việt Nam 32 2.2.4 Tình hình nuôi tôm ở tỉnh Quảng Ninh 34 vii 2.2.5 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan 36 PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37 3.1 Đặc điểm địa bàn thành phố Móng Cái 37 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 37 3.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội 38 3.2 Phương pháp nghiên cứu 47 3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 47 3.2.2 Thu thập dữ liệu 47 3.2.3 Phương pháp phân tích và xử lí số liệu 48 3.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 52 3.3.1 Nhóm chỉ tiêu thể hiện kết quả sản xuất 52 3.3.2 Nhóm chỉ tiêu thể hiện hiệu quả sản xuất 53 3.3.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả 54 3.3.4 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả 55 3.3.5 Nhóm chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội 55 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 56 4.1 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ tôm thẻ chân trắng ở thành phố Móng Cái 56 4.1.1 Tình hình nuôi tôm ở thành phố Móng Cái một số năm gần đây 56 Nguồn: số liệu phòng kinh tế thành phố Móng Cái 62 4.1.2 Đặc điểm của các hộ điều tra 62 4.1.2.1 Thông tin chung về hộ 62 4.1.3 Thực trạng nuôi tôm của các hộ nông dân phân theo hình thức nuôi 67 4.1.3.2 Kết quả và hiệu quả kinh tế nuôi tôm 69 4.1.4 Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của hộ khi tham gia nuôi tôm thẻ chân trắng 71 4.1.4.1 Thuận lợi 71 4.1.4.2 Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân 72 viii 4.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của các hộ nuôi tôm 76 Nguồn: phụ lục 76 4.3 Các chủ chương và chính sách 80 4.4 Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nuôi tôm của hộ 81 4.4.1 Cơ sở khoa học và thực tiễn của định hướng và giải pháp 81 4.4.2 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại thành phố Móng Cái, Quảng Ninh 82 Xuất phát từ thực trạng, tồn tại trong quá trình nuôi, sản xuất, tiêu thụ tôm thẻ chân trắng tại thành phố Móng Cái, đề tài đề xuất một số giải pháp sau:.82 PHẦN V: KẾT LUẬN 86 5.1 Kết luận 86 5.2 Kiến nghị 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO 89 PHỤ LỤC 90 ix !"# Bảng 2.1 Diện tích, sản lượng và năng suất tôm thẻ chân trắng qua các năm. 33 Bảng4.1:Tổng hợp kết quả thủy sản qua các năm(từ năm 2011-2013) 60 Bảng4.2: kết quả nuôi tôm vụ xuân hè qua các năm (năm 2011-2013) 61 Bảng4.3: Kết quả nuôi tôm vụ thu đông (2011-2013) 62 Bảng 4.4: Thông tin chung về hộ nuôi tôm 62 Bảng 4.5: Tình hình nuôi tôm của hộ phân theo hình thức nuôi tôm 65 Bảng 4.6: Chi phí của hộ nuôi tôm theo hình thức nuôi năm 2013 67 Bảng 4.7: Chi phí bình quân của hộ nuôi tôm 2013 67 Bảng 4.8: Hiệu quả kinh tế của hộ nuôi tôm 69 Bảng 4.9: Kết quả ước lượng (Regression Statistics, ANOVA) 76 Bảng 4.10: Bảng phân tích hồi quy 76 Nguồn: phụ lục 76 x [...]... quả và hiệu quả nuôi tôm thẻ chân trắng tại thành phố 2 Móng Cái - Đưa ra định hướng và giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả và phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân trắng tại thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến hiệu quả kinh tế của nuôi tôm thẻ chân trắng tại thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. .. tài: Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm thẻ chân trắng tại thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh nhằm góp phần, đánh giá thực trạng và hiệu quả mô hình nuôi tôm chân trắng trên địa bàn, tạo cơ sở để người dân có sự lựa chọn mô hình sản xuất phù hợp đem lại hiệu quả cao nhất 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Nghiên cứu thực trạng và hiệu quả kinh tế nuôi tôm thẻ chân trắng ở thành phố Móng Cái,. .. Quảng Ninh Loại tôm nghiên cứu chủ yếu : Tôm thẻ chân trắng (tên khoa học: Penaeus vannamei) Các hộ nông dân nuôi tôm 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu  Phạm vi nội dung nghiên cứu o Tình hình sản xuất, tiêu thụ và đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm o Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của nuôi tôm thẻ chân trắng o Phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế của nuôi tôm thẻ chân trắng Đề xuất một... dân là một chính thể thống nhất - Hiệu quả kinh tế ngành: trong nền kinh tế gồm nhiều ngành, lĩnh vực sản xuất Mỗi ngành lại được phân thành nhiều ngành Trong hiệu quả kinh tế ngành, người ta tính toán hiệu quả kinh tế riêng cho từng ngành sản xuất - Hiệu quả kinh tế vùng là phản ánh hiệu quả kinh tế của một vùng, có thể là vùng kinh tế, vùng lãnh thổ - Hiệu quả kinh tế theo quy mô tổ chức sản xuất có... tỉnh Quảng Ninh Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển cho phù hợp với tình hình thực tế giúp nâng cao đời sống cho người dân gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái của địa phương 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế nuôi tôm thẻ chân trắng - Đánh giá kết quả và hiệu quả nuôi tôm chân trắng, ... đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất - Kết quả thu được trên một đơn vị chi phí càng lớn, hoặc chi phí trên một đơn vị kết quả càng nhỏ thì hiệu quả kinh tế càng cao 6 Trong nền kinh tế quốc dân gồm rất nhiều doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp lựa chọn sản xuất, có hiệu quả kinh tế cao thì nền kinh tế quốc dân sẽ đạt hiệu quả cao, tốc độ phát triển kinh tế cao và ổn định Tóm lại, hiệu quả kinh tế là một... nữa nghề nuôi tôm ở đây vẫn còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, vấn đề đặt ra cần giải quyết như môi trường bị ô nhiễm, dịch bệnh thường xuyên, hiệu quả kinh tế chưa được phân tích, đánh giá chính xác,…Vì vậy đánh giá thực trạng, xác định kết quả, hiệu quả nghề nuôi tôm tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi tôm chân trắng cho ngư dân là điều quan trọng Xuất phát từ thực tế đó,... hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn thành phố Móng Cái trong năm 2013, giải pháp đề 3 ra cho giai đoạn 2015-2020 Thời gian thực hiện đề tài: Từ ngày 1/2014 đến ngày 6/2014 4 PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế 2.1.1.1 Khái niệm về hiệu quả Hiệu quả là phép so sánh dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả. .. chia thành các loại sau: - Hiệu quả kinh tế quốc dân: là tính toán xem xét hiệu quả kinh tế chung cho toàn bộ nền kinh tế Dựa vào chỉ tiêu này, chúng ra đánh giá một cách toàn diện tình hình sản xuất và phát triển sản xuất của nền kinh tế, hệ thống luật pháp, chính sách của Nhà nước tác động đến phát triển kinh tế nói chung Khi đánh giá chúng ta phải đứng trên quan điểm toàn diện, nhìn nhận nền kinh tế. .. liệu, vốn, so sánh kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt kết quả sẽ có hiệu quả kinh tế, chênh lệch càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn 2.1.1.3 Bản chất và ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế Bản chất của hiệu quả kinh tế là sự thỏa mãn mục đích của các hoạt động sản xuất kinh doanh trong những điều kiện nhất định của đơn vị sản xuất nói riêng hay của nền kinh tế nói chung Bất kỳ một . thực tiễn về hiệu quả kinh tế của nuôi tôm thẻ chân trắng. Nghiên cứu hiệu quả kinh tế và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế của nuôi tôm thẻ chân trắng ở thành phố Móng Cái. Đề. cao hiệu quả mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại thành phố Móng Cái, Quảng Ninh 82 Xuất phát từ thực trạng, tồn tại trong quá trình nuôi, sản xuất, tiêu thụ tôm thẻ chân trắng tại thành phố Móng. từ thực tế đó, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm thẻ chân trắng tại thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh nhằm góp phần, đánh giá thực trạng và hiệu quả mô

Ngày đăng: 18/10/2014, 15:24

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Dân số trên 8 vạn người, bao gồm 5 dân tộc anh em cùng chung sống: Kinh, Dao, Tày, Hoa, Sán Dìu, Móng Cái gồm 17 đơn vị hành chính cấp xã (8 phường và 9 xã). Thành phố Móng Cái cách thành phố Hạ Long (Thủ phủ của tỉnh Quảng Ninh) 186 km đường bộ.

  • PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TỚI MỨC LỢI NHUẬNCỦA CÁC HỘ NUÔI TÔM

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan