Đề tài ứng dụng mã nguồn mở xây dựng cổng thông tin điện tử về đào tạo và hỗ trợ việc làm cho trung tâm phát triển nội dung và đào tạo trường cđ CNTT hữu nghị việt hàn

81 590 1
Đề tài ứng dụng mã nguồn mở xây dựng cổng thông tin điện tử về đào tạo và hỗ trợ việc làm cho trung tâm phát triển nội dung và đào tạo trường cđ CNTT hữu nghị việt hàn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ụ chính: Quan hệ doanh nghiệp: Liên hệ và gặp gỡ các công ty – doanh nghiệp để tạo mối quan hệ, trao đổi thông tin và giới thiệu quảng bá các chương trình đào tạo của trường. Thiết lập hệ thống thông tin việc làm, thông tin hai chiều giữa trường với các tổ chức, cá nhân sử dụng lao động về nhu cầu sử dụng lao động, Hỗ trợ sinh viên: Hỗ trợ sinh viên trong quá trình thực tập, tìm kiếm việc làm. Phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức khảo sát tình trạng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp, theo dõi, đánh giá thông tin phản hồi của các tổ chức, cá nhân sử dụng lao động về khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Phối hợp với Ban liên lạc cựu sinh viên tổ chức các hoạt động cựu sinh viên trường. Quảng cáo Marketing: Tổ chức các chương trình quảng cáo – marketing các chương trình đào tạo (chính quy – ngắn hạn) của trường đến toàn xã hội thông qua các kênh quảng cáo trên báo, tạp chí, băng rôn, tờ rơi… Phát triển nội dung đào tạo (kết hợp nghiên cứu tư vấn các giải pháp về CNTT: phần cứng, phần mềm, kế hoạch ứng dụng CNTT tại các cơ quan đơn vị). Khảo sát hiện trạng quy trình đào tạo ngắn hạn tại trường Lưu đồ quy trình đào tạo ngắn hạng tại trường Bảng 2.1 Quy trình đào tạo ngắn hạng tại trường Trách nhiệm Lưu đồ các bước thực hiện CVNCTT CVNC CBPT LĐPT GĐ PTNDĐT HTPHT CVNC CBPT CVĐT LĐPT CVĐT LĐPT GĐ PTNDĐT HPCM PTNDĐT Các đơn vị liên quan, GV CVĐT Sở GD CVHS GV CVĐT PKHTC CVHS Kết quả khảo sát nhu cầu đào tạo Phê duyệt Triển khai quảng cáo; Tư vấn – ghi danh; Thu HP; Xếp lớp Lập kế hoạch tổ chức triển khai đào tạo khóa học Triển khai tổ chức đào tạo Kế hoạch quảng cáo, chiêu sinh, dự kiến chương trình đào tạo Xét khả năng mở lớp Phê duyệt Tổ chức thi kiểm tra; Cấp chứng nhận Lưu hồ sơ lớp học Thủ tục thanh toán đào tạo Không đồng ý Không đạt Không đồng ý Phối hợp với Sở GD tổ chức thi, cấp CC Đạt yêu cầu Đồng ý Đồng ý Đào tạo CC trường Đào tạo CC quốc gia Diễn giải lưu đồ Kết quả khảo sát nhu cầu đào tạo Vào cuối mỗi học kỳ, CVNC lập kế hoạch và triển khai khảo sát nhu cầu đào tạo của sinh viên Trường, lập số liệu báo cáo lãnh đạo PTNDĐT trình BGH và chuyển toàn bộ kết quả khảo sát nhu cầu đào tạo Sinh viên trường, học sinh sinh viên và các đối tượng khác thuộc khu vực TP. Đà Nẵng cho CBPT Xây dựng kế hoạch quảng cáo, chiêu sinh, dự kiến chương trình đào tạo Trong thời gian 01 tuần, căn cứ vào kết quả khảo sát nhu cầu đào tạo của Sinh viên trường và sinh viên – học sinh khu vực Đà Nẵng, CVĐT xây dựng kế hoạch chiêu sinh đào tạo dự kiến gồm: Danh mục các chương trình đào tạo, thời gian đào tạo, học phí, số tiết, dự kiến giảng viên, Tài liệu – Thiết bị phục vụ đào tạo... Phê duyệt kế hoạch quảng cáo Sau khi kế hoạch quảng cáo đã được lãnh đạo TTPTND ký duyệt, CBQC trình kế hoạch cho HT hoặc TUQHT phê duyệt. Nếu đồng ý thì CBQC triển khai nội dung (theo bước 4), nếu không đồng ý thì xem xét xây dựng lại nội dung kế hoạch theo ý kiến chỉ đạo của HT hoặc TUQHT và trình phê duyệt lại (quay về bước 2). Triển khai Quảng cáo, Tư vấn – ghi danh, Thu HP, Xếp lớp Thực hiện Quảng cáo, thông báo chiêu sinh Sau khi kế hoạch quảng cáo được phê duyệt, CVNC triển khai liên hệ với công ty quảng cáo thiết kế băng rôn, tờ rơi,... theo mẫu thiết kế đã được phê duyệt, đăng nội dung quảng cáo lên Web, báo chí. Tư vấn – Ghi danh, Thu Học phí, Xếp lớp Khi học viên đến tìm hiểu các khoá đào tạo của trường, CVĐT đón tiếp học viên niềm nở, tìm hiểu mong muốn của người học, ra quyết định lựa chọn khoá học cho phù hợp và đáp ứng nhu cầu thực tế tuỳ thuộc vào từng đối tượng khác nhau. CVĐT giới thiệu nội dung khóa học, học phí, lịch học, suất học, chế độ ưu đãi,… và giải đáp các thắc mắc khác của học viên về chương trình học. Học viên nhận và điền đầy đủ thông tin đăng ký vào phiếu đăng ký khoá học. CBTV nhập toàn bộ thông tin của HV từ phiếu đăng ký vào máy và lưu phiếu đăng ký vào hồ sơ đăng ký. Xét khả năng mở lớp Căn cứ vào tình hình thực tế về số lượng học viên đăng ký ghi danh các khoá đào tạo, CVĐT xem xét khả năng mở lớp, điều kiện mở lớp. Nếu số lượng lớp đã đảm bảo đủ mở lớp (ít nhất từ 15 – 20 học viên đăng ký1 lớp tuỳ đặc thù của từng chương trình) thì báo cáo, đề xuất LĐPT tiến hành công tác chuẩn bị mở lớp và lập kế hoạch mở lớp (bước 6). Nếu số lượng lớp chưa đủ theo yêu cầu, CVĐT tiếp tục tư vấn – ghi danh, thu học phí, xếp lớp (quay về bước 4). Trong trường hợp học viên đã đăng ký ghi danh nhưng chưa nộp học phí, CVĐT có trách nhiệm thông báo cho học viên đến làm thủ tục qua các hình thức thích hợp (thông tin trên bảng thông báo, website, điện thoại, nhắn tin, gửi Email, Chat,…). Lập kế hoạch tổ chức triển khai khóa đào tạo CVĐT lập kế hoạch tổ chức triển khai đào tạo, cụ thể như: Thời gian khai giảng, địa điểm, suất học, GV, dự toán chi phí, công tác phối hợp,… đính kèm danh sách học viên đăng ký và nộp học phí của từng lớp. Công việc này chỉ thực hiện trong 01 ngày. CVĐT trình LĐPT kiểm tra, ký duyệt kế hoạch trước khi trình HPCM phê duyệt. Phê duyệt kế hoạch tổ chức triển khai khóa đào tạo CBPT trình Hiệu phó chuyên môn phê duyệt kế hoạch tổ chức triển khai đào tạo khóa học. Nếu đồng ý, thực hiện triển khai theo nội dung đã được duyệt (bước 8); Nếu không đồng ý phê duyệt, lập lại kế hoạch theo ý kiến chỉ đạo của Hiệu phó chuyên môn và trình phê duyệt lại (quay về bước 6) Triển khai tổ chức đào tạo Thủ tục thành lập lớp học và tổ chức khai giảng PTNDĐT căn cứ vào kế hoạch tổ chức triển khai khóa đào tạo đã được phê duyệt thực hiện các thủ tục liên quan đến việc thành lập và tổ chức lớp học. Theo dõi, quản lý lớp học Trong vòng 01 tuần sau khi mở lớp, CVĐT tiến hành in ấn, cấp phát thẻ cho học viên và phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện công tác quản lý lớp học: Tổ chức thi – kiểm tra giữa kỳthi kết thúc học phần Căn cứ vào lịch trình đào tạo, CVĐT theo dõi chủ động phối hợp với giảng viên tổ chức kiểm tra giữa khóa học (đối với các khóa đào tạo chỉ có 01 học phần) hoặc tổ chức thi kết thúc học phần (đối với các khóa đào tạo có nhiều học phần không tính chương trình đào tạo Kỹ thuật viên) Tổ chức kiểm tra cuối khóa, cấp chứng nhận tốt nghiệp: Công tác này được phân thành 02 trường hợp cụ thể như sau Đào tạo cấp chứng chỉ Quốc gia: Thực hiện công tác phối hợp với Sở Giáo dục Đào tạo Thành phố Đà Nẵng (Sở GD) tổ chức thi, cấp chứng chỉ. Thủ tục thanh toán đào tạo CVĐT lập biên bản thanh lý Hợp đồng giảng dạy và hoàn tất các thủ tục thanh toán giảng dạy cho giảng viên gồm: Bảng chấm công, bản cam (nếu có), đề nghị thanh toán, hợp đồng và thanh lý hợp đồng giảng dạy gửi phòng KHTC để thực hiện thanh toán cho Giảng viên. Công tác này được thực hiện và hoàn thành trong 10 ngày sau khi kết thúc khóa học. Lưu trữ hồ sơ lớp học CVHS tiến hành rà soát toàn bộ thủ tục, quy trình đào tạo kiểm tra, bổ sung những thiếu sót để tiến hành lưu trữ hồ sơ Theo dõi chặt chẽ, khoa học trong công tác in, cấp phát chứng chỉ cho Học viên theo đúng quy định CVĐT lập báo cáo tổng kết, đánh giá khóa học trình lãnh đạo PTNDĐT để tổ chức họp rút kinh nghiệm tại Trung tâm. Khảo sát quy trình hỗ trợ thực tập và việc làm cho sinh viên Lưu đồ quy trình thực tập và việc làm cho sinh viên Bảng 2.2 Quy trình thực tập và việc làm cho sinh viên Trách nhiệm Lưu đồ CV HTVL GĐTT; CV HTVL HT Người được HT ủy quyền CV HTVL Đơn vị liên quan CV HTVL GĐTT Người được GĐ ủy quyền CV HTVL CV HTVL Đơn vị liên quan GĐTT; CV HTVL CV HTVL Văn thư TT Thu thập, tổng hợp phân loại và báo cáo thông tin Không phù hợp Thực hiện các nội dung hỗ trợ thực tậpviệc làm Thông báoGửi kết quả cho đơn vị (cá nhân) liên quan Soát xét Phù hợp Theo dõi quản lý và lưu hồ sơ Nghiên cứu kết quả khảo sát và chỉ tiêu KH Trường Lập kế hoạch hoạt động năm Báo cáo lãnh đạo PTNDĐT Duyệt Tổ chức các sự kiện hỗ trợ tìm kiếm thông tin Thực tập Báo cáo tình hình hỗ trợ Việc làm Không đạt Đạt Chuyển trả HS TCDN Phòng ĐTkhoa SVCSV Diễn giải lưu đồ Thu thập dữ liệu và lập kế hoạch Hàng năm, vào tháng 12 CV HTVL yêu cầu CV Mar cung cấp các thông tin cầu tìm việc làm, thực tập của SVCSV, nhu cầu nguồn lao động của xã hội. CV HTVL tiến hành lập kế hoạch hoạt động năm để trình GĐ xem xét kiểm tra. Phê duyệt Sau khi hoàn chỉnh kế hoạch tiến hành trình HT (người được HT ủy quyền) kiểm tra phê duyệt và cho ý kiến chỉ đạo. Tổ chức các sự kiện hỗ trợ tìm kiếmTrên cơ sở Kế hoạch được duyệt, CV HTVL liên hệ tìm kiếm và tiếp xúc với các tổ chứcdoanh nghiệp bằng các hình thức: điện thoại, trực tiếp, email, quan hệ các nhân, … Tùy theo từng trường hợp và thời điểm khác nhau, PTND ĐT (CVHTVL) tiến hành tổ chức các sự kiện: hội thảo, hội chợ việc làm, sàn tuyển dụng, giao lưu…để tìm kiếm thông tin bằng các hình thức: liên kết các tổ chứcđơn vị, tự đứng ra tổ chức… CV HTVL gửi phiếu đăng tới các tổ chứcdoanh nghiệp tại khu vực miền Trung – Tây nguyên và các khu vực khác khi có yêu cầu (vào đầu tháng của các quý trong năm). CV HTVL phát phiếu đăng ký theo tới người có nhu cầu tìm việc CV HTVL cập nhập thông tin thường xuyên trên các phương tiện thông tin của Trường và đơn vịdoanh nghiệp. Thu thập, tổng hợp và phân loại thông tin Trên cơ sở tổng hợp các số liệu, CV HTVL sẽ tiến hành phân loại thông tin thu thập được. Chia ra làm 02 nội dung: Đối với hỗ trợ thực tập cho SV : Danh sách SV đủ điều kiện thực Danh sách tổ chứcdoanh nghiệp liên hệ địa điểm thực tập Công văn gửi tổ chứcdoanh nghiệp đề nghị tiếp nhận thực tập Danh sách tổ chứcdoanh nghiệp đồng ý tiếp nhận thực tập và số lượng SV được tiếp nhận (bao gồm cả đề tài thực tập SV). Đối với hỗ trợ việc làm cho SV: PĐK tuyển dụng và tìm việc DS tổ chứcdoanh nghiệp tham gia tuyển dụng lao động (bao gồm cả số lượng cần tuyển, yêu cầu tuyển, thời gian, vị trí tuyển…). DS sinh viên đăng ký tìm việc làm đầy đủ các thông tin theo biểu mẫu Báo cáo tình hình hỗ trợ và giới thiệu việc Soát xét Căn cứ danh sách phân loại tập hợp, CV HTVL trình GĐ tiến hành soát xét, kiểm tra và phê duyệt đối với từng thông tin. Thông báoGửi kết quả cho các đơn vị (cá nhân) liên quan Trên cơ sở thông tin về sinh viên và doanh nghiệp đã được xét duyệt, CVHTVL thông báo đến tổ chứcdoanh nghiệp và sinh viên. Những thông tin tuyển dụng lao động phù hợp và thông tin tìm việc, CV HTVL sẽ tiến hành đăng trên các phương tiện thông tin. Đối với các phòngkhoatrung tâmđơn vị có liên quan: CVHTVL sẽ gửi thông tin về doanh nghiệp hỗ trợ thực tập đầy đủ, cụ thể theo yêu cầu và kế hoạch của trường. Thực hiện các nội dung hỗ trợ Hỗ trợ việc làm: CV HTVL kiểm tra hồ sơ tuyển dụng (đơn vị tuyển dụng) và hồ sơ tìm việc CV HTVL gửi DS người xin tuyển dụng cho đơn vị tuyển dụng (đính kèm HS xin tuyển dụng) CV HTVL kiểm tra phúc đáp của đơn vị tuyển dụng (chậm nhất là 05 ngày) Phòng HCQT cấp giấy giới thiệu cho người xin được tuyển dụng (có đóng dấu của Trường) CV HTVL kết hợp với đơn vị tuyển dụng tổ chức sơ tuyển ( kỹ năng mềm; IQ…) của người xin được tuyển dụng (nếu có) Hỗ trợ thực tập: CV HTVL kiểm tra thông tin (loại hình doanh nghiệp,địa điểm, quy mô, điều kiện tiếp nhận, số lượng tiếp nhận..) của đơn vị CV HTVL đối chiếu và phân loại SV cho phù hợp với yêu cầu của đơn vị và nguyện vọng của sinh viên CV HTVL gửi danh sách SV (họ tên, lớp, khoa, chuyên đề thực tập…) cho đơn vị tiếp nhận thực tập CV HTVL gửi DS đơn vị đồng ý tiếp nhận (đã được GĐ phê duyệt) cho Phòng Đào tạo trước thời gian chính thức thực tập là 02 tuần. Báo cáo tình hình hỗ trợ thực tập và việc làm cho Sinh viên Báo cáo thường xuyên hằng tuầnthángquý các công việc triển khai cho GĐ TT Theo dõi quản lý và lưu trữ hồ sơ Sau khi thông tin sinh viên và doanh nghiệp phù hợp được các yêu cầu của nhau, đơn vị tuyển dụng và người xin được tuyển dụng ký kết hợp đồng lao độngtiếp nhận thực tập (thực tế) tại đơn vị, văn thư TT có trách nhiệm tiếp nhận, theo dõi, quản lý, lưu hồ sơ về công tác hỗ trợ thực tập và việc làm cho sinh viên và các giấy tờ khác có liên quan. Kết luận Với hai quy trình được khảo sát như trên, Trung tâm đã hoạt động một cách thông suốt, hiệu quả, các chức năng được phân chia rõ ràng đối với từng cán bộ cụ thể. Trung tâm có thể quản lý tốt các hoạt động của mình như thông tin các khóa học, thông tin học viên… một cách dễ dàng. Tuy nhiên với cách thức tổ chức hoạt động như đã nêu trên có một số ưa điểm cũng như nhược điểm sau: Ưu điểm: Cách thức hoạt động đã quen thuộc với tất cả cán bộ viên chức của Trung tâm. Việc quản lý các hoạt động dễ dàng và đi vào quy củ. Nhược điểm: Mất nhiều thời gian tổng hợp những thông tin dữ liệu đang có. Mất nhiều thời gian trong việc tra cứu nhiều thông tin liên quan với nhau. Tốn nhiều thời gian cũng như công sức trong việc nhập nhiều dữ liệu cũng như xử lý trùng nhau. Tốn nhiều chi phí cho việc quảng bá, thực hiện ghi danh, xếp lớp… cho học viên. Tốn nhiều thời gian, nhân lực trong việc hỗ trợ việc làm cho sinh viên cũng như không tạo được tính chủ động cao cho doanh nghiệp tuyển dụng trong việc tuyển dụng. Với những ưu điểm cũng như nhược điểm như thế, một đề xuất được đưa ra đó là xây dựng một hệ thống để tin học hóa một phần các chức năng hoạt động của trung tâm, cụ thể đó là “Ứng dụng mã nguồn mở xây dựng cổng thông tin điện tử về đào tạo và hỗ trợ việc làm cho trung tâm Phát Triển Nội Dung và Đào tạo trường CĐ CNTT Hữu Nghị ViệtHàn” Với trang cổng thông tin này, các hoạt động của trung tâm sẽ được thực hiện trên hệ thống máy tính thay vì trên sổ sách giấy tờ như trước. Việc xây dựng trang website này có những ưu và nhược điểm sau: Ưu điểm: Tạo kênh thông tin, quảng bá về đào tạo Tiết kiệm thời gian trong việc nhập các thông tin. Việc tra cứu, tổng hợp các thông tin cần thiết trở nên nhanh chóng. Gói gọn một số các chức năng, hoạt động của trung tâm vào trong một hệ thống làm cho việc quản lý theo dõi trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Tiết kiệm được nguồn nhân lực để quản lý hoạt động của trung tâm. Thuận lợi cho cả trung tâm và học viên trong quá trình học tập. Đăng ký thực tập cũng như tìm việc làm.. Sinh viên có thể học tập, trả bài cũng như thực hiện các bài tập về nhà, kiểm tra trên hệ thống Elearning. Giúp việc đào tạo từ xa trở nên chuyên nghiệp. Nhược điểm: Có thể sẽ tốn một khoản thời gian để hướng dẫn nhân viên làm quen với chương trình. Bước đầu cán bộ nhân viên gặp khó khăn trong việc giao tiếp với hệ thống. Có thể sẽ có một số lỗi không thể khắc phục được vì khả năng xây dựng chương trình còn hạn chế. Sẽ có một số chức năng trong hoạt động của TT không thể tin học hóa được. Tốn chi phí để triển khai và duy trì hoạt động của hệ thống website. PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG Xác định chức năng của hệ thống. Cổng thông tin điện tử sẽ được xây dựng trên nền tảng mã nguồn mở Joomla, tích hợp với mã nguồn mở Moodle để đáp ứng chức năng Elearning. Đối với Joomla, phải tích hợp các component đảm nhận các tính năng cổng thông tin điện tử, việc làm, đăng ký khoá học trực tuyến và đăng ký thực tập trực tuyến. Nhìn chung, cổng thông tin có các chức năng chính sau: Chức năng quản lý tin tức: Cho phép quản trị website có thể đăng tin và quản lý tin tức, người truy cập có thể xem tin tức đã đăng.. Chức năng quản lý thông tin thành viên: Đảm nhiệm chức năng đăng ký thành viên. Quản lý tài khoản đăng nhập, thông tin email.. cơ bản của thành viên. Cho phép người quản trị có thể thêm, xoá sửa thông tin thành viên. Thành viên cũng có thể chỉnh sửa thông tin của mình. Chức năng này đã mặc định tích hợp trên Joomla với component com_users. Chức năng quản lý đăng ký thực tập trực tuyến: Sinh viên có thể đăng ký công ty thực tập dựa vào danh sách công ty của Trung tâm đưa lên hoặc tự đề xuất công ty cho mình. Người quản trị website có thể quản lý thông tin đăng ký thực tập như công ty thực tập, người hướng dẫn, thông tin của doanh nghiệp nhận thực tập. Chức năng cổng thông tin hỗ trợ việc làm: Quản lý thông tin việc làm do trung tâm hoặc doanh nghiệp đưa lên, cho phép sinh viên xem, tìm kiếm.. Chức năng đăng ký khoá học ngắn hạn trực tuyến: Cho phép sinh viên xem, đăng ký khoá học ngắn hạng trực tuyến. Quản trị website có thể quản lý thông tin đăng ký này. Chức năng Elearning: Sinh viên của các khoá học ngắn hạn có thể học tập trực tuyến, trả bài cũng như thực hiện các bài tập về nhà, kiểm tra trên hệ thống Elearning. Cổng thông tin phải được xây dựng trên giao diện với màu sắc hài hoà, bố cục các module phải thích hợp. Vị trí module phải xuất hiện và thay đổi theo các trang khác nhau. Đảm bảo việc truyền tải thông tin và quảng bá các khoá học, việc làm... Chức năng quản lý tin tức Hiện nay, phiên bản Joomla 1.5 mặc định đã tích hợp sẵn chức năng quản lý tin tức do component com_content đảm nhận. Trong component này, tin tức được tổ chức theo mô hình phân cấp gồm 2 mức: Nhóm tin (Section) và chủ đề con (category). Áp dụng vào cổng thông tin, các nhóm tin và chủ đề con được tạo để phân cấp tin tức như sau: Tin tức chung: Nhóm tin này chứa các tin tức hợp tác đào tạo của trung tâm, hoặc có thể tin tức chọn lọc trên internet. Đào tạo: Chứa các tin tức giới thiệu trung tâm, giới thiệu khoá học và những tin tức tiêu điểm trình diễn cho module Slideshow. Sinh viên: Chứa các tin tức mà trung tâm thông báo cho sinh viên, tin hỗ trợ sinh viên và cựu sinh viên. Hình 2.1 Sơ đồ phân cấp tin tức Hình 2.2 Các nhóm tin được tạo Hình 2.3 Các chủ đề con được tạo Chức năng đăng ký khoá học trực tuyến Phân tích yêu cầu Chức năng đăng ký khoá học trực tuyến cho phép sinh viên có thể đăng ký các khoá học ngắn hạng mà trung tâm đưa ra. Chức năng cơ bản cần phải cung cấp cho cán bộ chuyên trách: Quản lý khoá học: Cán bộ chuyên trách có thể thêm, sửa, xoá các thông tin về khoá học. Quản lý sinh viên đăng ký: Liệt kê danh sách các sinh viên đã đăng ký, cán bộ chuyên trách có thể xem thông tin các sinh viên đã đăng ký. Chức năng cơ bản cần phải cung cấp cho sinh viên Xem các thông tin về các khoá học Đăng ký khoá học trực tuyến: Cho phép sinh viên nhập các thông tin yêu cần để đăng ký khoá học. Thông tin và các trường cần hiển thị cho sinh viên đăng ký: Bảng 2.3 Thông tin và các trường cần hiển thị cho sinh viên đăng ký Trung tâm cung cấp Sinh viên cung cấp Tên khoá học:......................... Họ tên người đăng ký:........................... Ngày bắt đầu:......................... Số lượng đăng ký:................................. Ngày kết thúc:....................... Suất học dự kiến:................................... Học phí:.................................. Ngày tháng năm sinh:............................ Địa chỉ nơi học:...................... Giới tính:..................... Giảng viên:............................. Dân tộc:....................... Số lượng có thể đăng ký:....... Nơi sinh:...................... Email:.......................... Giới thiệu khoá học:............. Điện thoại:................... Đối tượng (tích chọn) Sinh viên ViệtHàn, Khác Đối tượng miễn giảm (tích chọn) Chính sách, SV ViệtHàn, SV khác, Nhóm Biết thông tin khoá học (tích chọn) Tờ rơi, Băng roll, Báo chí, Bạn bè, Hình 2.4 Quy trình sinh viên đăng ký khoá học trực tuyến Đề xuất giải pháp Hiện nay, Joomla có số lượng thành phần mở rộng khổng lồ với hơn 7000 component, module, plugin... Trong đó các component được cung cấp cho việc quản lý khoá học không nhiều (số liệu được lấy từ trang Với yêu cầu như mục trên đã phân tích, Tôi xin đề xuất và chủ động áp dụng component Cource Manager của Profinvent bởi các tính năng và ưu điểm mà component này đem lại: Cource Manager cho phép quản lý và đăng ký khoá học trực tuyến cho Joomla1.5 và MySQL 4.1.x, phù hợp với phiên bản Joomla đang triển khai. Quản lý khoá học theo danh mục, không giới hạn phân cấp danh mục. Hiển thị layout trên trang chủ theo danh mục hoặc theo khoá học. Tính năng gởi email khi sinh viên đăng ký đến người quản trị. Có thể linh hoạt thêm trường (field) cho thông tin đăng ký của sinh viên. Hỗ trợ component tinCapcha chống spam. Tính năng SEO giúp thân thiện với các bộ máy tìm kiếm. Linh hoạt bật, tắt hiển thị các thông tin trong khoá học. Gởi email đến người quản trị và sinh viên đăng ký. Phiên bản 1.5.0 hoàn toàn miễn phí. Được viết theo mô hình MVC. Đây là một giải pháp tuyệt vời cho các trung tâm đào tạo nhỏ kích thước trung bình, các trường cao đẳng, đại học, các công ty cung cấp các khoá đào tạo bên ngoài với việc tiết kiệm chi phí và thời gian triển khai. Đặc biệt phù hợp với mô hình cổng thông tin điện tử Trung tâm phát triển nội dung và đào tạo trường Cao đẳng công nghệ thông tin Hữu nghị ViệtHàn. Hình 2.5 Component Course Manager Các chức năng được áp dụng và triển khai cụ thể sẽ được trình bày trong chương ba– Chương trình thực nghiệm. Chức năng cổng thông tin việc làm Phân tích yêu Trong văn bản quy định chức năng và nhiệm vụ của TT PTND và Đào tạo năm 2011 có đề ra nhiệm vụ cụ thể về cổng thông tin việc làm với các nội dung chính: “Thiết lập hệ thống thông tin việc làm, thông tin hai chiều giữa trường với các tổ chức, cá nhân sử dụng lao động về nhu cầu sử dụng lao động… tư vấn và giới thiệu việc làm cho sinh viên người học, giúp các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng lao động lựa chọn lao động phù hợp với yêu cầu công việc. Xây dựng cổng thông tin hỗ trợ việc làm, tìm kiếm và phối hợp với các doanh nghiệp cung cấp thông tin về các việc làm bán thời gian, nhu cầu tuyển dụng nhân sự của các đơn vị. Phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức khảo sát tình trạng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp, theo dõi, đánh giá thông tin phản hồi của các tổ chức, cá nhân sử dụng lao động về khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp”. Với yêu cầu như trên, việc triển khai cổng thông tin việc làm phải đảm bảo đạt được các chức năng và nhiệm vụ cơ bản sau: Đăng ký: Chức năng hỗ trợ việc làm sẽ có ba đối tượng tác động chính là cán bộ chuyên trách của trung tâm, ứng viên tìm việc và nhà tuyển dụng. Cán bộ chuyên trách của trung tâm sẽ được quản trị website tạo tài khoản và cấp quyền quản trị cho tính năng hỗ trợ việc làm. Ứng viên tìm việc phải đăng ký và cung cấp hồ sơ thông tin cần thiết cho tuyển dụng. Nhà tuyển dụng phải đăng ký và cung cấp thông tin về công tydoanh nghiệp tuyển dụng. Chức năng cho nhà tuyển dụng: Cho phép nhà tuyển dụng đăng thông tin tuyển dụng Chức năng cho ứng viên: Ứng viên khi tìm vào trang tìm việc sẽ được phép xem thông tin tuyển dụng của nhà tuyển dụng cung cấp. Chức năng cho cán bộ chuyên trách: Quản lý ứng viên và nhà tuyển dụng, bao gồm sửa, thêm, xoá, ngưng kích hoạt, kích hoạt ứng viên hoặc nhà tuyển dụng. Quản lý thông tin tuyển dụng mà nhà tuyển dụng đã đăng, bao gồm kích hoạt, sửa, xoá thông tin tuyển dụng. Đề xuất giải pháp Với cộng đồng mã nguồn mở Joomla, có nhiều component có tính năng hỗ trợ việc làm. Nhưng để lựa chọn component đáp ứng tính không chỉ xét ở tính năng của component đó mà còn phải xét các module, plugin…. có thể hỗ trợ component. Để đáp ứng được yêu cầu như phần trước đã phân tích, Tôi xin đề xuất và áp dụng Component TPJobs của TemplatePlaza với các tính năng và ưu điểm mà component này mang lại: Chia việc theo ngành nghề, địa điểm, thời gian, vị trí Cho phép xem việc mới nhất, tìm kiếm việc theo ngành nghề, thời gian, địa điểm, vị trí… Giới hạn thời gian đăng việc bằng các gói công việc. Đối với nhà tuyển dụng Đăng ký, sửa thông tin đăng ký Đăng tuyển dụng và quản lý danh sách tuyển dụng Tìm hồ sơ của ứng viên Đối với ứng viên Đăng ký, sửa thông tin đăng ký Xem các công việc của nhà tuyển dụng Lưu và quản lý các công việc được lưu Đăng hồ sơ tìm việc bằng cách viết trực tiếp hoặc upload tập tin văn bản Nộp đơn xin việc cho một công việc cụ thể Xem việc làm mới nhất Các module hỗ trợ cho component TPJobs TPJobssearch: Module tìm kiếm công việc với chức năng tìm cơ bản và nâng cao. TPJobslatest: Cho phép hiển thị các công việc mới nhất. TPJobscategory: Cho phép hiển thị công việc theo ngành nghề, thời gian, địa điểm, vị trí. Các chức năng được áp dụng và triển khai cụ thể sẽ được trình bày trong chương ba– Chương trình thực nghiệm. Sơ đồ các quy trình đăng ký thực tập Hình 2.6 Quy trình đăng ký thực tập trực tuyến Hình 2.7 Quy trình cập nhật công ty thực tập của cán bộ chuyên trách Tính năng đăng ký thực tập trực tuyến Chức năng đăng ký thực tập trực tuyến đòi hỏi các yêu cầu đặc trưng của TT PTND mà các component có sẵn không đáp ứng được. Vì vậy, Tôi chủ động đề xuất tự xây dựng component này. Các bước thực hiện gồm: Phân tích thiết kế hệ thống bằng ngôn ngữ UML. Xây dựng component theo mô hình MVC. Mô hình hoá yêu cầu Mô tả hệ thống Hệ thống có các tác nhân chính sau: Cán bộ chuyên trách: Cán bộ chuyên trách có quyền của người quản trị website, có nhiệm vụ cung cấp công ty thực tập và thông tin về công ty thực tập đó(thông tin cụ thể về công ty tiếp nhận và người liên hệ của công ty đó). Sinh viên: Sinh viên có nhiệm vụ đăng ký thành viên, thêm thông ti

Ngày đăng: 16/10/2014, 16:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan