tìm hiều lịch sử làng tam hiệp- xã cam thủy-huyện cam lộ- tỉnh quảng trị

18 946 4
tìm hiều lịch sử làng tam hiệp- xã cam thủy-huyện cam lộ- tỉnh quảng trị

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TÌM HIỀU LỊCH SỬ LÀNG TAM HIỆP- XÃ CAM THỦY- HUYỆN CAM LỘ- TỈNH QUẢNG TRỊ LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn cô giáo, PGS.TS Bùi Thị Tân; nhân dân xã Cam Thủy và đặc biệt là bác Đào Tuấn; và bà con thôn Tam Hiệp đã giúp đỡ tận tình trong chuyến đi thực tập vừa qua. Với sự cố gắng của bản thân nhưng không tránh khỏi sai sót. Mong sự góp ý của cô và đại diện Huyện, Xã, em xin chân thành cảm ơn các cơ quan đã rất nhiệt tình giúp đỡ em để hoàn thành niên luận này. Lời Nói Đầu 1. Lý do chọn đề tài Làng là một tổ chức xã hội tồn tại lâu đời và phổ biến trong xã hội Việt Nam. Đây là sự bắt đầu tan rã của chế độ thị tộc trải qua hang ngàn năm cho tới ngày nay, những năm đầu của thế kỷ XXI làng đã tồn tại như một thực thể hiển nhiên điều đó cũng cho chúng ta thấy làng có một vai trò quan trọng như thế nào đối với đời sống của người dân Việt Nam, đặc biệt là những người sống bằng nghề nông nghiệp lúa nước. Làng ở Việt Nam nó khác hơn so với các tổ chức xã hội và nó không giống với bất cứ một làng nào trên thế giới, với tư cách là một tổ chức xã hội làng có tính độc lập tương đối trong việc điều tiết và quản lý chung các hoạt động của làng, đây là một đơn vị hành chính thấp nhất trong cơ cấu tổ chức của nhà nước. Nhưng không có nghĩa là nó nhỏ bé mà đây chính là cái hồn, cái chứa đựng bao nhân văn của Việt Nam thong qua các hương ước luật lệ và phong tục tập quán của làng. Vệ mặt kinh tế làng là một tổ chức mang tính hướng nội sản xuất trong các làng chỉ mang tính riêng rẽ và nhỏ lẻ chỉ phục vụ cho cuộc sống tối thiểu của từng người trong cộng đồng, tính độc lập đó nó tồn tại nên đã hạn chế sự phát triển kinh tế của làng. Trong thời kỳ chống giặc giữ nước làng là một tổ chức chặt chẽ. Là nơi có tinh thần đoàn kết truyền thống và ý chí tự lực tự cường đặc biệt là sự gắn bó với mảnh đất của mình “nơi chôn rau cắt rốn” và họ đã biến làng của mình thành căn cứ cách mạng để che dấu bộ đội và có nhiều làng trở thành làng chiến đấu. Và có nhiều bà mẹ đã cũng xuất phát từ làng quê nghèo khó, đây cũng là thành lũy để chống lại quân giặc. Bên cạnh làng xã có một vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và phát triển các đặc trưng văn hóa đây là nơi bảo lưu tốt các giá trị văn hóa cả về vật chất cũng như tinh thần, truyền thống của dân tộc ta. Với tất cả các yếu tố trên làng thực sự có yếu tố quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Việc nghiên cứu về làng Việt Nam là một đề tài quen thuộc, tuy nhiên mỗi làng quê đều có một đặc trưng riêng của nó. Nó sẽ tạo cho ta luôn có một cảm giác mới mẻ mỗi khi nghiên cứu về một làng quê nào đó phần nào giúp chúng ta ngày càng hiểu sâu hơn bản sắc của dân tộc Việt Nam. 2. Lịch sử nghiên cứu Việc nghiên cứu về làng xã là một trong những đề tài lịch sử nó mang tính bao quát cả một tiến trình từ khi thành lập làng cho đến quá trình phát triển. Các yếu tố kinh tế văn hóa xã hội của làng. Trong quá trình nghiên cứu về lịch sử làng để cho chúng ta thấy nét đặc sắc của làng này so với làng khác ở Việt Nam và trên thế giới, phần nào giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về sự đa dạng và phong phú của làng quê Việt Nam đây là một nét đa dạng trong nghiên cứu khoa học. 3. Nguồn tư liệu và phương pháp thực hiện Việc nghiên cứu đề tài này em dựa vào hai nguồn tư liệu chủ yếu: Đó là các báo cáo. Các gia phả và sách báo, bên cạnh đó không thể thiếu là các tài liệu tham khảo, các nhân chứng lịch sử được phỏng vấn. Phương pháp thực hiện: đề tài này được thực hiện theo phương pháp đi khảo sát thực tế về làng Tam Hiệp- xã Cam Thủy- huyện Cam Lộ- tỉnh Quảng Trị. Được trực tiếp trao đổi qua các nhân chứng lịch sử để hiểu về quá trình thành lập làng. Bên cạnh đó còn thu thập các tài liệu lien quan khác để đối chiếu và cuối cùng kết hợp với sự kiến giải và suy nghĩ của bản thân trên cơ sở hệ thống tư liệu nói về làng để hoàn thành niên luận này. 3. giới hạn vấn đề 4. Bố cục Đề tài hoàn thành gồm có năm phần chính được phân bố như sau: Lời nói đầu Phần nội dung I. Khái quát về thành lập làng, xã II. Tình hình kinh tế III. Văn hóa xã hội của làng trước năm 1945 IV. Truyền thống yêu nước cách mạng của làng Tam Hiệp từ 1945- 1975 V. Làng Tam Hiệp sau đổi mới từ năm 1986 đến nay Dung Phần Nội I. Khái quát về xã và quá trình thành lập và phát triển của làng 1. Khái quát về xã 1.1. Theo dòng lịch sử Cam Thủy ngày xưa vốn là đất của bộ Việt Thường một trong 15 bộ của nước Văn Lang tiếp đó là Âu Lạc đến khi Triệu Đà sang xâm lược nhà Triệu chiếm lấy phần đất của An Dương Vương Sau khi nhà Hán đánh bại các thế lực phong kiến khác ở Trung Quốc năm 111 trcn thì vùng đất của nước Nam Việt lại về tay nhà Hán, với chính sách cai trị chặt chẽ từ trung ương đến địa phương nhà Hán đã tiến hành phân chia lãnh thổ của mình thống nhất bằng quận, huyện đối với lãnh thổ của Văn Lang cũ nhà Hán chia làm ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam. Năm 192 Khu Liên lãnh tụ của bộ tộc Chàm đã nổi dậy đánh đổ nhà Hán ra khỏi đất Nhât Nam và dựng nước Chămpa (hay gọi là Lâm Ấp) độc lập từ Đèo Ngang đến Thuận Hải, Nhật Nam lại thuộc về nước Chămpa. Vùng đất từ Quảng Trị đến đèo Hải Vân được chia thành hai châu Ô, Lý. Năm 1306 sau đám cưới mang màu sắc chính trị giữa Huyền Trân Công chúa và vua Chế Mân nhà vua của Chiêm Thành đã dâng trọn hai châu Ô, Lý làm vật sính lễ. Hai châu này lại thuộc về Đại Việt. Từ đó dân tộc Việt đã di cư vào làm ăn, khai khẩn dần dần làng mạc của người Việt được hình thành và đứng vững trên đất này nhưng từ khi triều Trần cho đến triều Lê dân Việt chỉ chiếm được vùng đồng bằng ven biển, còn ở vùng trung du rừng núi phía tây chưa được khai thác. Khi Nguyễn Hoàng trấn thủ xứ Thuận Hóa thì làn sóng di cư của người Việt ngày càng mạnh mẽ. Các dân tộc ít người bị đẩy lùi nhường chỗ cho cư dân Việt sinh sống ở các vùng núi hoang dã, ao dầm bao lách đã được người Việt phục hóa. Và xây dựng nên làng mạc trù phú, vùng Cam Thủy lúc này cũng được bắt đầy khai phá. Và thuộc huyện Đăng Xương thuộc phủ Triệu Phong [1] (thời lê mạc là huyện Vũ Xương thuộc phủ Triệu Phong)[2] Thời nhà Nguyễn và Pháp thuộc, các thôn trước gọi là Cam Đường của xã Cam Thủy bây già năm trong tổng Cam Vũ huyện Cam Lộ tỉnh Quảng Trị[3] Xã Cam Lộ gồm ba thôn: Cam Vũ, Nhật Lệ và Phú Ngạn Xã Tam Hiệp gồm ba thôn: Tân Đình, Tân Độ và Đại Độ Xã Nhị Hiệp gồm hai thôn: Thọ Xuân, Thiện Chánh Năm 1946 thì 4 xã này tiến hành hợp nhất lấy tên là Cam Thủy, riêng Phú Ngạn thuộc xã Cam Thanh. Năm 1950 Cam Thủy nhập với Cam Mỹ (bao gồm Cam Hiếu, Cam Tuyền) thành xã Thủy Mỹ, năm 1952 lại tách thành 2 xã có tên gọi như trước. Cam Thủy lúc đó có 5 thôn Lâm Lang, Nhật Lệ, Cam Vũ, Tam Hiệp và Thọ Xuân sau giải phóng 1972 thiện chánh (Cam Mỹ) lại trở về Cam Thủy và Cam Thủy hợp nhất với Cam Hiếu thành một xã gọi là xã Cam Thủy. Đến năm 1975 do chính sách của xã về vùng kinh tế mới Tân Xuân được thành lập. Năm 1978 hai xã lấy sông Hiếu ra làm ranh giới của mỗi xã. Xã Cam Thủy gồm có 7 thôn: Lâm Lang, Cam Vũ, Nhật Lệ, Thọ Xuân, Thiện Chánh, Tam Hiệp, Tân Xuân. 1.2. Vị trí giới hạn, diện tích, dân số Cam Thủy năm hai bên con đường 71 là một xã ở vùng biển của dãy Trường Sơn, phía tây là rừng xung quanh gò đồi, đông giáp Cam Thanh, tây giáp với xã Cam Tuyền, Cam Hiếu và bắc giáp xã Linh Hải (thuộc huyện Gio Linh). Tổng diện tích của xã Cam Thủy hiện nay có 2069ha trong đó đất nông nghiệp là 870ha, lâm nghiệp 863ha, đất chuyên dùng 184ha, đất ở là 20ha chưa kể đất sử dụng 332ha. Dân số của xã có 1053 hộ gồm có 4738 nhân khẩu. Nằm ở một vị trí trải dọc trên tuyến đường 71 đây là con đường giao thông quan trọng nối liền với quốc lộ 1 và đường 9 với cầu Đuối bắc qua sông Hiếu. Chạy suốt con đường này phía nam của xã cách khoảng 1km có con đường 9 nổi tiếng nối liền với Đông Hà- Cam Lộ-Khe Sanh- Hướng Hóa và con đường huyết mạch đối với miền tây Quảng Trị mà còn đối với cả nước (đã kiểm nghiệm qua thời kỳ lịch sử của dân tộc). Với con đường giao thông quan trọng như vậy Cam Thủy ngày nay có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế văn hóa, mở rộng và giao lưu với văn hóa bên ngoài. 1.3. Điều kiện tự nhiên 1.3.1.Địa hình Cam Thủy đồi núi chiếm 2/3 diện tích địa hình của xã nghiêng dần theo hướng tây bắc- đông nam trong đó vùng cao thuộc các thôn Thiện Chánh, thọ Xuân, Tân Xuân vùng tương đối bằng phẳng là các thôn Lâm Lang, Cam Vũ, Nhật Lệ. Xen kẻ với các vùng gò đồi là dãi đồng bằng xanh thẳm chủ yếu để trồng lúa địa hình Cam Thủy khá đa dạng vừa có rừng vừa có núi vừa có gò đồi trong tương lai ta có thể thấy được thế mạnh phát triển lâm nghiệp và gò đồi nếu được đầu tư đúng hướng . 1.3.2. Khí hậu Cũng giống như ở Cam Lộ, thời tiết ở đây rất khắc nghiệt, nắng gắt mưa nhiều và thường kéo dài gây ra lũ lụt vào tháng 9, 10 mùa Hè lại có gió mùa Tây Nam thổi về từ tháng 5-7 làm nhiệt độ thời tiết trở nên nóng bức có lúc nhiệt độ lên tới 40 0 C. Vào mùa Đông gió đông bắc thổi vào tháng 11-3 làm nhiệt độ xuống còn 10 0 C. 1.3.3. Sông ngòi ao hồ, bầu chứa nước Dòng sông cò một vai trò quan trọng trong đời sống của nhân dân Đông Hà –Cam Lộ nói chung và Cam Thủy nói riêng là dòng sông Hiếu, con sông chảy dọc phía nam đó là ranh giới giữa Cam Thủy và Cam Hiếu. Chiều dài của dòng song qua xã Cam Thủy 3km đây là nơi cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp cũng là nơi khai thác thủy hải sản. Ngoài song Hiếu còn có một số suối, ao, hồ, đàm và khe nhỏ lớn nhất là Đã Lả nguyên trước đây là một khe suối và ngăn đập lại làm hồ chưa nước phục vụ cho sản xuât, hệ thống kênh mương dọc ngang cũng khái nhiều, bên cạnh đó Cam Thủy còn có nhiều bầu nước lớn nhìn chung song suối ở Cam Thủy có một vai trò quan trọng đối với nhân dân trong vùng. 1.4. Tài nguyên thiên nhiên Hệ động thực vật trước 1968 ở phía bắc xã Cam Thủy (các làng Thọ Xuân, Thiện Chánh, Tân Xuân) đã tồn tại rừng nguyên sinh với thảm thực vật phong phú bao gồm nhiều loại gỗ quý như Lim, gỗ Kiền Kiền,… có đóng góp rất lớn vào việc xây dựng nhà cửa, làm đồ gia dụng và chế thuốc. Tuy vậy năm 1968-1972 nhằm mục đích triệt phá căn cứ cách mạng Mỹ và Ngụy quyền Sài Gòn đã tàn phá hoàn toàn khu vục này, biến đây thành vành đai trắng. Thực vật, cây lương thực, lúa, sắn, ngô, cây họ đậu và cây ăn quả. 1.5. Ưu thế về môi trường tự nhiên Nằm ỏ lãnh thổ Việt Nam nói chung và địa vàn Quảng Trị nói riêng Cam Lộ có khí hậu nhiệt đới ẩm giáo mùa. Tuy vậy điều kiện địa lý phức tạp nên có những đặc điểm riềng biệt là sự giao thoa giữa các khối khí nóng. Đây là cái rốn của gió nóng Tây Nam khắc nghiệt một trong những tỉnh có khí hậu nhất cả nước. Với môi trường khí hậu như vậy đã làm cho người dân nơi đay thường xuyên phải chịu những thử thách của thiên nhiên ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, với tất cả các yếu tố đó đã chi phối và ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thành lập làng xã và sinh hoạt văn hóa của xã Cam Thủy. 2. Khái quát về Quá trình thành lập làng Tam Hiệp nằm ở phía tây nam của xã đây là một thôn rộng lớn, phía bắc giáp với xã Cam Tuyền, nam giáp với Cam Hiếu lấy con song Hiếu làm ranh giới. Đông giáp với Lâm Lang, Cam Vũ, địa hình chủ yếu là đồi núi chiếm 80% đất canh tác đa số là gò nương và đất trồng rừng. Về mặt giao thông thì Tam Hiệp tương đối thuận lợi do nằm ở hai bên đường 71 nên nơi đây trở thành cầu nối giữa các thôn các làng phía đông với chợ phiên và huyện lị Cam Lộ. So với các làng trong xã Cam Thủy quá trình thành lập làng Tam Hiệp tương đối phức tạp hơn, tiền thần của làng Tam Hiệp do ba làng Đại Độ, Tân Độ và Tân Đình hợp thành trong đó Đại Độ được hình thành sớm nhất. Ông tổ sớm nhất của làng có nguồn gốc từ Đại Độ (thuộc xã Cam Giang) sau này do nhu cầu cuả cuộc sống cho nên có nhiều người ở làng này đã đi lập nghiệp ở các vùng đất phía tây lập nên làng Đại Độ Thượng Nguyên (để phân biệt với làng cũ) theo gia phả của họ Hoàng một trong những họ sáng lập làng thì dòng họ này sống ở Đại Độ Thượng Nguyên, và tính đến nay đã được 8 đời tương truyền khoảng 200 năm (vào khoảng thế kỉ XVIII-XIX). Trước cách mạng tháng Tám năm 1945 đây được coi là đơn vị hành chính nhưng do đất hẹp, dân số ít nên không được đặt tên là xã mà đặt tên là phường thuộc tổng Cam Vũ huyện Cam Lộ. Đặc biệt là giống như Đại Độ và Tân Đình ngày xưa là vùng đất hoang vu cây cối rậm rạp thú rừng rất nhiều, từ khoảng giữa thế kỉ XIX những người làng Đình Tổ thuộc Cam Giang đã lên đây khai thác gỗ, củi săn muông thú họ không ở hẳn tại đây mà chỉ lập nên những lều quán chòi trong thời gian đi rừng. Mặc dù đến trước nhưng người Đình Tổ không phải là người khai canh lập làng này mà chỉ sử dụng với mục đích kinh tế của mình. Vào khoảng giữa thế kỉ XIX những cư dân mới từ miền bắc vào đây lập nghiệp lâu dài tương truyền đầu tiên có 12 người thuộc 12 họ có nguồn g gốc ở Thanh Nghệ Tĩnh và Quảng Bình đặt chân đến Tân Đình, ở đây họ gặp người Đình Tổ do thế yếu nên lúc đầu họ bị người Đình Tổ đánh đuổi về sau được phép nhập cư và phải làm những công việc khổ sai, phục dịch vất vả. Người Đình Tổ đối xử với họ rất ngang ngược và gọi nơi cư trú của họ là làng Cái Hạ (làng Phục Dịch) sự đối xử bất công, phi lý của người Đình Tổ đối với những người mới đến khiến cho nhân dân các làng Đại Độ và Tân Độ hết sức bất bình và động lòng thương xót những người dân làng Cái Hạ, họ muốn ra tay cứu giúp nhưng không có cơ hội. Thế rồi do một sự tình cờ ông Hoàng Khúc. Người Đại Độ vốn là rể của làng Đình Tổ trong một lần xem gia phả của nhà bố vợ mới biết vùng đất Cái Hạ không thuộc địa phận của làng Đình Tổ mà chỉ đất hoang chưa có chủ, sau đó ông mach cho người dân Cái Hạ và bày cho họ đưa kiện với quan trên để chiếm lấy vùng đất này mọi chi phí kiện đều do ông Nguyễn Ngọc Huy một người giàu đảm nhận với điều kiện là nếu như thắng kiện ông chỉ xin được làm người hậu khai canh của làng. Kết quả là những người Cái Hạ được thắng kiện quan đã xác nhận vùng đất này không phải là đất của người Đình Tổ và cho phép lập làng mới, mang tên là Tân Độ (tức Đình Tổ mới) bao gồm những người Cái Hạ và một số người Đình Tổ. Người làng Đình Tổ đã quyết định lập làng mới ở đây. Về sau ông Hoàng Ủy (con trai ông Hoàng Khúc) do có nhiều công đức với làng được phong là ông tổ của Tân Đình hàng năm vào tháng 4 và tháng 7 âm lịch (kể từ khi ông mất) dân làng lại tổ chức hương khói tế ông và góp công xây dựng một miếu thờ ngài tổ vì vậy hiện nay con cháu của ông đaều tuyết thế. Họ Nguyễn được phong là họ nhất và ông Nguyễn Huy có công lao đối với làng tiếp đó là các dòng họ Lê, Đào, Trần, Phạm, Tăng, Lê (Viết), Trần (Viết)… Tam Hiệp hình thành tương đối muộn nhưng trong làng Tân Độ hiện nay vẫn không để lại một tài liệu thành văn nào đề cập đến năm tháng cụ thể của thành lập làng. Theo gia phả họ Đào (một trong 12 họ đến trước) dòng họ đã truyền được 6 đời 150 năm vào khoảng giữa thế kỉ XIX [4]. [...]... hành chính thuộc tổng Cam Vũ Về sau do yêu cầu của sự nghiệp cách mạng, cả 3 làng đều hợp nhất thành một xã lấy tên là Tam Hiệp (vào năm 1943) sau cách mạng, xã Tam Hiệp được đổi tên thành thôn Tam Hiệp thuộc xã Cam Thủy Như vậy quá trình hình thành làng Tam Hiệp nó diễn ra hết sức phức tạp, lâu dài để thống nhất thành thôn Tam Hiệp như hiện nay II Tình hình kinh tế Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu khi... việc trong làng, trong lịch sử Việt Nam chúng ta thường hay nghe “phép vua thua lệ làng là vậy điều đó không có nghĩa là nhà nước mất đi quyền điều khiển của nó Tam Hiệp cũng như nhiều làng khác ở Việt Nam tổ chức quản lý làng Tam Hiệp trước cách mạng tháng Tam, nó có hai bộ phận quan trọng đó là tổ chức chính quyền, là tổ chức nhà nước theo hệ thống nhà nước và tổ chức tự trị của làng và xã 3.1.1 Tổ... của người dân Tam Hiệp rất cơ cực kham khổ và không có lối thoát 2.1 Tình hình lúa nước và kinh tế nông nghiệp làng Tam Hiệp trước năm 1945 2.1.1 Tình hình ruộng đất làng Tam Hiệp Xã Cam Thủy nói chung làng ta nói riêng từ bao đời nay kinh tế nông nghiệp hoa màu vẫn là chủ yếu chính vì thế mà vấn đề ruộng đất giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nghiên cứu lịch sử về làng Tam Hiệp Một vùng... 3.1.1 Tổ chức chính quyền Làng là đơn vị chính quyền cấp cơ sở trước cách mạng tháng Tám năm 1945 làng được gọi là xã cũng giống như các làng khác Tam Hiệp cũng bước vào giai đoạn như vậy Thời Pháp thuộc các cấp chính quyền từ trên xuống tỉnh, phủ, huyện, tổng, xã trong mỗi xã đều do lý trưởng và phó lý trưởng, ban ngũ hương và hội đồng đại hào nói chung bộ máy tổ chức làng xã trước cách mạng tháng... tế xã Cam Thủy nói chung và làng Tam Hiệp nói riêng trước cách mạng tháng Tám kết cấu kinh tế còn đơn giản trong đó sản xuất nông nghiệp đóng vai trò quan trọng lúc bấy giờ cho nên khi tìm hiểu kinh tế làng Tam Hiệp chủ yếu là kinh tế tiểu nông ở đây chúng ta đề cập đến việc trồng lúa và cây hoa màu là nổi trội hơn cả Về trồng lúa: hàng năm người dân Tam Hiệp làm được một vụ lúa khác với một số làng. .. tư ở Quảng Bình ruộng đất công ít hơn [7] Tam Hiệp là một trong số làng khác ở Cam Thủy đất làng do chính tư nhân khai thác, tạo dựng và làng cũng do tư nhân thành lập nó chỉ chịu trách nhiệm đối với nhà nước nhưng ruộng đất tư vẫn phát triển được có thể nói rằng sang đến thời Nguyễn nhà nước muốn duy trì một số lượng ruộng đất công lớn nhằm thâu tóm quyền quản lý ruộng đất về mình trong đó Quảng Trị. .. nghiệp Đi đôi với các hoạt động nông nghiệp thì thương nghiệp ở Tam Hiệp trước cách mạng tháng Tám hầu như không phát triển và không có gì đặc sắc như một số làng ở Cam Lộ tiêu biểu là ở xã Cam Thành đã hình thành rất nhiều chợ, bên cạnh đó ở Tam Hiệp chỉ có một chợ trước cách mạng tháng Tám gọi là chợ Cây Xoài và ở đây còn gần chợ phiên của Cam Lộ Nói chung chợ ở đây rất nghèo nàn, việc trao đổi hàng... không đáng kể Với ruộng đất tư ít như vậy nên ở Tam Hiệp chủ sở hữu tự sản xuất theo lối tiểu nông tự canh, tình trạng thuê mướn nhân công hoặc tá điền hầu như không phổ biến 2.1.4 Tình hình khai hoang Vấn đề khai hoang ơ Tam Hiệp nó chỉ mang tính chất chung của toàn xã Cũng như các làng trong xã quá trình thành lập làng và mở mang đất đai nó diễn ra rất nhiều đợt nhưng nhìn chung nó còn mang tính cá... đất công làng xã là một hình thức chủ yếu dưới thời phong kiến Tuy nhiên ruộng đất công hay ruộng đất tư ở Tam Hiệp nhiều hay ít một phần cũng do quá trình khai hoang lập làng việc chia ruộng đất cho dân của làng ở Việt Nam có từ rất sớm nhưng theo định kỳ thì đến thời Lê Thánh Tông (thế kỉ XV) mới được quan tâm và thực hiện chế độ bình điền Với chế độ quân điền đó nhằm ràng buộc người dân của làng gắn... công ở Tam Hiệp nói riêng, xã Cam Thủy nói chung chúng ta thấy ruộng đất công ở thời kì này chiếm một bộ phận rất lớn so với các hình thức sở hữu khác, hình thức ruộng đất công giữa các làng đều mang một nét riêng Hình thức ruộng đất công là sau khi khai khẩn và sử dụng ruộng đất đó trích các khoản cho chùa để đưa vào việc hương khói trong làng và đặc biệt là làm bổng lộc cho các vị chức sắc trong làng . TÌM HIỀU LỊCH SỬ LÀNG TAM HIỆP- XÃ CAM THỦY- HUYỆN CAM LỘ- TỈNH QUẢNG TRỊ LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn cô giáo, PGS.TS Bùi Thị Tân; nhân dân xã Cam Thủy và đặc. thuộc, các thôn trước gọi là Cam Đường của xã Cam Thủy bây già năm trong tổng Cam Vũ huyện Cam Lộ tỉnh Quảng Trị[ 3] Xã Cam Lộ gồm ba thôn: Cam Vũ, Nhật Lệ và Phú Ngạn Xã Tam Hiệp gồm ba thôn: Tân. các nhân chứng lịch sử được phỏng vấn. Phương pháp thực hiện: đề tài này được thực hiện theo phương pháp đi khảo sát thực tế về làng Tam Hiệp- xã Cam Thủy- huyện Cam Lộ- tỉnh Quảng Trị. Được trực

Ngày đăng: 16/10/2014, 15:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan