Sáng kiến kinh nghiệm: Các biện pháp rèn kỹ năng viết đoạn văn _ môn Văn cho học sinh lớp 3

23 5.6K 38
Sáng kiến kinh nghiệm: Các biện pháp rèn kỹ năng viết đoạn văn _ môn Văn cho học sinh lớp 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẬN HOÀNG MAI TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN ĐỊNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CÁC BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT VĂN MIÊU TẢ NGẮN THEO CHỦ ĐIỂM CHO HỌC SINH LỚP 3 Lĩnh vực : Đổi mới dạy học môn Tiếng Việt Tên tác giả : Hoàng Thị Vân Chức vụ : Giáo viên Năm học 2013 - 2014 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Bậc tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Học sinh tiểu học phải được phát triển một cách toàn diện, được hình thành các kĩ năng cơ bản về nghe, nói đọc, viết trong môn Tiếng Việt. Việc rèn các kĩ năng ngôn bản nói và viết cho học sinh là nhiệm vụ chủ yếu của phân môn Tập làm văn. Từ việc nhận thức như vậy tôi thấy cần phải giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt trong trường tiểu học. Như chúng ta đã biết, trong nhà trường tiểu học, Tiếng Việt được coi như là một môn học nền tảng. Nó giúp học sinh biết đọc tốt, biết diễn đạt đúng bằng lời nói và chữ viết, biết ghi lại những điều nghe được, đọc được. Đó cũng là cơ sở để học sinh tiếp thu các môn học khác một cách dễ dàng. Môn Tiếng Việt trong trường tiểu học bao gồm nhiều phân môn khác nhau: tập đọc, kể chuyện, chính tả, tập viết, luyện từ và câu, tập làm văn. Trong đó Tập làm văn là một môn học thực hành có tính chất toàn diện, tổng hợp và sáng tạo. Nó hình thành cho học sinh hệ thống kĩ năng viết văn bản đúng với yêu cầu của đề bài. Môn học này đòi hỏi học sinh huy động vốn tri thức, vốn sống của mình, những hiểu biết liên quan đến nhiều môn học, nhiều mặt của đời sống, đòi hỏi học sinh phải vận dụng nhiều năng lực, nhiều kĩ năng. Tập làm văn là phân môn quan trọng, cần thiết cho việc học Tiếng Việt, cho việc rèn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu phân môn Tập làm văn lớp 3, tôi thấy nội dung của phân môn này bao gồm các vấn đề sau: hình thành và phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh (làm đơn, viết thư, khai giấy tờ, làm báo cáo, giới thiệu hoạt động), rèn kĩ năng kể chuyện và miêu tả ngắn theo chủ điểm. Qua thực tế giảng dạy phân môn Tập làm văn lớp 3 tôi thấy với dạng bài văn miêu tả ngắn theo chủ điểm học sinh gặp nhiều khó khăn nhất. Các em thường lúng 2 túng trong việc chọn từ ngữ chính xác và hợp lí để diễn đạt ý văn mạch lạc, viết câu văn ngắn gọn, trong sáng, giàu hình ảnh. Có lẽ một trong những lí do dẫn tới những khó khăn, vướng mắc của học sinh lớp 3 như vậy là do các em còn nhỏ tuổi, vốn sống ít, tư duy cụ thể chiếm ưu thế, vốn từ ngữ còn nghèo, việc hiểu từ còn chậm, chưa sâu. Từ những suy nghĩ trên tôi thấy cần thiết phải tìm ra những biện pháp giúp học sinh học tốt hơn phân môn Tập làm văn nói chung và dạng bài miêu tả ngắn theo chủ điểm nói riêng. Đó cũng là lí do khiến tôi đi sâu tìm hiểu việc dạy Tập làm văn ở lớp 3, xác lập và nghiên cứu đề tài này. Tôi hy vọng rằng với đề tài nghiên cứu này tôi không chỉ giúp học sinh học tốt hơn phân môn Tập làm văn mà thông qua đó còn có điều kiện trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp về phương pháp dạy học Tập làm văn sao cho có hiệu quả hơn. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn của việc dạy học phân môn Tập làm văn lớp 3 ở tiểu học, tôi đề xuất các biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả ngắn theo chủ điểm cho học sinh. 3. NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Nhiệm vụ nghiên cứu: + Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc dạy học Tập làm văn lớp 3 + Tìm hiểu thực tiễn công tác dạy Tập làm văn ở lớp 3, đặc biệt việc dạy viết văn miêu tả ngắn ở khối lớp này. + Tìm hiểu thực trạng bài viết văn miêu tả ngắn theo chủ điểm của học sinh + Đề xuất các biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả ngắn theo chủ điểm cho học sinh lớp 3. - Phạm vi nghiên cứu: Các biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả ngắn theo chủ điểm cho học sinh lớp 3 trong phân môn Tập làm văn 3 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện đề tài này tôi đã chọn các phương pháp nghiên cứu sau: - PP nghiên cứu lí luận: đọc, nghiên cứu và sử dụng các tài liệu có liên quan đến đề tài - Nghiên cứu thông qua việc khảo sát chất lượng bài viết tập làm văn của học sinh - Nghiên cứu qua thực tế giảng dạy, tổng kết kinh nghiệm - Phương pháp phỏng vấn, lấy ý kiến giáo viên dạy lớp 3 và các cán bộ quản lí chuyên môn 5. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Khách thể nghiên cứu: + Những bài báo, nghiên cứu trong các tạp chí Nghiên cứu Giáo dục; chuyên san Giáo dục tiểu học. + Các tài liệu bồi dưỡng chuyên đề dạy học Tập làm văn ở Tiểu học. + Các công trình nghiên cứu khoa học: Sáng kiến kinh nghiệm, Luận văn, Luận án + Ý kiến đánh giá của giáo viên dạy lớp 3 và những người làm công tác chỉ đạo chuyên môn ở Tiểu học. - Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả ngắn theo chủ điểm cho học sinh lớp 3 trong phân môn Tập làm văn. 6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu có những biện pháp cụ thể rèn kĩ năng viết văn miêu tả ngắn theo chủ điểm cho học sinh lớp 3 thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập làm văn lớp 3 nói riêng, phân môn Tập làm văn ở tiểu học nói chung. 4 7. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Cung cấp một cái nhìn khái quát về nội dung dạy học Tập làm văn lớp 3 nói chung, dạng bài viết văn miêu tả ngắn theo chủ điểm nói tiêng. Những hạn chế cần khắc phục của học sinh khi học dạng bài viết văn miêu tả ngắn theo chủ điểm. - Xây dựng được hệ thống các biện pháp cụ thể để giáo viên có thể rèn luyện kĩ năng viết văn miêu tả ngắn theo chủ điểm cho học sinh lớp 3, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả dạy học phân môn Tập làm văn ở khối lớp này. - Trên cơ sở hệ thống các biện pháp được nêu ra, giáo viên có thể rút kinh nghiệm, áp dụng một cách linh hoạt trong hoạt động dạy- học của mình để có thể làm giàu vốn từ ngữ, kinh nghiệm sống, hình thành kĩ năng diễn đạt, kĩ năng quan sát cho học sinh trong quá trình dạy học. 5 PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu: - Giúp học sinh học tốt môn Tập làm văn là một trong những yêu cầu cần thiết và quan trọng của mỗi người giáo viên tiểu học để giải quyết nhiệm vụ và yêu cầu của môn Tiếng việt. 2. Mục tiêu của vấn đề nghiên cứu: - Làm giàu vốn từ ngữ cho học sinh - Cung cấp vốn sống cho học sinh - Hướng dẫn học sinh diễn đạt câu văn ngắn gọn, sinh động, giàu hình ảnh - Hình thành thói quen quan sát và ghi chép cho học sinh 3. Nội dung dạy học và các hình thức luyện tập trong phân môn Tập làm văn lớp 3: Nội dung dạy học - Trang bị cho học sinh một số hiểu biết và kĩ năng phục vụ học tập và đời sống hàng ngày như: điền vào các giấy tờ in sẵn, viết thư, làm đơn, tổ chức cuộc họp, giới thiệu hoạt động của tổ, lớp và trường, ghi chép sổ tay… - Tiếp tục rèn luyện kĩ năng kể chuyện và miêu tả: kể một sự việc đơn giản, tả sơ lược về người, vật xung quanh theo gợi ý bằng tranh, bằng câu hỏi. - Rèn luyện kĩ năng nghe thông qua các bài tập nghe- kể và các hoạt động học tập trên lớp. Các hình thức luyện tập - Bài tập nghe: nghe và kể lại một mẩu chuyện ngắn - Bài tập nói: + Tổ chức điều khiển cuộc họp, phát biểu trong cuộc họp + Kể hoặc tả miệng về người thân, gia đình, trường, lớp, quê hương, lễ hội, hoạt động thể thao- văn nghệ,… 6 - Bài tập viết: + Điền vào giấy tờ in sẵn + Viết một số giấy tờ theo mẫu + Viết thư + Ghi chép sổ tay + Kể hoặc tả ngắn về người thân, gia đình, trường lớp, quê hương, lễ hội, hoạt động thể thao- văn nghệ, II. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY HỌC TẬP LÀM VĂN LỚP 3 Tập làm văn là phân môn cuối cùng của quá trình luyện tập cho học sinh có năng lực sử dụng tiếng Việt, làm công cụ giao tiếp và tư duy. Để làm được bài văn, học sinh phải huy động vốn kiến thức nhiều mặt như: các hiểu biết về cuộc sống, tri thức về văn học, khoa học, xã hội… học sinh lại còn phải sử dụng nhiều loại kỹ năng như: dùng từ đặt câu, dựng đoạn, tạo văn bản, kỹ năng phân tích đề, tìm ý, lập dàn ý… Do đó tập làm văn mang tính thực hành toàn diện, tổng hợp. Mỗi một bài văn thể hiện một sự suy nghĩ, hiểu biết mang đậm màu sắc cá nhân, là những sản phẩm không lặp lại của mỗi học sinh. Tuy nhiên, trong những giờ dạy môn này thường gặp không ít những khó khăn nhất là trong tiết học về nói, viết bài văn miêu tả ngắn theo chủ điểm vì hầu hết học sinh rất thụ động, ít phát biểu, có chăng là học sinh khá giỏi, thường thì các em cũng chỉ trả lời. Nguyên nhân chủ yếu là do học sinh quá nghèo vốn từ, từ đó dẫn đến tình trạng diễn đạt lủng củng, rời rạc thậm chí sử dụng từ sai, chưa hợp lý. Một trong những yêu cầu của môn Tập làm văn là rèn cho học sinh có kĩ năng biết kể (viết) ngắn về người thân, gia đình, trường, lớp, quê hương, hoạt động lễ hội, hoạt động thể thao, nghệ thuật. Hiện nay học sinh đã làm được điều đó, song cách diễn đạt của các em chưa được tốt và đặc biệt ở một số bài do thiếu vốn sống nên bài làm còn sơ sài. Đấy là chưa kể đến việc nhiều học sinh còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt câu văn, cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh chưa thực sự hợp lí và có hiệu quả. 7 Bên cạnh đó học sinh lớp 3 còn chưa có thói quen quan sát và ghi nhớ một cách hợp lí những gì diễn ra trong các hoạt động đa dạng của đời sống đặc biệt là về các chủ đề có liên quan đến bài viết của các em như: lễ hội, các hoạt động văn hoá- nghệ thuật,…Mà những quan sát và ghi chép đó lại chính là “chất liệu” để tạo nên những bài viết tốt, “có hồn” của các em. III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT VĂN MIÊU TẢ NGẮN THEO CHỦ ĐIỂM CHO HỌC SINH LỚP 3 1. Biện pháp thứ nhất. Làm giàu vốn từ ngữ cho học sinh Vốn từ phong phú là yếu tố quan trọng để giúp học sinh có thể tham gia vào các hoạt động giao tiếp ngôn từ một cách có hiệu quả. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà trường là đào tạo con người phát triển toàn diện, hoàn thiện năng lực ngôn ngữ cho học sinh, bao gồm cả việc làm giàu vốn từ tiếng mẹ đẻ cho các em. Để làm giàu vốn từ cho học sinh, trước hết chúng ta phải tìm hiểu các khả năng tiếp nhận từ ngữ của mỗi học sinh. Mỗi em có một khả năng tiếp nhận một số lượng từ nhất định. Mục tiêu đầu tiên của việc làm giàu vốn từ là giúp học sinh tích lũy và mở rộng vốn từ các đơn vị từ vựng. Trước hết phải giúp cho các em nắm từ, nắm từng từ cụ thể, nắm từ trong tính chỉnh thể âm - nghĩa của nó. Khi nói làm giàu vốn từ, không nên chỉ nghĩ đến mặt số lượng mà còn phải quan tâm đến mặt chất lượng. Giáo viên không nên nôn nóng gán ép cho học sinh khối lượng lớn từ ngữ mà không cần biết các em có hiểu được hết nghĩa của chúng hay không và vận dụng chúng như thế nào. Ngoài việc trang bị thêm những đơn vị từ vựng mới cho học sinh, giáo viên còn có trách nhiệm hoàn thiện vốn từ đã có của các em (học sinh tiếp nhận nó bằng con đường vô thức) cùng với những hạn chế khác như trình độ tư duy chưa phát triển, kinh nghiệm sống còn ít ỏi cho nên từ ngữ các em nắm chưa chắc. Trong lúc cung cấp từ ngữ, cần phải dựa vào vốn từ sẵn có của học sinh từ đó mà phát triển bổ sung thêm trên cơ sở kết hợp cũ - mới mà hệ thống hóa đồng thời từng 8 bước chính xác hóa, chi tiết hóa những nhận thức về nghĩa và giá trị của từ. Để làm giàu vốn từ cho trẻ, giáo viên cần lưu ý mở rộng vốn từ tích cực (là những từ sử dụng giao tiếp bình thường) và cần thu hẹp vốn từ tiêu cực (không sử dụng trong giao tiếp thông thường) trong quá trình rèn luyện sử dụng từ. Khi cung cấp vốn từ giáo viên nên khéo léo đi từ nghĩa của từ, gợi dần từ đó bật ra từ cần thiết. VD: tìm từ trái nghĩa với từ “tươi tốt”. Đầu tiên học sinh cần phải hiểu được nghĩa của từ “tươi tốt”. Từ đó giáo viên gợi ý cho học sinh tìm từ trái nghĩa với từ “tươi tốt” - “không tươi tốt” - “héo úa”. Như chúng ta đã biết, để viết được một bài văn hay, giàu hình ảnh điều thiết yếu nhất là phải có vốn từ phong phú, từ đó mới có thể lựa chọn từ đúng tạo nên câu văn hay, sinh động, có “màu sắc, âm thanh”. Chính vì vậy, việc bổ sung vốn từ cho học sinh là việc làm hết sức quan trọng. Trong quá trình giảng dạy Tiếng Việt, tôi đã luôn cố gắng làm tốt việc này thông qua các biện pháp dưới đây: a) Bổ sung vốn từ thông qua việc hệ thống lại các từ ngữ theo chủ điểm từ các bài tập đọc, chính tả Chẳng hạn khi học sinh được học về chủ đề Nghệ thuật, tôi yêu cầu các em tìm các từ ngữ để miêu tả cái hay của tiết mục xiếc, các em dễ dàng tìm được các từ: vui nhộn, dí dỏm, biến hoá bất ngờ, dẻo dai, khéo léo, thú vị…thông qua các bài Tập đọc: Chương trình xiếc đặc sắc, Nhà ảo thuật. Hoặc khi học về chủ đề Lễ hội, tôi cho học sinh làm một số bài tập sau: + Tìm từ ngữ, hình ảnh miêu tả người đi xem hội - Học sinh: đông như nước chảy, quây kín, trèo lên cây xem cho rõ (tập đọc: Hội vật), nườm nượp người đi xe (tập đọc: Đi hội chùa Hương) + Tìm từ ngữ miêu tả không khí tưng bừng, sôi nổi của lễ hội - Học sinh: tiếng khua trống đánh vang lừng (tập đọc: Hội đua voi ở Tây Nguyên), người xem la hét, cổ vũ (chính tả: Hội đua thuyền), tiếng trống dồn lên, gấp rút, giục giã (tập đọc: Hội vật) 9 + Tìm các từ ngữ miêu tả các động tác của các đối thủ trong các trò chơi dân gian - Học sinh: lao đầu chạy, phóng như bay (tập đọc: Hội đua voi ở Tây Nguyên), giữ cho thuyền không bị nghiêng ngả, đi đúng đường đua (chính tả: Hội bơi trải), đánh trước dứ sau, nhấc bổng, loay hoay, lăn xả, đánh ráo riết (tập đọc: Hội vật) Với các từ ngữ học sinh tìm được tôi thường yêu cầu học sinh tập đặt câu để qua đó các em hiểu thêm về nghĩa của từ đồng thời được thấy giá trị biểu cảm của câu văn nếu từ ngữ được dùng hay, chính xác. Loại bài tập này tôi thường đưa xen vào các giờ Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu bằng các câu hỏi nhỏ. b) Làm giàu vốn từ ngữ cho học sinh thông qua việc sưu tầm và sử dụng hợp lí hệ thống tranh ảnh Như chúng ta đã biết, vốn từ ngữ trong cuộc sống là cực kì phong phú. Trong đó từ ngữ được giới thiệu trong các bài học chỉ là một bộ phận nhỏ. Vì vậy song song với công việc hệ thống hoá lại các từ ngữ theo từng chủ điểm từ các bài tập đọc, chính tả, luyện từ và câu tôi đã luôn cố gắng giúp học sinh tự khai thác vốn từ trong cuộc sống bằng cách trong quá trình giảng dạy tôi hết sức quan tâm đến vấn đề sử dụng đồ dùng dạy học. Chẳng hạn khi dạy bài văn Nói về quê hương hay Nói viết về cảnh đẹp đất nước, tôi đã tự sưu tầm và yêu cầu học sinh cùng sưu tầm những tấm ảnh, tờ lịch chụp hình một cảnh đẹp nào đó của đất nước. Các em đã rất hăng hái với công việc này và đã sưu tầm được nhiều tấm ảnh có giá trị. Ví dụ: ảnh Hồ Gươm, Sa Pa, Đà Lạt,… Từ những tranh ảnh đó, tôi giúp các em khai thác vốn từ ngữ thông qua các câu hỏi, bài tập nhỏ. Chẳng hạn với bức tranh Hồ Gươm, tôi yêu cầu học sinh tìm những từ ngữ để miêu tả mặt hồ, cầu Thê Húc, hàng liễu ven hồ… Từ việc quan sát tranh, các em đã tìm được khá nhiều từ ngữ hay: + Tả mặt hồ: trong xanh, lăn tăn gợn sóng, phẳng lặng, in bóng mây trời 10 [...]... sự việc xảy ra xung quanh các em Điều này không những rèn cho học sinh thói quen tư duy mà còn rèn cho học sinh 19 khả năng diễn đạt ý của mình bằng câu văn Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp các em viết văn tốt hơn III HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN: Rèn kĩ năng viết văn miêu tả ngắn cho học sinh lớp 3 là góp phần giúp học sinh học tốt phân môn Tập làm văn nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung, trau... cao chất lượng dạy và học phân môn Tập làm văn tại lớp tôi giảng dạy KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Những bài học kinh nghiệm: 20 Dạy học phân môn Tập làm văn như thế nào cho hiệu quả là một vấn đề khó và phức tạp, cần phải từng bước trả lời và tháo gỡ Dạy học nội dung viết văn miêu tả ngắn theo chủ điểm cho học sinh lớp 3 không nằm ngoài quy luật đó Việc học sinh viết được một đoạn văn theo chủ điểm đòi... điểm cho học sinh lớp 3 mà nó còn là định hướng cho việc các em tự học tập và rèn luyện nữa Vì vậy mà giáo viên cần có những biện pháp động viên, giúp đỡ kịp thời đối với những học sinh yếu và những học sinh có những hiểu biết tốt về các chủ đề, có những tiến bộ trong học tập 2 Ý nghĩa của sáng kiến: Sáng kiến không chỉ góp phần cung cấp một cái nhìn khái quát về nội dung dạy học Tập làm văn lớp 3 nói... thêm các biện pháp khác cho phong phú nhằm nâng cao hiệu quả dạy học tập làm văn cho học sinh Việc đưa các biện pháp đã nêu vào dạy học không chỉ có ý nghĩa thiết thực trong dạy học Tập làm văn lớp 3 nói riêng mà còn có ý nghĩa trong việc mở ra hướng nghiên cứu tìm ra các giải pháp cụ thể trong việc dạy học các nội dung cụ thể của phân môn Tập làm văn ở các khối lớp khác 3 Những đề xuất, kiến nghị: Đối... trong học tập cho các em - Trong quá trình giảng dạy phân môn Tập làm văn lớp 3, khi rèn kĩ năng viết văn miêu tả ngắn cho học sinh, giáo viên cần vận dụng một cách khéo léo linh hoạt và tổng hợp các biện pháp đã nêu nhằm đạt được mục đích dạy học Đối với các cấp quản lí: - Ban giám hiệu và các cấp quản lí cần quan tâm hơn nữa về cơ sở vật chất, đặc biệt là các trang thiết bị dạy học phân môn Tập làm văn. .. dẫn học sinh diễn đạt câu văn ngắn gọn, sinh động, giàu hình ảnh a) Hướng dẫn học sinh viết câu văn ngắn gọn, sáng sủa Để giúp học sinh có thói quen viết câu văn ngắn gọn thì khi gặp các câu văn học sinh viết rườm rà, tối nghĩa tôi thường cho sửa ngay Ví dụ: Khi viết về cảnh đẹp đất nước, có học sinh đã viết: Hà Nội có một cái hồ rất đẹp đó là Hồ Gươm rất đẹp Để sửa cho học sinh tôi đã gợi ý bằng một... chữa bài cho học sinh là việc làm rất quan trọng, nó không chỉ giúp cho các em tránh được các lỗi thông thường trong khi viết văn mà còn bồi dưỡng khả năng viết văn cho các em Hơn thế, nó còn giúp các em có khả năng nhận xét bài viết của bạn từ đó rút kinh nghiệm cho bản thân 17 Tuy nhiên, như chúng ta đã biết chương trình tập làm văn lớp 3 không có riêng một tiết chữa bài cho từng bài Mỗi bài văn dạng... động đến học trò nhiều mặt: được quan sát hình ảnh thực, âm thanh sống động; học sinh như được hoà mình vào các hoạt động nghệ thuật, lễ hội…và các em còn được nâng cao hiểu biết, tạo cho các em thói quen quan sát, nhận xét, gây hứng thú cho học sinh trong quá trình học phân môn Tập làm văn Đây chính là những cơ sở thuận lợi giúp cho học sinh viết văn tốt hơn 3 Biện pháp thứ ba Hướng dẫn học sinh diễn... trò chuyện ríu rít trên cành cây Sau đó tôi cho học sinh so sánh hai câu văn để học sinh thấy biện pháp nhân hoá có tác dụng như thế nào và chú ý sử dụng trong quá trình viết văn 4 Biện pháp thứ tư: Chú trọng khâu chữa bài cho học sinh Khi viết văn, học sinh thường không chỉ mắc một loại lỗi mà các lỗi của học sinh thường rất đa dạng và nếu không được chữa một cách cẩn thận thì việc tái mắc lỗi là điều... dạy viết văn miêu tả ngắn theo chủ điểm nói riếng mà còn đề ra được các biện pháp cụ thể trong dạy học để rèn các kĩ năng cho học sinh khi viết bài, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Những vấn đề được trao đổi trong đề tài góp phần làm sáng rõ hơn việc dạy các nội dung cụ thể trong dạy học Tập làm văn ở Tiểu học Thông qua đó, các đồng nghiệp có thể áp dụng và cùng trao đổi, bổ sung thêm các biện . của học sinh + Đề xuất các biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả ngắn theo chủ điểm cho học sinh lớp 3. - Phạm vi nghiên cứu: Các biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả ngắn theo chủ điểm cho. luận và thực tiễn của việc dạy học phân môn Tập làm văn lớp 3 ở tiểu học, tôi đề xuất các biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả ngắn theo chủ điểm cho học sinh. 3. NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN. làm văn. 6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu có những biện pháp cụ thể rèn kĩ năng viết văn miêu tả ngắn theo chủ điểm cho học sinh lớp 3 thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập làm văn

Ngày đăng: 12/10/2014, 17:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan