THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SAU KHI DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA Ở HUYỆN KIM BẢNG TỈNH HÀ NAM

93 810 3
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ  SỬ DỤNG ĐẤT SAU KHI DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA  Ở HUYỆN KIM BẢNG TỈNH HÀ NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, trong sản xuất nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì thay thế được, đất nông nghiệp là nguồn lực quyết định để người nông dân tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Đất đai là nguồn tài nguyên có giới hạn, có vị trí cố định trong không gian, không thể di chuyển được theo ý muốn chủ quan của con người. Đất đai có vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ĐINH XUÂN THÔNG THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SAU KHI DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA Ở HUYỆN KIM BẢNG TỈNH HÀ NAM CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI MÃ SỐ: 60 62 16 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. NGUYỄN KHẮC THỜI HÀ NỘI - 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. T¸c gi¶ luËn v¨n Đinh Xuân Thông 2 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thày giáo PGS.TS Nguyễn Khắc Thời giảng viên trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - người đã hướng dẫn, giúp đỡ rất tận tình trong thời gian tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Tài nguyên và Môi trường đã giảng dạy, đóng góp ý kiến, tạo điều kiện cho tôi học tập và hoàn thành luận văn của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn UBND huyện Kim Bảng, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Kim Bảng, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn UBND, cán bộ địa chính, các hộ gia đình thuộc các xã Kim Bình, Khả Phong, Đồng Hóa huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam đã giúp đỡ tôi trong việc cung cấp tài liệu của địa phương, của các hộ gia đình để tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn này./. Tác giả luận văn Đinh Xuân Thông 3 MỤC LỤC 4 DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 5 DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang 6 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Chú giải BCĐ : Ban chỉ đạo CĐRĐ : Chuyển đổi ruộng đất CN - TTCN : Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp CNH - HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hoá ĐBSH : Đồng bằng sông Hồng DĐĐT : Dồn điền đổi thửa GCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất GO : Giá trị sản xuất HĐND : Hội đồng nhân dân HTXNN : Hợp tác xã nông nghiệp IC : Chi phí trung gian MI : Thu nhập hỗn hợp MTTQ : Mặt trận tổ quốc NLN : Nông lâm nghiệp SDĐ : Sử dụng đất SXNN : Sản xuất nông nghiệp TDTT : Thể dục – Thể thao TW : Trung ương UBND : Uỷ ban nhân dân VA : Giá trị gia tăng XHCN : Xã hội chủ nghĩa 7 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, trong sản xuất nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì thay thế được, đất nông nghiệp là nguồn lực quyết định để người nông dân tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Đất đai là nguồn tài nguyên có giới hạn, có vị trí cố định trong không gian, không thể di chuyển được theo ý muốn chủ quan của con người. Đất đai có vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Trong công cuộc cải cách kinh tế nông nghiệp nông thôn, Đảng và Nhà đã có hàng loạt chính sách mới về đất đai nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, giải quyết vấn đề lương thực của cả nước, điển hình là Luật đất đai năm 1993, Nghị định số 64/1993/CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ quy định việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp. Với chính sách mới về quyền sử dụng đất đã làm thay đổi hoàn toàn quan hệ sản xuất ở nông thôn, người nông dân đã thực sự trở thành người chủ mảnh đất của riêng mình - đó là động lực cho sự phát triển vượt bậc của nền nông nghiệp sau giải phóng miền Nam. Sản xuất nông nghiệp từ tự cung tự cấp sang đa dạng hàng hoá, hướng mạnh ra xuất khẩu. Một số hàng hoá nông nghiệp đã vươn lên cạnh tranh mạnh và có vị thế trên thị trường thế giới, đem lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân như gạo, cà phê, hạt điều, cá, tôm. Vai trò to lớn của việc giao chia ruộng đất cho hộ nông dân như đã nói trên là không thể phủ nhận. Song với bối cảnh ngày nay, đất nước đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong môi trường hội nhập kinh tế quốc tế, ngành nông nghiệp không những có nhiệm vụ quan trọng là đảm bảo an ninh lương thực quốc gia mà còn phải đảm bảo tối đa nguyên liệu cho ngành công nghiệp, tăng khối lượng nông sản xuất khẩu. Nhưng trên thực tế, khi chia ruộng đất cho nông dân theo tình thần của Nghị định 64/CP của Chính phủ, đã thực hiện phương châm công bằng xã hội, ruộng tốt cũng như ruộng xấu, ruộng xa cũng như ruộng gần được tính chia đều trên một nhân khẩu cho các gia đình, dẫn đến tình trạng ruộng đất bị phân tán manh mún, không thể đáp ứng nhu cầu phát triển của nền nông nghiệp trong thời kỳ đổi mới. Sự manh mún ruộng đất đã dẫn đến tình trạng chung là hiệu quả của sản xuất thấp, hạn chế khả năng đổi mới và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tình rạng manh mún phân tán ruộng đất còn gây nên những khó khăn trong quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất. Để khắc phục tình trạng manh mún phân tán ruộng đất như đã nói trên, thì việc dồn đổi ruộng đất nhiều ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn, liền khu, liền khoảnh là việc làm hết sức cần thiết, đáp ứng được đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới, xây dựng một nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng, đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân khai thác sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả, đồng thời nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Từ đó, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra chủ trương "Dồn điền đổi thửa" để việc quản lý và sử dụng đất có hiệu quả hơn. Thời gian qua một số tỉnh đã thực hiện khá tốt công tác dồn điền đổi thửa như tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội), Hoà Bình, Bắc Ninh, …… Tuy nhiên cũng có những địa phương chưa thành công, mức độ thành công ở mỗi địa phương là khác nhau. Vậy nên cần phải có những nghiên cứu nhằm đánh giá và tổng kết lại các kinh nghiệm, những vấn đề tồn tại của các địa phương đã thực hiện việc dồn đổi ruộng đất để đưa ra những kiến nghị hữu ích cho các địa phương khác thực hiện việc dồn đổi ruộng đất được hiệu quả hơn. 8 Tỉnh Hà Nam nằm trong khu vực đồng bằng sông Hồng là tỉnh sớm triển khai việc giao đất cho hộ gia đình sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp. Hệ quả là sau khi chia ruộng, bình quân mỗi hộ nông dân nhận trên 12 mảnh ruộng. Có thửa diện tích chỉ có 50 m 2 nên việc đầu tư cho sản xuất bị hạn chế năng suất thấp, chí phí lao động cao vì vậy hiệu quả không cao. Năm 1999 Thường trực tỉnh ủy Hà Nam đã chỉ đạo làm điểm mô hình chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp ở 3 xã thuộc 3 huyện trên địa bàn tỉnh. Năm 2000 Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hà Nam ban hành Chỉ thị số 15/TU ngày 04/5/2000 Về việc chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp nhằm khắc phục tình trạng manh mún, phân tán ruộng đất; UBND tỉnh Hà Nam ban hành Kế hoạch số 08/KH-UB ngày 10/5/2000 về tổ chức chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp nhằm khắc phục tình trạng manh mún, phân tán ruộng đất. Sau hơn 1 năm thực hiện việc dồn điền đổi thửa thì mỗi hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn còn trung bình 3-4 thửa, diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp, trong khi số thửa ruộng vẫn còn nhiều như vậy nên dù ruộng đã liền vùng, liền khoảnh nhưng số hộ có ruộng liền khoảnh rộng trên một mẫu không nhiều. Sau khi có Chỉ thị số 15/TU ngày 04/5/2000 của Ban Thường vụ tỉnh ủy về khuyến khích phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh, trong qúa trình dồn điền, đổi thửa cùng với việc mỗi hộ được dồn đổi theo quy định thì các hộ đã chú ý đến việc tự dồn đổi cho nhau để những hộ mạnh dạn, có ý chí, nghị lực, ham làm giàu đề nghị cấp có thẩm quyền cho phép chuyển đổi sang làm mô hình kinh tế trang trại Từ một nền nông nghiệp sản xuất nhỏ, phân tán, thu nhập thấp, với những giải pháp phù hợp, đến nay sản xuất trên địa bàn tỉnh dần hình thành các vùng chuyên canh, thâm canh tập trung, số lượng, chất lượng sản phẩm nông nghiệp từng bước đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hóa và xuất khẩu. Năm 2010, giá trị thu nhập bình quân 1ha canh tác đạt gần 80 triệu đồng, đặc biệt có mô hình đạt 100-120 triệu đồng/ha. Toàn tỉnh có trên 5.000 mô hình trang trại, gia trại, trong đó có 250 trang trại đạt tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và PTNT và Tổng cục Thống kê. Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh, trong đó khâu làm đất đạt 90%, khâu vận chuyển đạt 90%. Cơ giới hóa trong thu hoạch được áp dụng ngày càng nhiều ở các vùng nông thôn như máy gieo sạ lúa, máy gặt đật liên hợp Nhiều diện tích được chuyển sang các vùng chuyên canh trồng trọt, chăn nuôi như trồng hoa, cây cảnh, cây ăn quả cây công nghiệp, cây dược liệu, cây hương liệu, vùng chăn nuôi tập trung những kết quả đã đạt được đó nhờ có hiệu quả của công tác dồn điền, đổi thửa. Tuy nhiên, trong công cuộc xây dựng nông thôn mới hiện nay, công tác dồn điền đổi thửa tuy đã bớt phần manh mún nhưng mới chỉ là bước khởi đầu quy mô diện tích hiện tại chưa đủ để có một nền sản xuất nông nghiệp theo 9 hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sau một thời gian thực hiện công tác dồn điền, đổi thửa đến nay, tỉnh Hà Nam chưa có một chuyên đề hoặc một công trình hay đề tài nào nghiên cứu cụ thể, chi tiết đánh giá về hiệu quả sử dụng đất của hộ nông dân, quy mô tích tụ diện tích đất ở các mô hình sản xuất sau khi dồn điền đổi thửa trên địa bàn tỉnh Hà Nam một cách bài bản và khoa học, để từ đó áp dụng vào thực tế. Xuất phát từ những lý do nêu trên được sự đồng ý của Khoa Tài nguyên và Môi trường – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội và sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Khắc Thời tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sau khi dồn điền đổi thửa ở huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam” 2. Mục đích nghiên cứu - Đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp. - Đề xuất những giải pháp chủ yếu liên quan đến vấn đề tập trung ruộng đất nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp. 3. Yêu cầu - Đánh giá được những ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, đến công tác quản lý Nhà nước về đất đai. - Đề xuất được các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. 10 [...]... của huyện - Đặc điểm địa hình - Đặc điểm khí hậu, thời tiết - Dân số và lao động - Tình hình kinh tế 2.2.2 Thực trạng và quá trình dồn điền đổi thửa ở huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam - Cơ sở pháp lý tiến hành dồn điền đổi thửa - Thực trạng ruộng đất trước khi dồn đổi - Quá trình tổ chức thực hiện dồn điền, đổi thửa - Đánh giá kết quả đạt được của công tác dồn điền, đổi thửa 2.2.3 Ảnh hưởng của công tác dồn. .. DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Phạm vi nhiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác dồn điền đổi thửa và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trước và sau thực hiện công tác dồn điền, đổi thửa ở huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam 2.2 Nội dung nghiên cứu 2.2.1 Điều tra đánh giá khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. .. công tác dồn điền, đổi thửa đến sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu 2.2.4 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sau khi thực hiện chính sách dồn điền, đổi thửa 2.2.5 So sánh hiệu quả trước và sau khi dồn điền, đổi thửa về kinh tế, xã hội, môi trường 2.2.6 Đề xuất các giải pháp thực hiện liên quan đến vấn đề tập trung ruộng đất nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp - Giải pháp về chính... tìm phương thức sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả hơn Luật đất đai năm 1993 được tiếp tục sửa đổi, bổ sung vào các năm 1998, năm 2001 và đặc biệt sau 10 năm thực hiện Luật đất đai 1993 được sửa đổi căn bản vào năm 2003, trong đó phân định rõ hơn quyền và nghĩa vụ của cả Nhà nước và nông dân sử dụng đất nông nghiệp Với việc ban hành Luật đất đai năm 2003, Nhà nước ta đã đặt nền tảng pháp lý cơ bản cho... Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2003) 1.2.3 Nghiên cứu việc dồn điền đổi thửa ở Việt Nam - Khái niệm về dồn điền đổi thửa: là tập hợp, dồn đổi các thửa ruộng nhỏ thành các thửa ruộng lớn, trái ngược với việc chia các mảnh ruộng to thành nhiều mảnh ruộng nhỏ Có hai cơ chế chủ yếu để thực hiện dồn điền đổi thửa: Một là để cho thị trường ruộng đất và các nhân tố phi tập trung tham gia vào, Nhà nước chỉ... và UBND tỉnh, khi rút kinh nghiệm công tác dồn điền, đổi thửa, các địa phương đều đưa ra kết luận công tác dồn điền, đổi thửa nên áp dụng ở những vùng mà manh mún đất đai đang là vấn đề lớn và không có mâu thuẫn về đất đai Điều đó có nghĩa dồn điền, đổi thửa không nên dẫn đến những mâu thuẫn mới liên quan đến đất đai Nguyên tắc quan trọng nhất trong dồn điền, đổi thửa là các hộ nông dân tự nguyện đổi. .. lĩnh vực quản lý đất đai và các chuyên gia kinh 32 tế nông nghiệp, chuyên gia trồng trọt nhằm đánh giá đầy đủ công tác dồn điền đổi thửa và ảnh hưởng của nó đến hiệu quả sử dụng đất 33 Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 3.1.1 Điều kiện tự nhiên huyện Kim Bảng a Vị trí địa lý Huyện Kim Bảng nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Hà Nam cách thành phố Hà Nội 60 km Diện tích tự... xuất khi có giới hạn diện tích đất và yếu tố sản xuất khác Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế sử dụng đất NLN phải gắn liền với hiệu quả kinh tế xã hội của các chủ thể và ngành hàng trong nền kinh tế quốc dân Do vậy tiêu chuẩn hiệu quả sản xuất đất được đánh giá dựa trên quan điểm sử dụng đất tổng hợp bền vững dựa vào các chỉ tiêu đánh giá sau: - Đảm bảo an ninh lương thực và tạo nhiều sản phẩm có giá trị hàng... hưởng lợi khác nhau dẫn đến thay đổi bình quân ruộng đất ở các nhóm xã hội khác nhau - Cơ sở thực tiễn của việc dồn điền, đổi thửa Hơn nửa thế kỷ qua, nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, góp 21 phần đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu lương thực đứng thứ hai trên thế giới và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, nâng cao đời sống cho nông dân, ổn định nông thôn và xây dựng đất. .. kiến, ở Việt Nam, quan hệ sở hữu ruộng đất tồn tại dưới ba hình thức: sở hữu nhà nước; sở hữu làng, xã; sở hữu tư nhân Sở hữu dưới dạng đất công của nhà nước quy định đất đai thuộc quyền sở hữu của nhà vua, hoa lợi do đất đai này mang lại chủ yếu dùng vào việc công như ban thưởng, lễ hội, công trình xây dựng, an ninh, quốc phòng đất công của làng, xã gọi là sở hữu cộng đồng xuất hiện rất sớm ở Việt Nam . đất nông nghiệp trong thời kỳ đổi mới từ năm 1 981 đến nay - Chính sách khoán sản phẩm tới các hộ nông dân trong các HTXNN Ngày 13 tháng 1 năm 1 981 Đảng ra Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương. Thị Minh Châu, 2005) - Chính sách đất nông nghiệp trong thời kỳ tập thể nông nghiệp trước năm 1 981 Công cuộc tập thể hóa được thực hiện từ tháng 8 năm 1955 ở Miền Bắc và sau năm 12 1975 trong. hơn 4 năm thi hành Chỉ thị 100, sản xuất nông nghiệp đã có bước phát triển đáng kể. Trong 5 năm 1 981- 1985, sản lượng quy thóc tăng 27%, năng suất lúa tăng 23,8%, diện tích trồng cây công nghiệp

Ngày đăng: 11/10/2014, 18:01

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 4. Danh sách các thành viên trong gia đình:

  • II. Điều kiện sinh hoạt và sản xuất của gia đình (đánh dấu vào ô tương ứng)

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan