nghiên cứu tác dụng của cao nước “thọ thai” trong điều trị dọa sẩy thai dưới 22 tuần và một số tác dụng không mong muốn của thuốc

166 683 0
nghiên cứu tác dụng của cao nước “thọ thai” trong điều trị dọa sẩy thai dưới 22 tuần và một số tác dụng không mong muốn của thuốc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

B GIO DC V O TO B Y T TRNG I HC Y H NI ************ THI TH HONG OANH NGHIÊN CứU TáC DụNG CủA CAO NƯớC THọ THAI trên thực nghiệm và TRONG ĐIềU TRị DọA SẩY THAI Chuyờn ngnh : Y hc c truyn Mó s: 62.72.60.01 LUN N TIN S Y HC gi hng dn kho hc: PGS.TS. Lờ Th Hin PGS.TS. Nguyn Vit Tin H Ni 2011 1 B GIO DC V O TO B Y T TRNG I HC Y H NI ************ THI TH HONG OANH NGHIÊN CứU TáC DụNG CủA CAO NƯớC THọ THAI trên thực nghiệm và TRONG ĐIềU TRị DọA SẩY THAI Chuyờn ngnh : Y hc c truyn Mó s: 62.72.60.01 LUN N TIN S Y HC gi hng dn kho hc: PGS.TS. Lờ Th Hin PGS.TS. Nguyn Vit Tin H Ni 2011 ĐẶT VẤN ĐỀ Dọa sẩy thai là giai đoạn sớm của quá trình sẩy thai, biểu hiện bằng các triệu chứng ra máu âm đạo (AĐ) và/hoặc đau bụng trong khi CTC đóng kín. Ở giai đoạn này phôi thai vẫn còn sống và chưa bong khỏi niêm mạc tử cung, nếu điều trị sớm thì có thể giữ được thai [2]. Đây là một biến cố thường gặp trong ba tháng đầu thời kỳ thai nghén [2], [9], [10], [22]. Trên thế giới, tỷ lệ dọa sẩy thai khoảng 15-30% [60], [67], [86], ở Việt Nam tỷ lệ này khoảng 20 - 40% [36], [38]. Nguyên nhân của dọa sẩy rất phức tạp, có thể do bố, do mẹ hoặc do thai nhi và có khoảng 20-30% trường hợp không rõ nguyên nhân [2], [9], [22], [46], [76]. Dọa sẩy thai có rất nhiều biến chứng như thiếu máu, nhiễm trùng, sẩy thai, thai chết lưu v.v… làm ảnh hưởng tới sức khoẻ và gây sang chấn tinh thần cho nguời mẹ [63], [85], [86]. Chúng ta cần biết và phát hiện sớm những dấu hiệu của dọa sẩy thai. Điều trị sớm ở giai đoạn này có khả năng giữ được thai và tránh những biến chứng cho mẹ. Nguyên tắc điều trị chủ yếu là để thai phụ nằm nghỉ tuyệt đối, dùng thuốc giảm co cơ tử cung và nếu tìm được nguyên nhân thì điều trị nguyên nhân [2], [4], [10]. Dựa vào biểu hiện lâm sàng, Y học cổ truyền (YHCT) xếp dọa sẩy thai vào các chứng thai động bất an, thai lậu, nhậm thần phúc thống. Nguyên nhân gây ra các chứng bệnh này chủ yếu là do thận hư, khí huyết hư, mạch xung, mạch nhâm không vững chắc. Ngoài ra, uống rượu, phòng dục quá độ, vấp ngã … cũng có thể gây bệnh. Nguyên tắc điều trị chủ yếu theo YHCT là bổ thận, cố xung nhâm, an thai và tuỳ theo từng thể khác nhau mà gia giảm cho phù hợp [34], [44]. Các bậc danh y của YHCT đã đúc rút được nhiều bài thuốc có tác dụng an thai, dưỡng thai như “Thọ thai hoàn”, “Thái sơn bàn thạch thang”, “Bổ thận cố xung thang” [145]. Tại Trung Quốc, Có nhiều nghiên cứu lâm sàng 2 dùng bài thuốc “Thọ thai hoàn” gia vị hoặc kết hợp với một bài thuốc khác để điều trị chứng thai động bất an cho hiệu quả cao [47], [113], [119] nhưng chưa có nghiên cứu nào chỉ dùng đơn thuần bài thuốc này để điều trị. Ở Việt Nam, khoa Phụ bệnh viện YHCT Trung ương và khoa Phụ sản bệnh viện Đa khoa YHCT Hà Nội đã kế thừa kinh nghiệm đó trong điều trị các chứng bệnh này đạt kết quả khả quan nhưng bằng chứng khoa học còn quá ít. Nghiên cứu hồi cứu của Phan Thị Lưu (2008) tại khoa Phụ bệnh viện YHCT Trung ương cho thấy thể bệnh hay gặp là thể thận hư, bài thuốc được dùng nhiều nhất là bài “Thọ thai hoàn” với hiệu quả điều trị đạt 80% [31], [43]. Năm 2010, một nghiên cứu được tiến hành để đánh giá hiệu quả điều trị dọa sẩy thai của bài thuốc cổ phương “Thọ thai hoàn” dưới dạng thang sắc uống tại khoa Phụ sản bệnh viện Đa khoa YHCT Hà Nội. Kết quả: tỷ lệ thành công là 80,7%. Đây là những nghiên cứu bước đầu trên lâm sàng cho thấy bài thuốc có hiệu quả trong điều trị chứng thai động bất an thể thận hư. Trong nghiên cứu này, nhiều thai phụ ngại uống thuốc vì lượng nước thuốc phải dùng nhiều (240ml/24h) trong khi thai phụ thường buồn nôn do tình trạng nghén. Do đó thuốc được cải dạng thành cao nước theo tỷ lệ 1:1 để mỗi lần phải uống ít hơn (100ml/24h). Tuy nhiên, khi cải dạng thuốc có thể tạo ra những hoạt chất mới. Một câu hỏi đặt ra là liệu tác dụng của bài thuốc có thay đổi không? Để có những kết luận có giá trị khoa học, bước đầu tìm hiểu cơ chế tác dụng của bài thuốc và thuận tiện hơn cho người bệnh khi sử dụng, nghiên cứu được tiến hành với hai mục tiêu sau: 1. Đánh giá tác dụng giảm co cơ tử cung, cầm máu của cao nước “Thọ thai” trên thực nghiệm. 2. Nghiên cứu tác dụng của cao nước “Thọ thai” trong điều trị dọa sẩy thai dưới 22 tuần và một số tác dụng không mong muốn của thuốc. 3 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. QUAN NIỆM VỀ DỌA SẨY THAI THEO YHHĐ 1.1.1. Sinh lý thai nghén 1.1.1.1. Sự thụ tinh, làm tổ và phát triển của phôi Thụ tinh là sự kết hợp giữa một giao tử đực là tinh trùng và một giao tử cái là noãn để hình thành một hợp tử có khả năng phát triển rất nhanh gọi là phôi [2]. Sau khi thụ tinh, phôi bắt đầu phân chia và di chuyển theo vòi tử cung xuống tử cung để làm tổ. Trên đường đi, phôi phân bào rất nhanh: từ một tế bào mầm phân chia thành hai tế bào mầm , cuối cùng tạo thành một khối dâu có 16 tế bào. Trong suốt thời gian này, phôi được nuôi dưỡng bằng cơ chế thẩm thấu qua màng trong suốt [2], [19]. Hình 1. Tinh trùng đang bơi về phía noãn [19] Hình 2. Sự thụ tinh phát triển, vận động của phôi từ vòi tử cung về tử cung [19] Sự làm tổ là quá trình phôi vùi mình vào trong niêm mạc tử cung để tiếp tục phát triển khi niêm mạc tử cung đã phát triển đầy đủ để đón nhận phôi. Hiện tượng này chịu tác động của nhiều yếu tố sinh học, hoá học, miễn dịch học đặc biệt là sự có mặt của progesteron [2], [24]. Điều kiện giúp phôi làm tổ là: nội mạc tử cung được chuẩn bị trước để sẵn sàng đón nhận phôi làm tổ, phôi phải ở giai đoạn phôi nang để có những nguyên bào nuôi bao quanh ở bên ngoài tiết enzym tiêu protein, làm lỏng tế bào nội mạc tử cung biến chúng thành chất dinh dưỡng ban đầu cho phôi và giúp cho phôi vùi sâu vào lòng của nội mạc tử cung [9], [19]. 4 Phôi phát triển trong khoảng 2 tuần đầu của thai kỳ, đây là giai đoạn phôi hai lá. Phôi hình đĩa, có hai lá phôi: thượng bì phôi và hạ bì phôi. Ngày thứ 13 sau thụ tinh, phôi có phần đầu và phần đuôi, bản phôi có túi ối ở mặt lưng, túi noãn hoàng ở mặt bụng và toàn bộ phôi nằm lơ lửng trong khoang ngoài phôi. Bắt đầu từ đây, phôi chuyển sang giai đoạn phát triển mới gọi là thai nhi, thai tiếp tục phát triển trong tử cung người mẹ đến khi sinh. Quá trình này chia làm hai thời kỳ: hình thành và sắp xếp tổ chức (tính đến hết tháng thứ 2); thời kỳ hoàn chỉnh tổ chức (từ tháng thứ 3 trở đi) [3]. Như vậy, trong giai đoạn phôi thai, phôi phải vận động rất nhiều để có thể làm tổ và phát triển tốt trong tử cung người mẹ. Nếu phôi không khỏe mạnh, không hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng từ mẹ thì sẽ không bám chắc vào tử cung và phát triển được mà bị chết hoặc sẩy ra ngoài. Đồng thời, niêm mạc tử cung người mẹ cũng phải tăng sinh để giúp phôi làm tổ vững chắc. Quá trình này phụ thuộc rất nhiều vào các nội tiết tố sinh dục, đặc biệt là hCG, progesteron và estrogen. Sự giảm sút nồng độ các chất này sẽ khiến phôi bị chết hoặc sẩy ra ngoài [2], [19]. Trong giai đoạn đầu của thai, bánh rau chưa được biệt hóa hoàn toàn để thực hiện chức năng nuôi dưỡng và bài tiết ra các hormone sinh dục giúp duy trì tình trạng thai nghén. Đồng thời các tổ chức của thai nhi mới được hình thành, chưa phát triển hoàn thiện. Chính vì vậy 4 tháng đầu là giai đoạn thai nhi có nguy cơ cao bị đẩy ra ngoài hoặc chết lưu khi có bất kỳ một tác động không tốt nào đến người mẹ hoặc thai nhi [3]. 1.1.1.2. Những thay đổi sinh lý của bà mẹ trong thời kỳ mang thai * Thay đổi sinh lý Khi có thai, tất cả các bộ phận trong cơ thể người mẹ đều thay đổi để thích nghi với nhiệm vụ mới, thay đổi nhiều và rõ rệt nhất là nội tiết tố. Hai loại nội tiết tố thay đổi nhiều trong khi có thai là hCG (Human Chorionic Gonadotropin) và các steroid. - Human chorionic gonadotropin (hCG) 5 Human chorionic gonadotropin (hCG) chủ yếu do lớp hợp bào trung sản mạc của tế bào lá nuôi bài tiết vào máu mẹ. Nó có hai đơn vị nhỏ là α và β được liên kết với nhau bằng liên kết photsphate. Tính chất sinh học của hCG do βhCG đảm nhiệm [59], [65], [69]. Nồng độ trung bình của βhCG diễn biến như hCG. Trong những tuần đầu, nồng độ βhCG máu tăng gấp đôi sau mỗi 2 ngày, cao nhất vào 10 - 12 tuần sau phóng noãn (100.000-200.000 U/l), sau đó giảm xuống đến 10.000 - 20.000 U/l và kéo dài thành dạng cao nguyên trong khoảng từ tuần thứ 16 đến lúc sinh [2], [19], [97]. - Các steroid Thai nghén chịu ảnh hưởng rất nhiều của nội tiết tố như GnRH (Gonadotropin Releasing Hormone), FSH (Follicule Stimulating Hormon), LH (Luteinizing Hormone), progesteron và estrogen. Trong đó quan trọng nhất là progesteron và estrogen, nồng độ của chúng tăng dần lên trong quá trình thai nghén, đạt mức cao nhất vào tháng cuối của thai kỳ và giảm thấp xuống một cách đột ngột trước khi chuyển dạ đẻ một vài ngày. Các hormon của vỏ thượng thận thai phụ thay đổi không nhiều [2], [19], [26], [71]. * Vai trò của hormone sinh dục đối với thai nghén - Human chorionic gonadotropin (hCG) Đây là một hormon khá quan trọng trong quá trình phát triển của thai. Nó ngăn cản sự thoái hoá của hoàng thể ở cuối chu kỳ kinh nguyệt, kích thích hoàng thể bài tiết ra một lượng lớn progesteron và estrogen trong 3 tháng đầu của thời kỳ thai nghén. Những hormon này sẽ ngăn cản hiện tượng kinh nguyệt, làm cho niêm mạc tử cung tiếp tục phát triển và dự trữ chất dinh dưỡng tạo điều kiện cho phôi làm tổ và phát triển trong niêm mạc tử cung [2], [19], [110]. Chính vì vậy, định lượng các hormon tiết ra trong thai kỳ giúp theo dõi thai, tiên lượng sự phát triển của thai và chẩn đoán dọa sẩy thai [12], [50], [54], [56], [96]. Nồng độ hCG trong máu thai có vai trò quan trọng trong 6 việc điều hòa sự phát triển của thận và cơ quan sinh dục phôi thai ở 3 tháng đầu thai kỳ [19]. Đồng thời hCG còn có ảnh hưởng tới khả năng dung nạp phôi thai của mẹ [106], [109]. - Progesteron Hormon này làm phát triển tế bào màng rụng ở nội mạc tử cung, tăng bài tiết dịch vòi tử cung và niêm mạc tử cung để nuôi dưỡng phôi thai trong thời gian đầu. Progesteron làm giảm co bóp cơ tử cung (do giảm nhạy cảm với oxytocin), giảm trương lực cơ nên cơ tử cung mềm, ngăn cản sẩy thai. Cùng với estrogen làm phát triển cơ tử cung, kích thích các tuyến của nội mạc tử cung chế tiết tạo điều kiện cho phôi làm tổ và phát triển trong tử cung (TC). Ngoài ra, nó ức chế chế tiết chất nhầy cổ tử cung, làm teo niêm mạc âm đạo, phát triển thuỳ và bọc tuyến vú. Do những tác dụng này, người ta gọi progesteron là hormon dưỡng thai. Vì một lý do nào đó mà nồng độ progesteron giảm thì có nguy cơ sẩy thai [2]. - Estrogen Hormon này có vai trò trong việc tăng kích thước và trọng lượng cơ tử cung, làm tăng nhạy cảm của cơ tử cung với oxytocin. Trong thời kỳ đầu của thai kỳ, nồng độ estrogen cao có thể gây tăng co bóp TC khiến thai bị đẩy ra ngoài. Estrogen làm phát triển nội mạc tử cung, kích thích các tuyến của nội mạc tử cung và tổ chức đệm tăng chế tiết, kích thích chất nhầy cổ tử cung chế tiết và thay đổi về tính chất. Hormon này kích thích phân bào, tăng tốc độ sinh sản tế bào ở các mô của thai, phát triển đường sinh dục ngoài khiến thành AĐ mềm và giãn ra, mở rộng lỗ AĐ, giãn khớp mu, giãn dây chằng. Estrogen cùng với progesteron làm cho tuyến vú và mô đệm phát triển [2]. Tất cả những tác dụng trên có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển thai và tạo điều kiện dễ dàng cho sự sổ thai. Vì vậy, trong những tháng đầu của thai kỳ, nếu nồng độ estrogen trong máu mẹ tăng cao sẽ có nguy cơ gây sẩy thai. * Như vậy, quá trình mang thai chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Những yếu tố này đảm bảo cho thai tồn tại và phát triển đồng thời làm cho cơ thể mẹ 7 biến đổi thích nghi với tình trạng mang thai. Mọi bất thường đặc biệt trong ba tháng đầu có thể gây sẩy thai như: bất thường ở tinh trùng hay noãn, yếu tố nội tiết, giải phẫu cơ quan sinh dục mẹ 1.1.2. Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị dọa sẩy thai Sẩy thai là hiện tượng thai bị tống ra khỏi buồng tử cung trước khi thai có thể sống được ở môi trường bên ngoài. Theo Tổ chức y tế thế giới (1997), giới hạn tuổi thai bị sẩy là dưới 20 tuần hay cân nặng dưới 500g, ở Việt Nam thời gian này là 22 tuần. Dọa sẩy thai là giai đoạn sớm của quá trình sẩy thai, biểu hiện bằng ra máu AĐ và/hoặc đau bụng trong khi CTC đóng kín. Ở giai đoạn này thai vẫn còn sống và chưa bong khỏi niêm mạc tử cung, nếu điều trị sớm thì có thể giữ được phôi thai [2], [6], [46], [73], [80]. Theo Charles R. B. Beckmann, tất cả những chảy máu từ tử cung trong nửa đầu thai kỳ, không có nguyên nhân thực thể đều gọi là dọa sẩy thai [60]. 1.1.2.1. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ * Nguyên nhân: có thể do thai, phần phụ của thai hay do mẹ. - Do thai + Bất thường nhiễm sắc thể (NST) Bất thường về cấu trúc hoặc số lượng nhiễm sắc thể là nguyên nhân đứng hàng đầu trong các nguyên nhân gây sẩy thai, nhất là trong những tuần đầu tiên. Phần lớn là bất thường về số lượng NST (86%), nguyên nhân có thể do bố hoặc mẹ [57], [68]. - Bất đồng nhóm máu Rh giữa thai và mẹ Hệ nhóm máu Rh (Rhesus) liên quan nhiều tới các tai biến sản khoa. Hệ nhóm máu này chia các nhóm máu A, B, O, AB thành hai loại: Rh dương (Rh (+)) hoặc Rh âm (Rh (-)). Khi mẹ có Rh (-), con có Rh (+), sẩy thai thường xảy ra từ con thứ 2 trở đi [3], [46]. - Do phần phụ của thai + Bánh rau và dây rau 8 Bánh rau và dây rau có vai trò quan trọng với thai nhi: chuyển máu, oxy, dinh dưỡng vào bào thai Các bệnh lý hay gặp là: bánh rau kém phát triển, nhiễm trùng bánh rau, u dây rau, dây rau bị xoắn, dây rau bị thắt nút [3]. + Nước ối Nước ối có vai trò như một chất đệm, chất dinh dưỡng, bảo vệ và giúp thai nhi phát triển. Bất thường về nước ối có rất nhiều dạng trong đó thiểu ối và đa ối là hay gặp nhất. Thiểu ối có thể do thủng màng ối gây rỉ ối hoặc do thai nhi sản xuất nước ối kém. Đa ối thường gặp ở thai non tháng, đa thai, bệnh lý về đường tiêu hóa hoặc hệ thần kinh [3], [84]. - Nguyên nhân do mẹ + Bất thường ở tử cung Những bất thường ở tử cung chiếm từ 0,1 – 2,5% dân số và gây tỷ lệ sẩy thai cao (41-70%). Dị tật bẩm sinh ở tử cung bao gồm tử cung đôi, tử cung hai sừng, tử cung có vách ngăn, tử cung kém phát triển, polype tử cung Các bất thường khác ở tử cung như: dính buồng tử cung, viêm niêm mạc tử cung, lạc nội mạc tử cung, hở eo tử cung cũng là những nguyên nhân hay gặp gây sẩy thai [3], [64]. + Bệnh buồng trứng U nang buồng trứng, thiểu năng buồng trứng làm thiểu năng hoàng thể, teo hoàng thể sớm gây ra suy giảm estrogen và progesteron. Hội chứng buồng trứng đa nang là một nguy cơ gây vô sinh và sẩy thai [3], [46]. + Nội tiết Các nội tiết tố ở đây chủ yếu là nội tiết tố sinh dục, hay gặp nhất là thiểu năng hoàng thể. Có nhiều nguyên nhân gây thiểu năng hoàng thể như: thiếu FSH, tăng tiết Prolactin và LH, testosteron tăng cao [81], [107]. Ngoài ra, các rối loạn nội tiết khác như: đái tháo đường, cường thượng thận, rối loạn chức năng tuyến giáp cũng có liên quan đến sẩy thai [62], [89]. + Nhiễm trùng Các vi khuẩn như lậu, giang mai, chlamydia, listeria, toxoplasmo hoặc các vi rút như cúm, rubella, sởi, quai bị, viêm não Nhật Bản B, HIV có thể gây dị dạng thai ở 10 tuần đầu và gây sẩy thai [3]. 9 + Nhiễm độc Các hóa chất độc hại như: chì, thủy ngân, thuốc trừ sâu, Dioxin, formandehyde, benzene, tia xạ gây nhiều dị tật bẩm sinh cho thai nhi, sẩy thai hoặc tử vong chu sinh [3]. + Chấn thương Những sang chấn cơ học như: ngã, tai nạn giao thông, phẫu thuật vùng tiểu khung , các tác động vào màng ối trước khi sinh (chọc ối, sinh thiết gai rau lấy mẫu màng đệm ) đều có thể gây sẩy thai. Ngoài ra, những sang chấn về tinh thần cũng có khả năng gây sẩy thai [3]. + Bệnh tự miễn Hiện nay, yếu tố tự miễn có liên quan nhiều đến sẩy thai là kháng thể kháng phospholipid (Antiphospholipid Antibodies - APA) [79]. Ngoài ra còn do các bệnh tự miễn khác như: Lupus, viêm khớp dạng thấp, xơ cứng bì rải rác [3]. + Các bệnh mạn tính Một số bệnh lý toàn thân của người mẹ như: bệnh tim, cao huyết áp, bệnh thận, đái tháo đường, basedow, suy giáp, thiếu máu có thể ảnh hưởng tới quá trình hình thành, phát triển và làm tổ của thai gây sẩy thai [3]. + Do thuốc Việc người mẹ sử dụng thuốc khi đang mang thai có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của bào thai. Các thuốc hay gây bất thường thai: các thuốc kháng sinh (gentamycin, tetracyclin, quinolon …), thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển (captopril, lisinopril), thuốc kháng giáp (Carbimazole), thuốc chống co giật (barbiturate, carbamazepine), thuốc chống trầm cảm (IMAO)… [3]. + Đa thai Quá trình mang đa thai thường có nhiều nguy cơ, đặc biệt song thai một noãn: hai thai dễ dính vào nhau gây quái thai, ngôi thai bất thường [3] - Không rõ nguyên nhân Hiện nay trên thế giới cũng như ở nước ta chỉ biết được 30% đến 50% nguyên nhân của các sẩy thai, còn lại không rõ nguyên nhân mà chỉ có các yếu tố thuận lợi (yếu tố nguy cơ) [46]. 10 [...]... tượng nghiên cứu của các tác giả này là các thai phụ bị chứng thai động bất an ở tất cả các thể theo YHCT chứ không chọn dùng một thể thận hư như trong nghiên cứu này 1.4 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU DỌA SẨY THAI 1.4.1 Trên thế giới 35 Có rất nhiều nghiên cứu về nguyên nhân, yếu tố nguy cơ, hình ảnh siêu âm, biến chứng và điều trị Tannirandorn Y và cs, nghiên cứu 87 bệnh nhân dọa sẩy thai đã có hoạt động tim thai, ... thang” điều trị 60 thai phụ 36 dọa sẩy thai tại khoa Phụ bệnh viện YHCT Trung ương, tỷ lệ thành công là 85% [37] Dương Văn Trường nghiên cứu hồi cứu 1024 thai phụ dọa sẩy thai dưới 12 tuần, kết quả : tỷ lệ thành công là 86,1% và 84,6% [45] Phan Thị Lưu nghiên cứu hồi cứu 72 thai phụ dọa sẩy thai điều trị tại bệnh viện YHCT Trung ương Kết quả : tỷ lệ thành công 80,6% [31] Nguyễn Thị Thúy nghiên cứu 330 thai. .. nghiên cứu tác dụng chung của bài thuốc mà mới chỉ có các nghiên cứu riêng về từng vị thuốc Kết quả 34 nghiên cứu cho thấy Thỏ ty tử có tác dụng tăng nội tiết tố sinh dục, Tục đoạn và A giao tăng hấp thu canxi, tăng khối lượng xương và tạo máu, Tang ký sinh giãn cơ trơn, an thần, hạ HA, thích hợp để điều trị dọa sẩy thai 1.3.2 Các nghiên cứu về bài thuốc “Thọ thai hoàn” Có nhiều công trình nghiên cứu về... nghiên cứu về thuốc YHCT thường áp dụng với tất cả các thể thai động bất an và hầu hết là những đánh giá bước đầu trên lâm sàng, chưa định lượng được nội tiết tố nuôi thai và chưa tìm hiểu cơ chế tác dụng của thuốc Trần Thị Sơn Trà nghiên cứu 100 thai phụ dọa sẩy thai điều trị tại bệnh viện Phụ sản Trung ương cho rằng siêu âm, xét nghiệm βhCG và progesterone máu có giá trị chẩn đoán và tiên lượng trong. .. gia vị “Thọ thai hoàn” điều trị 240 trường hợp thai động bất an, kết quả: 95% khỏi hẳn, không có tác dụng không mong muốn [113] Đặng Xuân Hà lấy “Thọ thai hoàn” hợp với “Trợ khí bổ lậu thang” điều trị 218 trường hợp thai động bất an Kết quả: khỏi 179 trường hợp, chiếm 82,1%; chuyển biến tốt 21 trường hợp chiếm 9,6% [119] Nguyễn Thị Bạch Yến nghiên cứu 45 thai phụ bị chứng thai động bất an và hoạt thai, ... do u xơ… Tuy nhiên, trên thực tế một số căn nguyên không thể khắc phục điều trị được như rối loạn nhiễm sắc thể, dị dạng tử cung [3], [22] Theo chuẩn quốc gia 2007 về chăm sóc sức khỏe sinh sản thì nguyên tắc điều trị là điều trị triệu chứng và điều trị nguyên nhân [6] * Điều trị triệu chứng Hai dấu hiệu nổi bật trong dọa sẩy thai là đau bụng và ra máu AĐ Vì chảy máu trong trường hợp này là do tăng... nhỏ nên để điều trị triệu chứng, thầy thuốc thường chỉ định cho thai phụ nằm nghỉ tại giường, dùng thuốc giảm co bóp cơ tử cung - Nằm nghỉ tại giường Nhiều tác giả nghiên cứu về liệu pháp này và cho các kết quả không giống nhau Theo Giovani M và cs thì không có sự khác biệt về hiệu quả điều trị giữa những thai phụ dọa sẩy áp dụng liệu pháp nằm nghỉ tại giường với những thai phụ không áp dụng liệu pháp... nhóm: nhóm chứng 15 thai phụ, uống “Tư thận dục thai hoàn”; nhóm nghiên cứu 30 thai phụ, uống “Thọ thai hoàn gia vị” Sau 30 ngày điều trị, kết quả: cả hai thuốc đều có hiệu quả điều trị, tỷ lệ có hiệu quả đều trên 90%; “Thọ thai hoàn” làm tăng nồng độ βhCG máu và giảm nồng độ β- Endorphin một cách rõ rệt [47] Các nghiên cứu đã có trên lâm sàng thường dùng bài “Thọ thai hoàn” gia vị chứ không dùng nguyên... chắc và phát triển không ngừng trong bào cung của mẹ đến ngày sinh nở 1.2.2 Dọa sẩy thai theo YHCT 1.2.2.1 Khái niệm Dọa sẩy thai là bệnh danh của YHHĐ Dựa vào các biểu hiện lâm sàng chính mà chúng được xếp vào các chứng Thai động bất an”, Thai lậu”, “Bào lậu”, “Tiểu sản”… của YHCT Có thai chưa đầy 28 tuần tuổi, bào thai tự sa ra ngoài, không còn khả năng sinh tồn nữa gọi là “Tiểu sản” Nếu tiểu sản trong. .. nhân bị sẩy thai trước 20 tuần (3,4%) [102] Theo nghiên cứu bệnh - chứng của Ball RH và cs, DDMN là 1,3% trong tổng số thai phụ và chiếm gần 20% ở những người có ra máu AĐ, tỷ lệ sẩy thai ở nhóm bệnh là 9,3% (OR=2,8; 95% CI 1,7-7,4) [51] Pedersen JF và Mantoni M nghiên cứu 342 thai phụ có chảy máu AĐ từ tuần thứ 9-20 có dấu hiệu thai sống trên SA, 18% có DDMN trên SA cho thấy DDMN trên SA ở những thai . nước “Thọ thai trong điều trị dọa sẩy thai dưới 22 tuần và một số tác dụng không mong muốn của thuốc. 3 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. QUAN NIỆM VỀ DỌA SẨY THAI THEO YHHĐ 1.1.1. Sinh lý thai nghén 1.1.1.1 dụng, nghiên cứu được tiến hành với hai mục tiêu sau: 1. Đánh giá tác dụng giảm co cơ tử cung, cầm máu của cao nước “Thọ thai trên thực nghiệm. 2. Nghiên cứu tác dụng của cao nước “Thọ thai . hoàn” với hiệu quả điều trị đạt 80% [31], [43]. Năm 2010, một nghiên cứu được tiến hành để đánh giá hiệu quả điều trị dọa sẩy thai của bài thuốc cổ phương “Thọ thai hoàn” dưới dạng thang sắc

Ngày đăng: 10/10/2014, 23:49

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • TIẾNG VIỆT

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan