Bài tập cá nhân quản trị tài chính

15 515 0
Bài tập cá nhân quản trị tài chính

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đồng tiền chung là một đồng tiền được sử dụng chung cho các quốc gia thành viên, các quốc gia để được là thành viên trong khối nước sử dụng đồng tiền chung cần thoả mãn các điều kiện mà khối thành viên quy đinh. Khi gia nhập đồng tiền chung các quốc gia sẽ được hưởng nhận lợi ích cũng như những thách thức mà đồng tiền này mang lại

Bài tập cá nhân – Môn : Tài chính doanh nghiệp BÀI TẬP CÁ NHÂN Môn: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP QUỐC TẾ Họ tên: Lê Minh Tùng Chữ ký : …………………………… Ngày sinh: Lớp : Đề tài: “ VIỄN CẢNH TÀI CHÍNH CHO VIỆT NAM ” 1 Bài tập cá nhân – Môn : Tài chính doanh nghiệp MỤC LỤC N I DUNG NGHIÊN C UỘ Ứ 3 1. Lý thuyết về đồng tiền chung Euro 3 1.1 Khái niệm về đồng tiền chung 3 1.2 Ý tưởng thiết lập đồng tiền chung Euro 4 Giai đoạn hình thành đồng Euro 5 1.4 Tác động của các quyết định của Ngân hàng Trung Ương Eurozone tới các doanh nghiệp trong nước tại Việt Nam; 7 1.4.1 Thuận lợi 7 1.4.2 Khó khăn 8 2. Tác động toàn cầu tới các doanh nghiệp và ngành nghề 9 3. Tác động tới giá trị cổ đông và sự thịnh vượng của các công ty chịu ảnh hưởng nhiều nhất 11 4. Các tác động chính trị ngắn, trung và dài hạn có thể ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp tại Việt Nam 12 DANH M C TÀI LI U THAM KH OỤ Ệ Ả 15 2 Bài tập cá nhân – Môn : Tài chính doanh nghiệp NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Lý thuyết về đồng tiền chung Euro 1.1 Khái niệm về đồng tiền chung Các quốc gia, dân tộc đang chuẩn bị hành trang cho một kỷ nguyên mới mà một trong các đặc trưng cơ bản là xu hướng hợp tác, liên kết giữa các Quốc gia để giải quyết các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và môi trường mang tính chất toàn cầu. Ngày nay trong quá trình phát triển của mình, các quốc gia trên thế giới đang từng bước tạo lập nên các mối quan hệ song phương và đa phương nhằm từng bước tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế với nhiều mức độ khác nhau, đem lại lợi ích thiết thực cho mỗi bên. Chính các liên kết kinh tế quốc tế là biểu hiện của xu hướng toàn cầu hoá khu vực hoá đang diễn ra hết sức sôi động trong những năm gần đây. Liên kết kinh tế quốc tế chính là sự thành lập một tổ hợp kinh tế quốc tế của các nước thành viên nhằm tăng cường phối hợp và điều chỉnh lợi ích giữa các bên tham gia, giảm bớt sự khác biệt về điều kiện phát triển giữa các bên và thúc đẩy Quan hệ kinh tế quốc tế phát triển cả bề rộng và chiều sâu. Quá trình Liên kết kinh tế quốc tế đưa tới việc hình thành một thực thể kinh tế mới ở cấp độ cao hơn với các mối Quan hệ kinh tế quốc tế phức tạp và đa dạng. Một trong những kết quả của quá trình liên kết là tạo lập được một đồng tiền chung của Các quốc gia thành viên (hoặc nếu không là một hệ thống tỷ giá hối đoái cố định không thể điều chỉnh, biên độ dao động bằng 0 và khả năng chuyển đổi vô hạn giữa các đồng tiền của khu vực); đồng tiền chung được hình thành khi: - Cần có tự do các dòng di chuyển vốn; và khi đồng tiền này ra đời thì dòng di chuyển vốn của các thành viên trong khu vực hoàn toàn không bị ràng buộc và tự do. Hình thành một hệ thống ngân hàng trung ương, tổ chức theo kiểu của Hệ thống Dự trữ Liên bang; Ngân hàng Trung Ương này sẽ là cơ quan điều hành và đề ra các chính sách tiền tệ đối với khu vực. - Thành lập một "trung tâm quyết định chính sách kinh tế" chịu trách nhiệm tập trung . Điều chỉnh kinh tế của các nước thành viên để hội nhập theo các tiêu chí thống nhất lại với nhau. - Cuối cùng, khi đồng tiền chung được hình thành thì các nước thành viên sử dụng đồng tiền này được gọi là nên Liên minh tiền tệ - Một hình thức cao nhất của liên kết kinh tế Quốc tế. 3 Bài tập cá nhân – Môn : Tài chính doanh nghiệp “Đồng tiền chung là một đồng tiền được sử dụng chung cho các quốc gia thành viên, các quốc gia để được là thành viên trong khối nước sử dụng đồng tiền chung cần thoả mãn các điều kiện mà khối thành viên quy đinh. Khi gia nhập đồng tiền chung các quốc gia sẽ được hưởng nhận lợi ích cũng như những thách thức mà đồng tiền này mang lại” 1.2 Ý tưởng thiết lập đồng tiền chung Euro Thực ra, mong muốn có một đồng tiền chung đã hình thành từ lâu ở Châu Âu, vào khoảng thế kỷ 19 với nền tảng là sự ra đời của Liên minh tiền tệ Latinh, Liên minh tiền tệ Đức, Bản vị vàng… Tuy vậy, chính sự mất ổn định tiền tệ trong những năm 1920 và 1930 đã làm cho nhu cầu về một đồng tiền chung trở nên ngày càng mạnh mẽ. Tuy nhiên, khi thị trường chung Châu Âu được thành lập vào thập niên 1950 thì Liên minh tiền tệ vẫn chưa được lưu tâm đến trong các chương trình nghị sự mặc dù các nước Châu Âu đã xác định tỷ giá là một trong những vấn đề mang lại lợi ích chung. Trong thời gian này, Hệ thống tỷ giá cố định Bretton Woods vẫn đang tồn tại và gây ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế thế giới. Năm 1962 Ủy ban Châu Âu cũng đã tranh thủ đề xuất việc hình thành một đồng tiền chung. Cuối những năm 1960, những cuộc tranh luận về kinh tế và chính trị ở Châu Âu đã bắt đầu xoay quanh vấn đề tỷ giá, một phần là do những thất bại liên tiếp của Hệ thống Bretton Woods trong việc duy trì sự ổn định tiền tệ. Việc Pháp và Đức lần lượt phá giá đồng FR và DM của mình trong những năm 1969 đã đê dọa sự ổn định của các đồng tiền Châu Âu khác đến mức Thủ tướng Đức lúc đó là ông W. Brandt đã đề nghị phải khôi phục lại các kế hoạch về Liên minh tiền tệ Châu Âu. Kế hoạch của Thủ tướng Brandt đã được Thủ tưởng Lúc-xăm-bua, ông P. Werner, đưa vào báo cáo Werner. Báo cáo này năm 1970 đã lần đầu tiên sử dụng Thuật ngữ Liên minh kinh tế và Tiền tệ (EMU – Economic and Monetary Union). Kế hoạch thành lập một đồng tiền chung Châu Âu do Thủ tướng Werner đưa ra bao gồm hai giai đoạn: Giai đoạn 1: Liên kết các đồng tiền của các nước EEC vào một đơn vị tiền tệ thống nhất gọi là “Đơn vị tiền tệ Châu Âu – ECU”. Phối hợp chính sách giữa các nước Tây Âu trong việc giải quyết các vấn đề tiền tệ. Giai đoạn 2: Biến ECU thành đồng tiền chung sử dụng song song với các đồng tiền quốc gia làm đồng tiền dự trữ và thanh toán trong EEC và sau đó là trên phạm vi quốc tế. 4 Bài tập cá nhân – Môn : Tài chính doanh nghiệp Năm 1971, các nhà lãnh đạo Châu Âu đã phê chuẩn báo cáo Werner nhưng ngay sau đó nó đã bị gạt sang một bên vì sự sụp đồ của Hệ thống Bretton Woods. Không nản chí, Châu Âu đã nhanh chóng cho ra đời một hệ thống gắn với các đồng tiền của các nước thành viên với DM gọi là “con rắn trong đường hầm”. Tuy nhiên, hệ thống này hoạt động không mấy suôn sẻ. Nước Anh gia nhập hệ thống này vào tháng 05/ 1972 song chỉ 6 tuần sau đó rút khỏi hệ thống. Cả Pháp và Đức, cả 2 nước chủ chốt, cũng đều rút khỏi hệ thống này hai lần. Vào năm 1978, khi không còn dấu hiệu về khả năng quay lại chế độ tỷ giá cố định thì những cố gắng của Châu Âu đi tìm sự ổn định tiền tệ đã hình thành nên Hệ Thống Tiền Tệ Châu Âu (EMS). Năm 1979, tất cả các nước thành viên trừ Anh đều tham gia cơ chế tỷ giá của EMS. Cơ chế này giới hạn sự biến động tỷ giá trong biên độ +- 2.25% so với tỷ giá trung tâm (đối với những nước có tỷ giá biến động lớn, biên độ này là +- 6%) Các nước Châu Âu vẫn không thể thỏa mãn với cơ chế tỷ giá này. Riêng pháp và Italy thì phá giá đồng tiền. Trong những năm 1982 và 1983, Bộ trưởng tài chính Pháp, ông Jacques Delor, đã một lần nữa đưa ra ý tưởng về một đồng tiền chung. Báo cáo Delor ra đời và năm 1989 báo cáo này đưa ra kế hoạch xây dựng Liên minh tiền tệ gồm 3 giai đoạn, đồng thời kêu gọi các ước thành viên hãy tạo ra một đồng tiền chung trên toàn Châu Âu. Báo cáo Delor đã được các nước đón nhận một cách nồng nhiệt, từ những nước coi hội nhập là cách tốt nhất để thiết lập hòa bình lâu dài ở Châu Âu cho đến những nước chỉ nhằm mục đích đơn thuần để có được tự do thương mại hơn trên cơ sở tỷ giá ổn định. Giai đoạn hình thành đồng Euro Quá trình hình thành đồng EURO gồm 3 giai đoạn Giai đoạn 1 ( từ năm 1990 đến năm 1993): Nội dung của giai đoạn này là thống nhất chính sách tiền tệ quốc gia, rút ngắn sự khác biệt của nền kinh tế các quốc gia thành viên. Thực hiện tự do hóa lưu thông vốn và thanh toán qua việc hoàn thành thị trường thống nhất vào ngày 1/1/1993. Các ngân hàng Trung ương các nước thành viên thông qua ủy ban thốn đốc của mình phối hợp chặt chẽ chính cách tiền tệ để giữ ổn định tỷ giá cố định giữa các đồng tiền trong Hệ thống tiền tệ Châu Âu. Giai đoạn 2 ( từ năm 1994 đến năm 1999): Cùng với sự ra đời của Viện tiền tệ Châu Âu (EUROPEAN monetary Institute – EMI), giai đoạn 2 chính thức bắt đầu từ 5 Bài tập cá nhân – Môn : Tài chính doanh nghiệp ngày 1/1/1994. EMI không có trách nhiện thực hiện chính sách tiền tệ cũng như can thiệp hối đoái trong toàn Liên Minh. Hai nhiệm vụ chủ yếu của EMI là: 1) Thúc đẩy sự phối hợp hoạt động giữa các ngân hàng Trung ương quốc gia trong việc thực hiện chính sách tiền tệ. 2) Chuẩn bị cho việc hình thành Hệ thống Ngân hàng Trung ương Châu Âu và liên minh kinh tế - tiền tệ Châu Âu. Tháng 12/1995, EMI đã hoàn thành dự thảo các yếu tố nền tảng cho cơ chế tỷ giá mới ( Exchange Rate Mechanism – ERM ) và được thông qua vào ngày 6/1997. Vào thời gian này, thiết kế chi tiết mệnh giá của đồng EURO đã được thông qua. Tháng 5/1998, 11 nước thành viên đủ tiêu chuẩn đã được lựa chọn tham gia khu vực đồng tiền chung EURO đợt đầu. Tỷ giá chuyển đổi song phương giữa các đồng tiền quốc gia thành viên được ấn định căn cứ vào cơ chế tỷ giá của EMS. Đồng thời chủ tịch, phó chủ tịch và ban giám đốc điều hành của Ngân Hàng trung ương Châu Âu (ECB) đã được chỉ định. Tháng 6/1998, ECB được thành lập. ECB cùng với các ngân hàng Trung ương quốc gia hình thành nên hệ thống Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu (ESCB). Đến lúc này, EMI đã hoàn thành nhiệm vụ của nó và chính thức ngừng hoạt động. Từ tháng 6/1998 đến tháng 12/1998 là giai đoạn kiểm tra cuối cùng cho việc xuất hiện đồng EURO. Giai đoạn 3 (từ ngày 1/1/1999): EMU bắt đầu đi vào hoạt động cùng với việc thực hiện một chính sách tiền tệ thống nhất trong toàn khu vực. Tuy vậy, giai đoạn này có thể chia thành 3 bước chính: Bước 1: là bước chuẩn bị, băt đầu vào ngày 2/5/1998 và kết thúc vào ngày 1/1/1999. Nó mở đầu bằng hội nghị thượng đỉnh đặc biệt của EU tại Brussels (Bỉ). Trong hội nghị này các nhà lãnh đạo Châu Âu sẽ quyết định nước nào trong số 15 nước sẽ tham gia vào liên minh tiền tệ. Trước khi hội nghị thượng đỉnh Brussels diễn ra, vấn đề lựa chọn nước tham gia gây tranh cãi nhiều nhát ở Châu Âu, có mặt hầu hết ở các cuộc họp về liên minh tiền tệ. Bước 2: Diễn ra trong 3 năm 1999, 2000 và 2001: đây là bước được mệnh danh là thời kỳ chuyển đổi hoặc thời kỳ quá độ. Nó bắt đầu với việc giới thiệu đồng EURO là đồng tiền chính thức hợp pháp của 11 nước thành viên, Tuy nhiên trong khoảng thời gian 3 năm này, đồng EURO chỉ tồn tại như là một đồng tiền ghi sổ, nghía là 6 Bài tập cá nhân – Môn : Tài chính doanh nghiệp chưa lưu thông tiền giấy và tiền xu EURO trên thực tế. Đồng EURO có thể được sử dụng trong mọi hoạt động và séc cá nhân, bảng cân đối kế toán cho đến các hóa đơn có giá trị hàng triệu đô la. Bước 3: được tiến hành sau năm 2002. Đây là khoảng thời gian tiến hành đổi tiền thực sự và các đồng EURO bằng giấy và xu được phát hành và lưu thông. Các loại mệnh giá của đồng EURO đã được thảo luận và quyết định vào tháng 12/1996. Ước tính có khoảng 13 tỷ tiền giấy đã được phát hành vào năm 2002. Vào tháng 6/2002 các đồng tiền quốc gia thành viên cuối cùng đã bị loại khỏi giao thông nhường chỗ cho đồng EURO. 1.4 Tác động của các quyết định của Ngân hàng Trung Ương Eurozone tới các doanh nghiệp trong nước tại Việt Nam; 1.4.1 Thuận lợi Đồng EURO đã ra đời và chúng ta đã thấy được sự ảnh hưởng của nó tới nền kinh tế Việt Nam. Chúng ta đã phân tích được hầu hết những tác động tích cực cũng như tiêu cực của nó vì vậy ở đây chúng ta sẽ đề cập một cách tổng quát nhất đến những thuận lợi mà nền kinh tế Việt Nam đã đạt được. Đó là: - Quan hệ kinh tế Việt Nam - EU hiện nay ngày càng có chiều hướng tốt đẹp do đó sự ra đời của đồng EURO đã phần nào làm giảm bớt sự phụ thuộc vào đồng USD của Việt Nam, đồng thời Việt Nam thực hiện được chính sách mở cửa và đa dạng hoá và đa phương hoá trong quan tế quốc tế. - EU là đối tác quan trọng trong quan hệ kinh tế thương mại vì vậy đồng EURO ra đời phát huy tính tích cực của nó làm cho quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và EU ngày càng trôi chảy và thuận lợi hơn. Khi đồng EURO ra đời các hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU sẽ trở nên dễ dàng hơn do giảm đi được những chi phí trung gian của khâu thanh toán, do cả khách hàng và người bán cũng có được những thuận lợi trong việc tìm hiểu thị trường mà không cần tới thử nghiệm trên thị trường đó, họ có thể so sánh được giá cả của mặt hàng trên nhiều thị trường của các nước Châu Âu khác nhau. Ngoài ra khi đồng EURO ra đời Việt Nam sẽ xuất sang EU nhiều hơn. Trước đây, mặc dù quan hệ buôn bán hai chiều giữa Việt Nam và EU đã liên tục phát triển nhưng những thuận lợi về mặt thanh toán là cơ sở tốt cho hoạt động này. 7 Bài tập cá nhân – Môn : Tài chính doanh nghiệp - Thuận lợi của Việt Nam trong lĩnh vực đầu tư: EU là khu vực có nhiều dự án đầu tư vào Việt Nam. Vì vậy, với việc ra đời của đồng EURO sẽ giúp cho các nhà đầu tư của cả hai phía dễ dàng so sánh và lựa chọn cơ hội đầu tư. Mặc dù cho tới nay đồng EURO chưa có biểu hiện tác động tới Việt Nam nhưng khi đồng EURO duy nhất tồn tại thì không thể bỏ qua vấn đề quan trọng này cho các dự án đầu tư. - Một thuận lợi nữa cho kinh tế Việt Nam đó là trong hoạt động của ngân hàng Việt Nam khi sử dụng đồng EURO: Hiện nay ở Việt Nam có 10 chi nhánh ngân hàng của các nước trong khối EU hoạt động, chiếm 40% tổng số chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở nước ta và có gần 30 văn phòng đại diện của các ngân hàng châu Âu hoạt động. Hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng đang có quan hệ đại lý, thanh toán, bảo lãnh, vay nợ, thương mại với hàng trăm ngân hàng thuộc khối EU. Doanh số thanh toán mức vay nợ, và bỏ lãnh, phát hành thẻ tín dụng của các ngân hàng Việt Nam với khu vực này chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng số thanh toán và vay nợ quốc tế. Vì vậy, khi đồng EURO ra đời đã làm giảm đi các chi phí giao dịch hối đoái, thanh toán, giảm rủi ro về tỷ giá và lãi suất. - Cho tới hiện nay khi đồng EURO đang giảm giá thì Việt Nam trước mắt đang có lợi trong các hợp đồng vay nợ và buôn bán cũng như xuất nhập khẩu và đầu tư. 1.4.2 Khó khăn - Việt Nam từ trước tới nay tuy quan hệ thương mại phần lớn là với EU nhưng lại sử dụng chủ yếu đồng USD trong quan hệ thanh toán, vì vậy nên ngay cả người dân Việt Nam cũng không muốn thay đổi thói quen đó khi không có cơ sở để tin tưởng vào sự chắc chắn của đồng EURO nhất là trong trong thời kỳ chuyển đổi này. - Nền kinh tế Việt Nam còn quá nhỏ nên chưa thấy hết được những thuận lợi để tận dụng một cách triệt để, chủ quan trước những tác động tiêu cực nhỏ mà không hiểu rằng chỉ trong một thời gian ngắn nữa đó là một vấn đề không thể quan tâm thường xuyên. - Ngân hàng nhà nước Việt Nam còn có tỷ lệ dự trữ ngoại tệ bằng đồng tiền của các nước Châu Âu quá nhỏ dẫn tới rủi ro về tỷ giá. Bởi vì khi đồng EURO duy nhất hoạt động thay cho toàn bộ các đồng tiền của các quốc gia thành viên thì lúc này đồng EURO sẽ có một sức mạnh tương đương với đồng USD và đồng JPY hiện nay. Nên nếu như Việt Nam không có một cơ cấu ngoại tệ hợp lý sẽ khó khăn trong việc thanh toán trực tiếp lại vừa có rủi ro cao về tỷ giá hối đoái trong các quan hệ tài chính do chỉ 8 Bài tập cá nhân – Môn : Tài chính doanh nghiệp phụ thuộc một loại ngoại tệ mạnh là đồng USD. Khó khăn nữa đối với Việt Nam đó là ngay cả những nhà xuất nhập khẩu hiện nay cũng chưa xác định đúng tính cần thiết trong việc nghiên cứu những kiến thức cơ bản để hiểu biết về đồng EURO để thực hiện tốt hơn các hoạt động xuất nhập khẩu của mình, không có sự quan tâm chính đáng với đồng EURO các nhà xuất nhập khẩu Việt Nam sẽ bỏ qua những cơ hội để tăng sản lượng xuất khẩu của mình mà cần phải bỏ ra chi phí nào. 2. Tác động toàn cầu tới các doanh nghiệp và ngành nghề. Cơ hội thị trường quốc tế sẽ ngày càng rộng mở cho các doanh nghiệp cùng với tiến trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế. Thực tiễn những năm đổi mới đã chứng minh rõ điều này. Trong giai đoạn từ năm 1996 - 2005, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ, đạt mức trung bình 17,5/ năm, giá trị xuất khẩu đã tăng gấp gần 5 lần, từ 7,2 tỉ USD (năm 1996) lên 32,2 tỉ USD (năm 2005), đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nền thương mại phát triển ở mức trung bình trên thế giới. Và, kể từ sau khi Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực (tháng 12-2001), kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã tăng hơn 7 lần, từ 1,053 tỉ USD năm 2001, lên 6,5 tỉ USD năm 2005. Các doanh nghiệp tiếp cận được với đầu vào nhập khẩu rẻ hơn sẽ tạo điều kiện giảm bớt chi phí, tăng khả năng cạnh tranh. Trong điều kiện Nhà nước thực hiện bảo hộ đối với một ngành sẽ dẫn đến giá hàng hóa của ngành đó cao hơn so với thị trường và vì thế những ngành có liên quan, đặc biệt là những ngành sử dụng sản phẩm của ngành được bảo hộ làm nguyên liệu sản xuất sẽ phải chịu chi phí đầu vào lớn. Nhưng nhờ việc bãi bỏ các rào cản đối với các luồng lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ, vốn đầu tư, giá của các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh sẽ có xu hướng giảm do không phải/hoặc giảm bớt các chi phí cho việc nhập khẩu. Do vậy, tự do hóa thương mại góp phần giảm chi phí và tăng năng lực cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp. Thương mại tự do còn cho phép các doanh nghiệp giảm các chi phí giao dịch, kinh doanh nhờ các nguyên tắc chung được thống nhất. Hội nhập kinh tế quốc tế góp phần nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong tiến trình hội nhập, sự bảo hộ của Nhà nước đối với doanh nghiệp sẽ phải giảm dần theo các cam kết quốc tế, làm gia tăng mạnh mẽ áp lực cạnh tranh từ bên ngoài, đây là một thách thức rất lớn, nhưng cũng là cơ hội 9 Bài tập cá nhân – Môn : Tài chính doanh nghiệp để doanh nghiệp tự vươn lên khẳng định mình. Bởi vì, việc giảm bớt sự bảo hộ của Nhà nước sẽ tạo sức ép và động lực để các doanh nghiệp Việt Nam buộc phải đổi mới quản lý, công nghệ, cải tiến sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh mới có thể tồn tại trên thị trường. Các doanh nghiệp có được môi trường kinh doanh thuận lợi và ổn định kể cả trên thị trường thế giới và trong nước. Các nguyên tắc, quy định của các tổ chức liên kết kinh tế quốc tế đều bảo đảm cho các doanh nghiệp có được cơ hội tiếp cận thị trường xuất khẩu, đầu tư và sản xuất, kinh doanh với các điều kiện ổn định, minh bạch và có khả năng dự đoán trước. Hội nhập kinh tế quốc tế còn tạo nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận công nghệ, kỹ thuật hiện đại, học hỏi những kinh nghiệm quản lý sản xuất, kinh doanh tiên tiến của các nước, từ đó góp phần nâng cao năng lực quản lý và sản xuất kinh doanh. Tuy vậy, trong quá trình hội nhập, các cơ hội và thách thức luôn đan xen nhau. Bên cạnh những cơ hội và thuận lợi nói trên, tham gia quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, đó là: - Các doanh nghiệp sẽ phải chịu gia tăng sức ép cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu và các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài ngay tại thị trường nội địa. Bởi vì, khi hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, thị trường nội địa phải "mở cửa", các rào cản thuế quan cũng như phi thuế quan bị giảm bớt và loại bỏ, các doanh nghiệp nước ngoài được tự do tham gia buôn bán, cung cấp hàng hóa, dịch vụ như doanh nghiệp trong nước trên cơ sở bình đẳng, không phân biệt đối xử. Bên cạnh đó, các hình thức hỗ trợ truyền thống rất phổ biến của Nhà nước cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế bao cấp như: trợ cấp, trợ giá, hỗ trợ tín dụng xuất khẩu ưu đãi, thưởng xuất khẩu, độc quyền kinh doanh cũng phải từng bước cắt giảm, xóa bỏ. - Khó khăn rất lớn đối với các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập là khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu so với các nước trong khu vực và thế giới. Chất lượng hàng hóa, dịch vụ nhìn chung chưa tốt; chưa đa dạng phong phú về chủng loại; chưa có sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ nào có ưu thế rõ rệt trên thị trường thế giới nhờ vào chất lượng và những thương hiệu. - Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, trừ một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, phần lớn (90%) là doanh nghiệp nhỏ và vừa với tiềm lực rất hạn chế về 10 [...]... hụt tài khoản vãng lai kéo dài, yếu kém trong quan lý chi tiêu công… Chỉ có tái cấu trúc nền kinh tế và cải thiện chất lượng tăng trưởng mới giúp Việt Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng cao trong những năm sắp tới 14 Bài tập cá nhân – Môn : Tài chính doanh nghiệp DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1] Tài chính doanh nghiệp, Nguyễn Minh Phúc, 2013 2] Giáo trình quản tri tài chính, Lê Hữu Nam, 2013 3] Tài chính. . .Bài tập cá nhân – Môn : Tài chính doanh nghiệp tài chính, lại khó tiếp cận được các nguồn vốn chính thức, thường phải vay từ các nguồn không chính thức với lãi suất cao, nên chi phí vốn trở nên đắt đỏ, hạn chế việc đầu tư đổi mới công nghệ và mở rộng, phát triển sản xuất,... trệ Khủng hoảng nợ công của Hy Lạp và các nước châu Âu cũng khiến Việt Nam phải suy nghĩ lại về bài toán chất lượng tăng 13 Bài tập cá nhân – Môn : Tài chính doanh nghiệp trưởng Tỷ lệ đầu tư/GDP trong những năm gần đây đều ở mức trên 40% Đây là một tỷ lệ rất cao so trung bình các nước trong khu vực và trên thế giới Trong số hơn 40% nói trên, khoảng 27-30% được tài trợ bởi nguồn vốn tiết kiệm trong... khi một số nước Châu Âu rơi vào cuộc khủng hoảng nợ, các món nợ khổng lồ và chồng chéo nhau được lộ rõ, thì sức mua của Euro suy giảm sút mạnh Tính đến tháng 7/2010(ii), Euro đã giảm giá khoảng 15,7% so với USD, 8,5% so với GBP và 20% so với JPY… 11 Bài tập cá nhân – Môn : Tài chính doanh nghiệp Cuộc khủng hoảng nợ công ở các nước eurozone cùng với các kế hoạch cắt giảm chi tiêu, cứu trợ kinh tế tiếp... hơn, sẽ giúp giảm thâm hụt thương mại, đồng thời tăng cường xuất khẩu, cải thiện sức cạnh tranh vốn đang rất yếu của các nước trong Eurozone, từ đó thúc đẩy tiến trình phục hồi kinh tế của khu vực 4 Các tác động chính trị ngắn, trung và dài hạn có thể ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp tại Việt Nam Kinh tế Việt Nam đã hội nhập khá sâu vào kinh tế thế giới, thể hiện qua tỷ lệ xuất nhập... hóa xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam cũng càng tăng lên Theo thống kê, từ năm 1994 - 2005, các doanh nghiệp Việt Nam đã phải đối phó với 25 vụ kiện chống bán phá giá của các nước Điển hình là những vụ kiện chống bán phá giá của Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu liên quan đến mặt hàng cá da trơn, mặt hàng tôm, xe đạp, giày, mũ da 3 Tác động tới giá trị cổ đông và sự thịnh vượng của các công ty chịu ảnh... một bài học cho Việt Nam khi nhìn lại vấn đề nợ công và mô hình tăng trưởng của nền kinh tế Ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu, dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp vào Việt Nam Dù Hy Lạp không phải là một nền kinh tế lớn ở châu Âu và quan hệ thương mại, dòng vốn đầu tư giữa Việt Nam không lớn, nhưng Việt Nam sẽ chịu tác động gián tiếp nếu cuộc khủng hoảng này nổ ra 12 Bài tập cá nhân – Môn : Tài. .. thời gian gần đây, Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đã đưa ra cảnh báo về mức dư nợ chính phủ và nợ quốc gia đã tăng sát mức trần cho phép Cũng tương tự như Hy Lạp, thâm hụt thương mại của Việt Nam luôn duy trì ở mức cao và kéo dài Một tỷ lệ khá lớn vốn tài trợ cho thâm hụt cũng đến từ bên ngoài, trong đó số tiền vay nợ qua (ODA, vay thương mại, phát hành trái phiếu chính phủ quốc tế) ngày càng... nghiệp, Nguyễn Minh Phúc, 2013 2] Giáo trình quản tri tài chính, Lê Hữu Nam, 2013 3] Tài chính tiền tệ, Phạm Thanh Hương, 2013 4] Nghiên cứu kinh tế các nước Châu Âu, Lê Thiện Thuật, 2013 5] Lý thuyết tài chính, Phạm Thanh Nhàn, 2013 6] Thị trường tài chính, Cao Tùng Lâm, 2013 15 ... sống hàng đầu thế giới với cuộc sống vật chất và tinh thần rất cao, chế độ chính trị và xã hội khá ổn định, đồng tiền chung của 16 quốc gia ngày càng khẳng định được vị thế, tạo sự tin cậy, từng bước thay thế vị trí độc tôn của USD trong gần chục năm qua về thanh toán và dự trữ quốc tế Tỷ trọng của Euro trong quỹ dự trữ của các Ngân hàng trung ương trên thế giới vào cuối năm 2009 đã lên tới gần 30%,

Ngày đăng: 10/10/2014, 23:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan