nghiên cứu hiệu quả thở áp lực dương liên tục ( cpap boussignac ) giai đoạn sau mổ bụng trên ở người cao tuổi

82 1.8K 9
nghiên cứu hiệu quả thở áp lực dương liên tục ( cpap boussignac ) giai đoạn sau mổ bụng trên ở người cao tuổi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHỮ VIẾT TẮT BiPAP Bilevel Positive Airway Pressure (Hai mức áp lực dương đường thở) BN Bệnh nhân CPAP Continuous Positive Airway Pressure (Áp lực đường thở dương liên tục) CO2 Khí Các bo níc SHH Suy hô hấp HATB Huyết áp trung bình SpO2 Độ bão hòa oxy PaO2 Phân áp oxy PaCO2 Phân áp CO2 FiO2 Nồng độ phần trăm oxy khí thở vào HCO3 Bicacbonat NKQ Ống nội khí quản MTQ Mask thanh quản TKNTKXN Thông khí nhân tạo không xâm nhập TKNTXN Thông khí nhân tạo xâm nhập PaO2/FiO2 Tỷ lệ oxy hóa máu động mạch LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, phòng đào tạo sau đại học Trường Đại học Y Hà Nội, các thầy cô trong bộ môn Gây mê hồi sức đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và hoàn thành luận văn này. 1 Với tất cả lòng kính trọng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Giáo sư Nguyễn Thụ, nguyên chủ tịch Hội gây mê hồi sức Việt Nam, nguyên chủ nhiệm bộ môn Gây mê hồi sức Đại Học Y Hà Nội, người thầy đã tận tình dạy dỗ tôi trong suốt quá trình học tập và đóng góp những ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Công Quyết Thắng, chủ tịch Hội gây mê hồi sức Việt Nam, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn và hết lòng dạy bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Thầy đã đóng góp những ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Hữu Tú, phó hiệu trưởng, chủ nhiệm bộ môn Gây mê hồi sức, thầy đã dạy dỗ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi học tập và nghiên cứu, đóng góp cho tôi những ý kiến quý báu để luận văn được hoàn thiện hơn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Quốc Kính, PGS.TS Trịnh Văn Đồng, TS Cao Thị Anh Đào đã đóng góp những ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban giám đốc, tập thể khoa Gây mê hồi sức Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn này. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, đồng nghiệp và bạn bè, những người đã luôn bên cạnh động viên, khích lệ tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Hà Nội ngày 23 tháng 10 năm 2013 Nguyễn Xuân Thọ 2 ĐẶT VẤN ĐỀ Nhờ sự phát triển của y học hiện đại, bệnh tật ngày càng được khống chế, tuổi thọ của con người vì vậy ngày càng được nâng lên. Tuy nhiên, khi tuổi thọ càng cao thì sức đề kháng của cơ thể sẽ giảm sút, nguy cơ mắc bệnh sẽ dễ xảy ra hơn. Vì vậy, thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng ngày càng gặp phải người cao tuổi phải can thiệp ngoại khoa. Hiện nay có tới 10% số người phải tiến hành phẫu thuật là người cao tuổi và nguy cơ biến chứng và tử vong do phẫu thuật ở nhóm này cao gấp 2-5 lần so với người trẻ [11]. Ở Mỹ, năm 1996 có khoảng 72 triệu ca bệnh, 47% trong số đó là người trên 65 tuổi. Năm 2004, nước Mỹ có 47 triệu ca phẫu thuật, 33% trong số đó là người cao tuổi [11], [64]. Yếu tố tuổi cao đơn thuần không gây tăng nguy hiểm cho gây mê và phẫu thuật, nhưng những biến đổi về sinh lý trong quá trình tích tuổi và các bệnh kèm theo lại là những yếu tố nguy cơ có thể gây tử vong ở những bệnh nhân này, đặc biệt nguy cơ suy hô hấp sau mổ là một biến chứng thường xảy ra hơn cả ở đối tượng này. Vấn đề xử trí suy hô hấp có thể cứu được bệnh nhân qua cơn nguy kịch, nhưng cũng có thể để lại nhiều nguy cơ như: đặt lại ống, thở máy, thêm thuốc Điều này gây tốn kém cho gia đình và xã hội, đồng thời cũng làm tăng stress cho người thầy thuốc. Vấn đề đặt ra là làm sao phòng ngừa, ngăn chặn trước không để biến chứng suy hô hấp xảy ra, và vấn đề này đã được thế giới tìm hiểu và nghiên cứu từ lâu. Trong đó, thở CPAP là một phương pháp điều trị cho bệnh nhân suy hô hấp mức độ nhẹ và trung bình, đem lại kết quả cao. Năm 1989, một bác sỹ người Pháp tên là Boussignac đã tìm ra phương pháp thở mới CPAP Boussignac, đơn giản hơn, ít tốn kém hơn CPAP máy thở nhưng đem lại hiệu quả rất tốt. Phương pháp này dựa vào nguyên lý Bernoulli, nghĩa là dòng khí đi từ chỗ rộng qua chỗ hẹp sẽ gia tăng tốc độ, khi thoát khỏi chỗ hẹp sẽ tạo ra dòng xoáy, chuyển tốc độ cao thành áp lực [3], [50], [66], [69]. CPAP 3 Boussignac là một hệ thống mở, tạo CPAP bằng dòng khí, không cần máy thở, có nhiều ưu điểm hơn so với CPAP kinh điển. Đây là dạng TKKXN, là hệ thống mở qua đó ta có thể hút, soi phế quản, bệnh nhân có thể ho khạc, ăn uống và giao tiếp … CPAP Boussignac đã được thế giới sử dụng nhiều cho bệnh nhân: COPD, OAP, cai thở máy, … Ở Việt Nam cũng đã áp dụng CPAP Boussignac để điều trị suy hô hấp thiếu ô xy máu cấp tính sau mổ tim hở và đạt kết quả tốt. Tuy nhiên ứng dụng phương pháp này để phòng ngừa suy hô hấp ở bệnh nhân cao tuổi giai đoạn sau mổ vẫn chưa có nhiều nghiên cứu được tiến hành. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “ Nghiên cứu hiệu quả thở áp lực dương liên tục ( CPAP Boussignac ) giai đoạn sau mổ bụng trên ở người cao tuổi “ với hai mục tiêu sau: 1. Đánh giá hiệu quả của phương pháp thở CPAP Boussignac trên nhịp tim, HATB, nhịp thở, SpO2 và khí máu động mạch ở người cao tuổi sau mổ bụng trên. 2. Đánh giá các tác dụng không mong muốn của CPAP Boussignac trên đối tượng bệnh nhân này. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ, GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ, DƯỢC ĐỘNG HỌC CỦA NGƯỜI CAO TUỔI LIÊN QUAN ĐẾN GÂY MÊ HỒI SỨC [11] Người già chiếm 24% dân số thế giới, hằng năm phải mất 50% chi phí y tế cho người cao tuổi và 50% số đó cần được phẫu thuật. Tử vong trong mổ người già cao hơn gấp 3 lần so với người trẻ. Ở người cao tuổi thường có những biến đổi về sinh lý ảnh hưởng đến gây mê và phẫu thuật hết sức quan trọng. Không thể coi người cao tuổi là một người bình thường có số tuổi cao đơn thuần. Những biến đổi về cơ thể, sinh lý, tâm lý và dược động học trong quá trình tích tuổi hoàn toàn khác so với người trẻ. Sự lão hoá (tích tuổi ageing) là 1 tiến trình xảy ra sự mất tế bào dần dần, với một nhịp độ khác nhau, trong từng cá thể bệnh nhân và những hệ cơ quan của họ. Khái niệm về dự trữ chức năng (functional reserve) do từ sự khác biệt giữa mức cơ bản của chức năng cơ quan lúc nghỉ và chức năng cơ quan ở mức tối đa có thể đạt được để đáp ứng với nhu cầu gia tăng. Chức năng các cơ quan của người cao tuổi đều suy kém dần so với lúc còn trẻ. Vì vậy những thay đổi này gây bất lợi và nguy hiểm cho bệnh nhân khi phải chịu gây mê và phẫu thuật và là yếu tố chính gia tăng tai biến và tử vong ở nhóm tuổi này. Suy giảm chức năng của tim mạch, hô hấp, thận hay hệ thần kinh trung ương là những yếu tố quyết định quan trọng nhất của kết quả phẫu thuật dưới gây mê toàn thể hay gây tê vùng. 1.1.1. Yếu tố tâm lý Người cao tuổi nếu bị đau ốm triền miên, thường có thái độ trầm lặng, dễ giận hờn, bi quan, suy sụp, mất hy vọng về bệnh tật và lo cho số phận của mình. Họ cảm thấy cô đơn, vô dụng và có suy nghĩ sống chẳng còn bao lâu. Có một số người sẽ phản ứng với cuộc mổ, không hợp tác, không chấp nhận chăm sóc trước mổ cũng như sau mổ. Người bác sĩ gây mê cần nhận biết 5 được nét đặc thù của người cao tuổi, phân tích cá tính của từng người. Chúng ta nên tôn trọng, chân thành, lắng nghe ý kiến để tạo sự tin tưởng và hợp tác của bệnh nhân. 1.1.2. Giải phẫu người cao tuổi liên quan tới gây mê hồi sức Người cao tuổi có da khô, mỏng, nhăn nheo, thịt nhão dễ tạo vết bầm tím khi tiêm truyền hay một chấn thương nhẹ. Mô dưới da mất tính đàn hồi và các mạch máu dễ vỡ, vì vậy ở người già cần lưu ý săn sóc hậu phẫu để tránh loét do nằm lâu Răng rụng, lung lay, má hóp, khó cầm mát và đặt nội khí quản. Trương lực cơ của đường thở trên (như cơ cằm lưỡi ) giảm đi trên bệnh nhân được gây mê làm lưỡi và nắp thanh môn rơi xuống thành sau của hầu làm tắc đường thở, không thông khí được cho bệnh nhân khi úp mát và bóp bóng. Những phản xạ bảo vệ đường thở giảm làm tăng nguy cơ hít phải dịch dạ dày vào phổi (hội chứng Mendelson). Hệ cơ xương: Tất cả các loại bệnh một thoái hoá đều có thể xảy ra ở người già và hầu hết đều bị viêm khớp. Xương mất dần chất vôi nên dễ gãy, Khớp viêm cứng nên làm hạn chế cử động. Lồng ngực bị cứng do vôi hoá các sụn sườn làm thở bụng nhiều hơn thở ngực. Cột sống có nhiều biến dạng như: cong vẹo, xẹp lún, vôi hoá cột sống và các dây chằng. 1.1.3. Sinh lý người cao tuổi liên quan đến gây mê hồi sức 1.1.3.1. Hệ hô hấp Ở người cao tuổi, gần 30% tế bào của thành phế nang bị mất đi giữa những tuổi từ 20 đến 80, làm giới hạn tính đàn hồi và lực kéo của nhu mô phổi để giữ đường thở được ổn định. Do đó, những dung lượng phổi: tổng dung tích phổi (TLC), dung lượng sống cố gắng (FVC), thể tích thở ra cố gắng trong một giây (FEV 1 ), dung tích sống (VC) và thể tích dự trữ hít vào (IRV) đều giảm, trừ lượng khí cặn (RV) tăng. Tuy dung tích cặn chức năng 6 (FRC) không thay đổi, nhưng thể tích đóng (closing volume) tăng dần theo tuổi, và có thể trở nên lớn hơn FRC. Hậu quả của những biến đổi này là đường thở bị xẹp. Nhiều yếu tố về cơ – xương khiến thành ngực kém đàn hồi, trong khi khối cơ hô hấp ngực giảm đi. Tỷ lệ V/Q (thông khí/tưới máu phế nang) mất tương hợp và oxy – máu thấp ngay cả trong lúc thở bình thường. Sự trao đổi khí trong phổi kém hoàn hảo, mất thích ứng với hô hấp gắng sức. Sự đàn hồi của phổi kém, đưa đến giảm khả năng thông khí ở phế nang cả trong lúc thở bình thường, dẫn đến tăng công hô hấp và khó khăn trong cai thở máy. Sự thải CO 2 bị ảnh hưởng tối thiểu, tuy vậy CO 2 máu động mạch (PaCO 2 ) vẫn không thay đổi, nó giống như ở người trẻ. Tuy nhiên, ở người già sự tăng thông khí suy giảm rõ ràng trong đáp ứng với tình trạng oxy – máu thấp và ưu thán, do mất khả năng của các thụ cảm và trung tâm hô hấp. Hiệu quả trao đổi khí giảm đi và kết quả là PaO 2 giảm đi theo tuổi. Khí phế thũng, hen phế quản, xơ phổi, giãn phế quản, nhiễm trùng mạn tính là những bệnh thường thấy ở người già. Sau mổ, nhiều vùng xẹp phổi nhỏ, thuyên tắc phổi và nhiều vùng nề và ứ đọng phế quản, bội nhiễm phổi thường thấy nhiều ở người già, đặc biệt sau phẫu thuật bụng hay ngực. Hoạt động của lông chuyển màng nhày không hiệu quả, xấu hơn nếu bệnh nhân nghiện thuốc lá hoặc thuốc lào, nó làm gia tăng nguy cơ xảy ra biến chứng. Vận động sớm, vật lý trị liệu và giảm đau tốt sau mổ giúp giảm được biến chứng xẹp phổi. 1.1.3.2. Hệ tim mạch Trong quá trình tích tuổi, có những biến đổi cấu trúc của hệ tim mạch: vách thất trái và động mạch chủ dầy lên cùng tăng về kích thước. Ở người già, những tế bào cơ tim to lên và giảm số lượng do cơ chế lão hoá của tế bào dù họ không có biểu hiện bệnh tim mạch. Thành phần chất tạo keo (collagen) và elastin của cơ tim cũng tăng dần theo tuổi, đặc biệt ở hệ dẫn truyền mà hậu quả là số tế bào tạo nhịp ở nút nhĩ giảm đi. Rung nhĩ thường thấy ở nhóm 7 người cao tuổi, có thể là do sự mất dần những tế bào tạo nhịp và dẫn truyền ở nhĩ trong quá trình tích tuổi. Đáp ứng này bị giảm đi ở những bệnh nhân cao tuổi, do đáp ứng của thụ thể β bị suy giảm và kết quả là sức co bóp bị giảm đi. Hiệu suất tim tối đa và từ đó dự trữ chức năng của tim giảm đi với tích tuổi. Nhịp tim chậm, nhưng tim ở người nhiều tuổi kém linh hoạt, kém thích ứng với tăng gánh, nhịp tim bù trừ bị hạn chế và không kịp thời. Hút thuốc, cholesterol – máu tăng, huyết áp cao, bệnh đái tháo đường typ II và xơ vữa động mạch. Xơ vữa động mạch gây rối loạn chức năng nghiêm trọng do thiểu năng động mạch vành, động mạch não và động mạch thận. Những bệnh tim mạch như: bệnh mạch vành, suy tim ứ huyết và huyết áp cao là những nguyên nhân hàng đầu trong tai biến và tử vong ở người già. Cao huyết áp không phải là chống chỉ định với gây mê và phẫu thuật, nhưng người gây mê phải thận trọng ngăn ngừa tình trạng huyết áp cao dao động quá nhiều và tránh ưu thán làm tăng huyết áp gây tai biến mạch máu não. Trên thực tế cần coi những bệnh nhân trên như những người thiểu năng động mạch vành và có tình trạng thiếu oxy cơ tim tiềm tàng. Vì vậy, gây mê trên bệnh nhân cao tuổi cần tránh tình trạng thiếu oxy và dao động đột ngột huyết áp cùng nhịp tim. 1.1.3.3. Hệ thần kinh Hệ thần kinh là cơ quan đích cho hầu hết những dược chất gây mê, những biến đổi liên quan đến tuổi của chức năng thần kinh có ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng cho kế hoạch gây mê ở người già. Sự suy giảm chức năng của hệ thần kinh trung ương liên quan đến tuổi già thường do những nguyên nhân: bệnh lý mạch máu não, biến đổi kích thích tố, do chấn kích, cũng như mất tế bào toàn thể dần dần. Khối lượng não giảm khoảng 18% ở tuổi 80, mất nhiều ở vùng vỏ của não và tiểu não, cùng với lưu lượng máu não và tiêu thụ oxy của não cũng giảm theo tuổi. Giảm tổng hợp và tăng phá huỷ những chất dẫn truyền thần kinh (tyrosine hydroxylase, dopa decarboxylase ) đưa đến 8 những bệnh liên quan đến tuổi như Parkinson hay Alzheimer. Kết quả thường gặp sau mổ là lú lẫn, tổn thương về nhận thức, sa sút trí tuệ. 1.1.3.4. Hệ tiết niệu Ở người cao tuổi, số lượng tiểu cầu thận còn chức năng nguyên vẹn giảm, lưu lượng máu đến thận giảm phân nửa, do đó mức lọc cầu thận giảm. Độ thanh thải urê giảm khoảng 50% và chức năng tái hấp thu của ống thận cũng yếu đi, giảm khả năng cô đặc nước tiểu và hậu quả. Nội mô ở cơ thể người già vẫn giữ được thăng bằng, creatinin-huyết chỉ hơi cao, không phát hiện được bằng nhưng xét nghiện thông thường. Khối cơ ở người già giảm nên creatinin cũng giảm, do đó ngay cả creatinin-huyết tăng lên chút ít cũng có thể tổn thương thận đáng kể. Chức năng thận còn lại đủ để tránh tình trạng nitrogen-máu hay ure-huyết cao, nhưng chức năng dự trữ của thận cần thiết để giữ được cân bằng nước và điện giải ở những bệnh nhân cao tuổi là tối ưu. 1.1.3.5. Gan Khối lượng gan giảm đáng kể khoảng 40% ở tuổi 80, cùng với suy giảm lưu lượng máu đến gan và nội tạng, do đó làm giảm độ thanh thải thuốc của gan. Mất khối lượng gan cũng làm suy kém chức năng gan. Hoạt dộng của một số enzym (cytochrome P-450) giảm theo tuổi. Tuy chức năng enzym của tế bào gan chỉ biến đổi ít về chất lượng, nhưng trên người cao tuổi nam (mà không thấy trên nữ), hoạt động của cholinesterase-huyết thường giảm đáng kể. Phản ứng của pha 1 (oxy hoá khử) và pha 2 (tiếp hợp) suy kém theo tích tuổi. 1.2. Dược lý học một số thuốc sử dụng trong gây mê [12],[13] 1.2.1. Fentanyl Fentanyl là một trong các dẫn xuất của họ morphin có tác dụng giảm đau trung ương. 9 - Fentanyl dễ dàng hấp thu bằng nhiều đường khác nhau như uống, tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp, tiêm dưới da, tủy sống, NMC . - Fentanyl hấp thu nhanh ở khu vực có nhiều tuần hoàn như: não, thận, tim, phổi, lách và giảm dần ở các khu vực ít tuần hoàn hơn. - Thuốc có thời gian bán đào thải (T 1/2β ) khoảng 3.7 giờ ở người lớn, trẻ em khoảng 2 giờ. Có sự tương phản giữa tác dụng rất ngắn và đào thải chậm của thuốc do tính rất tan trong mỡ của thuốc nên qua hàng rào máu não nhanh, vì vậy thuốc có tác dụng nhanh và ngắn . - Thuốc chuyển hóa ở gan 70 - 80% nhờ hệ thống monoxygenase bằng các phản ứng N-desalkylation oxydative và phản ứng thủy phân để tạo ra các chất không hoạt động nor fentanyl, despropionyl-Fentanyl. - Thuốc đào thải qua nước tiểu 90% dưới dạng chuyển hóa không hoạt động và 6% dưới dạng không thay đổi, một phần qua mật. - Vài nét về dược lực học. Trên TKTW: Khi tiêm TM thuốc có tác dụng giảm đau sau 30 giây, tác dụng tối đa sau 3 phút và kéo dài khoảng 20 - 30 phút ở liều nhẹ và duy nhất. Thuốc có tác dụng giảm đau mạnh hơn morphin 50 - 100 lần, có tác dụng làm an thần nhẹ. Không gây ngủ gà, nhưng Fentanyl làm tăng tác dụng gây ngủ của các loại thuốc mê khác, ở liều cao thuốc có thể gây tình trạng quên nhưng không thường xuyên. Trên tim mạch: Fentanyl có tác dụng rất kín đáo lên huyết động ngay cả khi dùng liều cao (75 mcg/kg). Thuốc không làm mất sự ổn định về trương lực thành mạch nên không gây tụt huyết áp lúc khởi mê. Vì thế Fentanyl được dùng để thay thế morphin trong gây mê phẫu thuật tim mạch, tuy nhiên vẫn chưa loại bỏ hoàn toàn đau khi cưa xương ức. Fentanyl làm chậm nhịp xoang nhất là lúc khởi mê, điều trị bằng atropin thì hết. Thuốc làm giảm nhẹ lưu lượng vành và tiêu thụ oxy cơ tim . Trên hô hấp: Fentanyl gây ức chế hô hấp ở liều điều trị do ức chế trung tâm, làm giảm tần số thở, giảm thể tích khí lưu thông khi dùng liều cao. Thuốc gây 10 [...]... thở ra bằng hai mức áp lực khác nhau Thì thở vào máy hỗ trợ mức áp lực dương cài đặt (IPAP), thì thở ra được máy duy trì một áp lực dương suốt thì thở ra (EPAP) tương tự CPAP, áp lực hỗ trợ bằng hiệu số giữa áp lực thì thở vào và áp lực nền thì thở ra (IPAP - EPAP) ∗ Phương thức thở CPAP Nguyên lý: thở tự nhiên với áp lực đường thở dương liên tục trong cả thì hít vào lẫn thở ra Thở CPAP kinh điển gồm... dòng yêu cầu (demand flow system): dòng khí liên tục tạo ra áp lực dương trong hệ thống, một van nhận cảm áp lực được đặt trên đường thở vào Khi hít vào, áp lực trong đường thở giảm xuống, van này mở ra để cung cấp lưu lượng khí đủ để duy trì mức CPAP không thay đổi trong đường thở Khi thở ra van sẽ đóng lại chấm dứt cung cấp dòng khí để áp lực đường thở không tăng lên Áp lực đường thở Mức CPAP đặt Thời... đồ 1.1 Minh họa áp lực CPAP hệ thống dòng yêu cầu 17 + Hệ thống dòng liên tục (continuous flow system): cũng như dòng yêu cầu, nhưng không có van và không có nhận cảm áp lực, cho nên trong thì hít vào áp lực đường thở có giảm đi so với mức CPAP đã đặt, khi thở ra áp lực đường thở có tăng lên chút ít so với mức CPAP đã đặt Áp lực Biểu đồ 1.2 Minh họa áp lực CPAP hệ thống dòng liên tục Thở ra Hít vào Vì... AHRF Tất cả các nghiên cứu này đều chứng minh CPAP Boussignac thực sự dễ sử dụng, có nhiều ưu điểm hơn so với CPAP kinh điển và hiệu quả không kém gì CPAP kinh điển Nghiên cứu của L'Her (1 998 - Thụy Điển) áp dụng CPAP Boussignac trong cai thở máy ở bệnh nhân suy tim khó cai máy, Maitre (Mỹ - 200 0) áp dụng CPAP Boussignac trong khi nội soi phế quản; Moritz (2 003 - Pháp) sử dụng CPAP Boussignac trong... cấp huyết động; Templier (2 003 - Pháp) áp dụng trong giai đoạn cấp cứu trước khi đến viện, trong các xe cấp cứu; Papanikolaou (2 004 - Hy Lạp) sử dụng CPAP Boussignac trong điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Khi so sánh CPAP Boussignac với CPAP máy thở, Leman và cộng sự (2 005 - Anh) đã kết luận CPAP Boussignac có hiệu quả tương đương với CPAP máy thở, tuy nhiên CPAP Boussignac đơn giản, dễ... cao thành áp lực CPAP Bousignac là một hệ thống mở, tạo CPAP bằng dòng khí, không cần máy thở, có nhiều ưu điểm hơn so với CPAP kinh điển Các nghiên cứu áp dụng CPAP Boussignac cho bệnh nhân suy hô hấp cấp đã chứng minh phương pháp thực sự dễ áp dụng, rất tiện lợi và hiệu quả trong giai đoạn cấp cứu trước khi đến viện, trong các xe cấp cứu, cho các bệnh nhân phù phổi cấp tại khoa cấp cứu, SHH sau mổ, ... khi đủ điều kiện ( TOF > 0, 9) : Bệnh nhân tỉnh táo, thở tốt ( về tần số, biên độ, kiểu thở, SpO 2 khoảng 98% đến 100% ), huyết động ổn định, bảo làm đúng theo lệnh Tại phòng hồi sức sau phẫu thuật: - Bn được cho thở CPAP Boussignac hoặc thở mát oxy ( TOF > 0,9 ; Aldret > 9) 2.2.5.2 Các bước tiến hành nghiên cứu Nhóm 1: Bệnh nhân thở Boussignac - Giải thích cho bệnh nhân trước khi thở Boussignac về: +... TƯỢNG NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được tiến hành trên đối tượng là các bệnh nhân cao tuổi ( ≥ 60 ), sau các cuộc mổ bụng trên có gây mê toàn thân 2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân - Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu - Tuổi ≥ 60 - ASA I, II - Không có tiền sử bệnh SHH mãn tính - Sau gây mê toàn thân ( đặt NKQ ), phẫu thuật bụng trên có kế hoạch - Đã rút ống nội khí quản ( TOF > 0,9; Aldret > 9) 2.1.2... trong khi thở CPAP thì tần số thở, thời gian thở vào, thở ra, nỗ lực hít vào, kiểu thở đều do bệnh nhân quyết định Tác dụng của CPAP trên huyết động: Mức CPAP cài đặt + CPAP có thể làm cải thiện hậu gánh ở bệnh nhân suy tim xung huyết Naughton và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu cho thấy CPAP làm tăng áp lực lồng ngực, làm giảm hậu gánh và tiền gánh thất trái mà không gây tụt huyết áp 0 Thời gian + CPAP. .. Tạo CPAP bằng dòng khí xoáy chuyển tốc độ cao thành áp lực Hình 1.2 Nguyên lý hoạt động của CPAP Boussignac 1.4.3 Chỉ định của CPAP Boussignac - Phòng và điều trị SHH sau mổ (xẹp phổi sau m ) - Suy hô hấp thiếu oxy máu cấp tính do các nguyên nhân khác nhau - Phù phổi cấp huyết động - Soi phế quản - Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (giai đoạn sớm) - Cai thở máy 1.4.4 Chống chỉ định của CPAP Boussignac . giai đoạn sau mổ vẫn chưa có nhiều nghiên cứu được tiến hành. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “ Nghiên cứu hiệu quả thở áp lực dương liên tục ( CPAP Boussignac ) giai đoạn sau mổ bụng trên ở. áp lực dương cài đặt (IPAP), thì thở ra được máy duy trì một áp lực dương suốt thì thở ra (EPAP) tương tự CPAP, áp lực hỗ trợ bằng hiệu số giữa áp lực thì thở vào và áp lực nền thì thở ra (IPAP. trên ở người cao tuổi “ với hai mục tiêu sau: 1. Đánh giá hiệu quả của phương pháp thở CPAP Boussignac trên nhịp tim, HATB, nhịp thở, SpO2 và khí máu động mạch ở người cao tuổi sau mổ bụng trên. 2.

Ngày đăng: 10/10/2014, 23:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1.1. Yếu tố tâm lý

  • 1.1.2. Giải phẫu người cao tuổi liên quan tới gây mê hồi sức

  • 1.1.3. Sinh lý người cao tuổi liên quan đến gây mê hồi sức

  • 1.2. Dược lý học một số thuốc sử dụng trong gây mê [12],[13]

  • 1.3. Thông khí nhân tạo không xâm nhập áp lực dương [5], [6], [9], [10], [13], [52]

    • 1.3.2. Ưu điểm của thông khí nhân tạo không xâm nhập

    • 1.3.3. Nhược điểm và biến chứng của thông khí nhân tạo không xâm nhập

    • 1.3.4. Chỉ định, chống chỉ định của thông khí không xâm nhập [9], [10], [13]

    • 1.3.5. Các phương thức thông khí không xâm nhập thông dụng: Thông khí không xâm nhập thường được sử dụng hai phương thức thông khí CPAP và BiPAP.

    • 1.4. CPAP Boussignac

      • 1.4.1. Cấu tạo của hệ thống van Boussignac

      • 1.4.2. Nguyên lý hoạt động của CPAP Boussignac

      • 1.4.3. Chỉ định của CPAP Boussignac

      • 1.4.4. Chống chỉ định của CPAP Boussignac

      • 1.4.5. Ưu điểm của thở CPAP Boussignac qua mát

      • 1.4.6. Nhược điểm của CPAP Boussignac

      • 1.4.7. Tác dụng không mong muốn và biến chứng của thở CPAP Boussignac qua mát

      • 1.4.8. Các nghiên cứu áp dụng CPAP Boussignac

      • 1.4.9. FiO2 trong thở CPAP Boussignac

      • CHƯƠNG 2

      • ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

        • 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

          • 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân

          • 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan