nghiên cứu hiệu quả của laser diode trong điều trị răng nhạy cảm ngà

92 510 2
nghiên cứu hiệu quả của laser diode trong điều trị răng nhạy cảm ngà

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Nhạy cảm ngà tuy chưa phải là một bệnh nhưng lại là nguyên nhân không nhỏ gây ra sự khó chịu thường xuyên về răng miệng và khiến nhiều người phải đi khám chuyên khoa. Theo một số nghiên cứu, tỷ lệ nhạy cảm ngà có thể lên tới 57%. Ở nhóm bệnh nhân có viêm quanh răng, tỷ lệ này là 72-98% [35]. Hơn nữa, hội chứng nhạy cảm ngà nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách có thể gây biến chứng bệnh lý tủy. Vài năm trở lại đây, những thông tin về hội chứng nhạy cảm ngà, đặc biệt là phương pháp điều trị đã thu hút ngày càng nhiều sự quan tâm của các bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt. Đã có nhiều sản phẩm chống nhạy cảm được nghiên cứu - ứng dụng như : Gluma Desensitizer (Heraeus - Germany), MI Varnish TM (GC), Systemp – desensitizer (Vivadent)… Thậm chí, một vài loại kem đánh răng, nước súc miệng có thành phần chống nhạy cảm (Sensodyne, Colgate sensitive Pro- Relief ) được sản xuất với mong muốn đem lại sự tiện lợi cho đông đảo bệnh nhân mắc hội chứng nhạy cảm ngà. Tuy nhiên, những sản phẩm này đem lại những hiệu quả còn chưa cao, thời gian tác dụng ngắn đòi hỏi phải dùng thường xuyên và hầu như không có tác dụng với những trường hợp nhạy cảm nặng [49]. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về tác dụng của laser trong việc hạn chế nhạy cảm ngà. Những nghiên cứu này cho thấy tia laser có tác dụng bịt kín các ống ngà do sự đông vón các sợi Collagen, do đó kết quả đạt được khá bền vững theo thời gian. Hướng nghiên cứu này đã mở ra một quan điểm mới trong việc điều trị hội chứng nhạy cảm ngà. Các nghiên cứu đã chỉ ra 1 rằng hiệu quả bịt ống ngà của laser trên in vitro là khá cao: 80% - 90% so với thuốc bôi varnish Fluoride khoảng 50% [9], [49], [64]. Ở Việt Nam, việc điều trị nhạy cảm ngà chủ yếu là sử dụng các hoạt chất hóa học, những hiểu biết của các bác sĩ về ứng dụng của laser trong điều trị nhạy cảm ngà còn hạn chế. Vì vậy, chúng tôi đi sâu nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu hiệu quả của laser diode trong điều trị răng nhạy cảm ngà”. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng của răng nhạy cảm ngà 2. Đánh giá hiệu quả điều trị răng nhạy cảm ngà trên người bằng laser diode, so sánh với bôi varnish Fluoride 3. Đánh giá hiệu quả bịt ống ngà của laser diode lên răng thỏ 2 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Một số đặc điểm sinh lý của men răng, ngà răng và xê măng: 1.1.1. Men răng Men răng là phần tổ chức cứng bao phủ bên ngoài toàn bộ thân răng cho tới cổ răng giải phẫu. Là tổ chức cứng nhất cơ thể (độ cứng mohs: 5-8, độ cứng Knoop: 260-360), chứa 95% chất vô cơ, đó là những tinh thể to nhỏ khác nhau, có chiều dài khoảng 1µm và rộng 40-100µm. Các tinh thể này có thể sắp xếp theo hình xương cá, đôi khi sắp xếp theo hình lốc. Phần trụ men được cấu tạo bởi các tinh thể hydroxy apatit, và chất giữa các trụ men được hình thành bởi các tinh thể phosphat giả apatit. Thành phần hữu cơ của men răng (chiếm 5%) là các cấu trúc sợi, đó là một loại protein loại keratin. Hướng của sợi cũng sắp xếp theo hướng của các tinh thể vô cơ. Men răng mỏng nhất ở vùng cổ răng (0,6-0,13mm) và dày nhất ở núm răng (1,1- 1,7mm). Lớp men phủ bên ngoài thân răng có tác dụng bảo vệ răng trước các tác nhân kích thích: cơ học, nhiệt độ, hóa học Lớp men sau khi răng mọc lên không còn tế bào tạo men vì vậy sự bù đắp lại tổ chức men mòn trong quá trình ăn nhai là nhờ vào cơ chế trao đổi canxi giữa men và nước bọt. 1.1.2. Ngà răng Ngà răng chiếm phần lớn nhất về thể tích của cấu trúc răng. Tùy theo vị trí cấu tạo mà ngà có thể được phân loại thành: ngà vỏ, ngà quanh tủy, ngà quanh ống, ngà gian ống. 3 Về độ cứng, ngà mềm hơn men. Phần ngà cứng nhất là ở vùng cách tủy 0,4- 0,6mm cho tới khoảng giữa lớp ngà (82,5kg/mm²). Ở gần tủy, độ cứng của ngà răng giảm đi tới 30% (50- 60kg/mm²). Vùng ngà ở ngoại vi có độ dày khoảng 100µm ngà tương đối mềm. Thành phần vô cơ chiếm 70% cấu trúc ngà. Thành phần chính là cấu trúc tinh thể phophat canxi dạng apatit (Ca 10 (PO 4 ) 6 (OH) 2 ) dài khoảng 60- 70 nm, rộng 20-30 nm, dày 3- 4nm. Các tinh thể này chiếm 90% ngà quanh ống và 50% ngà gian ống. Các tinh thể ở ngà răng có kích thước nhỏ hơn ở men răng nhưng tương tự ở xương răng. Thành phần hữu cơ của ngà chiếm 20% (10% còn lại là nước). Chất tựa hữu cơ của ngà chứa 91- 92% Collagen phần lớn là Collagen type I. Quan sát bằng kính lúp có thể thấy có nhiều ống nhỏ chạy theo chiều dày ngà. Đó chính là các ống ngà. Có 2 loại ống ngà: - Ống ngà chính (ống ngà tiên phát): Là những ống ngà xuất phát từ bề mặt tủy rồi chạy suốt theo chiều dày ngà và tận cùng bằng một đầu chột ở gần đường ranh giới men- ngà. Tuy nhiên không phải lúc nào chúng cũng chạy theo một đường thẳng mà có những đoạn gấp khúc, đặc biệt là ở vùng cổ răng. Số lượng ống ngà thay đổi tùy từng vùng, ở vùng thân răng số lượng ống ngà nhiều hơn chân răng, ở vùng ngoại biên số lượng ít hơn vùng gần tủy. Đường kính ống ngà khoảng 3- 5µm ở gần tủy và 1µm ở vùng ngoại biên. - Ống ngà phụ (ống ngà thứ phát): là những nhánh bên và nhánh tận của ống ngà chính với kích thước nhỏ hơn nhiều. Đầu ngoài của ống ngà chính gần đường ranh giới men ngà thường tận cùng bằng 2-3 nhánh tận cùng. Trên đường đi, ống ngà chính cũng thường cho những nhánh bên hoặc những nhánh nối giữa hai ống ngà chính. 4 Mật độ ống ngà cũng thay đổi tùy từng vùng [17] : Ngà phía ngoài : 15 000 ống/mm² ngà Ngà trong tâm : 25 000 ống/mm² ngà Ngà gần tủy : 55 000 ống/mm² ngà Ở trong ống ngà có dây Tome. Đây là phần đuôi nguyên sinh chất kéo dài của nguyên bào tạo ngà, có đường kính 0,5 - 5µm và dài 2 – 3mm. Dây Tome là biểu hiện sống trong tổ chức ngà, nó đảm bảo chức năng trao đổi chất và sửa chữa ngà. Trong quá trình phát triển răng, dây Tome ngắn lại dần dần và ở người trưởng thành dây Tome không nhất thiết phải đi tới đầu tận cùng của ống ngà. Ngoài ra, trong lòng ống ngà còn chứa các dịch mô. Ngà răng có độ dày mỏng khác nhau tùy theo vùng và loại răng. Mỏng nhất là ở cổ răng cửa dưới (0,9- 1,1mm), ở cổ răng nanh là 2- 2,9mm và dày nhất ở rìa cắn răng 3 hàm trên (4,4mm), ở đỉnh núm răng hàm khoảng 3,0- 3,8mm. Khác với men răng, ngà răng được hình thành trong quá trình phát triển răng và vẫn tiếp tục hình thành vào phía trong buồng tủy - ống tủy nhờ lớp tạo ngà bào trong suốt thời gian răng tồn tại. Vì vậy, tuổi càng cao lớp ngà răng càng dày và buồng tủy - ống tủy càng hẹp dần gây khó khăn cho điều trị nội nha. Ngà răng có thể chia thành 3 loại theo thời gian hình thành: Ngà tiên phát, ngà thứ phát và ngà thứ ba: - Ngà tiên phát: Được hình thành trước khi răng đóng chóp và có độ khoáng hóa cao. - Ngà thứ phát: Được hình thành sau khi răng đóng chóp, bao gồm ngà thứ phát sinh lý và ngà trong suốt ( hay ngà xơ hóa). 5 + Ngà thứ phát sinh lý: Có số lượng ống ngà ít hơn ngà tiên phát và hướng đi của các ống ngà thường thay đổi và uốn khúc. + Ngà trong suốt: Càng lớn tuổi, ngà có biểu hiện ngấm vôi càng nhiều. Sự ngấm vôi này làm cho đường kính ống ngà bị giảm hoặc các ống ngà bị tắc và dây tome biến mất. Hiện tượng này thường gặp ở vùng chân răng người già tuy nhiên có thể gặp ở vùng bệnh lý như sâu răng - Ngà thứ ba ( ngà phản ứng): Là ngà sinh ra do hoạt động bảo vệ của phức hợp ngà - tủy chống lại các yếu tố kích thích từ bên ngoài, nó có cấu trúc không điển hình, số lượng các ống ngà giảm rõ rệt và sắp xếp không đều. Ngà phản ứng thường chỉ khu trú ở vùng tổn thương và không lan rộng. Chúng ta chỉ có thể thấy ngà thứ ba ở khu vực dọc mặt tiếp giáp ngà - tủy tương ứng với vùng ngà răng mà ống ngà bị hở do mòn men, do sâu răng hay can thiệp điều trị. 1.1.3. Xê măng Xê măng là một mô cứng bao bọc chân răng, dày nhất ở vùng chóp răng và ở vùng giữa các chân răng của răng nhiều chân ( 50-200µm) và mỏng nhất tại ranh giới men – cement (CEJ) ở vùng cổ răng (10 – 50 µm). Xê măng không chứa thần kinh và mạch máu, nó được nuôi dưỡng bằng dây chằng nha chu bao xung quanh. Ở người khỏe mạnh không nhìn thấy được xê măng do nó nằm hoàn toàn ở chân răng, trên lớp hạt Tome của ngà. Đường nối xê măng – men là ranh giới phân chia thân răng và chân răng giải phẫu. Tuy nhiên, 30% trường hợp xê măng và men gặp nhau theo kiểu đối đầu không phủ lên nhau, 60% xê măng phủ lên men răng và 10% là lộ ngà. Dạng xê măng và men không gặp nhau, để lộ ngà bệnh nhân có thể bị nhạy cảm ngà và dễ sâu chân răng. 6 Về mặt vi thể: xê măng được tạo nên bởi một khung sợi khoáng hóa với các tế bào. Khung sợi bao gồm cả các sợi sharpey và các sợi nội sinh. Các sợi sharpey là một phần của các sợi Collagen có nguồn gốc từ dây chằng nha chu, gắn vào phần ngoài của xê măng tạo thành góc 90 0 với bề mặt xê măng. Xê măng trưởng thành có thành phần vô cơ chiếm 65%, 23% là thành phần hữu cơ, 12% là nước. Cấu trúc tinh thể chủ yếu bởi Calcium hydroxy apatite với công thức hóa học Ca 10 (PO 4 ) 6 (OH) 2. 1.2 Đặc điểm lâm sàng của hội chứng nhạy cảm ngà. 1.2.1. Định nghĩa Nhạy cảm ngà được mô tả là một triệu chứng nhói buốt ngắn xuất hiện từ phần ngà bị lộ ra khi đáp ứng với các kích thích như nhiệt độ, cọ sát cơ học, luồng hơi hay kích thích hóa học mà không phải do bất kỳ khiếm khuyết hay bệnh lý răng nào khác. 1.2.2. Dịch tễ học nhạy cảm ngà Tỷ lệ mắc nhạy cảm ngà có thể dao động từ 3 đến 57%, ở người bị viêm quanh răng tỷ lệ này là 72- 98%. Thường gặp ở lứa tuổi 20-50, nhiều nhất ở 30-40 tuổi. Nữ gặp nhiều hơn nam [35], [67]. Theo báo cáo của tác giả Hoàng Đạo Bảo Trâm (2012) tỷ lệ nhạy cảm ngà ở Việt Nam khoảng 47-48% (hay gặp ở lứa tuổi 30-40) Tiến sĩ Tống Minh Sơn điều tra tình trạng nhạy cảm ngà răng ở công ty Bảo hiểm Việt Nam, nhận thấy tỷ lệ nhạy cảm ngà là 47,7%, tập trung ở lứa tuổi 22-58 [5]. Vị trí răng hay gặp nhạy cảm ngà nhất là răng nanh và răng tiền hàm thứ nhất. Sau đó là răng cửa và răng tiền hàm thứ hai. Răng hàm ít bị ảnh hưởng nhất bởi nhạy cảm ngà [25], [35]. 7 Theo nghiên cứu của Robin Onchardson vùng thường gặp nhạy cảm là vùng cổ răng với 90% trường hợp [63]. 1.2.3. Nguyên nhân Nguyên nhân gây nhạy cảm ngà có thể chia làm 2 pha [63] : - Pha 1 (quan trọng hơn): do co tụt lợi gây lộ lớp xê măng. Xê măng có khả năng kháng mài mòn thấp vì vậy rất nhanh chóng bị mòn gây lộ lớp ngà. Hơn nữa, có khoảng 10% trường hợp giao điểm xê măng – men ở vùng cổ răng có khoảng cách: xê măng và men không tiếp xúc vào nhau làm lộ lớp ngà bên dưới. - Pha 2: thương tổn khu trú xảy ra khi ngà bị bộc lộ do mất men. Ngà bị lộ do mất men là hậu quả của các tổn thương tổ chức cứng (không do sâu) như sau [67]: + Mòn răng - răng: thường gặp ở người có tật nghiến răng. Tổn thương tập trung là mòn hai hàm khớp khít nhau, vị trí mòn ưu tiên chính là các núm tựa răng hàm và rìa cắn răng cửa theo hướng từ trên xuống dưới – từ trong ra ngoài. + Mài mòn răng: thói quen ăn các thức ăn xơ cứng, kem đánh răng có các hạt quá thô hay lông bàn chải quá cứng đều có thể gây nên mòn răng. Đặc điểm đặc trưng của mòn răng dạng này là không có sự khớp khít hai hàm và không có diện mòn ưu tiên. Sự mòn răng có xu hướng làm tù toàn bộ các núm răng hàm. Mòn cổ răng do thói quen đưa ngang bàn chải cũng là nguyên nhân thường gặp trong nhóm này. + Mòn hóa học: thường gặp ở những bệnh nhận mắc chứng ăn vô độ hay thói quen ăn uống đồ ăn có tính acid. Đôi khi gặp ở những bệnh nhân mắc hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản với tổn thương mòn ở mặt trong răng cửa hàm trên. 8 + Tiêu cổ răng: đây là một nguyên nhân rất hay bị bỏ qua khi thăm khám. Những răng lệch lạc, sang chấn khớp cắn có thể gây nên sự gãy vỡ các tinh thể apatit ở vùng cổ răng. Tổn thương là những vết lõm tại cổ răng trên một răng đơn độc. Hình 1.1 : Co tụt lợi và mòn cổ răng gây nhạy cảm ngà 1.2.4. Cơ chế bệnh sinh của nhạy cảm ngà Nhiều học thuyết đã được sử dụng để giải thích cơ chế của nhạy cảm ngà. Giả thuyết sớm nhất là học thuyết cơ chế cảm thụ của răng. Giả thuyết này chỉ ra rằng nhạy cảm ngà được gây ra bởi những kích thích trực tiếp lên các đầu thần kinh cảm giác trong răng. Tuy nhiên bằng kính hiển vi điện tử và các thí nghiệm, người ta đã chỉ ra rằng không có sự tồn tại của các tế bào thần kinh trong các phần cảm giác của phần phía ngoài răng [33], [34]. Cơ chế biến đổi của tế bào tạo răng được đề nghị bởi Rapp gợi ý rằng tế bào tạo răng đóng vai trò như một cơ quan cảm thụ. Những thay đổi gián tiếp điện thế màng của các tế bào tạo răng già cỗi tiếp hợp với các sợi thần kinh đưa đến cảm giác đau từ đầu mút thần kinh nằm ở ranh giới tủy – ngà 9 [61]. Tuy nhiên bằng chứng của học thuyết về cơ chế biến đổi của tế bào tạo răng là thiếu cơ sở và không thuyết phục [34]. Năm 1964, Brannstrom và Astrom đã giải thích cơ chế bệnh sinh của nhạy cảm ngà bằng thuyết thủy động học. Đó là do sự dịch chuyển của nguyên bào tạo ngà trong lòng ống ngà [13]. Điều này hoàn toàn phù hợp với nhiều nghiên cứu, người ta nhận thấy những vùng bị nhạy cảm có nhiều ống ngà mở hơn hẳn những vùng không nhạy cảm [47], [53]. Trong điều kiện bình thường, ngà răng được che chắn bởi men và xê măng không chịu những kích thích trực tiếp. Khi những ống ngà ngoại vi bị lộ ra sẽ chịu những kích thích trong môi trường miệng làm tăng dòng chảy trong lòng ống ngà. Sự thay đổi này gây nên thay đổi áp suất trong toàn bộ ngà răng làm hoạt hóa các sợi thần kinh Aδ tại ranh giới ngà – tủy hoặc giữa các ống ngà gây nên ê buốt [35]. Tuy nhiên, các kích thích khác nhau gây nên những hướng dịch chuyển khác nhau của dòng chảy, do đó tạo nên những cơn đau với những cường độ khác nhau. Với các kích thích lạnh, luồng hơi hay dung dịch ưu trương: dòng chảy theo hướng từ tủy ra sẽ hoạt hóa một cách có hiệu quả các đầu mút thần kinh trong răng hơn so với kích thích nóng là nguyên nhân dòng chảy hướng về phía tủy [63]. Mặc dù cơ chế thủy động học giải thích được hầu hết các trường hợp nhạy cảm ngà. Tuy nhiên trên thực tế một số trường hợp nhạy cảm ngà vẫn tồn tại mặc dù các ống ngà đã được bít kín, điều đó chỉ ra còn có các cơ chế khác thêm vào cơ chế thủy động học. Pashley cho rằng có thể có vai trò của hoạt động thần kinh trong việc gây ra các triệu chứng của nhạy cảm ngà, ví dụ: sự phóng thích các neuropeptides từ những đầu mút thần kinh bị hoạt hóa 10 [...]... Ne, Diode) trong điều trị nhạy cảm ngà: Năm 1993, Gelskey SC đã nghiên cứu trên 19 bệnh nhân với phương pháp mù đôi được điều trị bằng laser He- Ne Ông nhận thấy hiệu quả giảm các triệu chứng đến 63%, duy trì kết quả sau 3 tháng 61%, tất cả không có biến chứng [23] Nghiên cứu của Gerschman JA năm 1994 về hiệu quả của laser Diode trong điều trị nhạy cảm ngà Nghiên cứu được tiến hành trên 71 đối tượng trong. .. (36,57%)giảm hoàn toàn triệu chứng nhạy 30 cảm ngà sau 1 lần điều trị 255 răng (23,14%) hết triệu chứng sau 2 lần điều trị 182 răng (16,5%) hết sau 3 lần điều trị 107 răng (9,7%) hết sau 4 lần điều trị và 59 răng (5,3%) hết sau 5 lần điều trị Như vậy, laser Diode có hiệu quả trong điều trị nhạy cảm ngà đến 91,29% [15] Trong báo cáo lâm sàng năm 1989, Aun nghiên cứu trên 64 răng sử dụng laser He-Ne công suất 6mw,... chứng; b : Nhóm điều trị với laser CO 2: c : Nhóm điều trị với laser Er: YAG; d : Nhóm điều trị với laser Ga-Al-As 28 a b c d Hình 1.8: Sự thâm nhập màu nhuộm sau chiếu tia laser a : Nhóm chứng b : Nhóm điều trị với laser CO 2 c : Nhóm điều trị với laser Er: YAG d : Nhóm điều trị với laser Ga-Al-As 1.3.3.4 Một số nghiên cứu ứng dụng laser điều trị nhạy cảm ngà Một số nghiên cứu về ứng dụng của laser năng... (15mw,2 phút/1 răng tương đương 50J/cm 2) Kết quả đạt được giảm nhạy cảm 62% với test hơi và 86% với test xúc giác [36] Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng máy laser Diode với bước sóng 780nm đề điều trị nhạy cảm ngà vì an toàn, dễ sử dụng và cho hiệu quả điều trị cao [14] 1.3.3.5 Kết hợp laser và các thuốc bôi trong điều trị nhạy cảm ngà Một số tác giả đề nghị phương pháp điều trị kết hợp laser và các... pháp điều trị nhạy cảm ngà nên hiệu quả ngay từ lần đầu và phải đáp ứng với những đặc điểm sau [75]: - Không kích ứng tủy hoặc không ê buốt - Thực hiện dễ dàng - Hiệu quả lâu dài - Không làm nhiễm màu răng 17 - Không gây hại mô mềm và dây chằng quanh răng - Giá thành thấp a b c Hình 1.5: Các phương pháp điều trị nhạy cảm ngà a : Điều trị nhạy cảm ngà bằng cách đóng các ống ngà b : Điều trị nhạy cảm ngà. .. chảy trong ống ngà c : Điều trị nhạy cảm ngà bằng cách tăng ngưỡng kích thích thần kinh * Các phương pháp điều trị nhạy cảm ngà (không phẫu thuật) 1.3.1 Sử dụng kem đánh răng chống nhạy cảm ngà Đây là phương pháp điều trị nhạy cảm ngà được dùng phổ biến tại nhà Trước kia, kem đánh răng chống nhạy cảm ngà chứa hợp chất có tác dụng bít kín ống ngà như: muối strontium, Fluor hoặc phá hủy yếu tố sống trong. .. cao [3] 1.3.3.3 Hiệu quả bịt kín ống ngà của laser trên in vitro Mặc dù cơ chế giảm ê buốt của laser còn cần làm sáng tỏ thêm nhưng hiệu quả gây tắc hẹp ống ngà từ đó làm giảm các triệu chứng nhạy cảm ngà của laser đã được chứng minh qua rất nhiều nghiên cứu: cả trên lâm sàng và thực nghiệm Năm 1998, Moritf đã nghiên cứu hiệu quả bịt kín ống ngà của laser CO2 trên in vitro, kiểm tra hiệu quả bằng lực... cao (laser Nd: YAG, Er: YAG, laser CO2) trong điều trị nhạy cảm ngà Zhang C và Matsumoto K (1998) nghiên cứu sự chiếu laser CO 2 sóng liên tục với thời 29 gian chiếu 5 – 10 giây trên vùng răng nhạy cảm Tác giả kết luận 100% hết triệu chứng nhạy cảm và sau 3 tháng kết quả duy trì hơn 50%, không có biến chứng tủy răng [73] Năm 1996, Moritz A và cộng sự nhận thấy việc điều trị nhạy cảm ngà bằng laser. .. Hình ảnh các ống ngà mở trong nhạy cảm ngà Hình 1.3 : Hướng dòng chảy trong ống ngà dưới tác động của kích thích nhiệt  : Hướng của dòng chảy trong ống ngà khi gặp kích thích lạnh 12  : Hướng của dòng chảy trong ống ngà khi gặp kích thích nóng Hình 1.4 : Cơ chế nhạy cảm ngà theo thuyết thuỷ động học 1.2.5 Các phương pháp xác định mức độ nhạy cảm ngà Xác định mức độ ê buốt của nhạy cảm ngà cung cấp một... thấm của ngà 60-70% và kết quả duy trì sau 7 ngày >50% [9] Hình 1.6: Bề mặt sau khi điều trị với Shellac F 1.3.3 Điều trị bằng laser Đây là hướng điều trị nhạy cảm ngà đem lại kết quả khả quan, hiệu quả có thể đạt được từ 59% - 100%, phụ thuộc loại laser và thông số điều trị: bước sóng, độ lớn tỷ trọng, phương cách phát quang và cách tiếp xúc của đầu quang học với mô đích [63] 21 22 1.3.3.1 Các loại laser . tài: Nghiên cứu hiệu quả của laser diode trong điều trị răng nhạy cảm ngà . MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng của răng nhạy cảm ngà 2. Đánh giá hiệu quả điều trị răng nhạy cảm ngà. hay giảm đi của cường độ kích thích. 1.3. Điều trị nhạy cảm ngà Điều trị nhạy cảm ngà bao gồm hai phương pháp chính: là điều trị phẫu thuật và điều trị không phẫu thuật. Trong điều trị phẫu thuật,. điều trị nhạy cảm ngà chủ yếu là sử dụng các hoạt chất hóa học, những hiểu biết của các bác sĩ về ứng dụng của laser trong điều trị nhạy cảm ngà còn hạn chế. Vì vậy, chúng tôi đi sâu nghiên cứu

Ngày đăng: 10/10/2014, 01:49

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan