BIỆN CHỨNG CỦA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG VỚI TIẾN TRÌNH ĐỔI MỚI KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

106 1.5K 9
BIỆN CHỨNG CỦA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG VỚI TIẾN TRÌNH ĐỔI MỚI KINH TẾ  VÀ CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC CHU THỊ QUỲNH BIỆN CHỨNG CỦA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG VỚI TIẾN TRÌNH ĐỔI MỚI KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY CHUYÊN NGÀNH: TRIẾT HỌC MÃ SỐ: 60.22.80 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRIẾT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN VĂN HÒA Huế, 2012 LỜI CAM ĐOAN Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Văn Hòa. Các số liệu và tài liệu trong luận văn này đều trung thực và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Tác giả luận văn Chu Thị Quỳnh Lời Cảm Ơn Lời Cảm Ơn Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Văn Hòa - người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo ở khoa Lý luận chính trị, trường Đại học khoa học Huế đã hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Cuối cùng, xin gửi lời tri ân đến những người thân trong gia đình và bạn bè đã luôn ở bên chia sẻ, giúp đỡ, động viên tôi về tinh thần trong suốt thời gian qua. Học viên Chu Thị Quỳnh MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Tình hình nghiên cứu và tính mới của đề tài 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5 5. Đóng góp của luận văn 6 6. Kết cấu của luận văn 6 CHƯƠNG 1 8 CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG, KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ 8 1.1. Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng 8 1.1.1. Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng 8 1.1.1.1. Khái niệm cơ sở hạ tầng 8 1.1.1.2. Khái niệm kiến trúc thượng tầng 11 1.1.2. Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng 13 1.1.2.1. Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng 13 1.1.2.2. Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng 15 1.2. Kinh tế và chính trị 17 1.2.1. Khái niệm kinh tế và chính trị 17 1.2.1.1. Khái niệm kinh tế 17 1.2.1.2. Khái niệm chính trị 21 1.2.2. Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị 25 1.2.2.1. Quan hệ giữa kinh tế và chính trị theo quan niệm của các nhà tư tưởng, các nhà triết học trước Mác 25 1.2.2.2. Quan hệ giữa kinh tế và chính trị theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin 30 1.2.2.3. Cơ sở hạ tầng với kinh tế, kiến trúc thượng tầng với chính trị 41 CHƯƠNG 2 43 GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỔI MỚI KINH TẾ VÀ ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 43 2.1. Yêu cầu khách quan của việc giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở nước ta hiện nay 43 2.1.1. Cơ sở lý luận 43 2.1.1.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị 48 2.1.1.2. Quan điểm của Đảng ta về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị 49 2.1.2. Cơ sở thực tiễn 52 2.2. Định hướng giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở nước ta hiện nay 57 2.2.1. Định hướng đổi mới về kinh tế 58 2.2.2. Định hướng đổi mới về chính trị 64 2.2.3. Định hướng giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị 71 2.3. Giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở nước ta hiện nay 72 2.3.1. Giải pháp đổi mới kinh tế 72 2.3.2. Giải pháp đổi mới chính trị 82 2.3.3. Giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị 90 KẾT LUẬN 95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất nước ta đã trải qua 25 năm đổi mới, chặng đường đó chưa hẳn là dài nhưng cũng đã đem lại nhiều sự đổi thay to lớn, nhiều thành tựu trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Một trong những nguyên nhân góp phần tạo nên những thành công đó chính là do Đảng ta đã nhận thức và vận dụng đúng đắn quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng hay cụ thể hơn là mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước. Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là hai mặt của đời sống xã hội, chúng thống nhất biện chứng với nhau trong đó cơ sở hạ tầng đóng vai trò quyết định còn kiến trúc thượng tầng có sự tác động trở lại đối với cơ sở hạ tầng. Mỗi cơ sở hạ tầng sẽ hình thành nên một kiến trúc thượng tầng tương ứng với nó đồng thời quy định tính chất của kiến trúc thượng tầng đó. Tuy nhiên, kiến trúc thượng tầng không phải là sản phẩm thụ động của cơ sở hạ tầng mà nó mang tính độc lập tương đối và có khả năng tác động trở lại rất mạnh mẽ đối với cơ sở hạ tầng của xã hội. Nếu tác động cùng chiều thì đó sẽ là tác động tích cực, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế còn nếu như là tác động ngược chiều thì nó sẽ kìm hãm, cản trở sự phát triển của sản xuất và xã hội. Khi kiến trúc thượng tầng kìm hãm sự phát triển của kinh tế thì sớm hay muộn kiến trúc thượng tầng đó cũng được thay thế bằng một kiến trúc thượng tầng mới, tiến bộ hơn. Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng cũng chính là cơ sở lý luận cho việc giải quyết mối quan hệ giữa hai lĩnh vực kinh tế và chính trị. Bởi lẽ, quan hệ giữa kinh tế và chính trị là sự thể hiện cô đọng cho mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng trong xã hội. Quan hệ giữa kinh tế và chính trị là mối quan hệ cơ bản, cốt lõi và xuyên suốt trong lịch sử phát triển của xã hội có giai cấp đồng thời quy định sự vận động, biến đổi của các xã hội đó. Do vậy, mối quan hệ giữa hai lĩnh vực này luôn luôn đựoc xem là tâm điểm để các nhà lý luận, các nhà tư tưởng của các thời đại quan tâm và nghiên cứu. Trong mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị thì kinh tế là cái có trước còn chính trị là cái có sau. 2 Sự hình thành, tồn tại và phát triển của chính trị luôn chịu sự tác động và chi phối của kinh tế, chính vì thế, chính trị không thể tách rời khỏi kinh tế. Tuy nhiên, chính trị cũng có sự tác động mạnh mẽ trở lại đối với kinh tế, do đó, nếu kinh tế không phù hợp với chính trị thì sẽ dẫn tới sự bất ổn định, trì trệ thậm chí rối loạn xã hội. Ngược lại, nếu giữa chúng có sự thống nhất, phù hợp với nhau thì sẽ tạo nên sự ổn định, phát triển cho xã hội. Có thể thấy, việc nhận thức và xử lý mối quan hệ này trong thực tiễn ra sao là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế cũng như chế độ chính trị - xã hội của một đất nước. Xuất phát từ những đặc điểm trên, việc giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị đã và đang là vấn đề có vị trí đặc biệt quan trọng trong đường lối cũng như trong những chủ trương và chính sách mà Ðảng và nhà nước ta đề ra. Để tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc xây dựng và phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa thì một trong những vấn đề mà chúng ta cần phải giải quyết tốt đầu tiên đó chính là mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị. Đại hội lần thứ XI của Đảng đã nêu rõ: “Quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị là một trong những mối quan hệ lớn cần đặc biệt chú trọng nắm vững và giải quyết tốt trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội của nước ta” [64, tr.66], “đổi mới đồng bộ, phù hợp về kinh tế và chính trị vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” [28, tr.99]. Với những lý do đó, tác giả quyết định chọn “Biện chứng của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng với tiến trình đổi mới kinh tế và chính trị ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu và tính mới của đề tài Có thể nói, ở nước ta hiện nay mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị đang được coi là vấn đề cốt lõi và xuyên suốt nhất trong tiến trình đổi mới đất nước. Chính vì lẽ đó, trong những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, nhiều tác phẩm bàn đến vấn đề này. Cụ thể như: “Chính trị với kinh tế và sự vận dụng vào quá trình đổi mới ở nước ta hiện nay”, Luận văn thạc sĩ của Vũ Hoàng Giao, Đại học quốc gia Hà Nội, 1996; “Những tư tưởng cơ bản của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị”, Luận 3 văn thạc sĩ của Phạm Thị Minh Lan, Viện triết học, Hà Nội, 1999; “Quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị: Những vấn đề cơ bản của Việt Nam”, Đề tài khoa học cấp Bộ do PGS.TS. Lương Đình Hải làm chủ nhiệm, Viện Triết học, 2009. Đề tài làm rõ thực trạng quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, vạch ra xu hướng vận động và trên cơ sở đó đề xuất một số nguyên tắc định hướng cho việc kết hợp đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; “Quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam”, Đề tài cấp nhà nước do GS.TS. Duơng Xuân Ngọc làm chủ nhiệm, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 2010. Trong đề tài này, tác giả đã làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị đồng thời nhấn mạnh kinh tế phát triển là cơ sở đảm bảo vững chắc cho ổn định chính trị - xã hội và ngược lại sự ổn định chính trị - xã hội là tiền đề, điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế. Đề tài cũng cho thấy rõ sự nhận thức, vận dụng đúng đắn và sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin của Đảng và nhà nước trong việc giải quyết mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị nhờ đó đã góp phần giúp đất nước ta giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Bên cạnh đó, đề tài cũng nêu lên những vấn đề cần chú ý đồng thời mở ra những hướng giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở nước ta trong thời gian tới; “Về các mối quan hệ lớn cần được giải quyết tốt trong quá trình đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta” của GS.TS. Nguyễn Phú Trọng, Nxb Chính trị quốc gia, 2011. Trong tác phẩm này tác giả đã nêu lên những mối quan hệ lớn cần được giải quyết tốt là mối quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; mối quan hệ giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa; mối quan hệ giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất phù hợp; mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; mối quan hệ giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nuớc quản lý, nhân dân làm chủ. Trong những mối quan hệ đó thì mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị được tác giả khẳng định là mối quan hệ “có vị trí rất quan trọng trong các mối quan hệ lớn cần đặc biệt chú trọng nắm vững và giải quyết tốt trong quá trình đổi mới, đi lên chủ nghĩa xã hội 4 của nước ta, vì nó liên quan đến yếu tố kinh tế được xem như nền tảng số một của sự phát triển, đồng thời, liên quan đến chính trị là yếu tố nhạy cảm nhất, phức tạp nhất trong đời sống xã hội” [64, tr.52]; “Quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam” do GS.TS. Dương Xuân Ngọc chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, 2012. Thông qua tác phẩm tác giả trình bày cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị cũng như những nhân tố tác động và thực trạng giải quyết mối quan hệ đó ở nước ta từ năm 1986 đến nay. Tác giả cũng đưa ra quan điểm cùng các giải pháp giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam. Ngoài ra, trên các tạp chí Triết học, tạp chí Cộng sản, tạp chí Lý luận chính trị cũng có nhiều tác giả đề cập đến vấn đề trên như: “Quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở nước ta hiện nay” của Hoàng Minh Đô, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, số 1, 1992; “ Chính trị với kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta hiện nay” của Phạm Ngọc Quang, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, số 4, 1995; “Tính tất yếu kinh tế và chính trị trong sự hình thành và phát triển của Nhà nước pháp quyền” của Nguyễn Hữu Khiển, Tạp chí Triết học, số 6, 1997; “Quan hệ giữa kinh tế và chính trị trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam” của Đoàn Quang Thọ, Tạp chí Triết học, số 2, 1997; “Vấn đề nhận thức và giải quyết mối quan hệ chính trị - kinh tế trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay” của Ngô Ngọc Thắng, Tạp chí Triết học, số 4 (167), 2005; “Vận dụng tư tưởng của C.Mác về mối quan hệ giữa chính trị và kinh tế trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta” của Trần Nguyễn Tuyên, Tạp chí Cộng sản, số 777, 2007; “Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa kinh tế với chính trị” của Trần Sĩ Phán, Tạp chí Lý luận chính trị, số 2, 2007; “Đặc điểm mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị ở Việt Nam - vấn đề và giải pháp” của Trần Ngọc Hiên, Tạp chí Cộng sản, số 800, 2009; “Mấy vấn đề về đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam hiện nay” của Lương Đình Hải, Tạp chí Triết học, số 7, 2010; “Quan niệm của Mác - Ăngghen về vai trò của chính trị đối với sự phát triển kinh tế” của Vũ Văn Phúc, Tạp chí Lý luận chính trị, số 1, 2011; “Mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam” của Trần Thành, Tạp chí Lý luận chính trị, số 10, 2011; “Quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị là mối quan hệ cơ bản, cốt lõi” của Dương Phú Hiệp, Tạp chí Cộng sản, số 824, 2011 và một số sách trình [...]... giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị 2.3 Giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở nước ta hiện nay 2.3.1 Giải pháp đổi mới kinh tế 2.3.2 Giải pháp đổi mới chính trị 2.3.3 Giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị 8 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG, KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ 1.1 Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. .. kiến trúc thượng tầng 1.1.2 Mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng 1.1.2.1 Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng 1.1.2.2 Kiến trúc thượng tầng tác động trở lại cơ sở hạ tầng 1.2 Kinh tế và chính trị 1.2.1 Khái niệm kinh tế và chính trị 1.2.1.1 Khái niệm kinh tế 1.2.1.2 Khái niệm chính trị 1.2.2 Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị 1.2.2.1 Quan hệ giữa kinh tế và chính trị theo... học và những ai quan tâm, nghiên cứu tới vấn đề này 6 Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 2 chương và 5 tiết, cụ thể: CHƯƠNG 1 CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG, KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ 1.1 Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng 1.1.1 Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng 1.1.1.1 Khái niệm cơ sở hạ tầng 1.1.1.2 Khái niệm kiến trúc. .. niệm của các nhà tư tưởng, các nhà triết học trước Mác 7 1.2.2.2 Quan hệ giữa kinh tế và chính trị theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin 1.2.2.3 Cơ sở hạ tầng với kinh tế, kiến trúc thượng tầng với chính trị CHƯƠNG 2 GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỔI MỚI KINH TẾ VÀ ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 2.1 Yêu cầu khách quan của việc giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở nước... tầng 1.1.1 Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng 1.1.1.1 Khái niệm cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định Khái niệm cơ sở hạ tầng phản ánh chức năng xã hội của các quan hệ sản xuất với tư cách là cơ sở kinh tế của các hiện tượng xã hội Mỗi hình thái kinh tế - xã hội có một cơ sở hạ tầng nhất định và nó được hình thành... quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng còn ở chỗ khi cơ sở hạ tầng thay đổi thì sớm hay muộn sự thay đổi của kiến trúc thượng tầng cũng sẽ diễn ra Sự thay đổi của cơ sở hạ tầng dẫn đến sự thay đổi của kiến trúc thượng tầng là một quá trình hết sức phức tạp Sự thay đổi đó không chỉ diễn ra trong giai đoạn chuyển tiếp từ hình thái 15 kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hội... kiến trúc thượng tầng với tiến trình đổi mới kinh tế và chính trị ở Việt Nam hiện nay tiếp tục đi sâu nghiên cứu với mong muốn phát triển, bổ sung và làm rõ hơn nữa vấn đề để có thể đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn đất nước trong giai đoạn hiện nay 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của luận văn là góp phần làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của tiến trình đổi mới kinh tế và đổi mới. .. giải pháp trong tiến trình đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở nước ta hiện nay 4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về đổi mới đồng bộ, phù hợp về kinh tế và chính trị vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ... chính trị ở nước ta hiện nay 2.1.1 Cơ sở lý luận 2.1.1.1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị 2.1.1.2 Quan điểm của Đảng ta về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị 2.1.2 Cơ sở thực tiễn 2.2 Định hướng giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở nước ta hiện nay 2.2.1 Định hướng đổi mới kinh tế 2.2.2 Định hướng đổi mới chính trị 2.2.3 Định hướng... đổi mới chính trị ở nước ta hiện nay Để đạt được mục đích này nhiệm vụ của luận văn sẽ là: - Phân tích làm sáng tỏ mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, giữa chính trị và kinh tế theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở lý luận để giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới chính trị và đổi mới kinh tế - Trên cơ sở phân tích thực trạng công cuộc đổi mới, đưa ra các định hướng và giải . CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG, KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ 1.1. Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng 1.1.1. Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng 1.1.1.1. Khái niệm cơ sở hạ tầng 1.1.1.2 KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG, KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ 1.1. Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng 1.1.1. Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng 1.1.1.1. Khái niệm cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng. cấu của luận văn 6 CHƯƠNG 1 8 CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG, KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ 8 1.1. Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng 8 1.1.1. Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

Ngày đăng: 09/10/2014, 21:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Có thể nói, ở nước ta hiện nay mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị đang được coi là vấn đề cốt lõi và xuyên suốt nhất trong tiến trình đổi mới đất nước. Chính vì lẽ đó, trong những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, nhiều tác phẩm bàn đến vấn đề này. Cụ thể như: “Chính trị với kinh tế và sự vận dụng vào quá trình đổi mới ở nước ta hiện nay”, Luận văn thạc sĩ của Vũ Hoàng Giao, Đại học quốc gia Hà Nội, 1996; “Những tư tưởng cơ bản của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị”, Luận văn thạc sĩ của Phạm Thị Minh Lan, Viện triết học, Hà Nội, 1999; “Quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị: Những vấn đề cơ bản của Việt Nam”, Đề tài khoa học cấp Bộ do PGS.TS. Lương Đình Hải làm chủ nhiệm, Viện Triết học, 2009. Đề tài làm rõ thực trạng quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, vạch ra xu hướng vận động và trên cơ sở đó đề xuất một số nguyên tắc định hướng cho việc kết hợp đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; “Quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam”, Đề tài cấp nhà nước do GS.TS. Duơng Xuân Ngọc làm chủ nhiệm, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 2010. Trong đề tài này, tác giả đã làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị đồng thời nhấn mạnh kinh tế phát triển là cơ sở đảm bảo vững chắc cho ổn định chính trị - xã hội và ngược lại sự ổn định chính trị - xã hội là tiền đề, điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế. Đề tài cũng cho thấy rõ sự nhận thức, vận dụng đúng đắn và sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin của Đảng và nhà nước trong việc giải quyết mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị nhờ đó đã góp phần giúp đất nước ta giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Bên cạnh đó, đề tài cũng nêu lên những vấn đề cần chú ý đồng thời mở ra những hướng giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở nước ta trong thời gian tới; “Về các mối quan hệ lớn cần được giải quyết tốt trong quá trình đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta” của GS.TS. Nguyễn Phú Trọng, Nxb Chính trị quốc gia, 2011. Trong tác phẩm này tác giả đã nêu lên những mối quan hệ lớn cần được giải quyết tốt là mối quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; mối quan hệ giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa; mối quan hệ giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất phù hợp; mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; mối quan hệ giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nuớc quản lý, nhân dân làm chủ. Trong những mối quan hệ đó thì mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị được tác giả khẳng định là mối quan hệ “có vị trí rất quan trọng trong các mối quan hệ lớn cần đặc biệt chú trọng nắm vững và giải quyết tốt trong quá trình đổi mới, đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta, vì nó liên quan đến yếu tố kinh tế được xem như nền tảng số một của sự phát triển, đồng thời, liên quan đến chính trị là yếu tố nhạy cảm nhất, phức tạp nhất trong đời sống xã hội” [64, tr.52]; “Quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam” do GS.TS. Dương Xuân Ngọc chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, 2012. Thông qua tác phẩm tác giả trình bày cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị cũng như những nhân tố tác động và thực trạng giải quyết mối quan hệ đó ở nước ta từ năm 1986 đến nay. Tác giả cũng đưa ra quan điểm cùng các giải pháp giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan