skkn một số vấn đề về việc dạy từ hán – việt trong trường thcs

23 1.2K 2
skkn một số vấn đề về việc dạy từ hán – việt trong trường thcs

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

A / PHẦN MỞ ĐẦU: I. Cơ sở lý luận : M.Go-rơ-ki nhà văn vĩ đại của nền văn học thế giới đã từng nói:“Văn học là nhân học”, ''Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lí". Đúng như vậy! Văn học nói chung hay môn Ngữ văn nói riêng có tác động vô cùng to lớn đối với đời sống tình cảm cũng như việc phát triển tư duy của con người; giúp giáo dục, bồi đắp tư tưởng, tình cảm, đạo đức… cho học sinh một cách hiệu quả nhất. Không chỉ vậy, môn Ngữ văn còn có mối liên hệ tương hỗ với các môn học khác. Học tốt môn văn sẽ tác động tích cực tới các môn học khác và ngược lại các môn học khác cũng góp phần học tốt môn văn. Trong mối quan hệ tích cực đó, từ Hán – Việt đóng một vai trò không thể phủ nhận được hay nói một cách khác là nó có vai trò vô cùng to lớn. Nhờ sự đóng góp của từ Hán – Việt mà tiếng Việt thêm giàu có, tinh tế, trang nhã, chuẩn xác và uyển chuyển, đủ khả năng đáp ứng một cách tốt nhất mọi sự diễn đạt của con người trong giao tiếp, trong đời sống văn hoá xã hội. Bên cạnh đó, lớp từ này còn giúp người Việt cảm nhận được tất cả cái hay cái đẹp trong những tác phẩm văn chương với việc hiểu tường tận từng từ Hán - Việt ở trong những tác phẩm đó. II. Cơ sở thực tiễn : Trong kho tàng ngôn ngữ của mình, người Việt sử dụng rất nhiều từ ngữ gốc Hán (từ Hán - Việt chiếm 60% - 70%) nhưng việc hiểu sai, dùng sai từ Hán - Việt là khá phổ biến. Trong sinh hoạt hàng ngày, chúng ta gặp rất nhiều từ Hán – Việt nếu chúng ta không hiểu hoặc hiểu sai sẽ dẫn đến nhiều vấn đề đáng tiếc xảy ra. Giáo sư Nguyễn Lân( cha của 9 vị giáo sư, tiến sĩ) đã từng nói "Một điều cần chú ý hơn nữa là ngay trong tiếng Việt hiện nay có bao nhiêu từ vốn là Hán tự bị người ta xuyên tạc, làm sai cả ý nghĩa, ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt phải làm thế nào cho thanh thiếu niên ta phải biết chữ Hán thì mới dùng đúng tiếng Việt”( đăng trên báo Đại đoàn kết, số 28, ngày 7/4/1997). Từ Hán - Việt không chỉ có trong môn ngữ văn mà còn có trong tất cả các môn học khác. Không hiểu từ Hán Việt học sinh sẽ gặp khó khăn trong khâu phân biệt các khái niệm, ghi nhớ khái niệm, hiểu nghĩa của từ, hiểu nội dung bài học Nếu biết nhiều từ Hán – Việt học sinh sẽ hiểu kiến thức bộ môn nhanh hơn, kĩ hơn do hiểu được đến “chân tơ kẽ tóc” những từ ngữ Hán - Việt ấy. 1 Ở chương trình giảng dạy môn ngữ văn THCS số lượng các tác phẩm học nguyên tác viết bằng chữ Hán tương đối nhiều, chưa kể ở cấp THPT. Trong quá trình dạy và học, giáo viên và học sinh phải đối chiếu với bản phiên âm, bản dịch nghĩa và dịch thơ Nếu cả thầy và trò biết nhiều từ Hán – Việt thì việc học, tìm hiểu, cảm nhận cái hay, cái đẹp sẽ trở nên dễ dàng và toàn vẹn hơn. Đối với từ Hán – Việt, người biên soạn sách giáo khoa chương trình ngữ văn THCS đã chú ý tới. Cụ thể, ở cuối SGK học kì 2 các lớp 6,7,8 đều có bảng “phụ lục tra yếu tố Hán Việt” gồm 50 từ ở mỗi lớp, riêng lớp 9 là 70 từ (tổng cộng 220 từ ) và trong chuẩn kiến thức kĩ năng có ghi rất rõ : “Biết nghĩa 50 yếu tố Hán – Việt thông dụng xuất hiện nhiều trong các văn bản học ở lớp…” nhưng qua tìm hiểu thì giáo viên giảng dạy môn ngữ văn hầu như quên không giúp học sinh đạt được yêu cầu này. Chính vì vậy, phần lớn học sinh không hiểu tường tận nghĩa của từ Hán - Việt. Đối với học sinh trong trường Phổ thông thì việc trang bị cho các em kiến thức cơ bản về từ Hán – Việt sẽ giúp các em tự hiểu đúng nghĩa của từ ở trong các tác phẩm văn học, rèn rũa lời ăn tiếng nói, học cách sử dụng từ của cha ông………để từ đó cảm thụ được vẻ đẹp của “những viên ngọc quí” trong văn chương một cách sâu sắc, bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu mến tiếng nói của dân tộc, vốn văn hoá của ông cha. Từ nhiều năm nay, Đảng và Nhà nước ta luôn kiên trì mục tiêu “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” kể từ khi cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng phát động công cuộc “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” (Tạp chí Học tập, s. 4-1966) vì đó là “thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc” ( Hồ Chủ tịch). Bên cạnh đó, nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển, sự hội nhập và giao thoa với các nền văn hóa ngày càng trở lên đậm nét. Việc vừa phải giữ gìn bản sắc dân tộc và vừa phải có vốn kiến thức căn bản để tiếp nhận những tinh hoa văn hóa của thế giới càng khiến chúng ta không thể không khai thác tinh hoa văn hóa của chính dân tộc mình qua các văn bản chữ Hán của cha ông ta để lại. Trước hết, nó có thể giúp cho học sinh hiểu và sử dụng đúng lớp từ này, cảm thụ được những nét tinh tế, cái hay, cái đẹp trong các tác phẩm văn học cổ điển được giảng dạy trong chương trình Phổ thông. Công việc này cũng đồng thời bồi dưỡng cho học sinh tình yêu mến tiếng nói của cha ông, niềm tự hào về truyền thống văn hóa, cũng như tinh thần trách nhiệm trong việc “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”. 2 “Ngôn ngữ là linh hồn dân tộc”. Câu nói của W. Humboldt càng cho ta thấy được tầm quan trọng của việc bảo vệ, giữ gìn sự trong sáng cuả tiếng Việt. Đây là một việc tương đối khó khăn nhưng giáo viên phải làm và làm được. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn Trung học cơ sở tại trường PTCS Bãi Thơm, tôi hiểu rất rõ giá trị của việc dạy và học từ Hán – Việt trong trường THCS. Chính vì những trăn trở nhức nhối đó tôi đã suy nghĩ, tìm tòi, nghiên cứu tài liệu…để hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm : “MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VIỆC DẠY TỪ HÁN – VIỆT TRONG TRƯỜNG THCS” III . Phạm vi đề tài : Việc giảng dạy từ Hán – Việt là rất cần thiết nên tôi thực hiện đề tài này trong phạm vi chương trình Ngữ văn THCS là một phạm vi tương đối rộng. Tuy nhiên, đề tài tôi thực hiện chỉ mang tính chất điểm xuyết, “cưỡi ngựa xem hoa” với đối tượng là học sinh điểm Rạch Tràm nơi vùng xa của huyện đảo ( Nơi học sinh chưa ý thức được việc học, chưa có điều kiện đầy đủ, ….) B / THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ : I.Thực trạng, tình hình : Như tôi đã trình bày ở trên, qua tìm hiểu thì hầu như giáo viên quên dạy các em học sinh 220 từ Hán –Việt mà chuẩn kiến thức quy định, giáo viên chưa thấy hết được tầm quan trọng của từ Hán –Việt đối với việc dạy và học môn ngữ văn. Học sinh thì chưa có hứng thú đối với từ Hán –Việt, coi từ Hán – Việt như một “ngoại ngữ”… II.Những hạn chế, khó khăn : Ngay từ những năm đầu công tác tôi đã nhận thấy thực trạng trên song nhận được sự giúp đỡ chưa nhiều . Thứ hai là do năng lực trình độ còn nhiều hạn chế nên việc truyền đạt kiến thức còn chưa tốt. Thứ ba, do điều kiện kinh tế, dân trí tại điểm Rạch Tràm cón thấp, học sinh chưa chăm học, phụ huynh chưa quan tâm, sách thì thiếu… Khi kiểm tra thử một số từ Hán – Việt thông dụng ở 2 lớp 8/3 và 9/3 đầu năm học 2011-2012 kết quả như sau : Điểm Điểm 8-10 Điểm 5 - 7 Điểm dưới 5 SL % SL % SL % Lớp 8 (7 HS) 0 0 1 14,28 6 85,72 Lớp 9 (6 HS) 0 0 1 16,67 5 83,33 3 Trước thực trạng và những khó khăn trên tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp như sau : C . GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ I / TẠO HỨNG THÚ, TRUYỀN CẢM HỨNG TRONG VIỆC DẠY HỌC TỪ HÁN VIỆT : “ Người Thầy trung bình chỉ biết nói. Người Thầy giỏi biết giải thích. Người Thầy xuất chúng biết minh họa. Người Thầy vĩ đại biết truyền cảm hứng.” (William A. Ward) 1. Ý nghĩa từ những cái tên : Khi dạy học, chúng ta cho học sinh tìm hiểu ý nghĩa những cái tên của chính bản thân các em mà các em vô tình không hay biết. Hãy nói cho các em hiểu mỗi cái tên của các em mang biết bao mơ ước, niềm tin, hoài bão, tình cảm của ông bà, cha mẹ dành cho các em .Ví dụ : Tên Khôi Nguyên là mong muốn con mình sau này đỗ đạt, học giỏi,đỗ đầu các kỳ thi. Tên Đan Tâm: tấm lòng son sắt, thủy chung , tình nghĩa. Tên Hà Anh có nghĩa dòng sông tinh tuý, trong sáng. Tên Vân Du (rong chơi như mây) con sau này sẽ có cuộc sống thảnh thơi, nhàn hạ Tên Bảo Châu với ý nghĩa con là viên ngọc quý. Tên Gia Bảo với ý nghĩa vật quý của gia đình . …v.v…… Nói chung cách nói chuyện về tên của chính học sinh sẽ gây hứng thú, sự tò mò, ham hiểu biết của các em về từ Hán – Việt. Qua đó các em vô tình đã có kiến thức về từ Hán – Việt đặc biệt kích thích hứng thú, sự tự học của học sinh . Có thể lấy ví dụ về những cái tên mà các bậc tiền nhân đã mang như : Nguyễn Ái Quốc: Người yêu nước. Võ Chí Công : Người hết lòng hết sức vì việc công không vì việc riêng …v.v Khi chúng ta dạy các tác phẩm văn học trong nhà trường ta có thể cho học sinh tìm hiểu tên hay bút danh của các nhà văn nhà thơ. Ví dụ : Học văn bản “Cố Hương” ta có thể cho học sinh tìm hiểu về quá trình Lỗ Tấn trở thành nhà văn, mục đích khi ông chuyển từ những ngành kĩ thuật, y khoa… sang viết văn .Từ đó hỏi học sinh ý nghĩa cái tên Chu Thụ Nhân(Chu Chương Thọ 4 đổi thành Chu Thụ Nhân). Thụ Nhân có nghĩa là trồng người từ đó nói sâu hơn về mục đích viết văn, cống hiến của Lỗ Tấn trong văn nghiệp “thụ nhân” bằng văn chương của ông. Cũng cần nói thêm rằng trước công nguyên bảy thế kỉ, nhà chính trị Trung Quốc thời Tiền Tần là Quản Trọng (730 – 645 TCN) đã nói trong sách Quản tử của ông như sau : “Trù tính việc một năm hãy có kế trồng lúa Trù tính việc mười năm hãy có kế trồng cây Trù tính việc trăm năm hãy có kế trồng người” ( Nhất niên chi kế mạc nhi thụ cốc Thập niên chi kế mạc nhi thụ mộc Bách niên chi kế mạc nhi thụ nhân) Bác Hồ của chúng ta đã học hỏi tư tưởng này chuyển tải vào trong bài nói chuyện với “Hội nghị cán bộ giáo dục toàn quốc” ngày 13/9/1958 : “ Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Khi dạy tác phẩm : “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu cho học sinh tìm hiểu tên nhà văn đồng thời cung cấp cho học sinh câu nói của ông về nhà văn, nghể văn : “ Nhà văn phải là người đi tìm hạt ngọc ẩn dấu sâu trong lòng mỗi con người”. Minh Châu là “viên ngọc sáng” và cả cuộc đời ông là cuộc đời của con người mải miết đi tìm những “viên ngọc sáng” trong lòng mỗi con người. Đúng là tên nào, người ấy .v.v…… 2. Đi tìm vẻ đẹp của từ Hán – Việt : 2.1.Vẻ đẹp từ lối chiết tự, câu đố từ Hán – Việt : Giáo viên hãy cho học sinh thấy được vẻ đẹp của từ Hán – Việt qua việc lồng ghép vào các bài giảng của mình . Ví dụ khi dạy bài : “ Trưởng giả học làm sang” lớp 8 thì cho học sinh tìm hiểu từ “Kịch”, thể loại “Kịch”. Kịch là thể loại xây dựng nhiều mâu thuẫn, xung đột và giải quyết những mâu thuẫn, xung đột đó. Để giúp học sinh lĩnh hội nhanh ý này, giáo viên có thể vận dụng việc chiết tự chữ “Kịch” để minh họa cụ thể như sau: “KỊCH ( 劇 ) được kết lại từ ba bộ chữ 虍 hô (vằn con hổ) + 豕 thỉ (con lợn) + 刀 đao (con dao) ba bộ chữ có hàm ý đối kháng nhau mạnh mẽ, bức bối. Người xưa 5 khi viết chữ KỊCH 劇 đã mặc nhiên công nhận thể loại này hàm chứa nhiều mâu thuẫn, đối kháng ”. Giảng dạy như vậy là một cách gắn liền chữ với nghĩa. Trong bài “Tục ngữ về con người và xã hội”(Ngữ văn 7 tập 2 trang 12) khi dạy đến câu câu tục ngữ 9: “Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại lên hòn núi cao” có thể học sinh sẽ hỏi : “ Thưa thầy(cô) cây là cây, núi là núi. Cây đứng cạnh cây, nhiều cây thì thành rừng chứ tại sao lại thành núi được ạ ?” . Lúc đó giáo viên sẽ trả lời như thế nào nếu không có vốn kiến thức về từ Hán – Việt nhất định ? Trong Hán tự nét ngang ( ) được dùng tượng trưng cho mặt đất, nét sổ ( ) tượng trưng cho cây. Nếu ba cây (3 nét sổ) trồng trên mặt đất ( nét ngang ) thì tạo thành chữ “Sơn” (山) có nghĩa là núi. Đúng là : “Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại lên hòn núi cao” Giảng như vậy rõ ràng là ngoài việc học sinh hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ học sinh còn hiểu được cái tài tình, thâm thúy của cha ông trong việc dùng chữ, thấy được sự thú vị trong giờ học . Những câu đố hay (chiết tự) cũng góp phần tạo hứng thú cho học sinh không chỉ trong bài dạy mà còn cho học sinh thấy được cái hay của từ Hán – Việt, dĩ nhiên học sinh không trả lời được câu đố song mục đích chính là cho các em thấy được cái hay của chữ Hán, của từ Hán – Việt. Ví dụ khi dạy bài “Chơi chữ” giáo viên có thể mở rộng cách chơi chữ bằng lối chiết tự qua một số câu đố : Câu đố : “Cô kia đội nón chờ ai Hay cô yên phận đứng hoài thế cô.” ( Đố là chữ gì ?) “Cô kia” là chữ “Nữ” (女)ở dưới, đội nón là trên có chữ “Miên”( lợp trùm nhà ngoài với nhà trong, mái nhà) tạo thành chữ An 安( yên ổn ) .Ý nghĩa : Trong nhà có người phụ nữ tạo nên sự bình yên. Câu đố : 6 “Thiếp là con gái còn son, Nếp hằng giữ vẹn ngặt con dựa kề.” ( Đố là chữ gì ?) “Con gái còn son” chính là chữ Nữ(女) đứng bên trái, “con dựa kề” chính là chữ Tử đứng bên trái tạo thành chữ Hảo 好 (nghĩa là tốt). Khi dạy các văn bản của tác gia Hồ Chí Minh ta có thể đưa thêm vào trong bài học một số ví dụ sau để bài học thêm sinh động. Trong kho tàng ca dao Nghệ Tĩnh có một bài ca dao hiện đại đã được tác giả dân sử dụng hết sức độc đáo : “Trăng xưa rọi tỏ lòng người Treo gương nhật nguyệt cho đời soi chung”. Giáo viên cho học sinh tìm hiểu từ Hán – Việt theo chiều ngược lại, dịch từ thuần Việt sang từ Hán : Trăng từ Hán là gì ? Xưa từ Hán là gì ? Từ đó rút ra từ trăng xưa. Tương tự các từ lòng , nhật , nguyệt…. Trăng xưa dịch từ chữ Cổ Nguyệt[古月], Cổ và Nguyệt ghép lại thành chữ Hồ [胡]. Lòng người là thầm nói đến chữ Sĩ [士] và Tâm [心], ghép lại hai chữ này lại ta có chữ Chí [志]; còn chữ Nhật [日] và chữ Nguyệt [月] ghép lại thành chữ Minh [明]. Vậy ba chữ chiết tự từ câu ca dao ra là Hồ Chí Minh [胡 志 明]. Bài ca dao thể hiện tình cảm tôn kính mến yêu của nhân dân đối với vị cha già của dân tộc. Thật là tinh diệu ,thật là tài hoa! Hay bài thơ “Chiết tự” của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là một bài thơ giúp học sinh hiểu rõ vẻ đẹp của từ Hán – Việt : “ Tù nhân xuất khứ hoặc vi quốc Hoạn quá đầu thời thủy kiến trung Nhân hữu ưu sầu,ưu điểm đại, Lung khai trúc sản, xuất chân long” Giải thích bài thơ như sau: Chữ Tù (囚) bỏ chữ Nhân (人), cho chữ Hoặc (或)vào, thành chữ Quốc (國 ). Chữ Hoạn (患 ) bớt phần trên đi thành chữ Trung 忠. Chữ Nhân (人) có thêm chữ Ưu (憂) trong ưu lo, thành chữ Ưu (優) trong ưu điểm, người 7 biết lo là người có ưu điểm. Chữ Lung( 籠) bỏ (khai trúc) chữ trúc (竹) (2 chữ trúc trên)thành chữ Long 龍 Dịch thơ : (Người thoát khỏi tù ra dựng nước Qua cơn hoạn nạn rõ người ngay Người biết lo âu, ưu điểm lớn Nhà lao mở cửa, ắt ra rồng) 2.2.Cách sử dụng, lựa chọn từ : Trong việc dùng từ thì tiếng Việt có rất nhiều sự lựa chọn, nhưng chọn từ như thế nào để diễn đạt một cách sâu sắc, trọn ven nhất thì cần phải hiểu cặn kẽ từng từ ngữ . Khi dạy bài: “Trau dồi vốn từ” lớp 9 giáo viên có thể phân tích hai tử “Cảm tử” và “Quyết tử” trong câu chuyện về trung đoàn Thủ đô. Tết Đinh Hợi 1947, Bác Hồ đã viết thư khen ngợi Trung đoàn Thủ đô với câu nói nổi tiếng: "…Các em quyết tử để Tổ quốc quyết sinh". Để ghi dấu sự kiện quan trọng này, năm 1984, tượng đài "Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh" đã được dựng bên cạnh đền Bà Kiệu, hồ Hoàn Kiếm. Các cụ từng là chiến sĩ của Trung đoàn Thủ đô quả quyết rằng, họ chưa bao giờ thề là cảm tử mà chỉ thề quyết tử mà thôi. Sắc thái biểu cảm của chữ “Quyết” mạnh mẽ hơn chữ “Cảm”. Nghĩa ban đầu của chữ “Quyết” là vỡ đê. Mà thế nước vỡ đê thường tạo ra cơn hồng thuỷ, vốn được xếp hàng đầu trong bốn đại họa: thuỷ, hoả, đạo, tặc. Ngày 24/10/2004, tượng đài "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" được dựng tại vườn hoa Hàng Đậu để kỷ niệm nghìn năm Thăng Long - Hà Nội. Qua việc phân tích từ ngữ như trên học sinh sẽ hiểu sâu sắc hơn nghĩa của từ “Cảm” từ “Quyết” và đặc biệt có ý thức trong việc lựa chọn từ ngữ trong viết và nói. Một ví dụ khác cũng sẽ giúp học sinh thích thú khi tìm hiểu cặn kẽ nó như từ “Khoái trá” chúng ta vẫn hay viết như thế, vẫn hiểu là vui vẻ, vừa ý , thích thú. Khoái thì đúng là vui vẻ, thích thú rồi nhưng Trá là giả dối . Tra quyển “ Hán – Việt từ điển” của Đào Duy Anh thì từ Chá ( chứ không phải từ Trá) có nghĩa là miếng thịt, miếng chả , là đồ ăn ngon” (trang 461) như vậy viết Khoái Chá mới đúng. Khi dạy bài : “Sông nước Cà Mau” trong chương trình Ngữ văn lớp 6 ta có thể cho học sinh tìm hiểu về rừng U Minh, giáo viên hỏi tại sao khu rừng đó lại có tên là U Minh ? U là gì ? Minh là gì ? v.v……U là vắng vẻ yên lặng, tối tăm. Minh thì học sinh sẽ biết nghĩa là sáng nhưng thực ra nghĩa từ Minh có nhiều nghĩa . 8 Minh 1 : Sáng trái với tối như bình minh, thông minh…. Rõ ràng như xác minh, minh bạch………. Minh 2 : Thề như thệ hải minh sơn……. Liên kết như đồng minh, liên minh…… Minh 3 : Tối tăm như u minh ……… Minh 4 : Kêu, bày tỏ như minh oan, cộng minh……… Và từ Minh(冥) trong U Minh có nghĩa là tối tăm. Với hai từ cùng có nghĩa tối tăm thì học sinh hiểu được đặc tính của khu rừng này một cách cụ thể qua đó học sinh cũng có được kiến thức liên môn khi học Vật lí, Địa lí, Lịch sử ……….với những khái niệm, thuật ngữ : “quân đội đồng minh”, “ Rừng U Minh”, “Minh oan”, “Quang minh chính đại” …………. Khi dạy bài: “Từ đồng nghĩa” trong sách Ngữ văn 7 khi cho học sinh tìm những từ cùng nghĩa là chết giáo viên có thể giải thích từ “ Quy tiên” cho học sinh, “ Quy tiên” nghĩa là chết. “Quy” là về, nhưng tiên nghĩa là gì? Có người cho rằng “ tiên” là “trước” rồi tưởng đến từ ghép “ tổ tiên” và cho rằng “quy tiên” là về với tổ tiên. Như vậy một em bé chết cũng có nghĩa là “quy tiên” sao ? Thực ra “tiên” trong quy tiên là “ người ở trên núi”. Vậy “quy tiên” là “về cõi tiên”. Chính vì vậy người ta dùng từ này để nói đến cái chết nhẹ nhàng, thanh thoát của những cụ ông, cụ bà đã có tuổi thọ. Từ đó học sinh nhận ra rõ nét hơn sự khác nhau về sắc thái của từ đồng nghĩa, và từ đó cũng có thêm kiến thức về từ Hán – Việt. Giáo viên có thể phân tích giúp học sinh phân biệt các mà chúng ta hay sử dụng lẫn lộn, không đúng khi dạy các bài “Trau dồi vốn từ” trong chương trình ngữ văn 9, “Chuẩn mực sử dụng từ” trong chương trình Ngữ văn 7……… như : JDu côn - Du đãng Ò đều chỉ người không có nghề nghiệp làm ăn, sinh sống lương thiện, chỉ biết ăn chơi, quậy phá bằng những hành động phi pháp. + Côn Ò là cái gậy, tượng trưng cho sức mạnh thô bạo. + Đãng Ò là sống phóng túng, không theo khuôn phép. “Du đãng” Ò là dân sống vỉa hè , sống lang thang, không chịu sự quản lí của chính quyền địa phương và công an khu vực. Như vậy tên “Du đãng” có hành vi quậy phá như thằng “Du côn”, nhưng “Du đãng” không có hành vi côn đồ như “Du côn”. J Thường xuyên – Thường trực: 9 “Xuyên” nghĩa là dòng sông trôi chảy không ngừng, còn “ Trực” là ở yên một chỗ để làm việc gì đó. Vậy cái gì thường có mặt mà ở trạng thái động ta gọi là “Thường xuyên”. Còn cái gì có mặt mà ở trạng thái tĩnh ta gọi là “ Thường trực”. J Cô độc và cô đơn : “Cô độc” là chỉ có một mình, tách khỏi mọi liên hệ chung quanh . “Cô đơn” là chỉ một mình, không có đôi, không biết nương tự vào đâu. Như vậy “cô độc” và “cô đơn” đều có ngĩa chung là một mình, nhưng “một” trong “cô độc” là chủ động, tự tại; còn “một” trong “cô đơn” lại cần đến một cái gì khác để được là hai. J Công nhân và nhân công : “Công nhân” là người lao động “Nhân công” là sức lao động của người. ( theo từ điển Hán Việt) J Cực hình và nhục hình : “ Hình” là sự trừng phạt người có tội. “Cực” ở đây có thể hiểu là quá chừng quá mức.“Cực hình” là hình phạt nặng nhất, nặng hơn cả tử hình nói chung, vì “cực hình” làm cho tội nhân chết một cách đau đớn. Để trừng phạt kẻ giám chống lại quyền uy của triều đình, vua chúa ngày xưa dùng các cực hình như lăng trí ( bắt chết chậm bằng cách cắt từng phần của cơ thể con người), tứ mã phanh thây (cho bốn ngựa xé xác).“Nhục” là thịt, “nhục hình” là hình phạt làm tội nhân đau đớn về thể xác. của con người, gần giống nhược điểm, khuyết điểm J Trạm xá – bệnh xá, y xá, trạm y tế : Từ trạm xá: Hai tiếng này cùng nghĩa là nhà nhưng nhiều nơi dùng từ trạm xá để chỉ nơi khám và chữa bệnh, tức là dùng thay cho từ trạm y tế, y xá hay bệnh xá . Như vậy nơi khám chữa bệnh phải gọi là trạm y tế, y xá hay bệnh xá. J Mại – Mãi : Những từ như khuyến mãi, khuyến mại, gái mại dâm, gái mãi dâm hay bị sử dụng lầm lẫn . Mại là bán, Mãi là mua khác nhau rõ ràng. Gái bán hoa phải gọi là gái mại dâm chứ không thể là gái mãi dâm được . J Mạn và Mãn : “Mãn” là tràn đầy, “mạn” là chậm. Nói “Mãn tính” (Vd: Viêm xoang là một bệnh mãn tính là không đúng). Cần nói những bệnh phát triển chậm, lâu là bệnh “mạn tính”.…v.v………… 10 [...]... CẢM HỨNG TRONG VIỆC DẠY HỌC TỪ HÁN VIỆT : 4 1 Ý nghĩa từ những cái tên : 4 2 Đi tìm vẻ đẹp của từ Hán – Việt : 5 2.1.Vẻ đẹp từ lối chiết tự, câu đố từ Hán – Việt : 2.2.Cách sử dụng, lựa chọn từ : 3 Kể chuyện : II / MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TỪ HÁN – VIỆT : 5 8 11 13 1 Lập sổ tay Hán – Việt : 13 2 Dạy học qua thành ngữ Hán – Việt : 14 3 Trò chơi : 15 3.1.Ván bài lật ngửa 3.2.Tìm từ cùng chủ đề : 15... học từ Hán – Việt 2 Nguyễn Xuân Tư, Cần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt 3 Trần Thị Thanh, Vài suy nghĩ về vấn đề trang bị từ Hán- Việt HS, SV 4 Lê Kế Hòa, Tìm hiểu cấu trúc thành ngữ Hán – Việt 5 Trường PTCS Bãi Thơm, Tài liệu bồi dưỡng về từ Hán – Việt năm 2009 6 Chử Anh Đào, Sử dụng từ Hán- Việt hiện nay 7 PGS.TS Đoàn Lê Giang, Cần khôi phục việc dạy chữ Hán trong nhà trường 8 Nguyễn Văn Duận, Dạy. .. cho học sinh…… II / MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TỪ HÁN – VIỆT : 1 Lập sổ tay Hán – Việt : Giáo viên cho học sinh tự lập sổ tay để ghi chép từ Hán – Việt có trong bài học về từ Hán – Việt, có ở phần phụ lục sách giáo khoa Ngữ văn kì hai các lớp, ở phần chú thích sau các văn bản, ở trong các bài thơ Đường luật ( như “Hồi hương ngẫu thư”, “Nam quốc sơn hà” .) hoặc giáo viên cung cấp trong bài, hoặc học... của từ Hán – Việt Công việc thứ hai là phải có phương pháp dạy từ Hán – Việt sao cho phù hợp như cho học sinh lập sổ tay Hán – Việt, dạy thành ngữ Hán – Việt, sử dụng trò chơi trong dạy học hoặc cung cấp tài liệu bổ ích, dễ học, dễ thuộc cho học sinh Tóm lại, với những hình thức, phương pháp như trên giáo viên có thể linh động lồng ghép, tích hợp vào các bài học có liên quan hay khi gặp những từ Hán –. .. hay khi gặp những từ Hán – Việt trong bài học giáo viên hỏi và giải thích cho học sinh góp phần giúp cho bài giảng sinh động cũng như giúp học sinh có hứng thú, có thêm kiến thức về từ Hán – Việt Trong hai tiết học về từ Hán – Việt chính thức trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 7 kì 1 ngoài việc truyền đạt đầy đủ kiến thức giáo viên có thể nâng cao, mở rộng 19 vấn đề truyền cảm hứng cho học sinh... Tây chỉ khác hai mặt đều ghi chữ được( Hai mặt màu khác nhau) Một mặt ghi từ Hán – Việt, một mặt ghi nghĩa của từ Hán – Việt đó Khi hướng dẫn xong giáo viên sẽ giao cho mỗi nhóm một lượng từ khác nhau để các nhóm về nhà thực hiện Sau khi đã hoàn thành bộ bài giáo viên hướng dẫn cách chơi như sau : Cả lớp sẽ thành nhiều đội chơi, mỗi đội chơi gồm hai người, bộ bài sẽ được chia đều số quân cho cả hai Quy... khoa học xã hội và nhân văn , Từ điển tiếng Việt , NXB Văn hóa Sài Gòn, 2005 2 Thiều Chửu, Từ điển Hán – Việt , NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 2004 3 Trần Mai Nhân , Tiếng Việt thực hành, Trường ĐH Văn Hiến 4 Chu Xuân Diên, Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB ĐHQG HCM, 2002 5 Nguyễn Tri Tài - Giáo trình tiếng Hán cơ sở tập 1, NXB ĐHQG HCM, 2002 6 Phan Ngọc Hiền, Giáo trình Hán – Nôm, Trường Đại học Văn Hiến 7 Đặng... – Nôm, Trường Đại học Văn Hiến 7 Đặng Quốc Bảo, Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, NXB GDVN, 2009 8 Thơ ca Hồ Chủ tịch, NXB GD Giải Phóng, 1974 9 Phan Huy Đông, Đố tục, đố thanh, NXB Văn hóa dân tộc, 2002 10 Lê Xuân Thại, Từ Hán – Việt và việc giảng dạy từ Hán – Việt, NXB GD, 2005 11 Đinh trọng Lạc, Phương tiện và biện pháp tu từ từ vưng, NXB GD, 2008 12 Nguyễn Ngọc San, Lý thuyết chữ Nôm văn Nôm, NXB... thật nhiều vốn từ 2 Dạy học qua thành ngữ Hán – Việt : Thành ngữ Hán - Việt dùng để chỉ những kết cấu ngôn ngữ rất ổn định, thông thường cô đọng về mặt ngữ nghĩa thịnh hành trong tiếng Hán, được du nhập vào nước ta và được nhân dân sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay Trước khi ghi tên bài học mới lên bảng giáo viên ghi một câu thành ngữ ( sau đó có thể là một câu danh ngôn, tục ngữ, câu thơ trong Kinh Thi... gà, ngã ta, tha khóc, bá bác, di dì… » Học sinh sẽ dễ dàng học thuộc và từ đó đã có vốn từ Hán – Việt tương đối Lại có nhiều ý kiến cho rằng phải dạy trong trường Phổ thông (PTCS, PTTH) cách viết 214 bộ thủ ta cũng có thể cung cấp từ Hán- Việt( ví dụ mộc, thủy ), nghĩa (cây, nước…) của 214 bộ này để học sinh học trước khi việc dạy này được Bộ Giáo dục triển khai (các nước như Nhật, Hàn Quốc, Singgapo . VỀ VIỆC DẠY TỪ HÁN – VIỆT TRONG TRƯỜNG THCS III . Phạm vi đề tài : Việc giảng dạy từ Hán – Việt là rất cần thiết nên tôi thực hiện đề tài này trong phạm vi chương trình Ngữ văn THCS là một. sinh……. II / MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TỪ HÁN – VIỆT : 1. Lập sổ tay Hán – Việt : Giáo viên cho học sinh tự lập sổ tay để ghi chép từ Hán – Việt có trong bài học về từ Hán – Việt, có ở phần. trọng của từ Hán Việt đối với việc dạy và học môn ngữ văn. Học sinh thì chưa có hứng thú đối với từ Hán Việt, coi từ Hán – Việt như một “ngoại ngữ”… II.Những hạn chế, khó khăn : Ngay từ những

Ngày đăng: 08/10/2014, 21:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan