nghiên cứu kết quả thụ tinh trong ống nghiệm ở người bệnh có hội chứng buồng trứng đa nang bằng phác đồ antagonist và phác đồ dài agonist

93 5.4K 17
nghiên cứu kết quả thụ tinh trong ống nghiệm ở người bệnh có hội chứng buồng trứng đa nang bằng phác đồ antagonist và phác đồ dài agonist

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hội chứng buồng trứng đa nang (HCBTĐN) được phát hiện và mô tả lần đầu tiên vào năm 1935 bởi hai bác sỹ phụ khoa người Mỹ là Ivring F.Stein và Micheal L.Leventhal [1]. Từ đó đến nay đã có những bước tiến dài trong việc hiểu biết về cơ chế bệnh sinh, các vấn đề sức khỏe liên quan đến hội chứng này. Năm 2003, Hội sinh sản người và nội tiết châu Âu cùng với Hội Y học sinh sản Hoa Kỳ (ESHRE/ASRM) tổ chức Hội nghị đồng thuận tại Rotterdam (Hà Lan) thống nhất đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán, năm 2007 là Hội nghị đồng thuận tổ chức tại Thessaloniki (Hy Lạp) thống nhất chiến lược điều trị cho các vấn đề sức khỏe liên quan đến HCBTĐN [2],[ 3]. Một trong những vấn đề sức khỏe quan trọng nhất của người bệnh có HCBTĐN đó là rối loạn khả năng phóng noãn và vô sinh. Ở Bệnh viện Phụ sản Trung Ương, chỉ định hỗ trợ sinh sản do buồng trứng đa nang (BTĐN) là 4,6% [4]. Trong nhóm vô sinh do không phóng noãn thì nguyên nhân do BTĐN chiếm 51,6-75% [5]. Để điều trị vô sinh do HCBTĐN về cơ bản có một số phương pháp sau: Kích thích phóng noãn bằng CC, AI hay Gonadotropin và kết hợp với thụ tinh nhân tạo (IUI); Phẫu thuật nội soi đốt điểm buồng trứng; thụ tinh trong ống nghiệm (IVF/ICSI); trưởng thành noãn trong ống nghiệm (IVM) [3]. Trong thực tế có một tỷ lệ khá lớn các trường hợp vô sinh do HCBTĐN thất bại với các phương pháp như IUI hay đốt điểm buồng trứng hoặc có thêm các yếu tố vô sinh khác như tinh trùng yếu, tắc vòi TC…Những trường hợp như vậy sẽ được chỉ định làm thụ tinh trong ống nghiệm. Có 2 phác đồ KTBT chính được sử dụng trong kỹ thuật IVF cho người bệnh có HCBTĐN hiện nay là phác đồ dài và phác đồ Antagonist. Theo một số nghiên cứu trên thế giới thì phác đồ Antagonist có nhiều ưu điểm hơn cả, như tính chất KTBT giống chu kỳ sinh lý hơn, không có hiện tượng hình thành nang chức năng, rút ngắn thời gian KTBT, lượng thuốc dùng ít hơn, 2 thời gian tiêm thuốc ít hơn so với phác đồ dài (Down regulation) và đặc biệt lợi ích lớn nhất là ít nguy cơ QKBT hơn kể cả là trên đối tượng nguy cơ cao là người bệnh có HCBTĐN [6]. Tuy nhiên, theo tổng quan tài liệu cho thấy ở Việt Nam chưa có tác giả nào tiến hành nghiên cứu hiệu quả của các phác đồ GnRHanta và GnRHa trong TTTON ở nhóm đối tượng này. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu kết quả thụ tinh trong ống nghiệm ở người bệnh có hội chứng buồng trứng đa nang bằng phác đồ Antagonist và phác đồ dài Agonist” với 2 mục tiêu: 1. Đánh giá kết quả kích thích buồng trứng bằng phác đồ Antagonist và phác đồ dài Agonist ở người bệnh có hội chứng buồng trứng đa nang. 2. Đánh giá kết quả thụ tinh trong ống nghiệm ở nhóm đối tượng nghiên cứu. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Các thành phần của trục dưới đồi, tuyến yên, buồng trứng 1.1.1. Vùng dưới đồi Vùng dưới đồi là một cấu trúc thuộc não trung gian, nằm quanh não thất ba và nằm chính giữa hệ viền (limbic). Các nơ-ron của vùng dưới đồi tập trung thành nhiều nhân và chia thành nhiều nhóm nhân và phân bố ở ba vùng là vùng dưới đồi trước, vùng dưới đồi giữa và vùng dưới đồi sau. Các nơ-ron này ngoài chức năng dẫn truyền xung động thần kinh còn có chức năng tổng hợp và bài tiết các hormone [7],[ 8],[ 9]. Trong số các hormone giải phóng do vùng dưới đồi tiết ra, có hormone giải phóng FSH và LH (GnRH-Gonadotropin Releasing Hormone). GnRH được vận chuyển theo hệ mạch cửa đi xuống thùy trước tuyến yên [7],[ 8]. GnRH được bài tiết theo nhịp (Pulsaltile secretion) cứ 1-3 giờ một lần, mỗi lần kéo dài trong vài phút (2-4 phút). Tác dụng của GnRH là kích thích tế bào thùy trước tuyến yên tổng hợp cả hai hormone FSH và LH. Nếu vắng GnRH hay đưa GnRH vào dòng máu đến tuyến yên liên tục thì cả LH và FSH đều không được bài tiết. Sự bài tiết GnRH theo tần số và biên độ thích hợp đảm bảo cho sự bài tiết các Gonadotropins diễn ra một cách bình thường. Đó là một cơ chế quan trọng của điều hòa phóng noãn và chu kỳ kinh nguyệt. [7],[ 8],[ 9]. 1.1.2. Hệ thần kinh trung ương Quá trình tương tác giữa đại não, hệ viền, và vùng dưới đồi thông qua các chất trung gian hóa học. Một trong số 7 nhóm trung gian hóa học được biết đến là nhóm các neuropeptids. Có tới hơn 50 loại neuropeptids, trong số này thì các opioat nội sinh (các endorphin, enkephalin và dynorphin) có vai trò quan trọng trong điều hòa hoạt động chức năng của trục dưới đồi-tuyến yên [9]. 4 1.1.3. Tuyến yên Tuyến yên gồm có thùy trước và thùy sau. FSH và LH được bài tiết từ thùy trước tuyến yên. Bản chất hóa học của FSH và LH đều là các Glycoprotein, cấu tạo gồm 2 chuỗi α và β, trong đó chuỗi α là giống nhau ở cả hai chất và chỉ khác nhau ở chuỗi β. FSH kích thích các nang noãn phát triển, kích thích tăng sinh lớp tế bào hạt để từ đó tạo thành lớp vỏ (lớp áo) của nang noãn. LH phối hợp với FSH làm phát triển nang noãn tới chín, gây phóng noãn, kích thích những tế bào hạt và lớp vỏ còn lại phát triển thành hoàng thể, kích thích lớp tế bào hạt của nang noãn và hoàng thể bài tiết ra estrogen và progesterone [7],[ 8]. 1.1.4. Buồng trứng Mỗi người phụ nữ có hai buồng trứng. Kích thước mỗi buồng trứng trưởng thành là 2,5x2x1cm và nặng từ 4-8 gam. Buồng trứng có nhiều nang noãn, số lượng của chúng giảm liên tục theo thời gian [7],[ 8]. Buồng trứng bài tiết ra hai hormone chính là estrogen và progesterone, ngoài ra hoàng thể còn bài tiết một hormone khác nữa là Inhibin. Estrogen gồm 3 loại là estrone (E1), estradiol ( E2) và estriol (E3). Estradiol là chất có tác dụng chính trên các cơ quan sinh sản, được các tế bào hạt của nang noãn sản xuất ra theo cơ chế hai tế bào-hai gonadotropin. Progesterone do các tế bào của hoàng thể tiết ra dưới tác động của LH. Vai trò chính của progesterone là chuẩn bị nội mạc tử cung cho phôi làm tổ và duy trì thai kỳ [10]. 1.2. Hoạt động của trục dưới đồi-tuyến yên-buồng trứng trong sinh lý sinh sản 1.2.1. Hoạt động và cơ chế điều hòa hoạt động của trục dưới đồi-tuyến yên- buồng trứng trong sinh lý sinh sản 1.2.1.1. Cơ chế hoạt động [10] Buồng trứng không hoạt động một cách độc lập mà chịu sự chi phối, kiểm soát và điều hòa của các nội tiết do vùng dưới đồi, tuyến yên tiết ra. 5 Trục dưới đồi-tuyến yên-buồng trứng bắt đầu hoạt động từ lúc dậy thì cho đến tuổi mãn kinh. Bắt đầu từ cuối chu kỳ này đến đầu chu kỳ kế tiếp, vùng dưới đồi sẽ tiết ra các xung GnRH. GnRH được vận chuyển qua hệ tĩnh mạch cửa đến tuyến yên, gắn vào các thụ thể của GnRH tại tuyến yên và kích thích tuyến yên tiết ra FSH (Follicle Stimulating Hormone) và LH (Lutenizing Hormone). FSH và LH sẽ đến tác động tại buồng trứng, kích thích các nang noãn của buồng trứng phát triển và sản xuất estrogen và progesterone. Cuối cùng estrogen và progesterone sẽ tác động lên các cơ quan đích. Hình 1.1. Sơ đồ trục dưới đồi - tuyến yên - buồng trứng 1.2.1.2. Cơ chế điều hòa hoạt động của trục dưới đồi-tuyến yên-buồng trứng [8],[ 10] Để điều hòa hoạt động nội tiết sinh sản, các hormone sinh dục của buồng trứng không chỉ đến tác động tại các cơ quan đích mà đồng thời chúng cũng có những tác động ngược trở lại lên vùng dưới đồi-tuyến yên gọi là cơ chế phản hồi. Có hai cơ chế phản hồi chính là phản hồi âm và phản hồi dương 6 trong một chu kỳ. Thứ tự các hoạt động và các cơ chế phản hồi diễn ra trong một chu kỳ như sau: Vào đầu chu kỳ kinh, nồng độ các steroid sinh dục đã tụt giảm từ cuối pha hoàng thể của chu kỳ trước và trở về mức thấp. Nồng độ thấp các hormone này tạo ra một phản hồi âm tính, kích thích vùng dưới đồi tăng bài tiết GnRH, tuyến yên tăng bài tiết LH và đặc biệt là FSH. Như vậy cùng với sự thoái triển của hoàng thể, thì một đoàn hệ các nang noãn mới đã được chiêu mộ và phát triển nhờ sự tăng nồng độ FSH. Quá trình này bắt đầu từ cuối pha hoàng thể của chu kỳ trước kéo dài sang đầu pha nang noãn của chu kỳ kế tiếp. Các nang noãn này sẽ chế tiết nhiều estrogen. Đến giữa pha nang noãn, nồng độ cao estrogen đã tạo ra một phản hồi âm lên vùng dưới đồi, tuyến yên, làm giảm tiết FSH. Thêm vào đó, các nang noãn phát triển cũng sản xuất ra inhibin-B, có tác dụng ức chế sự bài tiết FSH từ tuyến yên. Sự giảm nồng độ FSH đã tạo điều kiện cho một nang noãn có nhiều receptor nhất với FSH tiếp tục phát triển trội lên. Các nang còn lại sẽ thoái triển. Vào cuối pha nang noãn, khi nang vượt trội đạt kích thước 18-25mm, nồng độ estradiol do nang noãn này tiết ra tăng lên rất cao (280-300pg/ml), tạo một phản hồi dương tác động lên vùng dưới đồi làm tăng tiết một lượng lớn GnRH, làm tuyến yên tăng tiết LH và FSH. FSH vào thời điểm này có tác dụng làm xuất hiện các thụ thể của LH trên tế bào hạt. LH được tạo ra sẽ gắn với các thụ thể của nó trên tế bào hạt, kích thích quá trình sản xuất progesterone. Tuy nhiên lượng LH được tiết ra nhiều hơn đáng kể so với FSH, đạt mức rất cao trong máu nhưng không duy trì lâu mà giảm đột ngột ngay sau đó (do sự phản hồi dương của estradiol giảm xuống), tạo ra hiện tượng gọi là đỉnh LH. Đỉnh LH có tác dụng làm nang noãn vượt trội trưởng thành và phóng noãn. Hiện tượng phóng noãn xảy ra sau đỉnh LH khoảng 24-36 giờ. Sự phóng noãn đánh dấu chu kỳ chuyển sang pha hoàng thể. Đến giữa pha hoàng thể, các tế bào hoàng thể tiết ra estrogen và progesterone (cùng với cả 7 inhibin-A) với nồng độ cao, có tác dụng chuẩn bị nội mạc tử cung thuận lợi cho phôi làm tổ. Đồng thời nồng độ cao của hai hormone này tạo một phản hồi âm lên vùng dưới đồi và tuyến yên, làm giảm xung GnRH, dẫn đến giảm nồng độ FSH. Nếu có thai và hoàng thể được duy trì, thì nồng độ cao của ba hormone trên cũng được duy trì theo suốt đời sống của của hoàng thể, đến tuần thứ 12- 14 của thai kỳ. Nếu không có hiện tượng làm tổ và phát triển của phôi, thì hoàng thể sẽ thoái hóa, nồng độ estrogen và progesterone giảm nên không duy trì được phản hồi âm lên vùng hạ đồi, tuyến yên. Hiện tượng thoát ức chế xảy ra, FSH tăng trở lại, giúp khởi động lại một chu kỳ mới. 1.2.2. Sự phát triển của nang noãn và sự phóng noãn 1.2.2.1. Sự sinh noãn [10] Noãn bào của bé gái được hình thành từ tế bào mầm nguyên thủy. Bắt đầu từ tuần thứ 4-6 của thai kỳ, có sự nguyên phân để tăng số lượng nguyên bào noãn, đạt tối đa 7 triệu nguyên bào noãn ở tuần thứ 20 (với bộ nhiễm sắc thể 2n). Từ tuần thứ 8 trở đi, một số các nguyên bào noãn bước vào giảm phân I và bị block ở kỳ trước của giảm phân I, các noãn này trở thành noãn sơ cấp có bộ NST 2n kép. Đến tuần thứ 20 thì tất cả các nguyên bào noãn bước vào giai đoạn giảm phân I. Bên cạnh đó, một số noãn sơ cấp sẽ thoái hóa dần. Do đó sau tuần 20, số lượng noãn bào ngày càng giảm. Khi mới sinh ra, mỗi bé gái chỉ còn khoảng 1 triệu noãn ở trên hai buồng trứng, là các noãn sơ cấp, đang bị block ở kỳ trước của giảm phân I và chứa bộ NST 2n kép. Các nang này ở trạng thái không hoạt động và chúng vẫn tiếp tục bị mất dần do hiện tượng “chết theo chương trình”. Chỉ khi đến thời điểm dậy thì (chỉ còn khoảng 300000 nang), có hoạt động nội tiết của trục dưới đồi-tuyến yên-buồng trứng, cụ thể là khi có đỉnh LH, noãn sơ cấp với vượt qua block này, tiếp tục hoàn thành giảm phân I, cho ra noãn thứ cấp và thể cực thứ nhất cùng chứa bộ NST n kép. Thể cực thứ 8 nhất bị tiêu biến, noãn thứ cấp bước vào giảm phân II. Tuy nhiên noãn thứ cấp lại bị block ở trung kỳ (metaphase) của giảm phân II, nên còn được gọi là noãn MII. Chỉ khi có sự xâm nhập của tinh trùng, noãn MII mới tiếp tục giảm phân để phóng thích cực cầu thứ hai và còn lại bộ NST n đơn để thụ tinh với tinh trùng. 1.2.2.2. Cấu trúc của một nang noãn trưởng thành Cấu trúc của một nang de Graaf từ ngoài vào trong gồm tế bào vỏ ngoài, tế bào vỏ trong, hệ thống lưới mao mạch, màng đáy, lớp các tế bào hạt, khoang chứa dịch nang, noãn, các lớp tế bào hạt quanh noãn [11]. Hình 1.2. Cấu trúc nang noãn trưởng thành Gò tế bào hạt Màng đáy (màng trong suốt) Lớp các tế bào hạt Dịch nang Tế bào vỏ lớp trong Tế bào vỏ lớp ngoài Tế bào vành tia 9 1.2.2.3. Sự phát triển nang noãn và phóng noãn Sự chiêu mộ nang noãn [10],[ 11],[ 12]: Có 2 dạng chiêu mộ là chiêu mộ ban đầu (chiêu mộ sơ cấp) và chiêu mộ có chu kỳ (chiêu mộ thứ cấp). Chiêu mộ sơ cấp xảy ra liên tục vào bất cứ thời điểm nào của chu kỳ, không phụ thuộc vào nội tiết tố, đi từ nang nguyên thủy, nang sơ cấp, nang thứ cấp. Chiêu mộ thứ cấp bắt đầu khi các nang đạt đến giai đoạn thứ cấp. Quá trình chiêu mộ này phụ thuộc vào FSH. Các nang thứ cấp có thể thấy được trên siêu âm nhờ hình ảnh dịch trong nang. Có thể đo được kích thước nang thứ cấp (2-8mm) và đếm được số lượng nang thứ cấp. Chọn lọc nang noãn [10],[ 11],[ 12] Vào khoảng ngày 7 của chu kỳ, dưới tác động của nồng độ FSH ngày càng tăng, các nang noãn thứ cấp tăng kích thước và bước vào giai đoạn chọn lọc. Khi các nang noãn phát triển và tăng kích thước sẽ sản xuất ra ngày càng nhiều estrogen theo cơ chế hai tế bào-hai gonadotropin (sẽ được trình bày ở phần sau). Vượt trội [10],[ 11],[ 12] Hiện tượng này xảy ra vào giữa chu kỳ (khoảng ngày 8-10 của chu kỳ). Khi nồng độ estrogen (chủ yếu là estradiol) tăng cao sẽ có tác dụng điều hòa ngược âm tính lên vùng dưới đồi và tuyến yên, làm giảm tiết FSH. Chỉ nang noãn nào có nhiều thụ thể với FSH nhất mới tiếp tục phát triển trội lên, các nang còn lại sẽ thoái hóa. Thông thường chỉ có một nang phát triển vượt trội trong một chu kỳ. Phóng noãn Nang noãn trội sẽ tiếp tục tăng kích thước và tiết ra nhiều estradiol. Đến giữa chu kỳ, nồng độ cao estradiol gây ra phản hồi dương tính lên vùng dưới đồi, tuyến yên, tạo đỉnh LH. Đỉnh LH xuất hiện sau đỉnh estradiol khoảng 24h 10 và kéo dài khoảng 48-50 giờ [10],[ 11],[ 13]. Đỉnh LH cần phải được duy trì ít nhất trong 14-27 giờ để đảm bảo cho sự trưởng thành hoàn toàn của noãn [11],[ 12]. Tác dụng của đỉnh LH là làm noãn trưởng thành vượt qua block thứ nhất của giảm phân I và tạm dừng ở block thứ II của giảm phân II (noãn MII), gây phóng noãn, hoàng thể hóa các tế bào hạt [10]. Noãn MII được phóng thích sau đỉnh LH trung bình khoảng 34-38 giờ [10],[ 12]. Cơ chế gây phóng noãn của đỉnh LH như sau: Đỉnh LH làm hoàng thể hóa các tế bào hạt, tăng tổng hợp progesterone và prostaglandin trong nang. Progesterone làm tăng hoạt động của các men ly giải (đã được tạo ra từ giữa chu kỳ do đỉnh FSH) cùng với prostaglandin gây vỡ nang [12]. 1.3. Sinh lý của sự thụ tinh 1.3.1. Sự di chuyển của tinh trùng Tinh trùng vào dịch nhầy cổ tử cung và sau đó lên vòi tử cung trong vòng vài phút nhưng chỉ có khoảng vài trăm tinh trùng tiếp cận với noãn [12], [ 14]. Thời gian sống của tinh trùng có khả năng thụ tinh được ước tính từ 48- 72 giờ. 1.3.2. Sự di chuyển của noãn Sau khi phóng noãn, noãn và các tế bào hạt quanh noãn (cumulus) nằm ở đoạn bóng của vòi tử cung. Sự di chuyển của noãn phụ thuộc vào sự co bóp của cơ trơn và dịch tiết của tế bào lông rung của vòi tử cung. Thời gian sống có khả năng thụ tinh của noãn người được ước tính khoảng 12-24 giờ. Noãn di chuyển trong vòi tử cung khoảng 80 giờ, trong đó 90% thời gian này là ở giai đoạn bóng của vòi tử cung [12]. 1.3.3. Sự thụ tinh Khoảng vài trăm nghìn tinh trùng đến 1/3 ngoài của vòi tử cung để tham gia vào quá trình thụ tinh với noãn [14]. Quá trình di chuyển trong đường sinh [...]... sánh kết quả TTTON giữa phác đồ dài Agonist với phác đồ Antagonist ở  người bệnh có HCBTĐN Nghiên cứu của Hosseini và cs., (2010): 112 người bệnh vô sinh có hội chứng buồng trứng đa nang được chia thành 2 nhóm làm IVF sử dụng phác đồ GnRH antagonist (cetrorelix) và nhóm sử dụng phác đồ GnRH agonist (buserelin) để kích thích buồng trứng Kết quả cho thấy tỷ lệ có thai sinh hóa và có thai lâm sàng, số trứng. .. sàng có đối chứng so sánh kết quả TTTON giữa phác đồ dài Agonist với phác đồ Antagonist Nghiên cứu cũng cho kết quả tương tự các nghiên cứu trên, đó là mặc dù số noãn trưởng thành và số lượng noãn thu được ở phác đồ Agonist là nhiều hơn nhưng không có sự khác biệt về tỷ lệ có thai lâm sàng và tỷ lệ sơ sinh sống giữa 2 phác đồ, đồng thời tỷ lệ QKBT ở phác đồ Agonist cao hơn  có ý nghĩa so với phác đồ Antagonist. .. buồng trứng trong TTTON ở người bệnh HCBTĐN là phác đồ dài Agonist và phác đồ Antagonist Gần đây có nhiều thử nghiệm lâm sàng, phân tích gộp và tổng quan hệ thống cho thấy, với phác đồ Antagonist, vẫn có thể đạt được kết quả thụ tinh trong ống nghiệm tương đương với phác đồ Agonist, mà lại giảm được tỷ lệ quá kích buồng trứng, đặc biệt là các trường hợp quá kích vừa và nặng, biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng... người bệnh [98],[ 99], [100],[ 101],[ 102],[ 103] Những lợi điểm của việc sử dụng phác đồ Antagonist trong TTTON cho người bệnh HCBTĐN sẽ được trình bày chi tiết hơn ở phần sau 1.9 Các nghiên cứu trên thế giới về sử dụng phác đồ GnRH-ant và phác đồ dài Agonist trong thụ tinh trong ống nghiệm điều trị vô sinh do hội chứng buồng trứng đa nang Hầu hết các nghiên cứu là các thử nghiệm lâm sàng có đối chứng. .. nhất 5% trọng lượng cơ thể (Kiddy và cs., 1992) [88] Một nghiên cứu khác của Orvieto R và cs cho thấy nhóm người bệnh HCBTĐN có BMI ≤ 25 có tỷ lệ thụ tinh cao hơn (ở cả hai phác đồ KTBT là phác đồ dài 30 Agonist và phác đồ Antagonist) và tỷ lệ có thai cao hơn (khi điều trị bằng phác đồ dài Agonist) so với nhóm người bệnh HCBTĐN có BMI ≥ 25 [89] 1.8.3.2 Gây phóng noãn bằng Clomiphene Citrate [80] Clomiphen... hơn và tỷ lệ QKBT thấp hơn ở  nhóm sử dụng phác đồ antagonist so với nhóm còn lại [98] Lainas và cs., (2010): Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng so sánh 2 phác đồ kích thích buồng trứng trong TTTON ở người bệnh HCBTĐN: nhóm được kích thích buồng trứng với phác đồ dài GnRH agonist (n = 110) (nhóm A) và nhóm được dùng phác đồ GnRH antagonist linh hoạt (n = 110) (nhóm B) Kết quả: Không có sự... đa nang bằng thụ tinh trong ống nghiệm - Kích thích phóng noãn thất bại với CC, Gonadotropin hay đốt điểm buồng trứng - Có yếu tố vô sinh khác phối hợp khác như: + Tắc vòi tử cung + Tinh trùng ít, tinh trùng yếu 1.8.4.2 Các phác đồ kích thích buồng trứng sử dụng trong thụ tinh trong ống nghiệm điều trị vô sinh do hội chứng buồng trứng đa nang [80] 32 Có hai phác đồ chính được sử dụng để kích thích buồng. .. sàng ở phác đồ antagonist so với phác đồ dài agonist Các nghiên cứu trong từng nhóm đối tượng cụ thể cũng cho những kết quả ủng hộ việc sử dụng phác đồ antagonist [30] Tuy nhiên, cũng có những kết quả bất lợi đã được công bố khi sử dụng phác đồ này, đó là: giảm số lượng nang noãn thu được, giảm tỷ lệ có thai lâm sàng, giảm tỷ lệ sơ sinh sống và tăng nguy cơ sẩy thai sớm [31] Cần có thêm nhiều nghiên cứu. .. phác đồ dùng đơn liều Trong phác đồ đa liều antagonist dùng liều 0,25mg tiêm hằng ngày vào giữa pha nang noãn (ngày thứ 6-7) Còn trong phác đồ đơn liều, antagonist dùng 3mg liều duy nhất vào thời điểm có nhiều khả năng xuất hiện đỉnh LH nhất Thời điểm sử dụng antagonist có thể cố định (ngày thứ 6 chu kỳ với phác đồ đa liều và ngày thứ 7 với phác đồ đơn liều) hoặc khi siêu âm có ít nhất 1 nang ≥ 14mm (nang. .. Antagonist với phác đồ dài Agonist) cũng cho kết luận tương tự với các nghiên cứu và các phân tích gộp trước đó: tỷ lệ có thai lâm sàng là tương tự giữa 2 phác đồ, tuy nhiên, TTTON với phác đồ Antagonist giúp làm giảm nguy cơ QKBT so với phác đồ dài Agonist [103] Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu Các bệnh nhân làm IVF/ICSI tại Trung tâm hỗ trợ sinh sản, bệnh viện Phụ . Nghiên cứu kết quả thụ tinh trong ống nghiệm ở người bệnh có hội chứng buồng trứng đa nang bằng phác đồ Antagonist và phác đồ dài Agonist với 2 mục tiêu: 1. Đánh giá kết quả kích thích buồng trứng. buồng trứng bằng phác đồ Antagonist và phác đồ dài Agonist ở người bệnh có hội chứng buồng trứng đa nang. 2. Đánh giá kết quả thụ tinh trong ống nghiệm ở nhóm đối tượng nghiên cứu. 3 CHƯƠNG. định làm thụ tinh trong ống nghiệm. Có 2 phác đồ KTBT chính được sử dụng trong kỹ thuật IVF cho người bệnh có HCBTĐN hiện nay là phác đồ dài và phác đồ Antagonist. Theo một số nghiên cứu trên

Ngày đăng: 08/10/2014, 11:45

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Bảng 3.1. Phân loại theo nhóm tuổi

  • Bảng 3.2. Phân bố theo tiêu chuẩn chẩn đoán ở hai phác đồ

  • Bảng 3.3. Phân loại theo BMI

  • Bảng 3.4. Phân loại vô sinh

  • Bảng 3.5. Nguyên nhân vô sinh

  • Bảng 3.6. Thời gian vô sinh

  • Bảng 3.7. Số lần IVF

  • Bảng 3.8. Kỹ thuật thụ tinh

  • Bảng 3.9. Tinh dịch đồ

  • Bảng 3.10. Các xét nghiệm hormon cơ bản

  • Bảng 3.11. Phân bố giá trị AMH ở 2 nhóm

  • Bảng 3.12. Tỷ lệ LH/FSH

  • Bảng 3.13. Thời điểm chuyển phôi

  • Bảng 3.14. Số ngày tiêm GnRH

  • Bảng 3.15. Liều FSH ban đầu

  • Bảng 3.16. Thời gian KTBT với rFSH

  • Bảng 3.17. Phân bố tổng liều FSH sử dụng ở mỗi phác đồ

  • Bảng 3.18. So sánh hai phác đồ về tỷ lệ tăng giảm liều FSH tái tổ hợp

  • Bảng 3.19. Đánh giá đáp ứng của buồng trứng đối với hai phác đồ

  • Bảng 3.20. Đánh giá mức độ quá kích buồng trứng của hai phác đồ

  • Bảng 3.21. Đánh giá số lượng nang noãn của hai phác đồ

  • Bảng 3.22. Đánh giá số lượng nang noãn của hai phác đồ (tiếp)

  • Bảng 3.23. Đánh giá sự thay đổi hàm lượng E2

  • Bảng 3.24. Phân bố hàm lượng E2 ngày tiêm hCG

  • Bảng 3.25. Đánh giá hàm lượng progesterone ngày hCG

  • Bảng 3.26. Phân bố độ dày niêm mạc tử cung ở hai phác đồ

  • Bảng 3.27. Phân bố dạng của NMTC

  • Bảng 3.28. So sánh sự phân bố về số noãn của hai phác đồ

  • Bảng 3.29. Đánh giá độ dày NMTC và số noãn thu được trung bình của hai phác đồ

  • Bảng 3.30. Đánh giá số noãn thụ tinh và tỷ lệ thụ tinh của hai phác đồ

  • Bảng 3.31. Đánh giá hai phác đồ về số phôi, chất lượng phôi và

  • số phôi chuyển

  • Bảng 3.32. Đánh giá tỷ lệ chuyển phôi và tỷ lệ hủy chu kỳ

  • Bảng 3.33. Đánh giá về số phôi chuyển của hai phác đồ

  • Bảng 3.34. Đánh giá kết quả về số phôi đông và tỷ lệ đông phôi của hai phác đồ

  • Bảng 3.35. Đánh giá tỷ lệ làm tổ của hai phác đồ

  • Bảng 3.36. Kết quả thai nghén của hai phác đồ

  • Bảng 3.37. So sánh tỷ lệ thai lâm sàng/chu kỳ

  • Bảng 3.38. So sánh tỷ lệ thai lâm sàng/chuyển phôi

  • Bảng 3.39. Đánh giá số thai có hoạt động tim thai

  • Bảng 3.40. Đánh giá tỷ lệ đa thai và tỷ lệ giảm thiểu thai

  • Bảng 3.41. Mô hình hồi quy logistic đa biến liên quan đến

  • hội chứng quá kích buồng trứng

  • Bảng 3.42. Mô hình hồi quy logistic đa biến liên quan đến

  • tỷ lệ có thai lâm sàng

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan