Đánh giá quy định của Bộ luật Dân sự 2005 về hợp đồng dân sự vô hiệu

16 1.2K 1
Đánh giá quy định của Bộ luật Dân sự 2005 về hợp đồng dân sự vô hiệu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ta có thể hiểu hợp đồng dân sự vô hiệu là hợp đồng không có hiệu lực pháp luật, không làm phát sinh (hoặc không được pháp luật thừa nhận) quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên trong do vi phạm pháp luật. Theo các quy định từ điều từ điều 122 đến 134 BLDS 2005 thì một giao dịch dân sự được coi là vô hiệu khi không đáp ứng được một trong các điều kiện sau:

LỜI MỞ ĐẦU Để tồn tại và phát triển, mỗi cá nhân cũng như mỗi tổ chức phải tham gia nhiều mối quan hệ xã hội khác nhau, trong đó, việc thiết lập các mối quan hệ qua đó chuyển giao cho nhau những lợi ích vật chất đóng một vai trò quan trọng trong xã hội. Và hợp đồng dân sự được sinh ra với vai trò như một biên bản xác lập mối quan hệ chuyển giao đó phòng khi tranh chấp xảy ra. Và những hợp đồng dân sự đó là đối tượng điều chỉnh của Bộ luật Dân sự, với những yêu cầu đảm bảo một số điều kiện nhất định. Và khi hợp đồng dân sự vi phạm những điều kiện mà pháp luật quy định, chúng sẽ trở thành “Hợp đồng dân sự vô hiệu”. Vậy khi một hợp đồng dân sự bị vô hiệu thì những mối quan hệ chuyển giao kia sẽ được giải quyết như thế nào? Em xin chọn đề bài số 5: “Đánh giá quy định của Bộ luật Dân sự 2005 về hợp đồng dân sự vô hiệu” làm đề tài nghiên cứu cho bài tập học kì của mình. 1 NỘI DUNG I/ Khái quát chung về hợp đồng dân sự vô hiệu 1. Khái niệm hợp đồng dân sự vô hiệu Điều 388 Bộ luật Dân sự 2005 (BLDS 2005) đã định nghĩa về “Hợp đồng dân sự” như sau: “Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự”. Ta có thể hiểu hợp đồng dân sự vô hiệu là hợp đồng không có hiệu lực pháp luật, không làm phát sinh (hoặc không được pháp luật thừa nhận) quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên trong do vi phạm pháp luật. Theo các quy định từ điều từ điều 122 đến 134 BLDS 2005 thì một giao dịch dân sự được coi là vô hiệu khi không đáp ứng được một trong các điều kiện sau:  Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự.  Mục đích của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội  Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện. 2  Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực trong trường hợp pháp luật có quy định. Ngoài ra điều 410 BLDS 2005 cũng bổ sung: “Các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ điều 127 đến điều 138 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu” Tóm lại ta có thể khẳng định một hợp đồng dân sự sẽ bị coi là vô hiệu khi vi phạm một trong các điều kiện có hiệu lực được quy định tại Điều 122 BLDS 2005 và không được pháp luật thừa nhận, không có giá trị ràng buộc các bên giao kết hợp đồng. Hợp đồng dân sự vô hiệu sẽ không làm phát sinh quyên và nghĩa vụ pháp lý mà các bên đã cam kết trong hợp đồng. 2. Phân loại hợp đồng dân sự vô hiệu a. Căn cứ vào điều kiện vi phạm Dựa trên các điều kiện có hiệu lực được quy định tại điều 122 BLDS 2005, ta có thể phân chia hợp đồng dân sự vô hiệu thành bốn  Hợp đồng dân sự vô hiệu do người tham gia giao kết không có năng lực hành vi dân sự.  Hợp đồng dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội.  Hợp đồng dân sự vô hiệu do chủ thể tham gia hợp đồng không hoàn toàn tự nguyện. 3  Hợp đồng dân sự vô hiệu do hình thức không phù hợp với quy định của pháp luật. b. Căn cứ vào tính chất trái pháp luật Theo căn cứ vào tính chất trái pháp luật thì có thể chia hợp đồng dân sự vô hiệu thành 2 loại:  Hợp đồng dân sự vô hiệu tuyệt đối  Hợp đồng dân sự vô hiệu tương đối. c. Căn cứ vào mức độ vô hiệu Theo cách phân loại này thì hợp đồng dân sự vô hiệu được chia thành 2 loại:  Hợp đồng dân sự vô hiệu toàn bộ  Hợp đồng dân sự vô hiệu một phần. II/ Quy định về hợp đồng dân sự vô hiệu theo pháp luật Việt Nam Theo quy định tại các Điều 122 về “Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự”, Điều 127 về “Giao dịch dân sự vô hiệu” và Điều 410 về “Hợp đồng dân sự vô hiệu” thì giao dịch dân sự nói chung và hợp đồng dân sự nói riêng sẽ bị vô hiệu khi vi phạm vào một hoặc một số trong tổng số 4 trường hợp sau:  Người tham gia giao dịch không có năng lực hành vi dân sự;  Mục đích và nội dung của giao dịch vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội; 4  Người tham gia giao dịch không hoàn toàn tự nguyện;  Giao dịch không đáp ứng được về hình thức, trong trường hợp pháp luật có quy định hình thức giao dịch là điều kiện có hiệu lực của giao dịch. Bộ luật Dân sự 2005 cũng đã đưa ra một số quy định làm rõ 4 điều trên như sau:  Quy định tại Điều 130 về “Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện”, làm rõ cho trường hợp người không có năng lực hành vi dân sự không thể tham gia kí kết hợp đồng dân sự.  Quy định tại Điều 128 về “Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội” và tại Điều 132 về “Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa”, làm rõ cho trường hợp nếu mục đích và nội dung của hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội thì hợp đồng sẽ đương nhiên vô hiệu và vô hiệu hoàn toàn.  Quy định tại Điều 133 về “Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình”, làm rõ cho trường hợp người tham gia kí kết hợp đồng dân sự phải hoàn toàn tự nguyện nếu không hợp đồng sẽ vô hiệu. 5  Quy định tại Điều 134 về “Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức”, làm rõ cho trường hợp các hợp đồng dân sự mà pháp luật quy định phải tuân thủ về hình thức thì buộc phải tuân thủ hình thức, nếu không hợp đồng sẽ vô hiệu. Nhưng cũng tồn tại một số quy định vô hiệu khác dưới đây lại không phải hoặc không rõ thuộc trường hợp nào trong số 4 trường hợp vô hiệu như đã kể trên:  Quy định tại Điều 69 về “Quản lý tài sản của người được giám hộ”, với nội dung tại khoản 3: “Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.”;  Quy định tại Điều 129 về “Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo”;  Quy định tại Điều 131 về “Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn”;  Quy định tại Điều 410 về “Hợp đồng dân sự vô hiệu” (hợp đồng phụ bị vô hiệu do sự vô hiệu của hợp đồng chính và hợp đồng chính bị vô hiệu do sự vô hiệu của hợp đồng phụ);  Quy định tại Điều 411 về “Hợp đồng dân sự vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được”. 6 Tất cả những quy định trên nhằm tạo ra một bộ khung pháp lý, để đảm bảo các giao dịch dân sự phải đối chiếu trước khi giao kết và xác lập. III. Đánh giá cách vận dụng giải quyết vụ việc thực tế hợp đồng dân sự vô hiệu Trên thực tế có rất nhiều trường hợp hợp đồng dân sự dân sự vô hiệu như những quy định pháp luật đã quy định . Thông qua quá trình vận dụng của toà án qua hai cấp xét xử, ta có thể thấy được việc giải quyết vụ việc thực tế hợp đồng dân sự vô hiệu còn tồn tại những vấn đề sau:  Hợp đồng dân sự vô hiệu rất nhiều và nó phổ biến trong đời sống dân sự. Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà toà án buộc phải áp dụng pháp luật một cách linh động.  Trong việc tuyên bố hợp đồng vô hiệu và đặc biệt sau đó là giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu, các Tòa án địa phương phần lớn phát sinh những quan điểm khác nhau trong việc đánh giá lỗi mà từ đó dẫn tới việc quyết định mức bồi thường thiệt hại không giống nhau.  Do cách hiểu và áp dụng pháp luật không thống nhất giữa Tòa án các cấp dẫn tới một tồn tại rằng có rất nhiều những vụ án Tòa án cấp dưới tuyên xử đúng nhưng vẫn bị Tòa án cấp trên sửa, hủy án hoặc có vụ án Tòa án cấp dưới xử sai nhưng Tòa án cấp trên vẫn y án dẫn đến 7 có những vụ án được xét xử qua nhiều lần nhưng đương sự vẫn khiếu nại.  Trình độ thẩm phán còn nhiều hạn chế, chưa áp dụng đúng tinh thần của pháp luật, còn giải quyết án theo lối mòn và cứng nhắc dẫn đến sai sót trong phán quyết của Tòa, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. IV. Đánh giá quy định của Bộ luật Dân sự 2005 về hợp đồng dân sự vô hiệu. 1.Về ưu điểm Qua thực tiễn thi hành BLDS 2005, các quy định của pháp luật về hợp đồng dân sự vô hiệu cho thấy, các quy định này nhìn chung có tiến bộ, tương đối hoàn thiện và đầy đủ, quy định cụ thể các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu. Định hướng nội dung đi theo đúng bản chất của nền kinh tế cũng như tình trạng xã hội Việt Nam hiện hành. 2.Về hạn chế Bên cạnh những mặt tích cực trên, Quy định của BLDS 2005 về hợp đồng dân sự vô hiệu còn có khá nhiều hạn chế về các trường hợp hợp đồng dân sự vô hiệu như sau:  Trường hợp hợp đồng vô hiệu do người tham gia ký kết hợp đồng không có năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự. 8 Điều 130 BLDS 2005 mới chỉ qui định mang tính chất một chiều là bảo vệ những người bị hạn chế năng lực chủ thể nhưng chưa tính đến trường hợp cần phải bảo vệ người tham gia xác lập, thực hiện hợp đồng với người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi nhưng không biết và không buộc phải biết đối tác là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi. BLDS 2005 cũng chưa quy định về thời điểm bắt đầu mà người đại diện có quyền yêu cầu tuyên bố hợp đồng do người bị mất năng lực hành vi, hạn chế năng lực hành vi xác lập. Thời điểm này là thời điểm cá nhân bị mất năng lực hành vi thực sự hay là thời điểm Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi? Bên cạnh đó còn chưa xây dựng được chế tài áp dụng đối với trường hợp rủi ro cho bên giao kết với người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến đủ 18 tuổi có tài sản riêng mà sau khi giao kết hợp đồng tài sản riêng không còn. Việc khoản 1 Điều 122 BLDS 2005 sử dụng cụm từ: "Người tham gia giao dịch là người có năng lực hành vi" còn chưa bao quát được hết phạm vi năng lực chủ thể của người giao kết hợp đồng.  Trường hợp hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội: BLDS 2005 còn chưa sử dụng thống nhất khái niệm về trái pháp luật hay vi phạm điều cấm pháp luật. Theo BLDS 2005, hợp đồng là một dạng của giao dịch dân sự thì hợp đồng cũng "không vi phạm điều cấm pháp luật" (Điều 123). Tuy nhiên, tại Điều 389 BLDS 2005 ghi nhận nguyên tắc "tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật". 9  Hợp đồng vô hiệu do đe dọa: BLDS 2005 đã nêu ra quy định chung khái quát về hành vi đe dọa nhưng chưa phân tách rõ ràng về phạm vi và điều kiện của hành vi đe dọa này. Bên cạnh đó, Điều 132 BLDS 2005 có cụm từ "phải thực hiện giao dịch" khiến cho nhiều người có cách hiểu chưa thống nhất. Về đối tượng của đe dọa: Pháp luật đã liệt kê ra hết các đối tượng có thể bị xâm hại: tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của cha, mẹ, vợ, chồng, con của mình nhưng chưa đầy đủ. Sự chưa đầy đủ được thể hiện trong trường hợp đối tượng của sự đe dọa có thể là tài sản của Nhà nước, tổ chức xã hội và nhìn chung phạm vi người được bảo vệ do bị đe dọa cần được bổ sung.  Hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn Điều 131 BLDS 2005 quy định: hợp đồng có thể bị tuyên bố vô hiệu do nhầm lẫn nhưng chưa đưa ra định nghĩa chính xác về "nhầm lẫn", chưa phân loại được các yếu tố nhầm lẫn trong hợp đồng và từ đó có chế tài xử lý khác nhau, không đề cập tới trường hợp nhầm lẫn về chủ thể của hợp đồng, không quy định chế tài xử lý trong trường hợp nhầm lẫn từ hai bên chủ thể của hợp đồng.  Hợp đồng vô hiệu do lừa dối Phạm vi hành vi được xem là lừa dối theo BLDS 2005 chưa được quy định đầy đủ. Pháp luật hiện hành mới chỉ coi những hành vi cố ý của một bên trong hợp đồng làm cho bên kia hiểu sai mà không thừa nhận sự im lặng hoặc 10 [...]... của Bộ luận dân sự về hợp đồng dân sự vô hiệu Từ những phân tích và đánh giá trên, có thể đưa ra một số phương hướng sửa đổi các quy định dưới đây nhằm hoàn thiện hơn cho pháp luật dân sự về hợp đồng dân sự vô hiệu 11  Sửa đổi và bổ sung Điều 122 BLDS 2005 về các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự: • Về điều kiện về năng lực chủ thể của các bên giao kết hợp đồng tại khoản 1 Điều 122 BLDS 2005. .. nên sự hiểu lầm Thứ hai, do quá chú trọng về hình thức hợp đồng, điều kiện tuyên bố hợp đồng vô hiệu quá dễ dàng mà bên có yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu lợi dụng để trục lợi Và quy định tại Điều 136 BLDS 2005 về thời hiệu khởi kiện hợp đồng vô hiệu do vi phạm quy định về hình thức chưa hợp lý trong việc bảo vệ quy n và lợi ích của các bên giao kết hợp đồng V Một số định hướng hoàn thiện quy định của. .. hợp đồng vô hiệu có đối tượng không thể thực hiện được quy định tại Điều 411 BLDS 2005 vào phần quy định chung về điều kiện giao dịch dân sự vô hiệu và Điều 127 về khái niệm giao dịch dân sự vô hiệu Quy định như vậy nhằm thống nhất về mặt nội dung, tránh tình trạng tản mát, tách rời các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng 12  Sửa đổi và bổ sung về các trường hợp tuyên bố hợp đồng vô hiệu: •Trường hợp. .. dịch dân sự quan trọng đó 15 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Giáo trình Luật dân sự 1 và 2 – Trường ĐH Luật Hà Nội – NXB công an nhân dân 2 Bộ luật dân sự của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; 3 Luật đất đai 2003 – NXB Lao động 4 Bộ Luật tố tụng dân sự 2004 – NXB Lao động 5 Xử lý hợp đồng vô hiệu theo pháp luật dân sự Việt Nam – Nguyễn Thị Thanh - Luận văn thạc sĩ luật học 6 Hợp đồng dân sự vô hiệu. .. kết hợp đồng là lừa dối Hợp đồng vô hiệu do đối tượng không thực hiện được  Thực tiễn cũng cho thấy quy định của BLDS hiện hành đối với hợp đồng có đối tượng là tài sản hình thành trong tương lai trong nhiều trường hợp cũng chưa có sự xác định rõ ràng Hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức  Thứ nhất, quy định điều kiện về hình thức ở phần giao dịch dân sự tại Điều 122 và phần hợp đồng. .. đổi Điều 401 về Hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều kiện về hình thức : Điều kiện về hình thức của hợp đồng cần quy định như sau: "Điều kiện về hình thức không được xem là căn cứ để tuyên bố hợp đồng vô hiệu Đối với những giao dịch không tuân thủ về hình thức theo pháp luật quy định nhưng sau khi giao kết hợp đồng, một bên đã thực hiện nghĩa vụ, đối phương chấp nhận thì hợp đồng vẫn được pháp luật công nhận... vai trò và tầm quan trọng của chế định Hợp đồng dân sự vô hiệu trong việc giúp đỡ nhà nước định hướng cho các loại hợp đồng đi đúng hướng và đảm bảo tốt nhất lợi ích của người tham gia giao kết hợp đồng Cũng từ những tìm hiểu trên ta có thể nhận ra tuy các quy định về hợp đồng dân sự vô hiệu khá đầy đủ nhưng cũng còn tồn tại đó một số thiếu sót cần hoàn thiện thêm để các quy định này có thể điều chỉnh... thỏa thuận, hợp đồng đã xác lập nhưng chưa thỏa mãn quy định về hình thức thì Tòa án buộc các bên thực hiện quy định về hình thức trong một thời hạn, quá thời hạn đó mà các bên không thực hiện thì hợp đồng được coi là tuân thủ về hình thức Trong trường hợp này, Tòa án cũng có thể ra một 14 quy t định để công nhận hợp đồng đó và buộc các bên phải tuân theo những nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng •Sửa... tại khoản 1 Điều 122 BLDS 2005 Ngôn từ của điều luật có thể được sửa lại theo hướng: "Người tham gia giao dịch dân sự phải là người có tư cách chủ thể" Quy định như vậy sẽ bao quát được các loại chủ thể và cả điều kiện về năng lực pháp luật; năng lực hành vi của chủ thể giao kết hợp đồng • Về điều kiện mục đích nội dung giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm pháp luật và trái đạo đức xã hội, tác giả... hợp đồng vô hiệu: •Trường hợp hợp đồng vô hiệu do người giao kết hợp đồng bị hạn chế năng lực hành vi, mất năng lực hành vi tại Điều 130 Trong mục này, có thể bổ sung thêm qui định cho phép bảo vệ quy n và lợi ích hợp pháp của người tham gia xác lập, thực hiện hợp đồng với người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi trong trường hợp những người này không biết . không giống nhau.  Do cách hiểu và p d ng ph p lu t không thống nh t gi a T a n các c p d n t i m t t n t i rằng có r t nhiều những vụ n T a n c p d i tuy n xử đúng nhưng v n b T a n. lu t, tr i đạo đức xã h i: BLDS 200 5 c n ch a s d ng thống nh t kh i niệm về tr i ph p lu t hay vi phạm i u cấm ph p lu t. Theo BLDS 200 5, h p đồng l m t d ng c a giao d ch d n s thì h p đồng. c n nhiều h n chế, ch a p d ng đúng tinh th n c a ph p lu t, c n gi i quy t n theo l i m n và cứng nhắc d n đ n sai s t trong ph n quy t c a T a, ảnh hưởng đ n quy n và l i ích h p ph p của

Ngày đăng: 07/10/2014, 22:15

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I/ Khái quát chung về hợp đồng dân sự vô hiệu

    • 1. Khái niệm hợp đồng dân sự vô hiệu

    • 2. Phân loại hợp đồng dân sự vô hiệu

    • III. Đánh giá cách vận dụng giải quyết vụ việc thực tế hợp đồng dân sự vô hiệu

    • IV. Đánh giá quy định của Bộ luật Dân sự 2005 về hợp đồng dân sự vô hiệu.

    • V. Một số định hướng hoàn thiện quy định của Bộ luận dân sự về hợp đồng dân sự vô hiệu

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan