bước đầu nghiên cứu đặc điểm thực vật học của một số mẫu giống giảo cổ lam (gynostemma pentaphyllum) thu thập tại sapa – lào cai

67 1.5K 7
bước đầu nghiên cứu đặc điểm thực vật học của một số mẫu giống giảo cổ lam (gynostemma pentaphyllum) thu thập tại sapa – lào cai

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP H NI KHOA NÔNG HỌC  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC CỦA MỘT SỐ MẪU GIỐNG GIẢO CỔ LAM (Gynostemma pentaphyllum) THU THẬP TẠI SAPA - LÀO CAI Người thực hiện : PHÙNG VĂN CHUNG Lớp : KHCTB Khóa : 53 Ngành : KHOA HỌC CÂY TRỒNG Người hướng dẫn : TS. NGUYỄN HẠNH HOA Bộ môn : Thực vật HÀ NỘI - 2012 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bản khóa luận này, trong quá trình học tập, nghiên cứu, bên cạnh sự nỗ lực phấn đấu của bản thân, Em đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của các thầy giáo, cô giáo. Nhân dịp này, cho phép Em bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Nguyễn Hạnh Hoa – Bộ môn thực vật – khoa nông học – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện cũng như hoàn chỉnh khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn tập thể các thầy cô giáo cùng toàn thể cán bộ nhân viên trong Bộ môn Thực vật - khoa Nông học đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong học tập và nghiên cứu. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các Thầy giáo, Cô giáo trong khoa Nông hoc – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tạo điều kiện cho em hoàn thành đợt thực tập. Cuối cùng, Em xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, người thân, các anh chị học viên cao học, và bạn bè đã động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận. Hà Nội, ngày 05 tháng 02 năm 2012 Sinh viên Phùng Văn Chung i MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH PHẦN I MỞ ĐẦU 1. 1 Đặt vấn đề 1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài 1.2.1 Mục đích 1.2.2 Yêu cầu của đề tài PHẦN II. TỔNG QUAN TI LIỆU 2.1. Vị trí phân loại, nguồn gốc, phân bố, đặc điểm thực vật học của 1 số loài cây thuốc có tên "Giảo cổ lam" 2.1.1 Giới thiệu chi Gynostemma Blume 2.1.2 Giới thiệu loài Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino 2.1.3 Giới thiệu loài Gynostemma laxum (Wall.) Cogn 2.2 Thành phần hóa học, tác dụng và giá trị làm thuốc của cây Giảo cổ lam 2.2.1 Thành phần hóa học của cây Giảo cổ lam 2.2.2. Tác dụng và giá trị làm thuốc của cây giảo cổ lam 2.2.3. Bộ phận giảo cổ lam sử dụng làm thuốc 2.3. Những nghiên cứu về dược liệu ở trên thế giới và ở Việt Nam 2.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 2.3.2 Tình hình sản xuất và nghiên cứu cây thuốc ở nước ta PHẦN III ĐỐI TƯỢNG, NI DUNG V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu ii 3.2. Phương pháp và nội dung nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp nghiên cứu 3.2.2. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU V THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm hình thái, giải phẫu và kích thước của các cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá) 4.1.1. Đặc điểm giải phẫu của Rễ 4.1.2. Đặc điểm hình thái, giải phẫu thân các mẫu giống Giảo cổ lam 4.1.3. Đặc điểm hình thái, giải phẫu lá các giống Giảo cổ lam 4.2. Đặc điểm hình thái, giải phẫu và kích thước của các cơ quan sinh sản (hoa, quả, hạt) 4.2.1. Đặc điểm hình thái kích thước hoa của các mẫu giống Giảo cổ lam 4.2.2. Đặc điểm kích thước của quả và hạt PHẦN V KẾT LUẬN V ĐỀ NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN 5.2. ĐỀ NGHỊ TI LIỆU THAM KHẢO 5. Đỗ Huy Bích và cộng sự, Cây thuốc và động vật làm thuốc, NXB Khoa học và kĩ thuật Hà Nội, năm 2004 12. Phạm Hoàng Hộ, Cây c~ Việt Nam, NXB Tr• - Thành Phố Hồ Chí Minh, năm 1999 20. Võ Văn Chi, Từ diển thực vật thông dụng, NXB Khoa học và kĩ thuật Hà Nội, năm 2004 iii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 4.1: Cấu tạo giải phẫu rễ thứ cấp 3 mẫu giống giảo cổ lam Bảng 4.2: Đặc điểm hình thái, giải phẫu thân của 3 mẫu giống giảo cổ lam Bảng 4.3: Kích thước các phần mô trong cấu tạo giải phẫu thân của 3 mẫu giống Giảo cổ lam nghiên cứu Bảng 4.4: Kích thước lá của 3 mẫu giống giảo cổ lam Bảng 4.5: Đặc điểm cấu tạo giải phẫu phiến lá của 3 mẫu giống giảo cổ lam Bảng 4.6: Đặc điểm cấu tạo giải phẫu bó dẫn gân chính của lá ở 3 mẫu giống Giảo cổ lam Bảng 4.7: Kích thước các thành phần của hoa đực Bảng 4.8: Kích thước các thành phần của hoa cái Bảng 4.9: Đường kính quả và kích thước hạt của 3 mẫu giống iv DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình1: Cấu tạo giải phẫu rễ thứ cấp mẫu giống 5 lá chét Hình 2: Cấu tạo giải phẫu rễ thứ cấp mẫu giống 7 lá chét Hình 3: Cấu tạo giải phẫu rễ thứ cấp mẫu giống 9 lá chét Hình 4: Cấu tạo giải phẫu thân (mẫu chưa tiến hành nhuộm kép) Hình 5: Cấu tạo giải phẫu thân và bó mạch mẫu giống 5 lá chét Hình 6: Cấu tạo giải phẫu thân và bó mạch mẫu giống 7 lá chét Hình 7: Cấu tạo giải phẫu thân và bó mạch mẫu giống 9 lá chét Hình 8: Hình thái lá của các mẫu giống Giảo cổ lam Hình 9 : Cấu tạo giải phẫu lá mẫu giống 5 lá chét Hình 10: Cấu tạo giải phẫu lá mẫu giống 7 lá chét Hình 11: Cấu tạo giải phẫu lá mẫu giống 9 lá chét Hình 12: Cấu tạo hoa đực mẫu giống 5 lá chét Hình 13: Cấu tạo hoa đực mẫu giống 7 lá chét Hình 14: Cấu tạo hoa đực mẫu giống 9 lá chét Hình 15: Cấu tạo hoa cái mẫu giống 7 lá chét Hình 16: Cấu tạo hoa cái mẫu giống 9 lá chét Hình 17: Quả Giảo cổ lam và lát cắt ngang quả Hình 18: Hạt giảo cổ lam v PHẦN I MỞ ĐẦU 1. 1 Đặt vấn đề Từ năm 1997, GS.TS Phạm Thanh Kỳ phát hiện ra sự có mặt của giảo cổ lam ở vùng núi cao của nước ta. Loài có tên gọi giảo cổ lam được xác định tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino. Đây là loài được ghi nhận với lá kép chân vịt có 5 lá chét. Tuy nhiên trong thiên nhiên tồn tại nhiều cây có đặc điểm hình thái tương tự nhưng với số lá chét là 7 hoặc 9 đang được nhân dân thu hái và bán cùng với tên gọi là giảo cổ lam. Nó được coi là dược liệu đầu vị quý được ghi trong sách cổ “Nông chính toàn thư hạch chú” quyển hạ năm 1639. Từ xa xưa được sử dụng cho vua chúa để tăng sức kho•, kéo dài tuổi thọ và làm đẹp. Theo những nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước cho biết cây giảo cổ lam có chứa hơn 100 loại Saponin, nhiều Flavonoid là chất có tác dụng sinh học cao và chống lão hoá mạnh, chứa nhiều acid amin tan trong nước, nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng như: Zn, Fe, Se… Cây giảo cổ lam có những tác dụng chính như sau: Tăng cường sức kho•, giúp bình ổn huyết áp, làm tan huyết khối, ngăn ngừa xơ vữa mạch, phòng chống các tai biến về tim, mạch, não, chống lão hóa, ngăn ngừa stress, giúp ăn ngon miệng, ngăn ngừa ung thư não, tử cung, da, tuyến tiền liệt, hỗ trợ cho bệnh nhân sau phẫu thuật, chiếu tia xạ, truyền hóa chất, giúp ăn ngủ tốt, mau hồi phục sức lực, làm giảm đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường, giúp giảm các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra, làm tăng miễn dịch của cơ thể, bảo vệ gan kh~i tác hại của hóa chất, rượu. Với những nghiên cứu về giá trị trong y học đã được công bố, giảo cổ lam ngày càng được sử dụng phổ biến với giá tiêu dùng khá cao. Điều đó thúc đẩy việc thu hái giảo cổ lam với số lượng lớn làm trữ lượng trong tự nhiên suy giảm nhanh chóng. Thực tiễn đó đòi h~i phát triển vùng trồng giảo cổ lam 1 nguyên liệu phục vụ sản xuất và tiêu dùng. Hiện tại đã có nghiên cứu về kỹ thuật trồng trọt giảo cổ lam bên cạnh các nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng dược lý. Tuy nhiên, một vấn đề quan trọng là việc phân định đặc điểm thực vật học và đánh giá năng suất, chất lượng của các giống giảo cổ lam chưa được quan tâm, do đó chưa đưa ra được khuyến cáo sử dụng giống nào phục vụ sản xuất cho năng suất cao và đảm bảo chất lượng. Để góp phần giải quyết vấn đề trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Bước đầu nghiên cứu đặc điểm thực vật học của một số mẫu giống Giảo Cổ Lam (Gynostemma pentaphyllum) thu thập tại SaPa – Lào Cai” 1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài 1.2.1 Mục đích - So sánh đặc điểm thực vật học các mẫu giống Giảo cổ lam nghiên cứu. - Dựa vào kiến thức về thực vật học để sơ bộ đánh giá ưu nhược điểm của từng mẫu giống. 1.2.2 Yêu cầu của đề tài Mô tả chi tiết đặc điểm hình thái, giải phẫu của các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của từng mẫu giống. 2 PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Vị trí phân loại, nguồn gốc, phân bố, đặc điểm thực vật học của 1 số loài cây thuốc có tên "Giảo cổ lam" Một số loài cây thuốc có tên "Giảo cổ Lam" thuộc chi Gynostemma Blume thuộc họ Bầu bí - Cucurbitaceae, bộ Bầu bí - Cucurbitales, phân lớp Sổ - Dilleniidae, lớp hai lá mầm - Magnoliopsida, ngành hạt kín - Magnoliophyta. 2.1.1 Giới thiệu chi Gynostemma Blume Gynostemma Blume bao gồm những cây thân thảo, hoa đơn tính khác gốc, thân leo mảnh, nhẵn hoặc hơi có lông mịn. có từ 3-5 lá chét, tua cuốn ch• 2. Cụm hoa đực thành chùy mảnh rất dài, nhiều hoa. Hoa nh~, hình sao, ống bao hoa ngắn, cánh hoa rời nhau.Hoa thức của hoa đực: *♂K 5 C 5 A (5) Cụm hoa cái tương tự cụm hoa đực nhưng dài hơn. Chứa 2 noãn. Vòi nhụy 3, đầu nhụy 2-3. Hoa thức của hoa cái: *♀K 5 C 5 G 2-3 . Quả mọng chứa 2-3 hạt, hình tròn, không mở, đường kính: 5-9mm. Hạt hình tim, hơi dẹt và sần sùi. Gồm 4-5 loài phân bố ở vùng nhiệt đới châu Á và vùng Indonesia. ở nước ta có 2 loài.[20] 2.1.2 Giới thiệu loài Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino Gynostemma pentaphyllum (Thunb.)Makino: Giảo cổ lam 5 lá, Cổ yếm, Thư tràng hay còn gọi là “Ngũ diệp sâm” Thuộc loài cây thân thảo mọc leo yếu. Không có lông, vòi đơn, lá kép có cuống chung dài 3-4cm. 5-7 lá chét, mép có răng cưa, dài 3-9 cm, rộng 1.5-3 cm. Cây khác gốc, chùy hoa thòng, hoa nh~ hình sao. ống bao hoa rất ngắn C5 (cao 2.5mm) A(5) bao phấn dính thành đĩa, bầu có 3 vòi nhụy. Quả khô, tròn đường kính 5-7mm. màu đen, có từ 2-3 hạt, treo, to 4mm có vân lăn tăn. Ra hoa tháng 7 – tháng 8, cho quả vào tháng 9 – tháng 10.[12] 3 Phân bố ở Ấn Độ, Xiri lanca, Mianma, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Thái Lan, Lào, Việt Nam và bán đảo Mã Lai. Ở Việt Nam cây mọc từ Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hòa Bình, Huế, Kon tum đến Đồng Nai. Cây mọc trên đất đá vôi, đá hoa cương và đất núi lửa, trong rừng thưa, lùm bụi từ vùng đồng bằng đến vùng núi cao 2000m. [20] 2.1.3 Giới thiệu loài Gynostemma laxum (Wall.) Cogn Gynostemma laxum (Wall.) Cogn: Giảo cổ lam 3 lá, Cổ yếm lá bóng. Dây leo mảnh, gióng dài 10-20 cm, có lông mịn. Vòi đơn, 3 lá chét. Lá giữa dài 10-12 cm, m~ng, mép lá có răng cưa nhọn, gân bên 5-7 đôi. Cây có hoa khác gốc. Chùy hoa đực dài 30cm, cánh hoa rời nhau, cao 3mm. A(5) bao phấn dính nhau. Quả tròn to 6-8 mm, màu lục vàng. Hạt 2-3, hơi dẹt, kích thước hạt 4x4 mm.[12] Phân bố ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Malaixia Ở Việt Nam phân bố từ Lào Cai, Hòa Bình, Ninh Bình đến Quảng Trị. Cây mọc leo trong các rừng thưa, savan c~, trên đất sét hoặc trong các rú bụi trên núi đá vôi. Cây ra hoa vào tháng 5.[20] 2.2 Thành phần hóa học, tác dụng và giá trị làm thuốc của cây Giảo cổ lam 2.2.1 Thành phần hóa học của cây Giảo cổ lam Chi Gynostemma nổi tiếng với thành phần saponin trong đó nhiều loại saponin rất giống với thành phần saponin có trong nhân sâm, có tác dụng rất tốt cho sức kh~e về phòng ngừa và chữa bệnh. Khi so sánh hàm lượng saponin giữa một số loài cùng chi, loài G. pentaphyllum được biết đến với hàm lượng saponin cao nhất trong chi này, kế đến là G. pubescens và thấp nhất là G. longipes [20]. Thành phần hóa học chủ yếu của giảo cổ lam là saponin và flavonoid. Các saponin trong cây giảo cổ lam (còn gọi là gypenosid hay gynosaponin) có cấu trúc triterpen khung dammaran, trong đó 4 [...]... NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các mẫu giống giảo cổ lam có 5, 7 và 9 lá chét thu thập trong tự nhiên tại Sa Pa Lào Cai Địa điểm nghiên cứu: Tại Phòng thí nghiệm của bộ môn Thực vậtkhoa Nông học trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Thời gian nghiên cứu: từ tháng 07 năm 2011 đến tháng 1 năm 2012 3.2 Phương pháp và nội dung nghiên cứu 3.2.1 Phương pháp nghiên. .. sản phẩm thu hoạch còn phụ thu c vào nhiều yếu tố như: giống, dinh dưỡng, khí hậu để góp phần phân biệt, giúp tìm ra mẫu giống giảo cổ lam có thể cho năng suất và chất lượng dược liệu cao nhất chúng tôi tiến hành phân tích và so sánh đặc điểm giải phẫu của các mẫu giống thu thập tại Sa pa - Lào cai 4.1.1 Đặc điểm giải phẫu của Rễ Bảng 4.1: Cấu tạo giải phẫu rễ thứ cấp 3 mẫu giống giảo cổ lam Chỉ tiêu... thứ cấp mẫu giống 5 lá chét 21 Libe Mạch gỗ Gỗ Bó Mạch Hình 2: Cấu tạo giải phẫu rễ thứ cấp mẫu giống 7 lá chét 22 Gỗ Mạch gỗ Libe Bó Mạch Hình 3: Cấu tạo giải phẫu rễ thứ cấp mẫu giống 9 lá chét 23 4.1.2 Đặc điểm hình thái, giải phẫu thân các mẫu giống Giảo cổ lam Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy rằng: Thân của các mẫu giống có một đặc điểm chung là đều có 5 cạnh, trên bề mặt thân của cả... hơn Số lượng bó dẫn trong cấu tạo giải phẫu thân của các mẫu giống bằng nhau và cùng bằng 10 Số lượng mạch gỗ trong cấu tạo giải phẫu phần xylem của các mẫu giống dao động từ 6 đến 7 Nhiều nhất ở mẫu 7 lá chét với trung bình số mạch 6.90 và ít nhất ở mẫu 5 lá chét với trung bình số mạch là 5,67 24 25 Bảng 4.3: Kích thước các phần mô trong cấu tạo giải phẫu thân của 3 mẫu giống Giảo cổ lam nghiên cứu. .. đúng giống cây thu c cần trồng mà con người đã thu n hóa hay chọn tạo ra [7], [8] Hạt giống hoặc các vật liệu nhân giống: Hạt giống cây thu c hoặc các vật liệu nhân giống như cành, thân, hom, rễ, hạt phấn vv cũng cần được xác định và cung cấp đầy đủ thông tin trước lúc đưa vật liệu nhân giống ra sử dụng gieo trồng [11] 9 Chọn điểm trồng: Trên thực tế cùng một loại cây thu c, cùng một giống cây thu c... dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi * Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu đặc điểm hình thái, giải phẫu các cơ quan dinh dưỡng(rễ, thân, lá) và các cơ quan sinh sản(hoa, quả, hạt )của các mẫu giống * Các chỉ tiêu theo dõi A Các chỉ tiêu về đặc điểm hình thái, giải phẫu Rễ - Số lượng bó dẫn - Số mạch gỗ trên một bó dẫn - Kích thước libe: dày, rộng - Kích thước gỗ: dày, rộng 16 B Các chỉ tiêu về đặc điểm. .. của đường huyết trong máu Làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể chống lại các tác nhân tấn công giảo cổ lam rất tốt trong những trường hợp bệnh mãn tính như gan nhiễm mỡ, hen, suy tim Các nghiên cứu về độc tính cấp, bán trường diễn đều không thấy ở loài cây này chứng tỏ giảo cổ lam là loài thực vật an toàn tuyệt đối với con người [18] 2.2.3 Bộ phận giảo cổ lam sử dụng làm thu c Bộ phân dùng của giảo. .. lớn nhất ở mẫu giống 7 lá chét (175 μm) Độ rộng libe của các mẫu giống dao động từ 202.08 μm ở mẫu giống 9 lá chét đến 231,94 μm ở mẫu giống 7 lá chét Qua hai bảng số liệu 4.2 và 4.3 chúng tôi có thể đưa ra một số nhận xét như sau: Mẫu giống 7 lá chét có đường kính thân lớn nhất và có số lượng mạch gỗ nhiều nhất nên khả năng vận chuyển nước và muối khoáng sẽ tốt hơn hai giống còn lại Mẫu giống này cũng... 10 6.01± 0.34 Mẫu giống Từ kết quả số liệu của bảng 4.2 cho thấy độ dài lóng của các mẫu giống nghiên cứu dao động từ 9.01cm đến 11,64cm Trong đó mẫu 7 lá chét có chiều dài lóng lớn nhất với trung bình chiều dài là 11,64cm và ngắn nhất ở mẫu 5 lá chét là 9.01cm Đường kính lóng của các mẫu giống dao động từ 1711.11μm đến 2123.33μm trong đó mẫu 7 lá chét có đường kính lóng lớn nhất và hai mẫu 5, 9 lá chét... bệnh và đặc biệt thời gian cách ly giữa thời điểm phun và thời điểm thu hoạch dược liệu Lượng tồn dư của các loại thu c bảo vệ thực vật cho phép trong dược liệu là bao nhiêu? Tất cả vấn đề đó nhất thiết phải có những nghiên cứu để xác định Sử dụng các loại thu c bảo vệ thực vật tốt nhất nên dùng các loại thu c có nguồn gốc sinh học, thảo mộc, 10 nếu hóa chất cần thận trọng sử dụng các loại thu c ít . tiến hành thực hiện đề tài Bước đầu nghiên cứu đặc điểm thực vật học của một số mẫu giống Giảo Cổ Lam (Gynostemma pentaphyllum) thu thập tại SaPa – Lào Cai 1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài 1.2.1. ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP H NI KHOA NÔNG HỌC  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC CỦA MỘT SỐ MẪU GIỐNG GIẢO CỔ LAM (Gynostemma pentaphyllum) THU THẬP TẠI SAPA. sánh đặc điểm thực vật học các mẫu giống Giảo cổ lam nghiên cứu. - Dựa vào kiến thức về thực vật học để sơ bộ đánh giá ưu nhược điểm của từng mẫu giống. 1.2.2 Yêu cầu của đề tài Mô tả chi tiết đặc

Ngày đăng: 07/10/2014, 09:15

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CẢM ƠN

  • DANH MỤC CÁC BẢNG

  • DANH MỤC CÁC HÌNH

  • PHẦN I

  • MỞ ĐẦU

    • 1. 1 Đặt vấn đề

    • 1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài

      • 1.2.1 Mục đích

      • 1.2.2 Yêu cầu của đề tài

      • PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

        • 2.1. Vị trí phân loại, nguồn gốc, phân bố, đặc điểm thực vật học của 1 số loài cây thuốc có tên "Giảo cổ lam"

          • 2.1.1 Giới thiệu chi Gynostemma Blume

          • 2.1.2 Giới thiệu loài Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino

          • 2.1.3 Giới thiệu loài Gynostemma laxum (Wall.) Cogn

          • 2.2 Thành phần hóa học, tác dụng và giá trị làm thuốc của cây Giảo cổ lam

            • 2.2.1 Thành phần hóa học của cây Giảo cổ lam

            • 2.2.2. Tác dụng và giá trị làm thuốc của cây giảo cổ lam

              • * Tác dụng của cây giảo cổ lam

              • * Công dụng(giá trị làm thuốc) của cây giảo cổ lam

              • 2.2.3. Bộ phận giảo cổ lam sử dụng làm thuốc

              • 2.3. Những nghiên cứu về dược liệu ở trên thế giới và ở Việt Nam

                • 2.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

                • 2.3.2 Tình hình sản xuất và nghiên cứu cây thuốc ở nước ta

                • PHẦN III

                • ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

                  • 3.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu

                  • 3.2. Phương pháp và nội dung nghiên cứu

                    • 3.2.1. Phương pháp nghiên cứu

                    • 3.2.2. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan