đánh giá chỉ số tình trạng quanh răng và nhu cầu điều trị ở phụ nữ có thai tại bệnh viện đống đa – hà nội năm 2012

50 1K 4
đánh giá chỉ số tình trạng quanh răng và nhu cầu điều trị ở phụ nữ có thai tại bệnh viện đống đa – hà nội năm 2012

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI ………***……… NGUYỄN THU TRANG ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG QUANH RĂNG VÀ NHU CẦU ĐIỀU TRỊ Ở PHỤ NỮ CÓ THAI TẠI BỆNH VIỆN ĐỐNG ĐA – HÀ NỘI NĂM 2012 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA HÀ NỘI - 2012 1 BỘ GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI ………***……… NGUYỄN THU TRANG ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG QUANH RĂNG VÀ NHU CẦU ĐIỀU TRỊ Ở PHỤ NỮ CÓ THAI TẠI BỆNH VIỆN ĐỐNG ĐA – HÀ NỘI NĂM 2012 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA Người hướng dẫn: Thạc sĩ – Bác sĩ – Nguyễn Thị Thu Vân HÀ NỘI - 2012 2 ĐẶT VẤN ĐỀ Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội ở nước ta trong những năm gần đây, việc chăm sóc sức khỏe nói chung và sức khỏe răng miệng nói riêng là vấn đề đang ngày càng được mọi người quan tâm. Trong những vấn đề răng miệng thường được quan tâm thì bệnh vùng quanh răng đã và đang là một trong những bệnh phổ biến ở Việt Nam cũng nhiều nước trên thế giới. Những tình trạng cần quan tâm, được coi là có nhu cầu điều trị có tỉ lệ khá cao. Gần đây theo những nghiên cứu về dịch tễ học của “Trung tâm quốc gia về thống kê sức khoẻ” (National Centre for Health Statistics-Mỹ), và những điều tra của “Viện quốc gia nghiên cứu nha khoa” (National Institute of Dental Research-Mỹ) đáp ứng của mỗi người đối với bệnh quanh răng là khác nhau. Tính mẫn cảm của mỗi người đối với bệnh QR dường như thay đổi tuỳ theo những yếu tố nguy cơ nào đang hoạt động. Một đối tượng có nguy cơ đặc biệt đó là phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề chăm sóc răng miệng ở phụ nữ có thai vẫn chưa thực sự được quan tâm và vẫn còn tồn tại những quan niệm có phần chưa đúng trong cộng đồng. Đa số các thai phụ đều có xu hướng phớt lờ sức khỏe răng miệng hoặc rất lo lắng, e ngại nếu phải can thiệp điều trị răng miệng trong khi đang mang thai nên tình trạng quanh răng ở phụ nữ mang thai thường không được kiểm soát tốt. Muốn đánh giá tình trạng vùng quanh răng thì chúng ta cần đánh giá nhiều chỉ số khác nhau, trong đó chỉ số nhu cầu điều trị quanh răng cộng đồng (CPITN) giúp đánh giá tình trạng quanh răng và nhu cầu điều trị quanh răng. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về tình trạng quanh răng ở phụ nữ có thai, tuy nhiên những nghiên cứu này lại chưa được được công bố nhiều ở Việt Nam. 3 Để có thông tin cụ thể và thực tế hơn về tình trạng quanh răng trên phụ nữ có thai em xin được lập khảo sát “ Đánh giá chỉ số tình trạng quanh răng và nhu cầu điều trị ở phụ nữ có thai tại bệnh viện Đống Đa – Hà Nội năm 2012”. Khảo sát này nhằm các mục tiêu: 1. Đánh giá tình trạng quanh răng ở phụ nữ có thai tại bệnh viện Đống Đa – Hà Nội theo chỉ số CPITN. 2. Xác định nhu cầu điều trị ở các nhóm đối tượng trên. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1. Giải phẫu vùng quanh răng Vùng quanh răng bao gồm 4 thành phần: lợi, dây chằng quanh răng, xương răng và xương ổ răng. Xương ổ răng gồm có mào xương ổ và lá sàng. Lá sàng là phần liên tục với mào xương ổ, nó tạo nên vách xương mỏng lót huyệt ổ răng. Hình 1.1. Minh họa cấu trúc giải phẫu vùng quanh răng 1.1. Lợi Lợi là vùng đặc biệt của niêm mạc miệng, được giới hạn bởi bờ lợi và phía cuống răng bởi niêm mạc miệng, ở phía ngoài của cả hai hàm và phía trong của hàm dưới. Ở phía ngoài cả hai hàm và phía trong hàm dưới lợi liên tục với niêm mạc xương ổ răng ở đường ranh giới niêm mạc miệng – lợi. Ở phía khẩu cái, lợi tiếp tục với niêm mạc khẩu cái cứng. Lợi được chia thành hai phần: lợi tự do và lợi dính. 5 + Lợi tự do là phần lợi không dính vào răng, ôm sát cổ răng và cùng với cổ răng tạo nên một khe sâu khoảng 0.5 – 1 mm gọi là rãnh lợi. Lợi tự do gồm hai phần: nhú lợi và lợi viền. - Nhú lợi: Là lợi ở kẽ răng, che kín kẽ, có một nhú ở phía ngoài, một nhú ở phía trong, giữa hai nhú là một vùng lõm. - Lợi viền: không dính vào răng mà ôm sát cổ răng, cao khoảng 0.5 – 1 mm. Mặt trong của lợi viền là thành ngoài của rãnh lợi. Lợi tự do tiếp nối với lợi dính tại lõm dưới lợi tự do. + Lợi dính là vùng lợi bám dính vào chân răng ở trên và mặt ngoài xương ổ răng ở dưới. Mặt ngoài lợi dính cũng như mặt ngoài lợi tự do đều được phủ bởi lớp biểu mô sừng hóa. Mặt trong của lợi dính có hai phần: phần bám vào chân răng cao khoảng 1.5 mm được gọi là vùng bám dính và phần bám dính vào mặt ngoài xương ổ răng. Lợi khỏe mạnh có màu hồng, chắc với một bờ lợi mỏng hình rìa lưỡi dao hay hình vỏ sò ôm xung quanh răng. Ở một vài chủng người, lợi có thể nhiễm sắc tố đen. Bờ lợi cao khoảng vài mm, bắt đầu từ đường nối men – cement. Mô lợi là biểu mô sừng hóa và có màu nhạt hơn so với niêm mạc miệng là biểu mô không sừng hóa. Hình 1.2. Cấu tạo giải phẫu lợi 6 Rãnh lợi Đường viền lợi Lợi tự do Lõm dưới lợi tự do Niêm mạc xương ổ răng Đường nối niêm mạc miệng lợi Lợi dính Mạch máu và thần kinh + Mạch máu Lợi có hệ thống mạch máu rất phong phú. Các nhánh của động mạch ổ răng đến lợi xuyên qua dây chằng quanh răng và vách giữa các răng. Những mạch khác băng qua mặt ngoài hay mặt trong, xuyên qua mô liên kết trên màng xương vào lợi, nối với những động mạch khác từ xương ổ răng và dây chằng quanh răng. + Thần kinh Là những nhánh thần kinh không có bao myelin chạy trong mô liên kết, chia nhánh tới tận lớp biểu mô. 1.2. Dây chằng quanh răng Dây chằng quanh răng là cấu trúc liên kết giữa răng và xương ổ răng. Đây là một mô liên kết mềm, giàu mạch máu và các bó sợi collagen. Nó có nhiều chức năng như cấu tạo, nâng đỡ,bảo vệ, cảm giác và dinh dưỡng. Dây chằng quanh răng có thể coi như một màng xương của lá sàng huyệt ổ răng. Dây chằng quanh răng hoạt động để vô hiệu lực nhai truyền vào cấu trúc xương ổ răng. Độ rộng, chiều cao và chất lượng của dây chằng quanh răng quyết định sự di chuyển của răng. Dây chằng quanh răng cấu tạo từ các sợi cơ bản, chúng có bản chất là các sợi collagen được sắp xếp thành từng bó nối liền xương răng và lá sàng huyệt ổ răng. Phần tận cùng của sợi cơ bản đâm xuyên vào xương răng được gọi là sợi Sharpey. Tùy theo sự sắp xếp và hướng đi của các bó sợi mà có những nhóm dây chằng quanh răng sau : - Nhóm mào ổ răng: gồm những bó sợi đi từ mào ổ răng đến xương răng gần cổ răng. - Nhóm ngang: gồm những bó chạy ngang giữa xương răng và xương ổ răng. 7 - Nhóm chéo: gồm những bó sợi đi từ xương ổ răng chạy chếch xuống dưới và vào trong để bám vào xương răng. - Nhóm cuống răng: chạy từ xương răng, ở cuống răng đến xương ổ răng. - Nhóm giữa các chân răng: các sợi này có ở vùng chẽ của các răng nhiều chân. - Nhóm liên vách: nhóm này có thể coi như một thành phần của lợi vì nó không có sự liên kết vào xương. Các sợi chạy từ mặt bên của răng này sang răng bên cạnh. Hình 1.3: Các bó dây chằng quanh răng 1.3. Xương răng Là một mô khoáng hóa phủ lên phần ngà ở chân răng. Trong các mô cứng của răng, xương răng là mô có tính chất lý học và hóa học gần giống với các xương khác nhưng nó cũng có nhiều khác biệt như không có mạch máu, mạch bạch huyết, không có vai trò tạo khung nâng đỡ cơ thể, không trải qua quá trình tiêu, tái cấu trúc sinh lý. Xương răng được khoáng hóa suốt đời. Nhìn chung xương răng giới hạn trong bề mặt chân răng, đường ranh giới men – xương răng là ranh giới phân chia thân và chân răng giải phẫu. Tuy nhiên khoảng 30% trường hợp xương răng và men gặp nhau theo kiểu đối đầu, không phủ lên nhau, 60% xương răng phủ lên men răng, khoảng 10% lộ ngà. 8 Xương răng mỏng nhất ở ranh giới men – xương răng (20 – 50 µm) và chiều dày tăng dần về phía lỗ cuống răng (150 – 200 µm). 1.4. Xương ổ răng Là một bộ phận của xương hàm tham gia nâng đỡ cho răng. Xương ổ răng phát triển cùng quá trình hình thành và mọc răng. Nếu răng bị mất thì xương ổ răng cũng dần dần tiêu đi. Về giải phẫu, xương ổ răng gồm có: + Bản xương (có cấu tạo là xương đặc) - Bản xương ngoài: là xương vỏ ở mặt ngoài và mặt trong của xương ổ răng, được màng xương che phủ. - Bản xương trong (lá sàng huyệt ổ răng): nằm liền kề với chân răng, có nhiều lỗ thủng (lỗ sàng) qua đó mạch máu từ trong xương đi vào vùng quanh răng và ngược lại. Trên Xquang, phần xương đặc này hiện lên là một dải trắng đục được gọi là lá cứng. Cấu trúc của xương vỏ nhìn chung giống như các xương đặc khác, nghĩa là nó bao gồm các hệ thống Havers. Lớp xương vỏ hàm dưới dày hơn so với xương vỏ hàm trên. Ở cả hai hàm, độ dày của lớp vỏ thay đổi theo vị trí của răng nhưng nhìn chung mặt trong dày hơn mặt ngoài. Riêng ở mặt ngoài thì xương đặc ở mặt ngoài răng cối lớn hàm dưới dày nhất và mỏng nhất ở mặt ngoài răng cửa hàm dưới. + Xương xốp: nằm giữa hai bản xương trên và giữa các lá sàng. Xương xốp bao gồm một mạng lưới bè xương mỏng, xem giữa là các khoang tủy, chủ yếu lấp đầy tủy mỡ. Ở vùng lồi củ xương hàm trên và góc xương hàm dưới có thể thấy tủy tạo máu, ngay cả ở người lớn. 2. Dịch tễ học bệnh quanh răng Bệnh quanh răng là bệnh phá hủy tổ chức vùng quanh răng như lợi, dây chằng quanh răng, xương răng. xương ổ răng. 9 2.1. Trên thế giới Bệnh răng miệng là bệnh phổ biến và có tính toàn cầu. Năm 1986 tổ chức y tế thế giới đã xếp vào loại tai hoạ thứ 3 về bệnh tật của loài người, sau bệnh tim mạch và ung thư. Bệnh răng miệng nói chung và bệnh quanh răng nói riêng cho tới nay vẫn rất phổ biến, có xu hướng lan rộng và tiến triển rất phức tạp. Bệnh liên quan tới tuổi, giới, điều kiện kinh tế xã hội, vùng địa lý So với các châu lục trên thế giới thì các nước châu Á tỉ lệ phần trăm người lành thấp khoảng 3% (qua kết quả điều tra ở một số nước như Nhật Bản 1984, Nepan 1984, Srilanca 1984, và Hồng Công 1984), còn ở các châu lục khác thì khả quan hơn như châu Âu là 4.57% (thông qua kết quả điều tra tại Hà Lan 1981, Phần Lan 1984, Hungari 1984, Bồ Đào Nha 1984, Tây Ban Nha 1984, Italia 1985 và Hylap 1985), còn châu Úc là 11% (kết quả điều tra của đại diện Australia 1984). Tỉ lệ này ở các nước Đông Nam Á có mức trung bình là 6% (qua điều tra tại Thái Lan 1982, Indonesia 1984) [6]. Ở châu Á tình hình bệnh quanh răng vẫn ở mức nghiêm trọng. Theo kết quả các cuộc điều tra thì ở châu Á có trung bình VLP lành/người (code 0) thấp, (chỉ chiếm khoảng 0.08) và số trung bình VLP bệnh lý/người còn ở mức báo động [6]. Các nước Đông Nam Á cũng không nằm ngoài tình trạng trên. Điển hình như Thái Lan là một nước có công tác chăm sóc sức khỏe răng miệng cộng đồng tốt, nhưng theo kết quả điều tra toàn quốc thì mới chỉ có 1% lợi hoàn toàn khoẻ mạnh, 58% có túi lợi nông và 11% có túi lợi sâu. 2.2. Ở Việt Nam 10 [...]... 4) Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1 Đối tượng nghiên cứu Là phụ nữ mang thai tại Bệnh viện Đống Đa - Y Hà Nội Tiêu chuẩn lựa chọn : - Phụ nữ có thai - Tại Bệnh viện Đống Đa- Hà Nội - Tự nguyện tham gia nghiên cứu - Chưa từng điều trị chỉnh nha Tiêu chuẩn loại trừ : - Không khám tại Bệnh viện Đống Đa - Hà Nội - Không đồng ý tham gia nghiên cứu - Đã hoặc đang điều trị chỉnh nha 2 Phương pháp... hưởng của các tình trạng toàn thân đến vùng quanh răng và nhu cầu điều trị quanh răng trong cộng đồng Qua nghiên cứu, người ta đã chứng minh được có sự liên quan giữa việc có thai và tình trạng quanh răng, tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về việc có cần phải có một chế độ chăm sóc vùng quanh răng đặc biệt cho phụ nữ mang thai hay không Để làm rõ thêm về mối liên quan giữa tình trạng quanh răng. .. cho những thai phụ tham gia nghiên cứu - Hướng dẫn vệ sinh răng miệng đúng cách Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0 20 3 Các chỉ số sử dụng trong nghiên cứu 3.1 Chỉ số nhu cầu điều trị quanh răng cộng đồng (CPITN) - Chia thành 6 vùng lục phân - Đánh giá mỗi vùng 1 răng, răng 6 ở phía sau, răng cửa giữa phải hàm trên và răng cửa giữa trái hàm dưới - Khi răng chỉ định không còn thì lục phân đó đánh dấu... răng và việc mang thai, đồng thời góp phần xác định nhu cầu điều trị quanh răng ở phụ nữ có thai, em đã tiến hành nghiên cứu này Đây là một nghiên cứu thống kê với quy mô nhỏ (cỡ mẫu của nghiên cứu là 85 người, với khoảng thời gian tiến hành nghiên cứu là 3 tháng), đối tượng tham gia nghiên cứu là phụ nữ mang thai tại bệnh viện Đống Đa – Hà Nội Dựa vào những kết quả nghiên cứu, em xin đưa ra một số nhận... khám răng có code 4 - Chỉ dùng code 0, 1, 2 cho bệnh nhân có tuổi 7 và 11 * Nhu cầu điều trị : - TN 0 : Không cần điều trị (code 0) - TN 1 : Hướng dẫn vệ sinh răng miệng (code 1) 17 - TN 2 : Hướng dẫn vệ sinh răng miệng, lấy cao răng và làm nhẵn mặt chân răng loại trừ mảng bám răng, sửa lại sai sót trong hàn và chụp răng (code 2 và 3) - TN 3 : Phức hợp điều trị lấy cao răng và làm nhẵn bề mặt chân răng, ... sinh răng miệng, lấy cao răng và làm nhẵn mặt chân răng loại trừ mảng bám răng, sửa lại sai sót trong hàn và chụp răng Tỉ lệ đối tượng có TN2 là 98.8%, chỉ có 1.2% có TN0 Một nghiên cứu về tình trạng quanh răng trên phụ nữ mang thai của Yang Seung-Oh và Shin Hyung-Shik (1992) lại cho ra kết quả rất khác Khi nghiên cứu trên 240 phụ nữ mang thai ở Hàn Quốc, nhóm nghiên cứu này đã đưa ra kết quả về tình trạng. .. cơ của bệnh quanh răng [11] [17] 4 Bệnh quanh răng ở phụ nữ mang thai Phụ nữ có thai thường bị viêm lợi khu trú hoặc toàn thể Bệnh thường bắt đầu từ tháng thứ hai và tăng dần trong thai kỳ đến tháng thứ 8 Viêm lợi thai nghén được xác định là phản ứng viêm ở lợi, khởi phát do mảng bám và tăng nặng do hormone steroid nội tiết (Mariotti 1999) Đây là một bệnh phổ biến, ảnh hưởng đến 36 - 100% thai phụ (Maier... nhận xét và bàn luận sau : 1 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu Nghiên cứu tiến hành từ tháng 1 /2012 đến tháng 3 /2012, thu thập thông tin của 85 phụ nữ mang thai tại Bệnh viện Đống Đa – Hà Nội Các đối tượng nghiên cứu mang thai từ tháng thứ 1 đến tháng thứ 9 Trong đó có 21 thai phụ trong nhóm mang thai từ 1 - 3 tháng (24.7%), 24 thai phụ trong nhóm 4 – 6 tháng (28.2%) , 40 thai phụ trong nhóm từ 7 – 9 tháng,... 5 Chỉ số nhu cầu điều trị quanh răng cộng đồng (CPITN) A, Mục đích: Khám, phát hiện và hướng dẫn cá thể hoặc nhóm nhu cầu điều trị quanh răng B, Lựa chọn răng * Thanh niên, người lớn (>19 tuổi) - Chia bộ răng thành 6 vùng, đánh giá tất cả các răng + Lục phân phía xa bắt đầu từ răng nanh + Vùng lục phân còn ít nhất 2 răng hoặc hơn, còn chức năng Khi vùng lục phân chỉ còn một răng thì cho sang vùng răng. .. là cầu và trực khuẩn Gr + (khoảng 75%), mảng bám răng ở vùng viêm lợi thì cầu khuẩn và trực khuẩn Gr + chỉ chiếm 44%, vùng viêm quanh răng chiếm 10 – 13% Sự giảm tỉ lệ Gr + đồng hành với tăng tỉ lệ trực khuẩn Gr -: 13% ở mảng bám răng vùng lành, 40% ở mảng bám răng vùng viêm lợi, 74% ở mảng bám răng vùng viêm quanh răng tiến triển Một số lượng lớn loài vi khuẩn có thể là căn nguyên bệnh viêm quanh răng . có thai em xin được lập khảo sát “ Đánh giá chỉ số tình trạng quanh răng và nhu cầu điều trị ở phụ nữ có thai tại bệnh viện Đống Đa – Hà Nội năm 2012 . Khảo sát này nhằm các mục tiêu: 1. Đánh giá. BỘ GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI ………***……… NGUYỄN THU TRANG ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG QUANH RĂNG VÀ NHU CẦU ĐIỀU TRỊ Ở PHỤ NỮ CÓ THAI TẠI BỆNH VIỆN ĐỐNG ĐA – HÀ NỘI NĂM 2012 KHÓA. KHOA HÀ NỘI - 2012 1 BỘ GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI ………***……… NGUYỄN THU TRANG ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG QUANH RĂNG VÀ NHU CẦU ĐIỀU TRỊ Ở PHỤ NỮ CÓ THAI TẠI BỆNH VIỆN ĐỐNG ĐA –

Ngày đăng: 07/10/2014, 00:41

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1. Lợi

  • 1.2. Dây chằng quanh răng

  • 1.3. Xương răng

  • 1.4. Xương ổ răng

  • 2.1. Trên thế giới

  • 2.2. Ở Việt Nam

  • 2.1 Thiết kế nghiên cứu

  • 2.2. Cỡ mẫu cho tỉ lệ hiện mắc bệnh quanh răng

  • 2.3. Phương pháp chọn mẫu

  • 2.4. Phương pháp thu thập thông tin

  • 2.5. Tiến hành nghiên cứu:

  • 3.1. Chỉ số nhu cầu điều trị quanh răng cộng đồng (CPITN)

  • 3.1. Tình trạng quanh răng của đối tượng nghiên cứu

  • 3.2 Nhu cầu điều trị quanh răng của đối tượng nghiên cứu

  • 4.1. So sánh chỉ số CPITN giữa các nhóm đối tượng theo tuổi thai

  • 4.2. So sánh sự chảy máu khi thăm khám giữa các nhóm đối tượng theo tuổi thai

  • 4.3. So sánh độ sâu thăm khám ở các mức độ giữa các nhóm đối tượng nghiên cứu theo tuổi thai

  • 4.4. So sánh về tình trạng cao răng giữa các nhóm đối tượng nghiên cứu theo tuổi thai

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan