Một số giải pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở công ty cổ phần SX XNK hoàng long

70 504 0
Một số giải pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở công ty cổ phần SX XNK hoàng long

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cùng với xu thế phát triển chung của nền kinh tế thế giới, Việt Nam đang đổi mới toàn diện đẩy mạnh tiến trình CNH – HĐH đất nước. Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh” đó là mục tiêu chính của Đảng và nhà nước ta.Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại quốc tế (WTO), vì thế mà tất cả những ngành nghề sản xuất kinh doanh đều rất được chú trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất kinh doanh để hòa nhập vào xu thế phát triển chung của cơ chế thị trường thế giới và việc xuất khẩu sản phẩm sang thị trường mới đang là mục tiêu được đặt ra của các doanh nghiệp nói chung, Công ty cổ phần SX XNK Hoàng Long, Khu công nghiệp làng nghề huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa nói riêng. Xuất phát từ lý do trên em đã lựa chọn đề tài: “ Một số giải pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở công ty cổ phần SXXNK Hoàng Long”. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài • Mục tiêu chung: Đề xuất các giải pháp mở rộng thị trường nhằm góp phần nâng cao hiệu quả xuất khẩu của công ty cổ phần SXXNK Hoàng Long. • Mục tiêu cụ thể: Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về xuất khẩu, mở rộng thị trường xuất khẩu cũng như sự cần thiết phải mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty cổ phần SXXNK Hoàng Long. Nghiên cứu, phân tích thực trạng tình hình sản xuất và kinh doanh xuất khẩu của công ty cổ phần SXXNK Hoàng Long trong thời gian qua. Từ đó rút ra những ưu điểm, tồn tại của công ty. Đề xuất những giải pháp giúp công ty có thể mở rộng thị trường xuất khẩu của mình. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu • Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty Hà Thành. • Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Nghiên cứu hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu gồm có: thị trường truyền thống, thị trường mới, thị trường tiềm năng của công ty cổ phần SXXNK Hoàng Long. Về thời gian: Nghiên cứu hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần SXXNK Hoàng Long tập trung vào giai đoạn từ năm 2011 tới 2013. Trong quá trình thực tập tại công ty, chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót vì thế em rất mong nhận được sự đóng góp và bổ sung ý kiến của cán bộ trong công ty và thầy hướng dẫn TS,Nguyễn Dụng Tuấn để bài báo cáo của em được hoàn thiện tốt hơn. 4. Kết cấu của báo cáo Chương I: Lý luận chung về thị trường và xuất khẩu sản phẩm. Chương II: Thực trạng về công tác duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở công ty. Chương III: Một số giải pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở công ty.

LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cùng với xu thế phát triển chung của nền kinh tế thế giới, Việt Nam đang đổi mới toàn diện đẩy mạnh tiến trình CNH – HĐH đất nước. Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh” đó là mục tiêu chính của Đảng và nhà nước ta.Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại quốc tế (WTO), vì thế mà tất cả những ngành nghề sản xuất kinh doanh đều rất được chú trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất kinh doanh để hòa nhập vào xu thế phát triển chung của cơ chế thị trường thế giới và việc xuất khẩu sản phẩm sang thị trường mới đang là mục tiêu được đặt ra của các doanh nghiệp nói chung, Công ty cổ phần SX - XNK Hoàng Long, Khu công nghiệp làng nghề huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa nói riêng. Xuất phát từ lý do trên em đã lựa chọn đề tài: “ Một số giải pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở công ty cổ phần SX-XNK Hoàng Long”. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài • Mục tiêu chung: Đề xuất các giải pháp mở rộng thị trường nhằm góp phần nâng cao hiệu quả xuất khẩu của công ty cổ phần SX-XNK Hoàng Long. • Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về xuất khẩu, mở rộng thị trường xuất khẩu cũng như sự cần thiết phải mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty cổ phần SX-XNK Hoàng Long. - Nghiên cứu, phân tích thực trạng tình hình sản xuất và kinh doanh xuất khẩu của công ty cổ phần SX-XNK Hoàng Long trong thời gian qua. Từ đó rút ra những ưu điểm, tồn tại của công ty. - Đề xuất những giải pháp giúp công ty có thể mở rộng thị trường xuất khẩu của mình. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu • Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty Hà Thành. • Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Nghiên cứu hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu gồm có: thị trường truyền thống, thị trường mới, thị trường tiềm năng của công ty cổ phần SX-XNK Hoàng Long. - Về thời gian: Nghiên cứu hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần SX- XNK Hoàng Long tập trung vào giai đoạn từ năm 2011 tới 2013. Trong quá trình thực tập tại công ty, chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót vì thế em rất mong nhận được sự đóng góp và bổ sung ý kiến của cán bộ trong công ty và thầy hướng dẫn TS,Nguyễn Dụng Tuấn để bài báo cáo của em được hoàn thiện tốt hơn. 4. Kết cấu của báo cáo Chương I: Lý luận chung về thị trường và xuất khẩu sản phẩm. Chương II: Thực trạng về công tác duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở công ty. Chương III: Một số giải pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở công ty. CHƯƠNG I HỆ THỐNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯƠNG XUẤT KHẨU VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Xuất khẩu và thị trường xuất khẩu Khái niệm về xuất khẩu và vai trò của xuất khẩu: • Khái niệm xuất khẩu: Khái niệm xuất khẩu không được hiểu theo những cách giống nhau ở mọi nơi, mọi giai đoạn, mọi thời kì kinh tế. Những nhà kinh tế học trước kia cho rằng: “ xuất khẩu đơn giản chỉ là việc hàng hoá hay dịch vụ được sản xuất ở một quốc gia rồi bán sang quốc gia khác”. Như vậy, có thể thấy đối tượng của xuất khẩu, không thể khác, chính là hàng hoá và dịch vụ. Tuy nhiên, những nhà kinh tế học thời kì cận đại cho rằng: “hàng hoá đem xuất khẩu chỉ được sản xuất tại một quốc gia”. Điều này được các nhà quản trị kinh doanh quốc tế bổ sung. Những nhà quản trị kinh doanh quốc tế cho rằng: “xuất khẩu là hoạt động đưa hàng hoá và dịch vụ ra khỏi biên giới một quốc gia sang một quốc gia khác, để đổi lại một giá trị lợi ích kinh tế nào đó, có thể là tiền, hay cũng có thể là những hàng hoá, dịch vụ khác. Tất nhiên, sự trao đổi hàng hoá ở đây phải được các bên tham gia thỏa thuận”. Như vậy, đối tượng của xuất khẩu theo quan điểm của những nhà kinh doanh quốc tế vẫn là hàng hoá và dịch vụ. Tuy nhiên, phạm vi thời gian và không gian không còn giới hạn như quan điểm của những nhà kinh tế học cận đại nữa. Hàng hóa hay dịch vụ đem xuất khẩu không chỉ được sản xuất tại quốc gia xuất khẩu, mà có thể sản xuất từ một quốc gia khác, sau khi nhập khẩu vào quốc gia của công ty xuất khẩu, rồi lại được công ty này bán cho một công ty ở một quốc gia thứ ba. Hình thức này được gọi là tái xuất. Xuất khẩu là một hình thức xâm nhập thị trường ít rủi ro, không tốn quá nhiều chi phí, và đó là một trong những hình thức xâm nhập thị trường quốc tế đầu tiên của các công ty kinh doanh quốc tế, trước khi họ muốn chuyển sang các hình thức xâm nhập thị trường khác một cách thành công. • Vai trò của xuất khẩu đối với hoạt động kinh doanh: Xuất khẩu trước hết là một hình thức tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của các công ty, qua đó tạo ra doanh thu, lợi nhuận, góp phần duy trì hoạt động của công ty. Thêm nữa, xuất khẩu đã tạo ra và duy trì một hoặc nhiều thị trường của các công ty. Việc duy trì những thị trường này trong một thời gian dài giúp cho các hoạt động của công ty không bị xáo trộn và được thực hiện một cách ổn định, qua đó giúp công ty phát triển. Mặt khác, xuất khẩu cũng là một hình thức giúp cho các công ty kinh doanh quốc tế tìm hiểu được thị trường tiềm năng, qua đó có những cách xâm nhập thị trường khác phù hợp với điểu kiện hoàn cảnh và thực tế kinh doanh của công ty. Đối với các quốc gia, hoạt động xuất khẩu đóng vai trò rất quan trọng. Không một quốc gia nào là không có xuất khẩu. Hoạt động xuất khẩu giúp tạo ra GDP, làm tăng nguồn ngoại tệ, cân bằng cán cân thanh toán, tăng thu cho ngân sách, thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại, tăng cường địa vị của quốc gia trên thương trường quốc tế, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, thúc đẩy sản xuất phát triển, kích thích đổi mới công nghệ, tạo thêm nhiều công ăn việc làm, cải thiện và nâng cao mức sống cho người dân… Như thế, xuất khẩu có vai trò to lớn đối với việc phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia Đặc biệt, nó còn quan trọng hơn rất nhiều đối với những quốc gia đang trong thời kì chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường như nước ta. Đối với những nước có nền sản xuất và tiêu dùng còn chưa thực sự phát triển, cơ sở vật chất kĩ thuật còn lạc hậu, không đồng bộ… thì xuất khẩu là giải pháp tốt nhất để tiêu thụ sản phẩm, mơ rộng các quan hệ kinh tế quốc tế, tranh thủ được nguồn tài trợ vốn, tạo ra sự tăng trưởng cho nền kinh tế, góp phần rút ngắn khoảng cách về kinh tế giữa các quốc gia. Như vậy, chúng ta có thể nói xuất khẩu hàng hoá dịch vụ là một động lực của sự phát triển kinh tế. Thị trường xuất khẩu • Khái niệm thị trường xuất khẩu: Thị trường xuất khẩu, cũng như xuất khẩu, được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Mỗi một thời kì kinh tế, có một cách hiểu, và mỗi người với những thế giới quan khác nhau thường đưa ra cách hiểu của riêng mình. “Thị trường xuất khẩu của một doanh nghiệp là tập hợp các khách hàng nước ngoài tiềm năng của doanh nghiệp đó” – theo quan điểm hướng marketing. Thị trường xuất khẩu là tập hợp tất cả các thị trường hiện tại và tiềm năng, tập hợp tất cả những khách hàng đã, đang và sẽ có nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ hoặc các lĩnh vực hoạt động thương mại của doanh nghiệp trong mối quan hệ với những nhân tố của môi trường kinh doanh và điều kiện cạnh tranh quốc tế. Có thể thấy thị trường xuất khẩu hàng hoá bao hàm cả thị trường xuất khẩu hàng hóa trực tiếp (nước tiêu thụ cuối cùng) và thị trường xuất khẩu hàng hoá gián tiếp (xuất khẩu qua trung gian - uỷ thác). Ngoài ra, thị trường xuất khẩu hàng hoá không chỉ giới hạn ở những thị trường nước ngoài. Thị trường trong nước trong nhiều trường hợp là thị trường xuất khẩu hàng hóa tại chỗ (nhất là đối với các ngành xuất khẩu dịch vụ như du lịch, tài chính – ngân hàng, bảo hiểm…). Như vậy, có thể thấy chủ thể tham gia thị trường xuất khẩu là các bên tham gia thị trường, đó là bên xuất khẩu và bên nhập khẩu (có thể là bên uỷ thác), đối tượng của thị trường xuất khẩu là hàng hoá hữu hình hay dịch vụ vô hình. • Phân loại thị trường xuất khẩu: Có nhiều cách để phân loại thị trường xuất khẩu: - Căn cứ vào vị trí địa lý: + Thị trường châu lục như thị trường châu Âu, thị trường châu Mỹ, thị trường châu Phi + Thị trường khu vực như thị trường Đông Nam Á, thị trường Bắc Mỹ… + Thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. - Căn cứ vào thời gian thiết lập mối quan hệ kinh doanh xuất khẩu: + Thị trường truyền thống + Thị trường mới nổi + Thị trường tiềm năng - Căn cứ vào mức độ khó trong việc tiếp cận thị trường: + Thị trường khó tính (châu Âu, Bắc Mỹ…) + Thị trường dễ tính (châu Á, châu Phi…) - Căn cứ vào loại hình cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu + Thị trường cạnh tranh hoàn hảo. + Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo + Thị trường độc quyền. 1.2 Mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp • Khái niệm mở rộng thị trường xuất khẩu: Theo quan điểm marketing hiện đại thì: “Mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp không chỉ là việc phát triển thêm các thị trường mới bên ngoài lãnh thổ quốc gia mà cần phải tăng thị phần của sản phẩm đó trong các thị trường quốc tế đã có sẵn”. Theo quan điểm của những nhà kinh doanh quốc tế, thì: “Mở rộng thị trường xuất khẩu là tổng thể các biện pháp, cách thức mà doanh nghiệp thực hiện để có thể đưa ngày càng nhiều sản phẩm ra thị trường nước ngoài để bán và thu về ngoại tệ mạnh cho công ty. Mở rộng thị trường xuất khẩu không chỉ là hoạt động phát triển thêm các thị trường mới mà còn là tăng thêm doanh thu, thêm thị phần ở những thị trường truyền thống”. Vậy, đứng trên góc độ doanh nghiệp thì mở rộng thị trường là tổng hợp các cách thức của doanh nghiệp để tiêu thụ nhiều hơn các loại sản phẩm. Mở rộng thị trường của doanh nghiệp không chỉ là việc phát triển thêm những thị trường mới mà còn làm thế nào để tăng thị phần của sản phẩm đó trên các thị trường đã có sẵn. Như thế, muốn mở rộng thị trường xuất khẩu thì các doanh nghiệp vừa phải đưa sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp thâm nhập những thị trường mới, đồng thời đưa ra những sản phẩm mới đáp ứng được nhu cầu tại thị trường hiện tại và thị trường tiềm năng của doanh nghiệp. Nếu xét dưới góc độ nhà quản lý vĩ mô, mở rộng thị trường xuất khẩu của một quốc gia là việc quốc gia đó thực hiện một hệ thống các hoạt động, nhằm đưa sản phẩm của nước mình thâm nhập thị trường quốc tế, phát triển được phạm vi của thị trường và tăng kim ngạch xuất khẩu của sản phẩm trên thị trường hiện tại và tiềm năng. Hoạt động mở rộng thị trường của một quốc gia là sự kết hợp giữa hoạt động mở rộng thị trường của tất cả các doanh nghiệp, và các hoạt động hỗ trợ của các cơ quan Nhà nước trong quốc gia đó. Các doanh nghiệp trực tiếp thực hiện hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu đối với các mặt hàng mà doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, từ đó góp phần tạo nên thị trường xuất khẩu rộng lớn cho quốc gia đối với từng sản phẩm, ngành hàng cụ thể. Nếu quốc gia nào làm tốt hoạt động xúc tiến mở rộng thị trường ở tầm vĩ mô thì các doanh nghiệp của quốc gia này càng có nhiều cơ hội tiếp cận những thị trường, doanh nghiệp để có thể tiến hành tốt hơn những hoạt động xuất khẩu của mình. • Vai trò của việc mở rộng thị trường xuất khẩu: Thị trường là “nguồn sống” của mọi doanh nghiệp, không chỉ đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.Việc mở rộng thị trường xuất khẩu góp phần gia tăng cơ hội tiêu thụ sản phẩm của mỗi doanh nghiệp. Một sản phẩm có thể không còn phù hợp với thị trường này, nhưng đối với những thị trường khác, chúng vẫn còn nguyên sức sống, và đó là lý do mà mọi doanh nghiệp luôn phải tìm ra cách tốt nhất, con đường ngắn nhất để mở rộng thị trường hiệu quả. Nhất là đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, thì việc mở rộng thị trường xuất khẩu là một việc làm thường xuyên, hàng ngày. Chỉ có mở rộng thị trường, các doanh nghiệp mới có thể tăng doanh thu, tăng lợi nhuận và qua đó bảo đảm sự tồn tại và phát triển bền vững cho doanh nghiệp mình. Mở rộng thị trường xuất khẩu cũng đồng nghĩa với việc mở rộng phạm vi và cường độ cạnh tranh. Và bài toán đặt ra đối với các doanh nghiệp này là tìm ra biện pháp để có thể đứng vững và cạnh tranh với các đối thủ khác, đến từ những quốc gia xuất khẩu khác nhau. Chính điều đó làm cho các doanh nghiệp luôn nỗ lực không ngừng để cải thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, cải tiến phương pháp quản lý sao cho đạt hiệu quả cao nhất, và chính những điều này đến lượt nó lại nâng cao hiệu quả của cả nền kinh tế, nơi có doanh nghiệp tham gia vào việc xuất khẩu • Phương thức mở rộng thị trường xuất khẩu: Một là: Mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều rộng. Khi áp dụng phương thức mở rộng thị trường này, các doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường theo phạm vi khu vực địa lý, đa dạng hoá các sản phẩm và muốn tăng thêm lượng khách hàng tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp mình. Lý do mà các doanh nghiệp áp dụng phương thức mở rộng thị trường theo chiều rộng là vì doanh nghiệp không thể cạnh tranh trên các thị trường xuất khẩu truyền thống nữa, hoặc xuất hiện những trở ngại về chính trị - xã hội - pháp luật ở các thị trường xuất khẩu hiện tại của doanh nghiệp, hoặc các sản phẩm của doanh nghiệp đã trở nên bão hoà ở những thị trường hiện tại của doanh nghiệp đó. Tất nhiên, doanh nghiệp xuất khẩu chỉ có thể mở rộng thị trường của mình nếu có đủ khả năng, và có những mục tiêu hợp lý. Hai là: Mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều sâu. Các doanh nghiệp sẽ áp dụng phương thức mở rộng thị trường này khi doanh nghiệp muốn gia tăng kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp mình sang các thi trường mà doanh nghiệp đã thâm nhập được. Các doanh nghiệp thường áp dụng phương thức mở rộng thị trường này khi mà vòng đời sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ của doanh nghiệp vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển trong những thị trường đó, hoặc khi nhu cầu về sản phẩm của công ty tại các thị trường hiện tại của công ty vẫn còn lớn và ổn định. • Chỉ tiêu đánh giá hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu. - Số lượng thị trường xuất khẩu mới hàng năm. Công thức: T = T n – T m (*) Trong đó: T: số thị trường thực mới T n : số thị trường mới mở T m : số thị trường thực mất đi Khi t < 0: Hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp đang trong tình trạng xấu. Số thị trường mới mở nhỏ hơn số thị trường mất đi làm cho phạm vi thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp bị thu hẹp so với năm trước. Khi t = 0: doanh nghiệp mới duy trì được thị trường của mình, số thị trường mới mở bằng số thị trường mất đi. Như vậy hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp chưa hiệu quả. Chỉ tiêu này là một chỉ tiêu rất quan trọng giúp các nhà quản trị có thể đánh giá một phần hoạt đồng mở rộng thị trường của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này dùng để đánh giá hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp theo chiều rộng. Một ưu điểm rất lớn của chỉ tiêu này là nó có thể được tính toán cho mọi sản phẩm xuất khẩu, từ đó nhằm đánh giá tiềm năng của từng loại mặt hàng; trên cơ sở đó đề ra chính sách về sản phẩm sản xuất của doanh nghiệp. - Tốc độ tăng số lượng thị trường xuất khẩu bình quân: + Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân (K). K = n – knkk ××× 21 Trong đó: K: Tốc độ phát triển kim ngạch xuất khẩu bình quân. k 1 , k 2, , k n : Là tốc độ tăng kim ngạch liên hoàn (tốc độ tăng kim ngạch năm sau so với năm trước), được tính bằng kim ngạch năm sau chia cho năm trước. Nếu K >1 có nghĩa là hàng hoá xuất khẩu đã khai thác và đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường hiện tại. [...]... xuất khẩu đã trực tiếp mang lại CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN SX- XNK HOÀNG LONG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SX- XNK HOÀNG LONG 1.1 Giới thiệu chung về Công ty cổ phần SX - XNK Hoàng Long - Tên công ty: Công ty cổ phần sản xuất – xuất nhập khẩu Hoàng Long - Tên viết tắt :HOANGLONG.IMEX - Địa chỉ trụ sở chính: Khu công. .. bán hàng chỉ chênh nhau 5,3% Lợi nhuận của doanh nghiệp được sử dụng hết vào việc tái đầu tư Vì thế Doanh nghiêp không chia cổ tức 2 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY 2.1 Cơ cấu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ ở Công ty Là một Công ty kinh doanh XNK nên hầu hết các mặt hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) cũng như các mặt hàng khác của Công ty đều được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài Hàng. .. là Công ty cổ phần SX - XNK Hoàng Long đăng ký thay đổi lần 2 ngày 19/03/2007, từ đây tên Công ty cổ phần SX - XNK Hoàng Long có tên trên thị trường trong nước và có mặt trên thị trường Châu Âu, Châu Á Sau hơn 16 năm trưởng thành và phát triển hiện nay công ty đã mở thêm nhiều nhiều điểm thu mua mới, xây dựng nhiều kho hàng để dự trữ, bảo quản hàng hóa, mở rộng thêm địa bàn kinh doanh, đời sống công. .. lượng và giá cả + Mức độ thích ứng của sản phẩm với thị trường xuất khẩu + Uy tín về sản phẩm của doanh nghiệp tại thị trường xuất khẩu 3 Sự cần thiết của việc phải mở rộng thị trường xuất khẩu Nói đến thị trường xuất khẩu là nói đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, thị trường xuất khẩu là yếu tố sống còn Phạm vi thị trường rộng. .. xuất khẩu đang chững lại hoặc có xu hướng giảm Điều này có thể do: Hoặc là hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu chưa hiệu quả, chưa tăng được số lượng và giá trị hàng xuất khẩu vào thị trường hiện tại, hoặc là nhu cầu của thị trường hiện tại đã ở mức bão hoà đòi hỏi phải phát triển thị trường xuất khẩu sang các khu vực mới Đây là một chỉ tiêu rất quan trọng trong việc đánh giá hoạt động mở rộng xuất. .. nhân yên tâm công tác, tin tưởng và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp 1.3.3 Kết quả kinh doanh của công ty một số năm gần đây Công ty cổ phần SX- XNK Hoàng Long kinh doanh rất nhiều mặt hàng khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn là kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc, nông sản, thủ công mỹ nghệ Bảng 2: Bảng kết quả hoạt động tiêu thụ của công ty (kim ngạch XNK) giai đoạn 2011-2013 Đơn vị: 1000 USD Tên hàng 2011 2012... kinh tế thị trường theo định hướng XHCN Dưới Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII với chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần, coi trọng phát triển kinh tế tư nhân Nên Công ty cổ phần SX - XNK Hoàng Long chính thức ra đời và đi vào hoạt động Tiền thân của Công ty cổ phần SX XNK Hoàng Long là Xí nghiệp chiếu cói Hoàng Long - Ban đầu thì công ty mới chỉ đơn giản là sản xuất các mặt hàng. .. Hoàng Long, Ban giám đốc đã họp và đổi tên thành Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hoàng Bạch Long - Công ty đã mở rộng các mặt hàng: Sản xuất các mặt hàng cói, mây tre, gốm sứ, nội thất hàng nông sản xuất khẩu và tiêu dùng nội địa - Vốn điều lệ: 2.500.000.000đ (Hai tỷ năm trăm triệu đồng) - Mã số thuế: 2800854678 - Số hiệu tài khoản: 3505201000360 tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh... Việc thị trường xuất khẩu được mở rộng cũng giúp tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn cho người lao động tại quốc gia xuất khẩu Mặt khác, giá trị xuất khẩu đóng góp trực tiếp vào GDP của quốc gia, việc tăng kim ngạch xuất khẩu sẽ đóng góp vào việc tăng GDP, và qua đó tăng thu nhập bình quân đầu người của quốc gia đó Rõ ràng có rất nhiều lợi ích từ việc tăng giá trị xuất khẩu, mà việc mở rộng thị trường xuất. .. ra công ty có một xưởng sản xuất đặt tại Kim Sơn - Ninh Bình hàng năm sản xuất ra một sản lượng lớn sản phẩm cho công ty + 01 xe container chuyên vận chuyển hàng hoá , nguyên vật liệu cho công ty + 01 lò sấy dùng để bảo quản hàng hoá vào mùa mưa ẩm ướt vì sản phẩm của công ty chủ yếu làm từ cói, bèo và mây tre nên dễ bị mốc và hư hỏng Ngoài ra công ty còn có nơi ở và bếp ăn tập thể cho công nhân để công . và xuất khẩu sản phẩm. Chương II: Thực trạng về công tác duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở công ty. Chương III: Một số giải pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường. “ Một số giải pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở công ty cổ phần SX-XNK Hoàng Long . 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài • Mục tiêu chung: Đề xuất các giải. trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở công ty. CHƯƠNG I HỆ THỐNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯƠNG XUẤT KHẨU VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU

Ngày đăng: 06/10/2014, 22:13

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

  • Mục tiêu chung: Đề xuất các giải pháp mở rộng thị trường nhằm góp phần nâng cao hiệu quả xuất khẩu của công ty cổ phần SX-XNK Hoàng Long.

    • Mục tiêu cụ thể:

    • - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về xuất khẩu, mở rộng thị trường xuất khẩu cũng như sự cần thiết phải mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty cổ phần SX-XNK Hoàng Long.

    • - Nghiên cứu, phân tích thực trạng tình hình sản xuất và kinh doanh xuất khẩu của công ty cổ phần SX-XNK Hoàng Long trong thời gian qua. Từ đó rút ra những ưu điểm, tồn tại của công ty.

    • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    • Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty Hà Thành.

      • Phạm vi nghiên cứu:

    • 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP

      • 1.1 Xuất khẩu và thị trường xuất khẩu

        • Khái niệm về xuất khẩu và vai trò của xuất khẩu:

        • Khái niệm xuất khẩu:

        • Vai trò của xuất khẩu đối với hoạt động kinh doanh:

        • Thị trường xuất khẩu

          • Khái niệm thị trường xuất khẩu:

          • Phân loại thị trường xuất khẩu:

      • 1.2 Mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp

      • Khái niệm mở rộng thị trường xuất khẩu:

        • Vai trò của việc mở rộng thị trường xuất khẩu:

        • Phương thức mở rộng thị trường xuất khẩu:

        • Chỉ tiêu đánh giá hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu.

          • Số lượng thị trường xuất khẩu mới hàng năm.

          • + Tốc độ tăng số lượng sản phẩm mới bình quân:

          • -Tốc độ tăng số lượng khách mới bình quân

        • Nội dung hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp.

          • Nghiên cứu thị trường quốc tế:

          • Xúc tiến xuất khẩu

          • - Các lựa chọn đối với việc xuất khẩu hàng hoá của doanh nghiệp

            • + Lựa chọn thị trường xuất khẩu:

            • + Lập phương án kinh doanh:

            • + Lựa chọn đối tác xuất khẩu:

            • + Lựa chọn kênh phân phối:

          • + Xây dựng, quảng bá thương hiệu:

          • + Giao dịch, đàm phán, kí kết hợp đồng xuất nhập khẩu:

      • 2.1 Các nhân tố khách quan

        • Các nhân tố bên ngoài quốc gia xuất khẩu:

          • Hệ thống rào cản thương mại:

          • Thị trường

          • Các nhân tố khác:

        • Nhân tố bên trong:

          • Chiến lược phát triển sản phẩm

          • Các quy định có liên quan của Chính phủ.

      • 2.2 Các nhân tố chủ quan

        • Chiến lược của doanh nghiệp:

        • Tiềm lực của doanh nghiệp:

        • Chiến lược marketing của doanh nghiệp:

        • Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế:

        • Khả năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp

    • 3. Sự cần thiết của việc phải mở rộng thị trường xuất khẩu.

  • Bảng 6: Kết quả tiêu thụ hàng TCMN của công ty cổ phần SX-XNK Hoàng Long theo thị trường

    • Tình hình xuất khẩu của công ty trong những năm qua đã gặt hái được một số thành công nhất định, sản lượng xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng rõ rệt mang lại giá trị kinh tế lớn cho toàn công ty và đất nước. Do công ty cổ phần SX-XNK Hoàng Long còn có nhiều khó khăn về vốn cũng như nhiều yếu tố khác nên chưa thể bao phủ hết các thị trường như mong muốn. Đến nay thị trường chính của công ty vẫn tập trung chủ yếu ở các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc, Úc…

    • Bảng 7: Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường chủ yếu của công ty cổ phần SX-XNK Hoàng Long giai đoạn 2011-2013

      • 1.1 Định hướng giữ vững thị trường truyền thống và tìm kiếm thị trường mới

      • 1.2 Định hướng mở rộng thị trường xuất khẩu phải đi đôi với thị trường trong nước

      • 1.3 Định hướng mở rộng về kinh doanh:

      • 1.4 Định hướng về công tác quản lý

  • KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan