bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên giáo viên thcs 2015

13 107.9K 290
bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên giáo viên thcs 2015

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD&ĐT TIÊN YÊN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS ĐÔNG NGŨ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BÁO CÁO Kết quả vận dụng kiến thức BDTX của cá nhân năm học 2013-2014 Họ và tên : PHAN THỊ THÁI Ngày, tháng, năm sinh: Trình độ chuyên môn: Đại học Chuyên ngành: Tiếng Anh Năm vào ngành : 1988 Chức vụ : Giáo viên Đơn vị công tác : Căn cứ Thông tư số 31/2011/TT-BGDĐT ngày 8 tháng 8 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THCS; Căn cứ vào Thông tư số :26/2012/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 7 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên. Căn cứ Kế hoạch số 187/KHPGDĐT-THCS ngày 6/3/2013 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Tiên Yên V/v Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý, giáo viên cấp THCS năm học 2012-2013; Căn cứ kế hoạch số 07/2013/KH-Tr ngày 15/3/2013 của trường PTCS Yên Than về kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên năm học 2013-2014 của trường; Trên cơ sở những căn cứ ở trên và nhận thức được tầm quan trọng của công tác BDTX. Tôi báo cáo kết quả bồi dưỡng thường xuyên năm học 2013-2014 như sau 1. Nội dung bồi dưỡng 1: 30 tiết/năm học/giáo viên. Theo kế hoạch tập huấn Phòng Giáo dục và Đào tạo. Theo thông báo và phân công của nhà trường Thời gian TT Nội dung Số ngày Số tiết qui định 1 Tập huấn phương pháp giảng dạy tiếng Anh 10 2 - “Phương pháp dạy học và phần mềm Textaloud". - Đổi mới phương pháp dạy Giving instructions trong tiết dạy ngữ pháp. 02 16 3 - Bồi dưỡng GVCN lớp về công tác tư vấn tâm lý cho HS THCS. 01 8 - Phần 1: Phần nhận thức việc tiếp thu kiến thức và kỹ năng được quy định trong mục đích, nội dung chương trình, tài liệu BDTX. - Phần 2: Phần vận dụng kiến thức, kỹ năng đã được bồi dưỡng vào hoạt động nghề nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục. Cuối mỗi bản báo cáo phải có phần tự nhận xét và đánh giá. Tự nhận xét và đánh giá. ……………………………………………………………………………………… …………. ……………………………………………………………………………………… …………. ………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… …………. ……………………………………………………………………………………… …………. Bài làm: Tôi xin được báo cáo kết quả thực hiện công tác BDTX trong năm học 2013 - 2014 của bản thân tôi như sau: I. NỘI DUNG 1: (30 tiết) 1- Nội dung bồi dưỡng : Nghiên cứu, học tập, quán triệt các văn bản về công tác dạy và học, Nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam. - Tiếp thu: Sau khi nghiên cứu, học tập các nội dung trên, bản thân tôi nhận thức sâu sắc rằng - để thực hiên tốt nhiệm vụ giáo dục giáo viên cần: 2 - Giáo viên cần xác định được nhiệm vụ năm học và yêu cầu đặt ra trong tình hình mới, trên cơ sở có lập trường chính trị rõ ràng, theo đường lối chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam: Bản thân giáo viên trước hết cần phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, phẩm chất nhà giáo, nâng cao kiến thức bộ môn, phương pháp giảng dạy hiệu quả, đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá học sinh; bồi dưỡng, giáo dục học sinh phát triển toàn diện; đầu tư tiết dạy có chất lượng, xây dựng kế hoạch giáo dục và giảng dạy khoa học, hiệu quả; thực hiện đúng nội quy cơ quan, giữ gìn phẩm chất nhà giáo, luôn có tinh thần học tập, nâng cao năng lực. - Kết quả: Bản thân luôn ý thức giữ gìn phẩm chất nhà giáo; nâng cao năng lực giảng dạy, phấn đấu tự học, tự sáng tạo, xây dựng kế hoạch giáo dục và giảng dạy khoa học, hiệu quả. Đạt: điểm 2 - Nội dung bồi dưỡng: bồi dưỡng theo kế hoạch Phòng Giáo dục và Đào tạo và của Sở Giáo dục và Đào tạo: - Tập huấn phương pháp giảng dạy tiếng Anh. - “Phương pháp dạy học và phần mềm Textaloud". Đổi mới phương pháp dạy Giving instructions trong tiết dạy ngữ pháp. - Bồi dưỡng GVCN lớp về công tác tư vấn tâm lý cho HS THCS - Tiếp thu: + Nắm được các phương pháp dạy ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, các kỹ năng nghe- nói-đọc- viết, cách soạn bài, phát hiện và sửa lỗi tiếng Anh cho HS, biết cách hướng dẫn một số trò chơi khi dạy tiếng Anh cho HS THCS. + Nắm được cách sử dụng phần mềm Textaloud và sử dụng sao cho hiệu quả. Biết cách đưa ra lời hướng dẫn ngắn gọn, dễ hiểu khi dạy bài PPP. + Biết được tâm lý lứa tuổi HS THCS, từ đó hướng dẫn các em biết điều khiển và kiểm soát tình cảm của bản thân. Nắm được kỹ thuật tư vấn tâm lý- GD về tình bạn, tình yêu tuổi học trò trong công tác CN lớp. - Kết quả : Từ định hướng tập huấn của Sở GD và PGD bản thân tôi biết định hướng cho mình cách dạy kiểu bài trên hiệu quả hơn, tạo ra các bài nghe từ phần mềm Textaloud. Trong quả trình CN lớp tôi đã gần gũi và hiểu được tâm lý của các em HS, giúp các em điều khiển và kiểm soát tình cảm và cảm xúc của mình. II. NỘI DUNG 2: (30 tiết) 1 - Nội dung bồi dưỡng : Nội dung, phương pháp dạy học; kiểm tra đánh giá học sinh theo chuẩn kiến thức kỹ năng trong chương trình GD PT và CT dạy học theo hướng giảm tải. - Tiếp thu: Sau khi nghiên cứu nội dung trên tôi đã nắm được: * Khái niệm chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình môn học * Những đặc điểm của Chuẩn kiến thức, kĩ năng * Các mức độ về kiến thức, kĩ năng Mức độ cần đạt được về kiến thức được xác định theo 6 mức độ : nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích, đánh giá và sáng tạo * Yêu cầu dạy học kiểm tra, đánh giá bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng với giáo viên (theo tôi đây là phần trọng tâm mỗi giáo viên cần chú ý) 3 + Yêu cầu dạy học bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng: a) Bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng để thiết kế bài giảng, với mục tiêu là đạt được các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng, dạy không quá tải và không quá lệ thuộc hoàn toàn vào SGK. Việc khai thác sâu kiến thức, kĩ năng phải phù hợp với khả năng tiếp thu của HS. b) Thiết kế, tổ chức, hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động học tập với các hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn phù hợp với đặc trưng bài học, với đặc điểm và trình độ HS, với điều kiện cụ thể của lớp, trường và địa phương. c) Động viên, khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện cho HS được tham gia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình khám phá, phát hiện, đề xuất và lĩnh hội kiến thức d) Thiết kế và hướng dẫn HS thực hiện các dạng câu hỏi, bài tập phát triển tư duy và rèn luyện kĩ năng. Hướng dẫn sử dụng các thiết bị dạy học. Tổ chức có hiệu quả các giờ thực hành. Hướng dẫn HS có thói quen vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. e) Sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách hợp lí, hiệu quả, linh hoạt + Yêu cầu kiểm tra, đánh giá bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng a) Kiểm tra, đánh giá phải căn cứ vào Chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng môn học ở từng lớp; các yêu cầu cơ bản, tối thiểu cần đạt về kiến thức, kĩ năng của HS sau mỗi giai đoạn, mỗi lớp, mỗi cấp học. b) Kiểm tra, đánh thể hiện được vai trò chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy, học tập của các nhà trường. c) Áp dụng các phương pháp phân tích hiện đại để tăng cường tính tương đương của các đề kiểm tra, thi. Kết hợp thật hợp lí các hình thức kiểm tra, thi vấn đáp, tự luận và trắc nghiệm nhằm hạn chế lối học tủ, học lệch, học vẹt, phát huy ưu điểm và hạn chế nhược điểm của mỗi hình thức. d) Đánh giá chính xác, đúng thực trạng. Đánh giá thấp hơn thực tế sẽ triệt tiêu động lực phấn đấu vươn lên; ngược lại, đánh giá khắt khe quá mức hoặc thái độ thiếu thân thiện, không thấy được sự tiến bộ, sẽ ức chế tình cảm, trí tuệ, giảm vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. e) Đánh giá kịp thời, có tác dụng giáo dục và động viên sự tiến bộ của HS, giúp HS sửa chữa thiếu sót. Đánh giá cả quá trình lĩnh hội tri thức của HS, chú trọng đánh giá hành động, tình cảm của HS : nghĩ và làm ; năng lực vận dụng vào thực tiễn, thể hiện qua ứng xử, giao tiếp. Quan tâm tới mức độ hoạt động tích cực, chủ động của HS trong từng tiết học tiếp thu tri thức mới, ôn luyện cũng như các tiết thực hành, thí nghiệm. g) Đánh giá kết quả học tập, thành tích học tập của HS không chỉ đánh giá kết quả cuối cùng, mà cần chú ý cả quá trình học tập. h) Đánh giá hoạt động dạy học không chỉ đánh giá thành tích học tập của HS, mà còn đánh giá cả quá trình dạy học nhằm cải tiến hoạt động dạy học. Chú trọng phương pháp, kĩ thuật lấy thông tin phản hồi từ HS để đánh giá quá trình dạy học. i) Kết hợp thật hợp lí giữa đánh giá định tính và định lượng : Căn cứ vào đặc điểm của từng môn học và hoạt động giáo dục ở mỗi lớp học, cấp học, quy định đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét của GV hay đánh giá bằng nhận xét, xếp loại của GV. 4 l) Kiểm tra, đánh giá phải là động lực thúc đẩy đổi mới PPDH. Đổi mới kiểm tra, đánh giá tạo điều kiện thúc đẩy và là động lực của đổi mới PPDH trong quá trình dạy học, là nhân tố quan trọng nhất đảm bảo chất lượng dạy học. - Kết quả: Từ những giải pháp trên mà kết quả năm học vừa qua so với những năm học trước môn tiếng Anh đã có những chuyển biến rõ rệt về chất lượng. Tất cả các bài kiểm tra nhìn chung đa số học sinh đã nắm được kiến thức cơ bản, không có trường hợp học sinh bị điểm liệt. Về kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, kĩ năng giao tiếp, kỹ năng làm bài tập ngữ pháp, ngữ âm… của học sinh cũng có tiến bộ đáng mừng. Đạt: điểm 2- Nội dung nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong trường THCS - Tiếp thu: a. Lợi ích của nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng đối với giáo viên trung học cơ sở Phát triển tư duy của giáo viên trung học cơ sở một cách hệ thống theo hướng giải quyết vấn đề mang tính nghề nghiệp, phù hợp với đối tượng học sinh và bối cảnh thực tế địa phương. + Tăng cường năng lực giải quyết vấn đề và đưa ra các quyết định về chuyên môn, sư phạm một cách chính xác. + Khuyến khích giáo viên nhìn lại quá trình và tự đánh giá quá trình dạy và học/giáo dục học sinh của mình. + Tác động trục tiếp đến việc dạy và học, giáo dục và công tác quản lí giáo dục tại cơ sở. + Tăng cường khả năng phát triển chuyên môn, nghề nghiệp của giáo viên trung học cơ sở. * Quy trình nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng được xây dụng dưới dạng một khung gồm bảy bước như sau: Bước Hoạt động 1. Hiện trạng -Giáo viên – người nghiên cứu tìm ra những hạn chế của hiện trạng trong việc dạy - học, quản lí giáo dục và các hoạt động khác trong nhà trường. -Xác định các nguyên nhân gây ra hạn chế đó, lựa chọn một nguyên nhân mà mình muốn thay đổi. 2. Giải pháp thay thế -GV – người nghiên cứu suy nghĩ về các giải pháp thay thế cho giải pháp hiện tại và liên hệ với các ví dụ đã được thực hiện thành công có thể áp dụng vào tình huống hiện tại . 3. Vấn đề nghiên cứu -GV – người nghiên cứu xác định các vấn đề cần nghiên cứu (dưới dạng câu hỏi) và nêu các giả thuyết. 5 4. Thiết kế -GV – người nghiên cứu lựa chọn thiết kế phù hợp để thu thập dữ liệu đáng tin cậy và có giá trị. Thiết kế bao gồm việc xác định nhóm đối chứng và nhóm thục nghiệm, quy mô nhóm và thời gian thu thập dữ liệu. 5. Đo lường -GV – người nghiên cứu xây dụng công cụ đo lường và thu thập dữ liệu theo thiết kế nghiên cứu. 6. Phân tích -GV - người nghiên cứu phân tích các dữ liệu thu được và giải thích để trả lời các câu hỏi nghiên cứu. Giai đoạn này có thể sử dụng các công cụ thống kê. 7. Kết quả -GV - người nghiên cúu đưa ra câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu, đưa ra các kết luận và khuyến nghị. - Kết quả: + Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng kích thích giáo viên chúng tôi luôn tìm tòi, sáng tạo, cải tiến nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, tiếp nhận chương trình phương pháp dạy học một cách sáng tạo có tư duy phê phán theo hướng tích cực. Đạt điểm b. Bồi dưỡng về tổ chức nghiên cứu khoa học cho học sinh trung học - Tiếp thu: * Bản thân nắm được các nội dung sau: Nội dung 1: Bồi dưỡng về tổ chức nghiên cứu khoa học cho học sinh trung học - Tiếp thu: Lợi ích của nghiên cứu khoa học đối với học sinh trung học cơ sở - Nghiên cứu khoa học khi được thực hiện theo đứng quy trình khoa học sẽ mang lại nhiều lợi ích: + Phát triển tư duy của học sinh trung học cơ sở một cách hệ thống, phù hợp với đối tượng học sinh và bối cảnh thực tế địa phương. + Tăng cường năng lực giải quyết vấn đề và đưa ra các quyết định về chuyên môn, sư phạm một cách chính xác. + Khuyến khích học sinh nhìn lai quá trình và tự đánh giá quá trình học của mình. + Tác động trục tiếp đến việc dạy và học, giáo dục và công tác quản lí giáo dục tại cơ sở. - Kết quả: + Nghiên cứu khoa học là công việc thường xuyên, liên tục của học sinh. Điều đó kích thích học sinh luôn tìm tòi, sáng tạo, cải tiến nâng cao kết quả. Đạt điểm 4- Nội dung Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí và hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học - Tiếp thu: Để ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí và hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học một cách hiệu quả cần: 6 - Giáo viên cần mạnh dạn, không ngại khó, tự thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử của mình sẽ giúp cho giáo viên rèn luyện được nhiều kỹ năng và phối hợp tốt các phương pháp dạy học tích cực khác; - Khi thiết kế Bài giảng điện tử cần chuẩn bị trước kịch bản, tư liệu (Vedeo, hình ảnh, bảng đồ, ….), chọn giải pháp cho sử dụng công nghệ, sau đó mới bắt tay vào soạn giảng. Nếu sử dụng PowerPoint làm công cụ chính cần lưu ý về Font chữ, màu chữ (Xanh(đen)- trắng, vàng/đỏ) và hiệu ứng thích hợp (hiệu ứng đơn giản, nhẹ nhàng, tránh gây mất tập trung vào nội dung bài giảng); - Nội dung bài giảng điện tử cần cô đọng, xúc tích, hình ảnh, các mô phỏng cần xác chủ đề (trong 1 slide không nên có nhiều hình hay nhiều chữ), - Không lạm dụng công nghệ nếu chúng không tác động tích cực đến quá trình dạy học và sự phát triển của học sinh, công nghệ mô phỏng nếu không phản ánh đúng nội dung, giá trị nghệ thuật và thực tế thì không nên sử dụng, Chuẩn kiến thức ở mức độ vận dụng cần kết hợp bảng và sử dụng các phương pháp dạy học khác mới có hiệu quả; - Giáo viên cần học, tập huấn các lớp soạn, giảng bài giảng điện tử, thường xuyên truy vào các trang web và thành viên của diễn đàn: bachkim.vn, giaovien.net, moet.edu.vn, … để trao đổi và rút kinh nghiệm, tiếp thu những công nghệ mới, những các làm hay. - Kết quả: Biết ứng dụng CNTT một cách hiệu quả vào các tiết giảng dạy. III. NỘI DUNG 3 ( 60 tiết): - Nội dung bồi dưỡng : Modu n 8: Phương pháp và kỹ thuật hướng dẫn, tư vấn cho học sinh - Tiếp thu: Sau khi tự học và kết hợp thảo luận trong tổ CM, tôi đã tiếp thu được * Mục đích tư vấn. Mọi hình thức tư vấn cần đạt được mục đích sau: - Xây dựng và phát triển lòng tin cậy và tôn trọng lẫn nhau giữa người tư vấn và người được tư vấn (học sinh). - Người được tư vấn được cung cấp đầy đủ thông tin cần thíêt để hiểu rõ hơn hoàn cảnh của bản thân. - Người được tư vấn nhờ sự giúp đỡ của người tư vấn mà lựa chọn được cách giải quyết phù hợp, hiệu quả trong hoàn cảnh cụ thể của bản thân. * Các nguyên tắc tư vấn.(7) 1.Kín đáo, riêng tư 2.Bí mật nội dung cuộc tư vấn. 3.Không phê phán, phán xét đạo đức 4.Cung cấp thông tin cần và đủ. 5.Tôn trọng sự tự quyết của người được tư vấn. 6.Ngôn ngữ phù hợp với trình độ học vấn, văn hoá của người được tư vấn (học sinh), không dùng ngôn ngữ hàn lâm hay thô bạo. 7.Không hứa hẹn quá nhiều làm mất đi tính độc lập, tự chủ, tự quyết của người được tư vấn. * Các lĩnh vực cần hướng dẫn, tư vấn cho học sinh THCS(3) 1. Hướng dẫn/ tư vấn về giáo dục - Giúp học sinh kém nhằm khắc phục hiện tượng lưu ban, bỏ học - Giúp học sinh trung bình để duy trì và cải thiện lực học của bản thân 7 - Giúp học sinh khá giỏi nâng cao sự tiến bộ. 2. Hướng dẫn/ tư vấn về nghề nghiệp: - Cho đồng nghiệp: trong dạy học và giáo dục - Cho học sinh: Hướng nghiệp 3. Hướng dẫn/ tư vấn ứng xử cá nhân và cộng đồng: - Giúp mỗi người hiểu được bản thân mình - Có kỹ năng sống chung với người khác - Hiểu được các cách ứng xử phù hợp các chuẩn mực - Kết quả: Là GV chủ nhiệm, tôi đã tư vấn, hỗ trợ cho 1 em học sinh lớp 6 vượt qua những khó khăn hoàn cảnh gia đình ( mồ côi mẹ) nhưng vẫn tiếp tục đi học chuyên cần. 2 / Mod un 16: Hồ sơ dạy học - Tiếp thu: * Quy định về hệ thống hồ sơ, sổ sách hoạt động giáo dục của nhà trường I. Đối với nhà trường 1. Sổ đăng bộ; 2. Sổ theo dõi học sinh chuyển đi, chuyển đến; 3. Sổ theo dõi phổ cập giáo dục; 4. Sổ gọi tên và ghi điểm; 5. Sổ ghi đầu bài; 6. Học bạ học sinh; 7. Sổ quản lý cấp phát văn bằng, chứng chỉ; 8. Sổ nghị quyết của nhà trường và nghị quyết của Hội đồng trường; 9. Hồ sơ thi đua; 10. Hồ sơ kiểm tra, đánh giá giáo viên và nhân viên; 11. Hồ sơ kỷ luật; 12. Sổ quản lý và hồ sơ lưu trữ các văn bản, công văn đi, đến; 13. Sổ quản lý tài sản, thiết bị giáo dục; 14. Sổ quản lý tài chính; 15. Hồ sơ quản lý thư viện; 16. Hồ sơ theo dõi sức khoẻ học sinh; 17. Hồ sơ giáo dục đối với học sinh khuyết tật (nếu có). II. Đối với tổ chuyên môn Sổ ghi kế hoạch hoạt động chuyên môn và nội dung các cuộc họp chuyên môn. III. Đối với giáo viên 1. Giáo án (bài soạn); 2. Sổ ghi kế hoạch giảng dạy và ghi chép sinh hoạt chuyên môn, dự giờ, thăm lớp; 3. Sổ điểm cá nhân; 4. Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp). * Lưu ý: - Ngoài các loại hồ sơ sổ sách nêu trên, khuyến khích giáo viên các bộ môn, đặc biệt là giáo viên môn Ngữ văn lập và sử dụng sổ chấm bài. * Quy định việc ghi chép, sử dụng và quản lí các loại hồ sơ, sổ sách chuyên môn I. Những qui định chung 8 1. Việc ghi chép nội dung ở các loại hồ sơ sổ sách phải ghi bằng bút mực màu xanh hoặc đen. Ghi đầy đủ, đúng thông tin nội dung theo hướng dẫn của từng loại hồ sơ sổ sách. Những cột, mục nào không có thông tin phải được ghi là “không”. Nếu sửa chữa thông tin phải theo hướng dẫn của từng loại hồ sơ sổ sách và các qui định hiện hành (Khi sửa chữa (nếu có) các thông tin (điểm số, kết quả xếp loại,…) trong học bạ học sinh, sổ gọi tên và ghi điểm, không được đóng dấu trùm lên phần thông tin đã sửa chữa, chỉ cần thống kê các lỗi sửa chữa vào các mục được quy định trong sổ và có xác nhận của lãnh đạo nhà trường). 2. Các loại hồ sơ sổ sách chuyên môn (trừ những loại sổ đóng dấu giáp lai theo qui định của Sở, Phòng) phải đóng dấu giáp lai của đơn vị quản lí trực tiếp trước khi sử dụng 3. Tất cả các loại hồ sơ sổ sách của nhà trường (đối với nhà trường) khi đã sử dụng thì không được đưa ra khỏi phạm vi nhà trường khi chưa được sự cho phép của cơ quan quản lý có thẩm quyền. 4. Các loại hồ sơ, sổ sách của nhà trường, tổ bộ môn và của giáo viên, Sở GD&ĐT đã thống nhất mẫu với Công ty cổ phần sách và thiết bị trường học Quảng Ninh, hằng năm Phòng GD&ĐT sẽ có Công văn hướng dẫn cụ thể cho các đơn vị sớm chủ động đăng kí đặt mua để sử dụng. 5. Khuyến khích các nhà trường dùng máy vi tính cùng các phần mềm để thực hiện việc quản lý theo các nội dung của những loại hồ sơ sổ sách trên. Việc dùng máy vi tính cùng với các phần mềm chỉ hỗ trợ cho công tác quản lý, tính toán, không thay thế các loại hồ sơ sổ sách nếu chưa được Phòng GD&ĐT cho phép. - Kết quả: Tôi đã biết cách xây dựng tủ hồ sơ riêng cho mình với những sổ sách cần thiết theo quy định. 3/ Module THCS 17: Tìm kiếm, khai thác, xử lí thông tin phục vụ bài giảng. - Tiếp thu: I/ Khái niệm về thông tin - Thông tin cơ bản phục vụ bài giảng là những thông tin có liên quan đến nội dung bài giảng. Đó có thể là một văn bản, một tài liệu, một thông tin cập nhật, một hình ảnh, một mẫu vật nào đó có liên quan đến bài giảng và có tác dụng phục vụ bài giảng. II/ Các bước cơ bản trong việc tìm kiếm thông tin phục vụ bài giảng - Khai thác thông tin có liên quan đến bài dạy một cách hợp lý cần chú ý các bước sau: Bước 1: Xác định mục tiêu, nội dung bài giảng, đối tượng hs Bước 2: Tìm kiếm thông tin (có thể trong cs, trong sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng, trên mạng Internet) Bước 3: Lựa chọn thông tin, tư liệu tin cậy, phù hợp Tư liệu phù hợp là tư liệu liên qua đến nội dung giảng; có nội dung, hình thức đa dạng (thông tin, hình ảnh, video ) và được chọn lọc; lượng thông tin bổ sung vừa đủ không quá ít, không quá nhiều làm loãng nội dung chính cần làm rõ. * Về nội dung: Tư liệu phải liên quan đến nội dung bài giảng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm định hướng tư duy cho hs. * Về hình thức: Nếu đã có một tư liệu là văn bản hay kiến thức thì tư liệu khác nên được cung cấp dưới dạng ảnh. Vì tư liệu là thông tin bổ sung nên những tư liệu ảnh là rất thích hợp vì nó thường mới, truyền đạt thông tin nhanh thông qua quan sát chứ 9 không phải đọc hay giảng. * Về dung lượng: Thông tin và tư liệu chỉ được chiếm một tỷ lệ vừa đủ, tư liệu không thể lấn át nội dung chính của bài giảng mà nó chỉ bổ sung, làm cho kiến thức được cung cấp được hấp thụ dễ dàng và toàn diện hơn. III/ Khai thác, xử lý thông tin thông tin phục vụ bài giảng Sau khi lựa chọn được thông tin phục vụ bài giảng GV phân loại thông tin, sắp xếp việc đưa thông tin đó vào bài giảng cho phù hợp Là một công cụ rất hiệu quả và một kho thông tin vô tận, nhưng Internet cũng đòi hỏi giáo viên phải được trang bị những kiến thức, kỹ năng và những điều kiện nhất định. Điều cần thiết đầu tiên là tiếng Anh. Tuy các nội dung tiếng Việt đang phát triển với tốc độ rất nhanh nhưng nguồn thông tin lớn nhất và phong phú nhất trên Internet là bằng tiếng Anh. Nếu không có ngoại ngữ, giáo viên bị hạn chế khá nhiều. Thứ hai là những hiểu biết cơ bản dù chỉ ở mức đại cương như truy cập vào Internet thế nào? * Khai thác thông tin trên Internet - Tìm kiếm thông tin bằng website Google: Sử dụng trình duyệt Internet Explorer và gõ vào địa chỉ:http://www.google.com (trang Google Mỹ) hoặc http://www.google.com.vn (trang Google Việt Nam) - Một số trang Web phục vụ cho dạy và học Trang Web thư viện bài giảng: http://baigiang.bachkim.vn Trang Web dạy học trực tuyến: http://elearning.ioit-hcm.ac.vn Mạng giáo dục edunet: http://www.edu.net.vn - Kết quả: + Bản thân nắm chắc các bước, hình thức khai thác xử lí thông tin phục vụ bài giảng. + Khai thác, xử lí thông tin vào bài giảng cần bám sát vào chuẩn kiến thức kĩ năng của từng bài, phù hợp với điều kiên thực tế của lớp dạy. Khai thác và ứng dụng các thông tin vào bài giảng một cách tốt nhất. + Giúp đỡ các đồng nghiệp biết khai thác, xử lí thông tin trên Internet vào bài giảng. + Công nghệ thông tin góp phần thúc đẩy trong sự phát triển xã hội + Từng bước thay đổi thói quen lên bục giảng chỉ với phấn trắng, bảng đen mà đã sử dụng giáo án điện tử phục vụ giảng dạy. Vì vậy học sinh học với tâm trạng đối phó, thụ động, mà ngược lại các em đều tỏ ra thích thú hơn. Đạt điểm 4/ Module THCS 20: Sử dụng thiết bị dạy học: - Tiếp thu: Một số giải pháp thực hiện có hiệu quả thiết bị dạy học: * Sử dụng thiết bị dạy học phải phù hợp với mục tiêu bài học và phát huy được vai trò tối ưu của nó - Đồ dùng trực quan có nhiều loại, đồ dùng trực quan hiện vật, đồ dùng trực quan tạo hình, đồ dùng trực quan quy ước Vì thế khi sử dụng giáo viên phải lựa chọn đồ dùng trực quan phù hợp với mục đích, yêu cầu bài học, đi theo một trình tự nhất định thì mới đạt được hiệu quả bài dạy. - Giáo viên phải khéo léo đưa ra những câu hỏi vừa sức với học sinh, tránh những câu hỏi thách đố để các em rơi vào thế bí điều đó chỉ làm mất thời gian tiết 10 [...]... các tiêu chuẩn đã đạt của một gia đình văn hóa tiêu biểu Tiếp đến là cần bồi dưỡng kiến thức về kỹ năng giáo dục con cái cho các bậc cha mẹ Và phải kết hợp với các tổ chức, cơ quan ban ngành cùng chung tay giáo dục con em mình Để phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng trong công tác giáo dục học sinh THCS cần: 12 Thường xuyên giữ mối liên hệ với gia đình, cơ quan, tổ chức, đoàn thể có liên quan... trình học, giáo viên cung cấp/hệ thống kiến thức, rèn kỹ năng cho người học thông qua các công cụ: động não, hỏi đáp, thảo luận, trò chơi, phân tích tình huống… Thực hành thông qua các bài tập 11 4 Các biện pháp tiến hành giáo dục giá trị sống nhằm rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh 1 Giáo dục giá trị sống bằng những câu chuyện cảm động 2 Giáo dục giá trị sống qua những câu hỏi tự vấn 3 Giáo dục giá... cường giáo dục cho học sinh ý thức, thái độ học tập chủ động, nghiêm túc Động viên, khuyến khích học sinh đến trường, thường xuyên có liên hệ và phối hợp với gia đình, hội PHHS, chính quyền địa phương quan tâm đến học sinh có hoàn cảnh khó khăn; bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho học sinh yếu, kém Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đoàn thể trên địa bàn như Công an, Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu Giáo chức,... trị truyền thống của dân tộc cũng như 12 giá trị căn bản của toàn cầu Đạt điểm 6/ Module THCS 39: Phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng trong công tác giáo dục học sinh THCS - Tiếp thu : Nội dung 1: Vai trò và mục tiêu của việc phối hợp với gia đình học sinh, cộng đồng trong hoạt động giáo dục của nhà trường THCS Nhà trường phải là một " nhạc trưởng", "nhà tổ chức hoạt động" thống nhất các lực... dung 2: Nội dung phối hợp với gia đình học sinh, cộng đồng trong hoạt động giáo dục ở trường THCS Tổ chức tuyên truyền, bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho toàn xã hội về mục tiêu, nội dung GDĐĐ; Chủ động soạn thảo các văn bản " cam kết" thực hiện những yêu cầu nội dung GDĐĐ cho học sinh trong và ngoài nhà trường; đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm lớp-người gần gũi, hiểu tâm tư, tình cảm, hoàn cảnh của từng... hiệu quả dạy và học của học sinh Đạt điểm 5/ Module THCS 36: Giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS - Tiếp thu: 1 Khái niệm: Giá trị sống là điều chúng ta cho là quý giá, là quan trọng, có ý nghĩa đối với cuộc sống của mỗi người Giá trị sống trở thành động lực để người ta nổ lực phấn đấu để có được nó 2 Tầm quan trọng của việc giáo dục giá trị sống: Giáo dục giá trị sống giúp con người khám phá bản... không được lạm dụng quá nhiều thời gian, không làm loãng trọng tâm bài dạy - Khi dạy tiết học có sử dụng thiết bị giáo viên cần quản lý, tổ chức dạy học hợp lý nhằm huy động mọi học sinh cùng tham gia vào việc học * Chuẩn bị tiết dạy có sử dụng thiết bị dạy học: - Để có một tiết dạy thành công,người giáo viên phải nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy Khi có đủ tư liệu thì phải định hướng công việc: cần dạy... cứ xếp loại hàng tháng, học kì và cả năm học Mọi thành viên trong nhà trường phải tham gia GDĐĐ học sinh, thấy các em vi phạm thì uốn nắn, nhắc nhở, báo với giáo viên chủ nhiệm hoặc ban chỉ huy Chi đội để nêu trong tiết chào cờ hàng tuấn Nội dung 3: Một số biện pháp tăng cường sự phối hợp của phụ huynh, cộng đồng trong hoạt động giáo dục ở trường THCS Biện pháp hàng đầu là nâng cao chất lượng gia đình... thức dạy học ra sao, cần sử dụng đồ dùng cần thiết nào, ước lượng thời gian tổ chức dạy học - Ngoài việc soạn giáo án đầy đủ, xác định đúng mục tiêu bài học (bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng) giáo viên phải chuẩn bị thiết bị - Sử dụng thiết bị trong dạy học giúp cho học sinh biết vận dụng từ lý thuyết vào thực hành, đặt ở vị trí thích hợp để học sinh để quan sát, dể dàng tiếp cận Phát huy được tác dụng... giao ban, các kế hoạch phối hợp với các ban - ngành ở địa phương…) để kịp thời xử lý thông tin thường xuyên, đột xuất liên quan đến học sinh Đẩy mạnh việc thực hiện phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực; Tăng cương việc phối hợp trong việc tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao, trò chơi dân gian vui chơi lành mạnh trong nhà trường và tại địa phương thường xuyên theo từng . gian thu thập dữ liệu. 5. Đo lường -GV – người nghiên cứu xây dụng công cụ đo lường và thu thập dữ liệu theo thiết kế nghiên cứu. 6. Phân tích -GV - người nghiên cứu phân tích các dữ liệu thu. đề nghiên cứu -GV – người nghiên cứu xác định các vấn đề cần nghiên cứu (dưới dạng câu hỏi) và nêu các giả thuyết. 5 4. Thiết kế -GV – người nghiên cứu lựa chọn thiết kế phù hợp để thu thập dữ liệu. xuyên năm học 2013 -2014 của trường; Trên cơ sở những căn cứ ở trên và nhận thức được tầm quan trọng của công tác BDTX. Tôi báo cáo kết quả bồi dưỡng thường xuyên năm học 2013 -2014 như sau 1. Nội

Ngày đăng: 06/10/2014, 20:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan