tham luận về phong trào văn hóa

7 16.2K 46
tham luận về phong trào văn hóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

THAM LUẬN VỀ PHONG TRÀO VĂN HÓA, VĂN NGHỆ, THỂ DỤC THỂ THAO Kính thưa đoàn chủ tịch. Kính thưa các vị đại biểu và các bạn đoàn viên thân mến. Tôi cơ bản nhất trí với bản báo cáo công tác Đoàn năm 2013- 2014 và phương hướng của công tác đoàn năm học 2014 – 2015 mà Đoàn chủ tịch vừa trình bày tại đại hội. Rất vinh dự cho cá nhân tôi được tham luận với đại hội về vấn đề “Đoàn viên thanh niên với phong trào VHVN TDTT Kính thưa toàn thể đại hội. Chúng ta nhận thấy rằng học tập và lao động làm cho cơ thể chúng ta mệt mỏi, tinh thần căng thẳng thậm chí không còn muốn tiếp tục công việc của mình nữa. Nhưng nếu chúng ta dành thời gian tham gia các hoạt động VHVN, TDTT chúng ta sẽ có được sức khỏe tốt, đầu óc sảng khoái, tinh thần phấn chấn và ngoài ra chúng ta còn có thêm bạn bè nhờ các hoạt động giao lưu khi tổ chức phong trào này. Những hoạt động này góp phần củng cố thêm tinh thần đoàn kết, tính tập thể và quần chúng phát huy được tài năng của các bạn ĐVTN. Thấy được tác dụng to lớn của phong trào VHVN TDTT, các cấp các ngành, các đoàn thể, đơn vị đều tích cực phát động và tổ chức các hoạt động này. Đặc biệt trong các hoạt động của trường TH hoạt động VHVN TDTT là một hoạt động không thể thiếu nhằm giúp cho học sinh phát triển một cách toàn diện. Chính vì thể Đoàn trường TH Trần Thái Tông cũng tích cực trong việc tổ chức hoạt động này. Từ khi thành lập cho đến nay nhà trường nói chung và đoàn trường nói riêng thường xuyên và liên tục phát động phong trào văn hóa văn nghệ thể dục thể thao và thực tế chúng ta cũng thu được những thành tựu đáng kể. Chúng ta thường xuyên nhận được lời khen ngợi của đoàn cấp trên của BCH đoàn xã Tiến Đức. Trong năm học vừa qua phong trào VHVN, TDTT của đoàn trường đã đạt được những thành công đáng kể, phải kể đến những tiết mục văn nghệ đặc sắc của chi đoàn chào mừng ngày 20/11 được các thầy cô và các bạn học sinh rất hào hứng và thích thú. Có được những kết quả đó là nhờ sự chỉ đạo sát sao của Ban Chấp hành Đoàn trường, nhờ sự ủng hộ nhiệt tình của các thầy cô và nhờ sự hăng hái tích cực của các bạn đoàn viên thanh niên. Ngoài ra nguyên nhân còn do điều kiện vật chất và thời gian hạn chế dẫn đến sự tham gia và chuẩn bị không chu đáo hay nhiều chi đoàn không tham gia. Các tiết mục văn nghệ được cấp kinh phí chưa nhiều, thời gian tập luyện dài làm giảm đi sự nhiệt tình của các đoàn viên thanh niên. Để phong trào VHVNTDTT của trường ngày càng phát triển tôi xin đề xuất một vài ý kiến như sau: Điều quan trọng là chúng ta phải tích cực nâng cao tinh thần của các đoàn viên thanh niên, khuyến khích các đoàn viên thanh niên tham gia một cách tự giác và nhiệt tình. Chúng ta phải giúp các đoàn viên thanh niên nhận thức được đây là một hoạt động tinh thần bổ ích, có tác dụng to lớn tới bản thân mỗi người. Đoàn trường cũng cần chú ý mở rộng quy mô các hoạt động văn hóa văn nghệ thể dục thể thao để thu hút đông đảo các đoàn viên thanh niên tham gia. Ngoài ra chúng ta cũng nên chú ý tới tính đa dạng và hấp dẫn của phong trào bằng việc mở rộng đề tài. Để phát triển hoạt động thể thao chúng ta có thể tổ chức các cuộc thi như kéo co, cầu lông vào các ngày hội lớn, lễ kỉ niệm quan trọng Ngoài ra có thể thành lập các câu lạc bộ cầu lông bóng bàn… và tạo điều kiện để các đoàn viên thanh niên có thể tập trong nhà tập đa năng và trong phạm vi trường sau các buổi học . Đặc biệt BCH Đoàn trường cũng nên đầu tư kinh phí nhiều hơn để nâng cao hơn chất lượng cho các hoạt động này. Trên đây là một vài ý kiến của tôi về phong trào văn hóa văn nghệ thể dục thể thao. Tôi mong rằng trong năm học này và trong những năm học tới đây phong trào văn hóa văn nghệ thể dục thể thao của trường ta ngày càng đạt được những thành tựu đáng tự hào. Bản tham luận của tôi còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của quý vị đại biểu và các đồng chí để bản tham luận của tôi được hoàn chỉnh hơn. Cuối cùng tôi xin chúc quý vị đại biểu sức khỏe, chúc đại hội thành công tốt đẹp. Nguyễn Thị Thủy – Bí thư chi đoàn 12A THAM LUẬN VỀ CÔNG TÁC GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG CHO ĐVTN Kính thưa: Đoàn chủ tịch đại hội Kính thưa: Toàn thể đại hội Tôi cơ bản nhất trí với báo cáo công tác Đoàn năm học 2011 – 2012 và dự thảo phương hướng của công tác Đoàn năm học 2012 – 2013 mà Đoàn chủ tịch vừa trình bày tại đại hội. Rất vinh dự cho cá nhân tôi được tham luận với đại hội về vấn đề: “Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đoàn viên thanh niên”. Như chúng ta đã biết, GD chính trị, tư tưởng cho Đoàn viên thanh niên là một nhiệm vụ trọng tâm mà Nhà nước giao cho tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh với mục đích nâng cao nhận thức chính trị, lí tưởng, hoài bão và khát vọng cho ĐVTN trong thời kỳ mới. Hiểu rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng đó, trong năm học 2011- 2012, Đoàn trường THPT Hà Bắc không ngừng tìm tòi, sáng tạo phương pháp, cách thức mới hiệu quả nhất để nâng cao trình độ nhận thức tư tưởng chính trị cho đoàn viên thanh niên nhà trường. Qua đó, nhận thức, đánh giá thái độ của đoàn viên thanh viên có những chuyển biến tốt, tích cực tham gia các hoạt động do Đoàn trường tổ chức và đạt nhiều thành tích cao. Nhiều Đoàn viên thanh niên của trường là những tấm gương sáng về học tập cũng như công tác Đoàn. Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn tồn tại, hạn chế đó là: Nhận thức của một bộ phận Đoàn viên còn hạn chế. Một bộ phận không nhỏ đoàn viên ngại tham gia hoạt động do Đoàn trường tổ chức hoặc tham gia với thái độ không hăng hái, chống đối. Khả năng tự đề kháng của đoàn viên trước các vấn đề xã hội còn yếu trong khi tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ngày càng có nhiều vấn đề phức tạp mà đoàn thanh niên cần phải đối diện và vượt qua. Trong khuôn khổ nhà trường vẫn còn tồn tại thái độ chống đối, vô lễ với thầy cô giáo, không thân thiện với bạn bè, không nghiêm túc chấp hành quy định, nội quy của trường, của lớp. Nhiều đoàn viên thanh niên có kết quả học tập yếu kém. Theo tôi, nguyên nhân chính vẫn là bản thân mỗi Đoàn viên thanh niên. Đó là sự ý thức kém về vai trò, trách nhiệm của mỗi người. Đồng thời do sự mải chơi, lười biếng khiến một số Đoàn viên thanh niên sao nhãng học hành, không tham gia phong trào Đoàn. Bên cạnh đó, những đổi mới về công tác Đoàn trường trong vấn đề giáo dục tư tưởng, chính trị cho Đoàn viên thanh niên chưa thực sự triệt để, chưa xử lý nghiệm túc ĐVTN vi phạm đạo đức, lối sống. Hơn nữa, quy mô tổ chức một số hoạt động của Đoàn còn nhỏ, chưa tạo điều kiện thu hút sự tham gia đông đảo của đoàn viên thanh niên từ đó góp phần giáo dục ý thức đạo đức của ĐVTN. Trong tương lai, trước mắt là trong nhiệm kỳ tới, công tác GD chính trị, tư tưởng cho đoàn viên thanh niên tiếp tục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần được ban chấp hành Đoàn đề cao. Đây sẽ là qũy đạo giúp Đoàn trường tiếp tục phát triển bền vững trong tương lai. Để đẩy mạnh chất lượng công tác GD chính trị, tư tưởng, tôi xin đưa ra 1 số giải pháp sau: - Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, tư tưởng cho đoàn viên thông qua các hoạt động ngoại khoá, gắn việc giáo dục chính trị, tư tưởng với phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực của ngành GD. - Củng cố, nâng cao và đổi mới hình thức hoạt động của các chi đoàn, đặc biệt quan trọng là chất lượng sinh hoạt chi đoàn theo định kỳ. Để thực hiện tốt điều này, cần tăng cường tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Đoàn của các chi Đoàn. - Tổ chức triển khai thường xuyên các hoạt động giao lưu giữa các chi đoàn thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao. - Phát hiện, nêu gương, khen thưởng những học sinh nghèo vượt khó học giỏi. Đó là những tấm gương đoàn viên thanh niên tốt, đáng học tập. - Theo dõi, kỉ luật kịp thời những học sinh vi phạm nội qui, ý thức kém đồng thời có biện pháp giáo dục phù hợp để giúp học sinh sửa chữa và tiến bộ. - Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng theo chủ đề, chủ điểm từng tháng với nội dung: GD đạo đức, pháp luật, GD truyền thống của Đoàn, truyền thống “tôn sư trọng đạo”, “uống nước nhớ nguồn” của nhà trường, GD sức khoẻ, tâm sinh lý tuổi vị thành niên, … - Đẩy mạnh công tác ngăn ngừa, đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội xâm nhập học đường. Để làm được, cần có sự kết hợp chặt chẽ của các đoàn thể. Đoản trường quản lý nghiêm đoàn viên, thanh niên. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện nội qui, qui định của trường lớp của học sinh. Có biện pháp xử lý vi phạm từ mềm dẻo đến cứng rắn. Nên phát động phong trào học sinh tích cực đấu tranh chống biểu hiện tiêu cực trong trường học. Để đạt được kết quả trong việc thực hiện các giải pháp trên, Đoàn trường cần tranh thủ sự ủng hộ của Ban giám hiệu; tập thể các thầy cô trong trường, biết phát huy sức mạnh tập thể, xây dựng đội ngũ ban chấp hành đoàn những đoàn viên nhiệt tình, sáng tạo, trách nhiệm. Tóm lại, làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng của Đoàn viên thanh niên trong trường học là góp phần tích cực vào hiệu quả giáo dục toàn diện của Nhà trường, phù hợp với những giải pháp mang tính chiến lược trong sự phát triển của ngành giáo dục và đào tạo và đẩy mạnh công tác xây dựng tổ chức Đoàn phát triển lên tầm cao mới, qua đó khẳng định vị trí, vai trò của tổ chức Đoàn trong Nhà trường. Trên đây là ý kiến tham luận của tôi về Công tác giáo dục tư tưởng, chính trị cho ĐVTN hiện nay. Bản tham luận có thể còn thiếu xót mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, các cô và các bạn ĐVTN. Cuối cùng tôi xin kính chúc quý vị đại biểu, các thầy cô các bạn ĐVTN mạnh khỏe, đạt kết quả cao trong dạy và học. Chúc đại hội thành công tốt đẹp. Xin chân thành cảm ơn. Nguyễn Đức Việt – Lớp trưởng 11A Tham luận học tập và rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp Kính thưa các vị đại biểu khách quý. Kính thưa các đồng chí đoàn viên và toàn thể đại hội. Được sự đồng ý của Đoàn Chủ tịch, tôi rất lấy làm vinh dự xin được đóng góp những ý kiến tham luận về vấn đề “Học tập và rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp” đây là vấn đề mà theo tôi đang rất cấp thiết đối với mỗi chúng ta – những đoàn viên thanh niên đang ngồi trên ghế nhà trường. Thưa các bạn, chúng ta những đoàn viên thanh niên là chủ nhân tương lai của đất nước, có vai trò quyết định đến sự phát triển của đất nước chúng ta. Tuy nhiên, hiện nay những đoàn viên nói riêng và học sinh nói chung chưa thể hiện được trách nhiệm cùng cách nhìn nhận đúng đắn đối với vấn đề học tập và rèn luyện. Thực trạng cho thấy có những căn bệnh khó chữa đang nan giải trong giới học đường. Là một Đoàn viên học sinh, tôi nhận thấy hai căn bệnh nổi cộm nhất là ” Bệnh lười học” và ” bệnh học suông”. Nhiều bạn tâm sự rằng: cứ nhìn thấy sách vở là bạn ấy lại đau đầu, hoa mắt, chỉ muốn gạt phắt chúng sang một bên cho rảnh. Đó là triệu chứng lâm sàng của bệnh lười. Bạn muốn vứt bỏ đống sách vở bổ ích và lý thú kia sang một bên là bạn đang vứt đi tương lai của chính mình. Nếu để đầu óc của các bạn ngủ đông một cách lười biếng, nó sẽ ngày càng trở lên chậm chạp, lì lợm và kết cục là trong đó rỗng tuyếch, tối tăm mất đi ánh sáng của tri thức không ý thức được thái độ học tập, nhiều bạn học sinh luôn ở trong trạng thái “thì tương lai” khi nhắc đến chuyện bài vở, nên lúc nào cũng bao che cho sự lười biếng của mình bằng những ý nghĩ thường trực trong đầu “Mai làm vẫn chưa muộn” và cứ thế những ngày mai của ngày mai vẫn tiếp diễn và cuốn đi bao nhiêu tri thức mà bạn cần phải có. Bên cạnh chứng lười học là lối “học suông” học không đi đôi với hành. Nói cách khác thì là học vẹt. Học sinh hiện nay đa số chỉ học lí thuyết suông sao cho trôi chảy giống như đọc một bài thơ có vần vậy. Trong khoa học duy vật, người ta khẳng định. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức. Tuy nhiên, người học sinh chỉ làu làu cái vỏ lí thuyết mà không nắm được bản chất vấn đề. Cách học suông như vậy dẫn đến mau quên và hổng kiến thức là điều không thể tránh khỏi. Hệ quả của lối học sai lầm này là những cách học sai lệch khác. Có thể kể đến là tình trạng “học tủ, học lệch và học đối phó”. Do cách học nông, không nắm được cốt lõi kiến thức vậy nên những kiến thức rộng lớn, nan giải không thể nào ghi nhớ được. Từ đó học sinh đưa ra những tiên tri gộp với một vài phần kiến thức trong sách vở rồi nhét vào 1 vùng nhớ nho nhỏ trên bộ nào trước một kỳ thi nào đó và luôn ôm ấp hy vọng sẽ “trúng tủ”. Nếu chẳng hạn bạn có thần may mắn ủng hộ đi chăng nữa thì bạn cũng không thể nào luôn gặp may để trúng vào cái tủ của bạn. Song hành với ” học tủ” là ” học đối phó”. Để trốn tránh sự khiển trách, kiểm tra của cha mẹ, thầy cô thay vì tích cực cải thiện lực học của mình, học sinh lại chọn cách học “chống đối”. Tôi biết có không ít bạn học sinh buổi tối ngồi vào bàn học từ 7h- 10h nhưng quyển truyện tranh luôn đặt trên cuốn SGK, khi đến lớp lại mượn vở của bạn khác chép lại miễn sao đủ bải và thật thiếu trách nhiệm đối với bản thân khi nêu khẩu hiệu “méo mó có hơn không”. Những học sinh ấy thường sợ những lời trách mắng của cha mẹ hoặc thầy cô mà không hiểu đó là những lời chân thành, bổ ích cần tiếp thu để tự điều chỉnh bản thân. Chính vì những lối học lệch lạc trên mà dẫn tới những thực trạng đau lòng như học sinh thiếu kĩ năng, thiếu kiến thức trầm trọng cùng với những tệ nạn thì cứ như quay cóp, không nghiêm túc trong thi cử. Nhiều học sinh hiện nay còn chưa xác định được định hướng học tập cho bản thân, còn lạc lối vào những trò vô bổ, những tệ nạn xã hội không xác định được động cơ học tập đúng đắn là nguyên nhân cơ bản dẫn đến những tiêu cực, hạn chế trong học tập. Vậy học để làm gì? Theo tôi, học tập chính là để ngày mai lập nghiệp. Để tương lai có thể nuôi sống bản thân, gia đình, nâng cao chất lượng cuộc sống và làm nhiều điều có ích cho xã hội chính vì thể mà chúng ta phải nỗ lực học tập. Trong các thế kỉ XXI này, phải có tri thức, năng lực thực sự mới sống một cách có ý nghĩa cho xã hội. Dẫu biết vậy, nhưng nhiều người vẫn còn che đậy sự thiếu trách nhiệm trong học tập bằng một ý niệm có vẻ đúng “Có nhiều người không cần học hành, bằng cấp gì cả nhưng vẫn thành công và giàu có, dẫn chứng tiêu biểu như BillGate – người giàu nhất hành tinh mới chỉ học hết tiểu học!? Nhưng ai đó hãy thử hỏi xem “liệu người đàn ông đáng kính ấy có phải đã học từ đường đời gian nan và vất vả hơn gấp trăm nghìn lần 16 năm trên ghế nhà trường” và liệu trong số 7 tỉ người đang chen chúc trên Trái Đất này, bạn có may mắn lọt vào rất rất ít những thiên tài xuất chúng? Nhưng các bạn ạ, trong lúc chúng ta còn bàn về những câu hỏi ấy, trên dải đất hình chữ S này, đang có rất nhiều bạn học sinh dẫu hoàn cảnh khó khăn vẫn đang nỗ lực học tập và giành được những kết quả đáng tự hào. Cũng bây giờ đây, trên những ruộng đồng hay trong những nhà máy, cha mẹ chúng ta đang vất vả lao động với biết bao nhiêu niềm hi vọng giành cho con cái. Vậy nên ngày bây giờ hãy cùng nhau ra sức học tập để đạt được những kết quả cao học tập. Tôi xin được cùng các bạn đoàn viên chia sẻ một số phương pháp học tập hiệu quả: - Thứ nhất đó là biết lắng nghe: Những giờ học trên lớp luôn là thời gian tốt nhất để tiếp thu bài. Khi lắng nghe thầy cô giảng, thay vì chúi đầu vào những trang sách nhàm chán, những kiến thức sẽ dễ dàng đi vào trí nhớ của bạn hơn. Để bổ sung cho mình cách tư duy, bạn cũng cần lắng nghe ý kiến xây dựng bài của những bạn khác và bạn hãy nhớ rằng mất tập trung là kẻ thù của trí nhớ. - Thứ hai đó là sự chăm chỉ: Dẫu sự thông minh là khả năng thiên bẩm nhưng “Cần cù bù thông minh”. Có thể một bài tập một đôi lần bạn chưa làm được, nhưng với dung lượng khá lớn của bộ não con người, không thể nào làm đi làm lại hàng chục lần mà bạn vẫn trống rỗng được. Quan trọng là phải có sự kiên trì và lòng quyết tâm. - Thứ ba đó là tính tự lập trong học tập: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “Trong học tập phải lấy tự học làm cốt”. Các bạn nên tự giác làm bài tập, học bài cũ và nếu có điều kiện hãy sưu tầm thêm bài tập để nâng cao kiến thức. Nếu tạo cho mình những cách học trên, ắt hẳn chúng ta có thể cải thiện được kết quả học tập của mình. Trên đây là bài tham luận của tôi về vấn đề học tập rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp, rất mong các bạn quan tâm và đóng góp ý kiến. Cuối cùng xin chúc các vị đại biểu, các thầy cô giáo mạnh khỏe hạnh phúc, các bạn đoàn viên học tập tốt. Chúc đại hội thành công tốt đẹp. Phan Thị Trà My – Đoàn viên chi đoàn 11D . đây là một vài ý kiến của tôi về phong trào văn hóa văn nghệ thể dục thể thao. Tôi mong rằng trong năm học này và trong những năm học tới đây phong trào văn hóa văn nghệ thể dục thể thao của. THAM LUẬN VỀ PHONG TRÀO VĂN HÓA, VĂN NGHỆ, THỂ DỤC THỂ THAO Kính thưa đoàn chủ tịch. Kính thưa các vị đại biểu. mô các hoạt động văn hóa văn nghệ thể dục thể thao để thu hút đông đảo các đoàn viên thanh niên tham gia. Ngoài ra chúng ta cũng nên chú ý tới tính đa dạng và hấp dẫn của phong trào bằng việc mở

Ngày đăng: 06/10/2014, 15:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan