giải pháp giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp trên địa bàn huyện văn lâm – hưng yên

107 463 0
giải pháp giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp trên địa bàn huyện văn lâm – hưng yên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC L I M UỜ ỞĐẦ 1 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT UBND Uỷ ban nhân dân CHXHCNVN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam CNH, HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá HĐND Hội đồng nhân dân BCH Ban chấp hành CN – XDCB Công nghiệp – xây dựng cơ bản TM – DV Thương mại – dịch vụ GTSX Giá trị sản xuất ĐH Đại học CĐ Cao đẳng TC, CNKT Trung cấp, công nhân kỹ thuật DANH MỤC CÁC BẢNG L I M UỜ ỞĐẦ 1 L I M UỜ ỞĐẦ 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong suốt nửa thể kỷ qua ở Việt Nam, công nghiệp hoá luôn là mục tiêu, là hướng phát triển chủ đạo trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước. Cùng với quá trình CNH, HĐH, nhiều diện tích đất đã bị thu hồi để phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội nói chung và công nghiệp nói riêng, trong số đó có nhiều diện tích đất nông nghiệp. Theo số liệu của Viện Nghiên cứu định cư (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn), hàng năm diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi cho phát triển công nghiệp là khoảng 70.000 ha, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của hàng chục nghìn hộ gia đình. Văn Lâm là một huyện của tỉnh Hưng Yên, được xác định là một trong các vùng kinh tế động lực quan trọng của tỉnh. Giáp với thủ đô Hà Nội, với quốc lộ 5A chạy qua nên Văn Lâm đã và đang có nhiều lợi thế phát triển để trở thành huyện công nghiệp. Gắn liền với quá trình công nghiệp hoá đang diễn ra khá mạnh mẽ là việc thu hồi đất, mà chủ yếu là đất nông nghiệp để phát triển các khu công nghiệp. Năm 2010 diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi lên đến 750.341 m 2 , làm ảnh hưởng đến việc làm của 5.702 lao động. Quá trình xây dựng các khu công nghiệp đã và đang kéo theo hàng loạt những khó khăn trong việc giải quyết việc làm cho người lao động nông nghiệp bị mất đất. Vấn đề này nếu không được giải quyết một cách thấu đáo sẽ không chỉ ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả của các công trình, mà sâu sa hơn nó còn tiềm tàng những bất ổn cho xã hội. Để đánh giá được thực trạng thu hồi đất và ảnh hưởng của nó tới việc làm của lao động bị thu hồi đất nông nghiệp, từ đó đề ra một số giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Văn Lâm, tôi đã triển khai nghiên cứu đề tài: “Giải pháp giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Văn Lâm – Hưng Yên”. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài: 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá một cách đúng đắn thực trạng giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp ở huyện Văn Lâm, đề xuất các giải pháp có căn cứ và có tính khả thi nhằm giải quyết một cách căn bản việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp trên địa bàn huyện những năm tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về việc làm nói chung, việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp nói riêng trên địa bàn huyện Văn Lâm. - Đánh giá đúng thực trạng thu hồi đất nông nghiệp và việc làm của lao động bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp. - Đề xuất phương hướng và các giải pháp có căn cứ để tiếp tục giải quyết việc làm, ổn định cuộc sống cho lao động sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp trong những năm tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng việc làm và những giải pháp cơ bản giải quyết việc làm cho lao động có đất nông nghiệp bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá trên địa bàn huyện Văn Lâm. Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn như sau: - Về phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng việc làm của lao động có đất nông nghiệp bị thu hồi trên địa bàn huyện Văn Lâm. - Về phạm vi thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng, việc làm của lao động có đất nông nghiệp bị thu hồi từ năm 2008 đến nay (2010). Đây là thời kỳ công nghiệp hoá diễn ra nhanh chóng. Đồng thời, nhiều vấn đề bức xúc trong quá trình thu hồi đất cũng nảy sinh chủ yếu trong thời gian này. 2 - Phạm vi về nội dung: đề tài tập trung chủ yếu nghiên cứu những biện pháp đã và đang được thực hiện để giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp cũng như tiềm năng và điều kiện để giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp bị thu hồi đất. 4. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm các chương sau đây: - Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp. - Chương 2: Thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Văn Lâm – Hưng Yên. - Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Văn Lâm – Hưng Yên. 3 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG BỊ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP 1.1. Việc làm và vai trò của việc làm 1.1.1. Khái niệm Con người là động lực, động cơ, trung tâm của sự phát triển xã hội, với nguồn lực của mình là trí lực và sức lực, con người chỉ có thể tham gia đóng góp cho sự phát triển xã hội thông qua quá trình làm việc của mình. Quá trình làm việc này được thể hiện qua hai yếu tố chủ quan và khách quan, đó là sức lao động của người lao động và tất cả các điều kiện tối thiểu cần thiết để người lao động sử dụng sức lao động của họ tác động lên tư liệu sản xuất và tạo ra sản phẩm xã hội. Quá trình kết hợp sức lao động và các điều kiện cần thiết để sử dụng sức lao động là quá trình người lao động làm việc. Quá trình lao động đồng thời là quá trình sử dụng sức lao động trong công việc (hay là việc làm, chỗ làm việc). Theo điều 13, chương II Bộ Luật Lao động nước CHXHCN Việt Nam có ghi rõ: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”. Theo khái niệm trên một hoạt động được coi là việc làm cần thoả mãn hai điều kiện: - Một là, hoạt động đó phải có ích và tạo ra thu nhập cho người lao động và cho các thành viên trong gia đình. Điều này chỉ rõ tính hữu ích và nhấn mạnh tiêu thức tạo ra thu nhập của việc làm. - Hai là, hoạt động đó không bị pháp luật ngăn cám. Điều này chỉ rõ tính pháp lý của việc làm. Các hoạt động lao động được xác định là việc làm bao gồm: - Tất cả các hoạt động tạo ra của cải vật chất hay tinh thần, không bị 4 pháp luật cấm, được trả công dưới dạng bằng tiền hoặc hiện vật. - Những công việc tự làm để thu lợi nhuận cho bản thân hoặc thu nhập cho gia đình mình, nhưng không được trả công (bằng tiền hoặc hiện vật) cho công việc đó. Đó có thể là các công việc trong các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc sở hữu tư nhân của gia đình, các công việc nội trợ, chăm sóc con cái, đều được coi là việc làm. Trong nền kinh tế, người có sức lao động nói chung luôn có nhu cầu việc làm để tạo nguồn thu nhập, đảm bảo cuộc sống. Người có việc làm là những người từ đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm dân số hoạt động kinh tế đang làm công việc để nhận tiền lương, tiền công hoặc lợi nhuận bằng tiền hay hiện vật hoặc đang làm công việc không được hưởng tiền lương, tiền công hay lợi nhuận trong các công việc sản xuất kinh doanh, công việc nội trợ, chăm sóc con cái của hộ gia đình. Khái niệm người có việc làm còn bao gồm những người có sức lao động, có việc làm nhưng chưa chấp nhận làm việc, hoặc chưa sẵn sàng làm việc, thậm chí không chịu làm việc. Trên thực tế, do phân biệt người có việc làm không chịu làm việc và người không có việc làm thực sự có những khó khăn nên những đối tượng này được liệt kê vào những người không có việc làm. Cách thức này tuy có tiện về thống kê, nhưng không phản ánh chính xác thực tiễn. Trong số người có việc làm, căn cứ vào số giờ thực tế làm việc và nhu cầu làm thêm của người được coi là có việc làm, người ta lại chia ra thành người đủ việc làm và người thiếu việc làm. Điều 68, chương VII, Bộ Luật Lao động nước CHXHCN Việt Nam có quy định: “Thời giờ làm việc không quá 8 giờ trong một ngày hoặc 48 giờ trong một tuần. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần, nhưng phải thông báo trước cho người lao động biết. Thời giờ làm việc hàng ngày được rút ngắn từ một đến hai giờ đối với những 5 người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành.” Theo đó, người đủ việc làm gồm những người làm việc đủ thời gian quy định là có số giờ làm việc trong tuần lễ lớn hơn hoặc bằng 48 giờ; hoặc những người có số giờ nhỏ hơn 48, nhưng không có nhu cầu làm thêm; hoặc những người có số giờ làm việc nhỏ hơn 48, nhưng bằng hoặc lớn hơn giờ quy định đối với những người làm các công trình nặng nhọc, độc hại theo quy định hiện hành. Người thiếu việc làm là những người có tổng số giờ làm việc trong 1 tuần dưới 48 giờ, hoặc có số giờ làm việc nhỏ hơn quy định đối với những người làm công việc nặng nhọc, độc hại theo quy định hiện hành của nhà nước, có nhu cầu làm thêm giờ và đã sẵn sàng làm việc nhưng không có việc để làm. Bên cạnh nhóm người có việc làm, còn tồn tại nhóm người không có việc làm. Đó là những người thất nghiệp. Thất nghiệp là sự tồn tại của một bộ phận lực lượng lao động có khả năng và sẵn sàng làm việc nhưng không tìm được việc làm. Theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì: “Người thất nghiệp là những người đủ từ 15 tuổi trở lên, có nhu cầu làm việc nhưng không có việc làm trong tuần lễ điều tra, và tính đến thời điểm điều tra có đi tìm việc trong 4 tuần lễ qua hoặc không đi tìm việc trong 4 tuần lễ qua với lý do chờ việc, nghỉ thời vụ, không biết tìm việc ở đâu hoặc trong tuần lễ trước điều tra có tổng số giờ làm việc dưới 48 giờ, muốn làm thêm nhưng không tìm được việc”. 1.1.2. Vai trò của việc làm Việc làm có vai trò quan trọng quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Vì sự phát triển kinh tế phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng các nguồn lực 6 như tài nguyên, vốn, lao động, công nghệ, trong đó việc sử dụng lao động có vai trò quan trọng và quyết định tới sự phát triển. Qua việc làm ta có thể đánh giá được sự phát triển của nông thôn về nhiều ngành, nhiều lĩnh vực cụ thể như an sinh xã hội, trình độ phát triển của dân cư, trình độ học hành… Ở nông thôn, tỷ lệ người có việc làm thường xuyên cao thì cuộc sống của người dân sẽ ổn định, giảm bớt các tệ nạn xã hội mang lại do lao động không có việc làm gây ra như chơi bời cờ bạc, nghiện hút ma tuý… Vì thế, việc giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn sau khi bị thu hồi đất càng trở nên cần thiết. Giải quyết tốt vấn đề này không những góp phần phát triển kinh tế xã hội mà còn giúp người dân lao động nông thôn giảm bớt việc bị lôi kéo vào các hoạt động không lành mạnh trong xã hội. Việc làm thường xuyên giúp cho người dân có đời sống thu nhập ổn định, giúp cho họ có khả năng dễ dàng tiếp cận với khoa học công nghệ hiện đại, đồng thời nâng cao khả năng nhận thức của người dân. Việc làm cho lao động nông thôn sẽ góp phần thúc đẩy cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển theo hướng ngày càng hoàn thiện. Tạo ra sự thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Việc làm còn giúp cho người lao động cải tạo bản thân, thông qua những quy định, nguyên tắc trong công việc mà người lao động sẽ sống có ý thức, trách nhiệm hơn đối với bản thân và cộng đồng xung quanh. Việc làm cũng làm cho người lao động hoà nhập với cộng đồng thông qua hoạt động lao động tập thể và các mối quan hệ xã hội. Qua người lao động có thể tiếp thu, nâng cao trình độ văn hoá, các kỹ năng sống… thậm chí tìm được công việc mới phù hợp hơn, có thu nhập cao hơn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của bản thân và gia đình. Đối với người nông dân đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, rất quan trọng. Giờ đây, khi đất canh tác của người nông dân bị quy hoạch làm khu 7 [...]... THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG BỊ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN LÂM – HƯNG YÊN 2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Văn Lâm 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 2.1.1.1 Vị trí địa lý Văn Lâm là một bộ phận hợp thành của tỉnh Hưng Yên, nằm trong khu vực tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh... lao động nông nghiệp bị thu hồi đất của một số địa phương trong nước * Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp bị thu hồi đất của huyện Nghi Lộc – Nghệ An Trên địa bàn huyện Nghi Lộc có gần 2.752.000 m2 đất sản xuất bị thu hồi để xây dựng khu công nghiệp Tổng số hộ thu c diện bị thu hồi đất gần 3.200 hộ, với hơn 13.780 lao động, trong số đó chỉ có khoảng 2% lao động đã qua đào tạo từ... những nông dân bị mất đất canh tác 1.2 Phát triển các Khu công nghiệp và vấn đề giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp 1.2.1 Tính tất yếu của xu thế phát triển các Khu công nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá Hiện đang có nhiều quan niệm về khu công nghiệp Có quan niệm cho rằng, khu công nghiệp là một vùng đất được phân chia theo hệ thống nhằm cung cấp mặt bằng cho các ngành công. .. cần lao động để phát triển 15 cũng như người lao động cần cung cấp sức lao động của mình Sự phát triển của các khu công nghiệp sẽ tạo ra một lượng lớn việc làm, thu hút và làm giảm đáng kể lao động nông nghiệp không có việc làm Tuy nhiên, nhìn từ giác độ khác thì khi gia tăng quy mô các khu công nghiệp, thu hồi thêm nhiều đất nông nghiệp cũng sẽ làm cho một lực lượng đáng kể lao động nông nghiệp bị. .. là lao động phổ thông chưa qua đào tạo nghề Để giải quyết việc làm ổn định cho nhân dân bị thu hồi đất, huyện Nghi 26 Lộc phối hợp với các địa phương bị thu hồi đất sản xuất, triển khai thực hiện nhiều biện pháp đào tạo nghề gắn giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn như: điều tra, rà soát thực trạng cho người lao động đăng ký nguyện vọng đào tạo nghề và tổ chức đào tạo nghề miễn phí cho lao động. .. việc làm đầy đủ sẽ làm giảm thất nghiệp và các tệ nạn xã hội Đời sống của người dân sẽ được ổn định, chất lượng cuộc sống sẽ được nâng cao, giảm gánh nặng cho xã hội và chính phủ Công tác giải quyết việc làm cho lao động thu c diện bị giải toả đất nông nghiệp là làm giảm tỷ trọng lao động trong nông nghiệp và tăng tỉ trọng lao động trong các ngành công nghiệp – xây dựng, thương mại – dịch vụ Giải quyết. .. giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp bị thu hồi đất nông nghiệp 1.4.1 Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp bị thu hồi đất của một số nước trên thế giới * Kinh nghiệm của Nhật Bản Quá trình công nghiệp hoá ở Nhật Bản cũng bắt đầu bằng thời gian dài tăng trưởng trong nông nghiệp Nhật Bản là nước luôn bị giới hạn bởi tài nguyên đất đai ít và dân số đông, diện tích đất canh tác... nông nghiệp Như đã nêu trên, để công nghiệp đại hoá, hiện đại hoá, việc thu hồi đất chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất xây dựng, đất 14 chuyên dùng cho các khu công nghiệp là tất yếu Việc thu hồi đất này làm nảy sinh nhiều vấn đề kinh tế - xã hội, trong đó có một vấn đề nổi cộm và bức xúc nhất thu hút sự quan tâm của toàn xã hồi là vấn đề ảnh hưởng của việc thu hồi đất tới việc làm. .. người lao động do quy mô và chất lượng đào tạo còn nhiều hạn chế 1.2.4 Sự cần thiết phải giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp sau khi bị thu hồi đất Cùng với quá trình CNH, HĐH đang diễn ra một cách mạnh mẽ, là sự xuất hiện ngày càng nhiều các khu công nghiệp, khu chế xuất khiến cho diện 16 tích đất sản xuất nông nghiệp ở các địa phương bị thu hẹp Việc chuyển một bộ phận đất nông nghiệp thành đất. .. lao động, chính sách khôi phục và phát triển các làng nghề Ngoài chính sách để tạo việc làm mới, còn có những chính sách tránh cho người lao động đang làm việc bị mất việc làm, chính sách trợ cấp thất nghiệp cho người lao động khi bị mất việc làm Một hệ thống các chính sách việc làm động bộ sẽ giúp cho công tác giải quyết việc làm sẽ gặp nhiều thu n lợi và có kết quả tốt hơn 1.4 Kinh nghiệm giải quyết . cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Văn Lâm – Hưng Yên. - Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Văn. trạng việc làm và những giải pháp cơ bản giải quyết việc làm cho lao động có đất nông nghiệp bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá trên địa bàn huyện Văn Lâm. Phạm. hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Văn Lâm, tôi đã triển khai nghiên cứu đề tài: Giải pháp giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp trên

Ngày đăng: 06/10/2014, 06:40

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • * Kinh nghiệm của Nhật Bản

    • Tổng cộng

    • Tổng cộng

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan