nâng cao năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa tại bệnh viện việt đức

85 6K 58
nâng cao năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa tại bệnh viện việt đức

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH VẼ PHẦN MỞ ĐẦU GIỚI THIỆU CHUNG 1. Sự cần thiết lựa chọn đề tài Người điều dưỡng trưởng khoa có năng lực đóng vai trò rất quan trọng trong sự thành công của tổ chức chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện. Với tư cách là người lãnh đạo các nhà điều dưỡng của một khoa, điều dưỡng trưởng khoa là nhân tố trung tâm trong mối tương tác giữa người bệnh, điều dưỡng viên, bác sỹ, kỹ thuật viên, các nhân viên khác và lãnh đạo bệnh viện. Họ có trách nhiệm quản lý nhân lực, vật lực, tài chính và thông tin để đảm bảo cung cấp các dịch vụ điều dưỡng có chất lượng (DeCampli, Kirby, & Baldwin, 2010). Ngày nay, vai trò của người điều dưỡng trưởng khoa được xem như một trong những vai trò khó và phức tạp nhất trong hệ thống y tế (Thrall, 2006). Quan điểm này cũng tương đồng với nghiên cứu của Chase (1994), người đã có nghiên cứu về năng lực của người điều dưỡng trưởng khoa, bà cho rằng “Điều dưỡng trưởng khoa có vai trò quản lý quan trọng vì họ có sức ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của tổ chức y tế”. Sanders, Davidson, and Price (1996) chỉ ra rằng, điều dưỡng trưởng khoa là người chuyển tải các mục tiêu, sự định hướng, các tiêu chí của tổ chức y tế (bệnh viện, khoa, phòng, trung tâm điều dưỡng) từ góc độ quản lý sang thực hành lâm sàng; do đó, vị trí của người điều dưỡng trưởng khoa đòi hỏi một khả năng truyền đạt những đường lối chung và lồng ghép chúng vào quản lý và thực hành lâm sàng trong khi đó đồng thời phải xác định và quản lý kết quả đầu ra. Vai trò của người điều dưỡng trưởng là cực kỳ quan trọng bởi vì họ là người kết nối sự định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức với người cung cấp dịch vụ chăm sóc hàng ngày cho người bệnh. Họ là người chịu trách nhiệm đối với các hoạt động chăm sóc người bệnh tại khoa phòng trong suốt 24h (Beuchlin-Telutki et al, 1993; Thrall, 2006). Để hình thành và phát triển năng lực cho người điều dưỡng trưởng khoa, ở các nước phát triển, họ áp dụng rất nhiều mô hình như cung cấp kiến thức chính thống từ các trường, hay các chương trình kèm cặp hỗ trợ (mentorship), hội nghị, hội thảo v.v. Ở Việt Nam, phần lớn anh chị em đảm nhiệm chức danh này đều không có sự chuẩn bị về các kỹ năng quản lý. Thêm vào đó cách thức lựa chọn người vẫn theo truyền thống cũ, chưa thực sự chọn được người có đủ năng lực để đảm nhiệm vị trí khó khăn này. Trong năm năm trở lại đây, Bộ y tế cũng như Hội điều dưỡng đã có nhiều chương trình để bồi dưỡng, nâng cao năng lực điều dưỡng trưởng nhưng kết quả mang lại thực sự chưa có những thay đổi to lớn. Sức khỏe là vốn quý của con người. Vấn đề chăm sóc sức khỏe ngày càng được xã hội quan tâm. Theo Nghị quyết 46/NQ-TW ngày 23 tháng 2 năm 2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới là một bước phát triển trong quan điểm chăm sóc sức khoẻ nhân dân, mà chăm sóc sức khỏe là một trong những việc thuộc lĩnh vực của nghề điều dưỡng, họ là những người trực tiếp tiếp xúc chăm sóc cho sức khỏe cho chúng ta.Trong tình hình đó, để nâng cao sức khỏe cho cộng 1 đồng, người trực tiếp quản lý và điều hành công việc chăm sóc phải không ngừng được nâng cao về năng lực quản lý. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đều khẳng định nhất quán mục tiêu từng bước nâng cao chất lượng công tác khám bệnh, chữa bệnh nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân và quan điểm này cần phải thể chế hóa bằng pháp luật. Đáp ứng tình hình đó, người điều dưỡng trưởng khoa cũng là những cán bộ y tế phải nâng cao năng lực chuyên môn, hiểu biết luật pháp để từng bước khẳng định vị thế của mình trong bệnh viện và ngoài xã hội. Về lý luận cho đến thời điểm hiện tại, chưa có khung năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa cho ngành y nói chung và bệnh viện Việt Đức nói riêng. Mặt khác, cũng chưa có nghiên cứu về năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa cho ngành y nói chung và riêng cho bệnh viện Việt Đức. Chính vì cơ sở đó mà tác giả lựa chọn đề tài "Nâng cao năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa tại bệnh viện Việt Đức" làm luận văn thạc sỹ. 2. Tổng quan nghiên cứu 2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về năng lực, và năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa, phải kể đến nghiên cứu của Linda Kay Chase (2010), “Nurse manager competencies” trong đó tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về năng lực quản lý của các nhà quản lý điều dưỡng trong bệnh viện. Tác giả còn xây dựng được bộ công cụ đánh giá quản lý điều dưỡng, và xếp hạng các nhà quản lý điều dưỡng. Tiếp đến phải kể đến nghiên cứu của Brooks BA, Barrett S (1998), "Core competencies for outcomes management in nursing" trong đó tác giả đã mô tả khung năng lực quản lý cốt lõi cho các nhà quản lý điều dưỡng. Tuy nhiên, đề tài này mới chỉ dừng lại ở đối tượng là các nhà quản lý điều dưỡng nói chung chứ chưa đề cập đến năng lực của điều dưỡng trưởng khoa. Một đề tài khác của Connelly LM,Yoder LH, Miner-Wiliams D(2003), “A qualitave study of change nurse compentencies”. Tác giả đã nêu được các yếu tố ảnh hưởng tới sự thay đổi năng lực của các nhà điều dưỡng, và cũng khái quát được cơ sở cấu thành năng lực điều dưỡng. Đề tài này tập trung vào năng lực của điều dưỡng viên. Tác giả Caroll TL (2005) trong “Leadership skills andattibeuts of women and nurse executives; challenges for 21 st century” đã mô tả các kỹ năng của người điều dưỡng trưởng, nhưng chưa đưa ra yếu tố cấu thành năng lực của họ, cũng như đối tượng nghiên cứu cũng chỉ tập trung vào nữ giới. Tại Hoa Kỳ, điều dưỡng đang gặp phải một áp lực vì phải chăm sóc quá nhiều bệnh nhân, dẫn đến những sai sót không mong muốn mà những sai sót đó có thể phòng ngừa 2 được. Người ta cho rằng để xảy ra biến chứng, kéo dài thời gian nằm viện hay gia tăng sự tái nhập viện của người bệnh là hậu quả của việc thiếu nhân lực điều dưỡng. Bằng những kết quả nghiên cứu thu được, các nhà y học danh tiếng của Mỹ đã khẳng định tầm quan trọng của tỷ lệ tối thiểu điều dưỡng/ bệnh nhân để đảm bảo an toàn cho người bệnh. Nghiên cứu của Health Grades công bố tháng 5 năm 2005 cho thấy: Hàng năm có hơn 195.000 bệnh nhân chết một cách vô ích tại các bệnh viện do các biến chứng liên quan trực tiếp đến việc thiếu điều dưỡng, mà nguyên nhân chính của những tử vong này là thất bại trong ứng cứu. Điều đó liên quan trực tiếp đến năng lực chuyên môn của điều dưỡng và người quản lý điều dưỡng, trong đó có điều dưỡng trưởng khoa. Một nghiên cứu khác của Học viện Khoa học Y học quốc gia Mỹ đã chỉ ra rằng: “ Năng lực điều dưỡng trưởng ảnh hưởng tới những kết quả đầu ra và sự an toàn của người bệnh”. Việc theo dõi không đầy đủ, thiếu phương tiện làm việc và sự quá tải công việc trong khi số lượng quản lý điều dưỡng chuyên nghiệp quá thiếu. Điều này liên quan tới sự gia tăng tỷ lệ tử vong và thương tổn cho người bệnh đã giết chết 98.000 bệnh nhân ở Mỹ mỗi năm, trong khi những sai sót y tế nói trên có khả năng phòng ngừa được. Các nghiên cứu này đã cho ta thấy được năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng chăm sóc, điều trị người bệnh tại bệnh viện. 2.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Nghiên cứu của Vi Nguyệt Hồ và Phạm Đức Mục (2005) về “Hiện trạng nguồn nhân lực điều dưỡng, những thách thức và tương lai người điều dưỡng Việt Nam” đã cho thấy vị trí và những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua. Về vị trí: điều dưỡng là lực lượng tạo ra sự thay đổi tích cực trong hệ thống Y tế. Với số lượng 64.397 điều dưỡng có ở khắp mọi nơi trong hệ thống y tế, cận kề với người bệnh trong bệnh viện, gần gũi với người dân trong cộng đồng. Trách nhiệm của người điều dưỡng rất đa dạng, đặc biệt là ở những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa nơi không có bác sỹ. Điều dưỡng là những cán bộ y tế đầu tiên tiếp xúc với người bệnh nghèo ở bệnh viện và người dân ở cộng đồng nên nhiều nước trên Thế giới đã chọn người điều dưỡng là công cụ chiến lược để thực hiện chính sách công bằng y tế .Tác giả đã đưa ra được các giải pháp khá cụ thể về phát triển nguồn nhân lực điều dưỡng. Tuy vậy đề tài cũng chỉ dừng lại ở vấn đề phát triển nguồn nhân lực điều dưỡng viên. Tác giả Đỗ Đình Xuân và cộng sự (2008), ” Đánh giá thực trạng năng lực của điều dưỡng trưởng khoa tại các bệnh viện”. Đề tài này tác giả nêu được các yếu tố liên quan đến năng lực của điều dưỡng trưởng khoa và đánh giá thực trạng năng lực của điều dưỡng trưởng khoa tại các bệnh viện. Nhưng chưa đưa ra cơ sở lý luận về năng lực của điều dưỡng trưởng khoa và đặc biệt là khung năng lực của đội ngũ này. Trong một đề tài cấp bộ, chủ nhiệm đề tài - Lê Thị Bình, cơ quan chủ trì đề tài - Bệnh 3 Viện Bạch Mai (2008),” Khảo sát thực trạng năng lực điều dưỡng làm việc tại một số bệnh viện để cải tiến chương trình, phương pháp đào tạo và nâng cao hiệu quả điều trị và chăm sóc người bệnh” Nghiên cứu chỉ hướng tới việc đánh giá năng lực làm việc của một nhóm đối tượng là điều dưỡng viên, chưa khảo sát được năng lực của các điều dưỡng trưởng khoa. Đề tài cũng dừng lại ở vấn đề năng lực chuyên môn chứ không đề cập đến quản lý điều dưỡng. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa. - Xây dựng khung năng lực quản lý cho điều dưỡng trưởng khoa bệnh viện Việt Đức. - Đánh giá năng lực quản lý của các điều dưỡng trưởng khoa bệnh viện Việt Đức. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực quản lý cho các điều dưỡng trưởng khoa của bệnh viện Việt Đức. 4. Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện các mục tiêu nêu trên, luận văn cần trả lời các câu hỏi cơ bản sau: - Năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa là gì? Năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa được đo bằng các tiêu chí nào? Các bộ phận cấu thành năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa? Năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa chịu ảnh hưởng của các yếu tố cơ bản nào? - Thực trạng năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa ra sao? - Cần phải làm gì để nâng cao năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa tại bệnh viện Việt Đức? 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Năng lực quản lý của các điều dưỡng trưởng khoa bệnh viện Việt Đức. - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa được xem xét theo cách tiếp cận của Hiệp hội Điều dưỡng Mỹ, bao gồm năng lực thực hành quản lý, và tiêu chuẩn hành nghề chuyên môn và quản lý. + Về không gian: Luận văn nghiên cứu năng lực quản lý của tất cả các điều dưỡng trưởng khoa tại bệnh viện Việt Đức, bao gồm các khoa lâm sàng và cận lâm sàng. + Về thời gian: Dữ liệu thứ cấp được thu thập cho giai đoạn 2006 – 2011. Điều tra được tiến hành vào tháng 5/2012 đến hết tháng 6/2012. Các giải pháp được đề xuất cho giai đoạn đến năm 2020. 4 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Khung lý thuyết Hình 1. Khung lý thuyết của luận văn 6.2. Quy trình nghiên cứu Tác giả đã sử dụng nghiên cứu định tính và định lượng theo các bước sau: Bước 1: Nghiên cứu các mô hình lý thuyết về năng lực quản lý, từ đó xây dựng khung lý thuyết về năng lực của điều dưỡng trưởng khoa bệnh viện Việt Đức. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý của ĐDTK Các yếu tố bên trong bệnh viện Các yếu tố bên ngoài bệnh viện Yêu cầu năng lực quản lý đối với ĐDTK Các tiêu chuẩn thực hành quản lý Các tiêu chuẩn hành nghề chuyên môn và quản lý Thực trạng năng lực quản lý ĐDTK Về thực hành quản lý Về đáp ứng tiêu chuẩn hành nghề chuyên môn và quản lý Các giải pháp nâng cao năng lực quản lý của ĐDTK Năng lực quản lý của ĐDTK đáp ứng yêu cầu 5 Bước 2: Làm rõ yêu cầu năng lực của điều dưỡng trưởng khoa bệnh viện Việt Đức thông qua: khung lý thuyết về năng lực của điều dưỡng trưởng khoa, số liệu thống kê, phỏng vấn sâu 1 lãnh đạo bộ Y Tế, 3 người trong ban giám đốc Bệnh viện, 3 chủ nhiệm khoa, 10/30 điều dưỡng trưởng khoa, 10 điều dưỡng trong bệnh viện để làm rõ yêu cầu năng lực đối với điều dưỡng trưởng khoa trong bệnh viện Việt Đức, mức độ quan trọng của từng tiêu chí trong khung năng lực. Bước 3: Thiết kế phiếu điều tra: Các tiêu chí điều tra đưa ra dựa trên khung năng lực của điều dưỡng trưởng khoa bệnh viện Việt Đức nhằm đánh giá năng lực quản lý và đánh giá mức độ yêu cầu về năng lực quản lý của các tiêu chí đối với điều dưỡng trưởng khoa. Bước 4: Khảo sát: Phát phiếu và thu thập phiếu điều tra: Mẫu phiếu điều tra đã phát cho 30 điều dưỡng trưởng khoa của Bệnh viện, 16 chủ nhiệm khoa là người trực tiếp quản lý các điều dưỡng trưởng khoa, 100 điều dưỡng đang làm việc tại các khoa. Các mức độ năng lực được sắp xếp từ 01 – 05 điểm. 01 điểm: Rất thấp; 02 điểm: Thấp; 03 điểm: Trung bình; 04 điểm: Cao ; 05 điểm: Rất cao. Mức độ quan trọng của các yếu tố cấu thành năng lực được sắp xếp từ 01 – 05 điểm. 01 điểm: Rất không quan trọng; 02 điểm: Không quan trọng; 03 điểm: Quan trọng trung bình; 04 điểm: Khá quan trọng; 05 điểm: Rất quan trọng. Bước 5: Phân tích số liệu: Kết quả điều tra được tập hợp ở các bảng so sánh với các tiêu chí khác nhau làm căn cứ đánh giá năng lực điều dưỡng trưởng khoa bệnh viện Việt Đức. Khi đã xác định được mức độ của từng năng lực và mức độ của năng lực hiện tại, từ đó sẽ xác định khoảng cách giữa hai mức độ này, tác giả sẽ tiến hành phỏng vấn sâu một số nhà quản lý, điều dưỡng trưởng khoa và điều dưỡng viên nhằm xác định nguyên nhân của các điểm yếu trong năng lực quản lý để làm cơ sở cho các giải pháp nâng cao năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa. 7. Kết cấu luận văn Phần mở đầu Chương I: Cơ sở lý luận về năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa trong bệnh viện Chương II: Đánh giá năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa tại bệnh viện Việt Đức Chương III: Một số giải pháp nâng cao năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa tại bệnh viện Việt Đức Kết luận CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA ĐIỀU DƯỠNG TRƯỞNG KHOA BỆNH VIỆN 6 1.1. Điều dưỡng trưởng khoa 1.1.1. Điều dưỡng và các nhà điều dưỡng trong bệnh viện 1.1.1.1. Điều dưỡng trong bệnh viện Khái niệm điều dưỡng: Điều dưỡng trong bệnh viện là hoạt động chăm sóc , hỗ trợ người bệnh để đáp ứng các nhu cầu cơ bản của họ và nhanh chóng đưa họ từ trạng thái bệnh về trạng thái bình thường. Các hoạt động hỗ chăm sóc đó là: Đảm bảo người bệnh được thở tốt, ăn uống đầy đủ, bài tiết tốt và vận động được được hỗ trợ. Đảm bảo người bệnh được ngủ và nghỉ ngơi, mặc quần áo thích hợp. Người bệnh được duy trì thân nhiệt, được hỗ trợ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Người bệnh đến bệnh viện phải được chăm sóc an toàn. Họ được giao tiếp bình thường và được tôn trọng tựu do tín ngưỡng. Các quan niệm khác nhau về điều dưỡng: Theo Florent Nighttigale 1860: điều dưỡng là hoạt động sử dụng môi trường của người bệnh để hỗ trợ sự phục hồi sức khỏe của họ. Theo Virginia Handerson 1960: Điều dưỡng là các hoạt động hỗ trợ nâng cao hoặc phục hồi sức khỏe của người bệnh hoặc người khỏe hoặc các hoạt động hỗ trợ các cá thể sao cho họ đạt được sự độc lập càng sớm càng tốt. Dorothy Orem 1971 phát triển dịch vụ điều dưỡng trong bệnh viện trọng tâm vào các vấn đề tự chăm sóc của người bệnh. Orem cho rằng: điều dưỡng hỗ trợ người bệnh khi họ không thể tự đáp ứng các nhu cầu về thể chất, tinh thần, xã hội và sự phát triển cho chính họ. Bà đưa ra ba mức độ chăm sóc và hỗ trợ như sau: - Chăm sóc hoàn toàn: áp dụng đối với những người bệnh không có khả năng tự chăm sóc ,theo dõi và kiểm soát các hoạt động của mình. - Chăm sóc một phần : áp dụng cho những người bệnh cần hỗ trợ một phần để đáp ứng các nhu cầu hàng ngày của họ. - Chăm sóc hỗ trợ sự phát triển: hướng dẫn, tư vấn, giáo dục sức khỏe áp dụng cho những người cần học kiến thức chăm sóc. 1.1.1.2. Các nhà điều dưỡng trong bệnh viện a) Vai trò của các nhà điều dưỡng trong bệnh viện Các nhà điều dưỡng cung cấp các dịch vụ chăm sóc được thể hiện các vai trò như sau: 7 Người chăm sóc Chăm sóc là mối quan hệ giữa người với người. Mục tiêu cơ bản của người điều dưỡng là thúc đẩy sự giao tiếp, hỗ trợ người bệnh bằng hành động và bằng thái độ biểu thị sự quan tâm tới lợi ích của người bệnh và chấp nhận người bệnh là một con người. Theo Benner và Wrubel thì “Chăm sóc là yếu tố cơ bản để thực hành điều dưỡng hiệu quả”. Mọi máy móc và kỹ thuật hiện đại không thay thế được sự chăm sóc của người điều dưỡng vì các thiết bị này sẽ không tác động được tới cảm xúc và điều chỉnh hành động cho thích ứng với những nhu cầu đa dạng của mỗi cá thể. Chăm sóc là nền tảng của mọi can thiệp điều dưỡng và là một thuộc tính cơ bản của người điều dưỡng. Theo học thuyết về chăm sóc của Leiningerm thì chăm sóc là yếu tố thiết yếu của điều dưỡng, là một nét đặc biệt và là đặc tính duy nhất của điều dưỡng. Bà ta cho rằng: “không có sự chữa bệnh nào mà không có sự chăm sóc nhưng sự chăm sóc có thể diễn ra mà không có điều trị”. Bà ta còn cho rằng, chăm sóc là một hiện tượng phổ biến và rất khác nhau trong các nền văn hóa. Những khác biệt về giá trị và hành vi chăm sóc dẫn đến những khác biệt về sự mong đợi trong số những người tìm kiếm sự chăm sóc. Ví dụ, những nền văn hóa quan niệm người bệnh phát sinh ra từ bên trong cơ thể sẽ có xu hướng dùng thuốc để điều trị hơn là các nền văn hóa quan niệm bệnh là do tác nhân gây ra ở bên ngoài con người. Jen Watson cho rằng “thực hành chăm sóc là hạt nhân của nghề điều dưỡng” và đưa ra hai giả định về những giá trị của sự chăm sóc con người là: (1) chăm sóc và tình cảm tạo ra những năng lượng cơ bản về thể chất và tinh thần; (2) chăm sóc và tình cảm thiết yếu cho sự tồn tại và nuôi dưỡng con người”. Jen Watson đã đưa ra các giả thuyết về sự chăm sóc như sau: - Chăm sóc con người không chỉ có sự xúc động mà còn là sự quan tâm và những khát vọng về lòng vị tha. - Chăm sóc là quá trình tác động qua lại giữa người với người và là quan niệm đạo đức trong điều dưỡng. 8 [...]... năng lực thực hành quản lý điều dưỡng và năng lực gắn liền vởi chuyên môn điều dưỡng và Năng lực thực hành quản lý bao gồm các 17 kiến thức quản lý điều dưỡng, kỹ năng quản lý điều dưỡng, hành vi và thái độ quản lý điều dưỡng Năng lực gắn liền chuyên môn điều dưỡng là các kiến thức và kỹ năng chuyên môn về điều dưỡng, tinh thần học hỏi sáng tạo của ĐDTK 1.2.2 Các cách tiếp cận về năng lực quản lý của. .. Cách tiếp cận chung về năng lực của nhà quản lý Theo cách tiếp cận chung về năng lực của nhà quản lý, năng lực quản lý của ĐDTK bao gồm các yếu tố : Kiến thức quản lý điều dưỡng, kỹ năng quản lý điều dưỡng và thái độ quản lý của ĐDTK cùng với các hoạt động quản lý để đạt mục tiêu Cách tiếp cận chung được thể hiện qua sơ đồ sau: Kiến thức quản lý Kỹ năng quản lý Năng lực quản lý của ĐDTK Kết quả hoạt... điều dưỡng như sau: - Điều dưỡng trưởng bệnh viện: Là người điều dưỡng quản lý cấp cao nhất trong bệnh viện Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc bệnh viện đối với toàn bộ các hoạt động điều dưỡng và kết quả hoạt động của các điều dưỡng trong bệnh viện Chịu trách nhiệm đề ra chiến lược cho các hoạt động điều dưỡng - Điều dưỡng trưởng khối: Là điều dưỡng quản lý dưới quyền của điều dưỡng trưởng bệnh viện, ... giá năng lực quản lý điều dưỡng trưởng khoa 1.2.3.1 Tiêu chí đo lường năng lực quản lý điều dưỡng trưởng khoa Lý do lựa chọn mô hình để đánh giá năng lực của ĐDTK Trong các cách tiếp cận trên; cách tiếp cận thứ nhất, năng lực quản lý của ĐDTK gồm kiến thức quản lý, kỹ năng quản lý và thái độ quản lý Theo cách tiếp cận này là cách tiếp cận chung, nên mang tính thiên về vấn đề năng lực hơn là quản lý, ... của ANA làm cơ sở cho việc đánh giá năng lực ĐDTK trong bệnh viện Tiêu chí đo lường năng lực quản lý của ĐDTK Năng lực quản lý của ĐDTK trong bệnh viện đánh giá không chỉ thông qua bằng cấp mà thông qua kết quả cuối cùng của việc thực hiện nhiệm vụ quản lý của họ Như vậy, kết quả thực hiện nhiệm vụ quản lý của ĐDTK chính là năng lực quản lý của họ Người ĐDTK có năng lực quản lý phải là người quản lý. .. các nhà quản lý điều dưỡng cấp cao hay điều dưỡng trưởng bệnh viện 25 Cách tiếp cận thứ 3; theo ANA, Năng lực của ĐDTK bao gồm hai nhóm yếu tố là: Năng lực thực hành quản lý và năng lực gắn chuyên môn điều dưỡng và quản lý Theo như cách tiếp cận này đã trình bày ở trên, thì ANA đi theo quy trình ra quyết định và thực hiện quyết định của nhà quản lý điều dưỡng rất phù hợp với năng lực quản lý của ĐDTK... việc của người khác ở các cấp độ khác nhau Họ có trách nhiệm duy trì, phối hợp các hoạt động của tất cả các cá nhân trong đơn vị đạt mục tiêu Nhà quản lý điều dưỡng trong bệnh viện có thể là điều dưỡng trưởng bệnh viện, điều dưỡng trưởng khối, điều dưỡng trưởng khoa, hoặc là điều dưỡng trưởng khu vực quản lý một khu vực chuyên môn của khoa phòng Một bệnh viện nói chung có 4 cấp độ của các nhà quản lý điều. .. nhân lực tư & thiết chăm sóc bị y tế bệnh + + + + nhân + + + + quản lý Lập kế hoạch Tổ chức Lãnh đạo Kiểm tra + + + + Quản lý công tác vệ sinh và CNK bệnh viện + + + + Quản lý công tác nghiên Quản lý cứu & sự thông tin phát triển của khoa + + + + + + + + 16 Hình 1.3 Ma trận chức năng quản lý 1.2 Năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa - các cách tiếp cận 1.2.1 Khái niệm năng lực và năng lực quản lý. .. trợ người bệnh nhằm đáp ứng các nhu cầu của người bệnh Họ là những người có chức danh diều dưỡng cụ thể phân loại như sau: Theo trình độ đào tạo họ có thể là điều dưỡng trung cấp, điều dưỡng cao đẳng, điều dưỡng đại học và trên đại học Theo chuyên khoa họ có thể là điều dưỡng ngoại khoa, điều dưỡng nội khoa, điều dưỡng nhi khoa Theo cấp độ quản lý: - Điều dưỡng trưởng bệnh viện - Điều dưỡng trưởng khối... cấu thành năng lực quản lý chung Kiến thức quản lý Kiến thức quản lý của ĐDTK là tri thức khoa học về quản lý, các trường phái lý thuyết quản lý và những tri thức khác của ĐDTK để phục vụ công tác quản lý mà ĐDTK học tập hoặc tích lũy được hoặc do kinh nghiệm mang lại Kỹ năng quản lý Kỹ năng quản lý là việc vận dụng các tri thức, hiểu biết về khoa học quản lý của ĐDTK vào hoạt động quản lý trong thực . sở lý luận về năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa. - Xây dựng khung năng lực quản lý cho điều dưỡng trưởng khoa bệnh viện Việt Đức. - Đánh giá năng lực quản lý của các điều dưỡng trưởng. quản lý của điều dưỡng trưởng khoa tại bệnh viện Việt Đức Kết luận CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA ĐIỀU DƯỠNG TRƯỞNG KHOA BỆNH VIỆN 6 1.1. Điều dưỡng trưởng khoa 1.1.1. Điều dưỡng. lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa trong bệnh viện Chương II: Đánh giá năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa tại bệnh viện Việt Đức Chương III: Một số giải pháp nâng cao năng lực quản

Ngày đăng: 06/10/2014, 06:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan