ĐỀ TÀI xây DỰNG PHIẾU học tập để tổ CHỨC học SINH học tập THEO NHÓM hợp tác phần 5 DI TRUYỀN học

83 465 1
ĐỀ TÀI xây DỰNG PHIẾU học tập để tổ CHỨC học SINH học tập THEO NHÓM hợp tác phần 5 DI TRUYỀN học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng theo nhu cầu phát triển của xã hội, đưa đất nước đi lên bắt kịp với thời đại, hiện nay ngành giáo dục đang tiến hành thực hiện đổi mới trong nội dung và phương pháp giảng dạy. Theo yêu cầu mới hiện nay giáo viên không còn giữ tư tưởng “lấy nội dung làm mục đích cho việc dạy học” mà phải làm sao có thể phát huy tối đa tính tích cực, tự chủ, tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh. Thông qua bài giảng giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, dạy cho các em cách tự học và học tập lẫn nhau, rèn luyện khả năng làm việc trong tập thể, phát huy được vai trò của nhóm, tập thể. Hình thành ở các em thói quen tư duy, khả năng diễn đạt, tiếp thu và trao đổi ý kiến trong tập thể. Từ những yêu cầu trên cho thấy việc tổ chức học sinh học tập theo nhóm hợp tác là ưu điểm nhất và phương tiện tối ưu cho cách học này là sử dụng “ phiếu học tập”. Phiếu học tập là loại phương tiện đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao trong dạy học, chính vì thế nó luôn được quan tâm và khuyến khích sử dụng. Tuy nhiên, để có thể phát huy hết vai trò của loại phương tiện này thì cần có sự đầu tư nhiều ở giáo viên cả trong khâu xây dựng và vận dụng, nhất là trong giai đoạn hiện nay đây hãy còn là một loại phương tiện rất mới. Từ những nhận định trên tôi quyết định chọn đề tài này, với mong muốn thông qua việc thực hiện đề tài có thể đi trước một bước “ Xây dựng phiếu học tập để tổ chức học sinh học tập theo nhóm hợp tác cho phần di truyền học, chương trình thí điểm trung học phổ thông Ban Khoa Học Tự Nhiên, Sinh học 12”, góp phần hoàn thành việc xây dựng phiếu học tập cho chương trình thí điểm trung học phổ thông. Đồng thời còn nhằm vào mục đích có thể thông qua việc thực hiện đề tài nắm rõ hơn về cách thức xây dựng, vận dụng loại phương tiện mới này, cũng như có thể mở rộng kiến thức về phương pháp dạy học chuẩn bị cho công tác giảng dạy khi ra trường. Tuy nhiên do giới hạn về thời gian cũng như kinh nghiệm bản thân nên đề tài không khỏi những thiếu sót, khuyết điểm. Rất mong được sự thông cảm, đóng góp ý kiến của quí thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. PHẦN II: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1. CÁC ĐỊNH HƯỚNG TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC Trước khi đi vào nội dung chính của vấn đề, chúng ta hãy điểm qua 5 định hướng của Mazano là những định hướng cho một chiến lược dạy học mới, nhằm đạt được hai tiêu chí lớn của quá trình dạy học là làm thế nào để học sinh vừa nắm vững tri thức đồng thời phát triển tư duy. 1.1. Định hướng 1:Tạo bầu không khí học tập tích cực Các nhà tâm lí học coi không khí học tập là những nhân tố bên trong như: thái độ học tập, nhận thức về việc học của học sinh. Có hai yếu tố ảnh hưởng đến tinh thần, tâm lí của người học là cảm giác được chấp nhận và cảm giác dễ chịu, thoải mái trong lớp học. Để nuôi dưỡng thái độ và sự nhận thức tích cực về học tập ở học sinh, giáo viên phải tạo ở các em cảm giác có được sự quan tâm của giáo vi

Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyệt Kiều PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng theo nhu cầu phát triển của xã hội, đưa đất nước đi lên bắt kịp với thời đại, hiện nay ngành giáo dục đang tiến hành thực hiện đổi mới trong nội dung và phương pháp giảng dạy Theo yêu cầu mới hiện nay giáo viên không còn giữ tư tưởng “lấy nội dung làm mục đích cho việc dạy học” mà phải làm sao có thể phát huy tối đa tính tích cực, tự chủ, tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh Thông qua bài giảng giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, dạy cho các em cách tự học và học tập lẫn nhau, rèn luyện khả năng làm việc trong tập thể, phát huy được vai trò của nhóm, tập thể Hình thành ở các em thói quen tư duy, khả năng diễn đạt, tiếp thu và trao đổi ý kiến trong tập thể Từ những yêu cầu trên cho thấy việc tổ chức học sinh học tập theo nhóm hợp tác là ưu điểm nhất và phương tiện tối ưu cho cách học này là sử dụng “ phiếu học tập” Phiếu học tập là loại phương tiện đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao trong dạy học, chính vì thế nó luôn được quan tâm và khuyến khích sử dụng Tuy nhiên, để có thể phát huy hết vai trò của loại phương tiện này thì cần có sự đầu tư nhiều ở giáo viên cả trong khâu xây dựng và vận dụng, nhất là trong giai đoạn hiện nay đây hãy còn là một loại phương tiện rất mới Từ những nhận định trên tôi quyết định chọn đề tài này, với mong muốn thông qua việc thực hiện đề tài có thể đi trước một bước “ Xây dựng phiếu học tập để tổ chức học sinh học tập theo nhóm hợp tác cho phần di truyền học, chương trình thí điểm trung học phổ thông- Ban Khoa Học Tự Nhiên, Sinh học 12”, góp phần hoàn thành việc xây dựng phiếu học tập cho chương trình thí điểm trung học phổ thông Đồng thời còn nhằm vào mục đích có thể thông qua việc thực hiện đề tài nắm rõ hơn về cách thức xây dựng, vận dụng loại phương tiện mới này, cũng như có thể mở rộng kiến thức về phương pháp dạy học chuẩn bị cho công tác giảng dạy khi ra trường Tuy nhiên do giới hạn về thời gian cũng như kinh nghiệm bản thân nên đề tài không khỏi những thiếu sót, khuyết điểm Rất mong được sự thông cảm, đóng góp ý kiến của quí thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn 1 Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyệt Kiều PHẦN II: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1 CÁC ĐỊNH HƯỚNG TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC Trước khi đi vào nội dung chính của vấn đề, chúng ta hãy điểm qua 5 định hướng của Mazano là những định hướng cho một chiến lược dạy học mới, nhằm đạt được hai tiêu chí lớn của quá trình dạy học là làm thế nào để học sinh vừa nắm vững tri thức đồng thời phát triển tư duy 1.1 Định hướng 1:Tạo bầu không khí học tập tích cực Các nhà tâm lí học coi không khí học tập là những nhân tố bên trong như: thái độ học tập, nhận thức về việc học của học sinh Có hai yếu tố ảnh hưởng đến tinh thần, tâm lí của người học là cảm giác được chấp nhận và cảm giác dễ chịu, thoải mái trong lớp học Để nuôi dưỡng thái độ và sự nhận thức tích cực về học tập ở học sinh, giáo viên phải tạo ở các em cảm giác có được sự quan tâm của giáo viên và cả của các bạn cùng lớp Học sinh sẽ bị ức chế nếu các em cảm thấy rằng mình không được giáo viên và bạn cùng lớp chấp nhận, khi đó năng lực nhận thức của em sẽ bị giảm sút Ngoài ra giáo viên còn phải tạo cho các em cảm giác thoải mái nhưng trật tự khi tham gia vào hoạt động học tập Ngoài những điều trên để học sinh nhận thức tốt về học tập, thì những nhiệm vụ học tập giao cho các em phải rõ ràng, tốt nhất là nên gắn với hứng thú các em, phải cho các em thấy được những bài tập đó là có giá trị và mình có đầy đủ tài liệu, phương tiện, thời gian, kiến thức …để hoàn thành nhiệm vụ 1.2 Định hướng 2: Thu nhận và tổng hợp kiến thức Có 2 loại kiến thức: a) Kiến thức thông báo: Là loại kiến thức sẽ trả lời câu hỏi “Nó là cái gì?” Bao gồm các kiến thức về sự kiện, khái niệm, sự vật, hiện tượng, qui luật, thuyết… Ví dụ: Thuyết tiến hóa của Dawin, khái niệm gen, khái niệm đột biến… Tổ chức tiếp thu kiến thức thông báo qua 3 giai đoạn: - Xây dựng ý: Ở bước này giáo viên giúp học sinh hiểu được ý nghĩa thông tin mình đang học Bằng các thông tin, khái niệm học sinh đã biết để hướng các em vào chủ đề sẽ học, làm xuất hiện ở các em nhu cầu muốn biết chủ đề sắp học và xác định 2 Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyệt Kiều được cái mình học được và cần học ở chủ đề mới này (Theo chiến lược dạy học K-W-L: know, want, learned mà Donna Ogle (1986) đã đưa ra) - Sắp xếp thông tin (ý): Hướng dẫn học sinh sắp xếp lại các ý một cách ngắn gọn, xúc tích Giúp các em nắm được kiến thức tổng quát và hiểu được những phần cụ thể, chi tiết - Lưu trữ thông tin: Học sinh không thể nhớ hết tất cả những điều mà các em đã học và cũng không cần thiết như vậy Điều cần thiết là làm sao khi gặp nó, các em hiểu nó một cách tường tận và nếu quên chi tiết thì các em cũng biết tìm nó ở đâu b) Kiến thức qui trình: Loại kiến thức này sẽ trả lời câu hỏi “Làm cái đó như thế nào?” Nó liên quan đến những tiến trình Những tiến trình này có thể (hoặc không) trình bày theo một tuyến hoặc trình bày theo từng bước Ví dụ: Cơ chế điều hòa hoạt động gen, quá trình sinh tổng hợp prôtêin… Tổ chức tiếp thu kiến thức qui trình theo 3 giai đoạn: - Xây dựng mô hình: Trước khi dạy cho học sinh một qui trình nào đó, giáo viên cần làm cho học sinh mình hiểu cấu trúc các bước làm cũng như ý nghĩa của từng bước, có thể thực hiện bằng cách: + Giới thiệu công việc sắp làm và thử cho học sinh tự nghĩ ra các bước thực hiện nó + Giáo viên đưa ra các bước làm của mình (qui trình học sinh phải học), yêu cầu các em nhận xét, so sánh hai hệ thống các bước (của học sinh và của giáo viên) - Định hình (Luyện tập để đình hình): Vì là kiến thức kĩ năng nên học sinh phải được làm dù chỉ một lần, một bước hoặc một hành động, mức độ khó dễ tùy quĩ thời gian trên lớp Giáo viên nên đưa ra những tình huống có vấn đề, những lỗi lầm học sinh có thể mắc phải trong quá trình thực hiện và sữa chữa hết những tình huống, lỗi lầm đó - Nhập tâm (Thường xuyên luyện tập): Trên cơ sở những hướng dẫn của giáo viên và việc quan sát giáo viên cũng như những người khác thực hiện qui trình, học sinh tự luyện tập tích cực và thường xuyên nhằm nâng cao kĩ năng thực hành 1.3 Định hướng 3: Phát triển tư duy thông qua việc mở rộng và tinh lọc kiến thức Có nhiều hoạt động giúp mở rộng và tinh lọc kiến thức, tuy nhiên sau đây là một số hoạt động đặc biệt thích hợp cho lĩnh vực này là: 3 Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyệt Kiều - So sánh: Nhận diện, nói rõ sự giống và khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng - Phân loại: Nhóm các sự vật, hiện tượng thành một loại trên cơ sở các đặc điểm chung của chúng - Qui nạp: Đi đến những nguyên lí hoặc những tổng quát chưa được biết từ sự quan sát hoặc phân tích - Suy diễn: Suy ra những hệ quả hay những điều kiện chưa được phát biểu từ những nguyên lí hoặc những tổng quát đã được biết - Phân tích lỗi: Nhận diện ra và nói rõ những lỗi trong suy nghĩ của bản thân và của người khác - Xây dựng sự ủng hộ: Xây dựng một hệ thống các chứng cứ cho một khẳng định - Khái quát hóa: Nhận thấy và nói rõ vấn đề cơ bản hoặc kiểu mẫu tổng quát của thông tin - Phân tích quan điểm: Nhận biết được và nói rõ quan điểm cá nhân về các vấn đề Có 2 cách thức cơ bản để mở rộng và tinh lọc kiến thức là: - Xây dựng các câu hỏi cho học sinh - Giao và hướng dẫn cho học sinh thực hiện hoạt động nào đó 1.4 Định hướng 4: Phát triển tư duy bằng việc sử dụng kiến thức có hiệu quả Một số cách để sử dụng kiến thức có hiệu quả là: - Ra quyết định: Là tiến trình sử dụng kiến thức đã học để trả lời những câu hỏi như: “ Cách tốt nhất để làm…là gì?” “Cái gì là thích hợp nhất…?” - Hoạt động điều tra: Là loại hoạt động giúp các em tập tìm tòi, phân tích để có thể khái quát hóa Có 3 loại điều tra cơ bản: + Điều tra xác định: Loại này trả lời những câu hỏi như “Những đặc tính xác định của sự vật… là gì?”; “Những tính chất quan trọng của …là gì?” + Điều tra lịch sử: Trả lời những câu hỏi như: “Vấn đề này đã xảy ra như thế nào?” và “Tại sao nó xảy ra?” + Điều tra dự đoán: Trả lời những câu hỏi như: “Cái gì sẽ xảy ra nếu….?” - Kiểm chứng bằng thực nghiệm: Đây là quá trình phát triển và kiểm tra những gì mình đã quan sát thấy hoặc để giải thích cho một phán đoán 4 Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyệt Kiều - Giải quyết vấn đề: Là quá trình mà học sinh phải vượt qua một trở ngại về tư duy trên đường đi để đạt được mục đích đã lựa chọn - Phát minh: Là quá trình tạo ra sản phẩm mới đối với bản thân 1.5 Định hướng 5: Thói quen tư duy Việc mang kiến thức đến cho người học là điều quan trọng nhưng đó không phải là mục đích quan trọng nhất của quá trình giáo dục mà tốt hơn là nên giúp học sinh phát triển các thói quen tư duy để họ tự học được bất cứ điều gì họ cần hoặc muốn để biết Có 3 phẩm chất của thói quen tư duy: - Tư duy phê phán: + Phân biệt được đúng sai trong công việc cũng như khi nhận thông tin + Phân biệt thông tin nhận được là đã rõ hay chưa + Thoáng trong tư duy, không bốc đồng + Nhạy bén với những suy nghĩ của người khác + Khi đã nhận ra thông tin sai hoặc chưa rõ thì tìm cách thiết lập lại thông tin ấy từ đầu - Tư duy tự điều chỉnh: + Biết tự kiểm soát suy nghĩ của mình + Biết sử dụng các thủ thuật tư duy + Biết lập kế hoạch cho công việc + Biết xác định và sử dụng nguồn thông tin cho công việc + Đánh giá hiệu quả các hành động của bản thân - Tư duy sáng tạo: + Có thể làm việc kiên trì + Mở rộng giới hạn kiến thức và kĩ năng + Có thể xác định chuẩn cho công việc và kiên trì với nó khi đánh giá + Cấu trúc giả thuyết trước một tình huống và biết giải quyết tình huống đó Có thể nói một cách tóm lược đây là những định hướng cho một chiến lược dạy học mới Các định hướng 2, 3, 4 vạch ra cho người giáo viên một chiến lược làm việc về nội dung bài giảng đối với học sinh: Làm thế nào để dạy cho học sinh nắm vững kiến thức cơ bản (định hướng 2), hiểu chúng một cách sâu sắc (định hướng 3), đồng thời vận dụng chúng vào thực tế để thấy được kiến thức và thực tế không có gì cách biệt (định hướng 4) Định hướng 5 chỉ rõ dạy học phải đạt được kết quả cuối cùng là biết tư 5 Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyệt Kiều duy và tư duy có hiệu quả Định hướng 1 là mở đầu cho chiến lược dạy học mới này, giúp học sinh có cảm nhận tốt khi bắt đầu chiến lược 2 HỌC THEO NHÓM HỢP TÁC Đầu tiên chúng ta cần trả lời câu hỏi: “Thế nào là học hợp tác và tại sao phải tổ chức học sinh học theo nhóm hợp tác ?” 2.1 Học hợp tác: Học hợp tác là việc sử dụng những nhóm nhỏ, qua đó học sinh cùng nhau làm việc để mở rộng tối đa việc học của họ và của cả các thành viên khác trong nhóm [Chi, 2002] Có 3 loại nhóm học hợp tác: a Nhóm học hợp tác “theo kiểu hình thức”: • Thời gian duy trì nhóm: từ 1 tiết học đến vài tuần lễ • Hình thức học hợp tác này là học sinh cùng làm việc để đạt được mục tiêu học tập chung bằng cách đảm bảo là học sinh và các bạn cùng nhóm hoàn thành tốt bài tập được giao • Hình thức học hợp tác này bảo đảm rằng học sinh tham gia tích cực vào việc sắp xếp, giải thích, tóm tắt tài liệu và vận dụng tài liệu vào các hình thức tư duy b Nhóm học hợp tác “theo kiểu informal”: • Thời gian: từ một vài phút đến một tiết học ( trong lúc đang giảng bài, hoặc đang minh họa bài học bằng cách chiếu phim … ) nhằm hướng sự chú ý của học sinh vào một tài liệu nào đó, hoặc tạo khí thế học tập trong lớp • Hình thức học tập này là: học sinh thảo luận từ 3 đến 5 phút trước và sau một bài giảng hoặc hình thức “quay sang thảo luận với bạn từ 2 đến 3 phút” trong lúc giảng • Hình thức học tập này giúp giáo viên đảm bảo rằng học sinh biết cách sắp xếp, giải thích, tóm tắt và vận dụng tài liệu vào các hình thức tư duy trong lúc đang dạy trên lớp c Nhóm học trên nền tảng hợp tác: • Thời gian: ít nhất 1 năm • Nhóm gồm các thành viên cố định và đủ mọi thành phần • Mục đích cơ bản và cho phép các thành viên giúp đỡ, khuyến khích nhau để đạt kết quả học tập tốt 6 Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyệt Kiều 2.2 Làm thế nào để tạo sự hợp tác ? Giáo viên phải xây dựng 5 yếu tố cơ bản trong một bài học 2.2.1 Phụ thuộc tích cực: Đây là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất Giao nhiệm vụ và mục tiêu cho nhóm để học sinh biết rằng chúng phải cùng nhau bơi hoặc chìm Học sinh phải thấy rằng nổ lực của từng cá nhân không những có lợi cho cá nhân đó, mà còn có lợi cho cả nhóm Đây là “cốt lõi” của việc học hợp tác Không có sự phụ thuộc tích cực, không có hợp tác 2.2.2 Trách nhiệm cá nhân và nhóm: Nhóm phải có trách nhiệm đạt được mục tiêu chung Mỗi cá nhân phải có đóng góp vào công việc cả nhóm Giáo viên có thể khuyến khích tinh thần trách nhiệm cá nhân của học sinh bằng một số biện pháp sau:  Kiểm tra từng học sinh  Kiểm tra ngẩu nhiên một học sinh ở mỗi nhóm để trả lời câu hỏi hoặc giải thích tài liệu cho lớp  Cho học sinh tự giám sát bằng cách điền vào phiếu giám sát tinh thần trách nhiệm cá nhân.[Chi, 2002] Phiếu giám sát tinh thần trách nhiệm cá nhân Tên:………………… Tên nhóm: …… Ngày:……………… Môn học: …… Hôm nay tôi có đóng góp vào công việc của nhóm không? Có……Không……… Đóng góp thế nào? Hôm nay tôi có đạt được mục tiêu học tập của riêng tôi không? Có…… Không……… Mục tiêu học tập của tôi là:……………………………………………… Những điều tôi đã đạt được:……………………………………………… …………………………………………………………………………… Có điều gì tôi cần làm để nâng cao tinh thần trách nhiệm:……………… …………………………………………………………………………… Mục tiêu tinh thần trách nhiệm sắp tới của tôi là:………………………… …………………………………………………………………………… 7 Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyệt Kiều 2.2.3 Tương tác mặt đối mặt: Các nhóm học hợp tác vừa là một hệ thống giúp đỡ học đường, vừa là một hệ thống giúp đỡ cá nhân Học sinh phát huy việc học của nhau bằng cách giải thích cho nhau nghe các biện pháp giải quyết vấn đề, truyền đạt kiến thức hiểu biết của mình cho bạn học, thảo luận bản chất các khái niệm đang học và liên hệ việc học đã qua với những gì đang học ở hiện tại 2.2.4 Các kĩ năng làm việc theo nhóm nhỏ: Các thành viên trong nhóm phải biết cách lãnh đạo có hiệu quả, quyết định, xây dựng niềm tin, giao tiếp, xử lí xung đột Để hoạt động có hiệu quả các em phải biết phân công vai trò cho các bạn trong nhóm và mỗi em làm tốt vai trò của mình, cần có sự luân phiên vai trò giữa các thành viên trong nhóm Các vai trò cơ bản là: o o Người trưởng nhóm: Người lãnh đạo cả nhóm làm nhiệm vụ Người ghi chép: Ghi chép các ý kiến thảo luận của nhóm trên tờ giấy bài làm o Người tính giờ: Xem đồng hồ và kiểm tra tiến độ làm việc của o Người quan sát: Ghi nhận và nhận xét cho cả nhóm biết các thành nhóm viên trong nhóm đã làm việc và hợp tác với nhau như thế nào o Người quản lí tài liệu: Kiểm tra và bảo đảm rằng nhóm đã có đủ tài liệu cần thiết 2.2.5 Đánh giá kiểm điểm nhóm: Nhóm cần xem xét các hoạt động nào của thành viên có ích và không có ích và nhóm phải quyết định những hành vi nào nên tiếp tục phát huy và những hành vi nào cần thay đổi 2.3 Tại sao cần học hợp tác? Từ những đặc điểm và yêu cầu cơ bản của việc học hợp tác đã cho thấy những lợi ích của cách học này mà không cách học nào có được 2.3.1 Nổ lực để thành công lớn hơn: Sự lệ thuộc tích cực vào nhau trong việc hoàn thành mục tiêu chung là yếu tố thúc đẩy mọi thành viên cùng tiến bộ Các em học hỏi lẫn nhau và phấn đấu vì mục tiêu 8 Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyệt Kiều chung của cả nhóm Các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng khi học sinh cùng hợp tác học, thành tích và năng suất sẽ cao hơn so với khi học sinh cạnh tranh hay làm việc riêng lẻ 2.3.2 Quan hệ tốt đẹp giữa các học sinh: Việc học hợp tác yêu cầu mỗi thành viên phải có tinh thần trách nhiệm đối với công việc chung của cả nhóm Qua đó đã tạo giữa các em mối quan hệ có trách nhiệm, đây cũng là yếu tố cần thiết góp phần vào sự thành công của các em sau này Trong quá trình hợp tác, tiếp xúc mặt đối mặt, cùng trao đổi thông tin, sự quan tâm, giúp đỡ nhau đã vun đắp cho các em tình bạn tốt đẹp Trong quá trình này mọi học sinh đều được đối xử như nhau, không có sự phân biệt về trình độ học lực, các học sinh yếu vẫn có thể được yêu mến, coi trọng Chính những điều này sẽ tạo cho các em cảm giác được các bạn cùng lớp chấp nhận, góp phần tạo nên bầu không khí học tập trong lớp học, đây là yếu tố ảnh hưởng lớn đến thái độ và sự nhận thức tích cực về học tập của học sinh, mà không ai có thể không thừa nhận rằng: “học sinh sẽ khó có thể thành công trong học tập nếu thiếu thái độ và sự nhận thức tích cực trong học tập” 2.3.3 Sự lành mạnh thoải mái về mặt tâm lý: Việc cùng nhau hợp tác học tập sẽ tạo cho các em sự vui tươi, thoải mái, điều chỉnh được cái tôi sao cho phù hợp với tập thể Cũng trong quá trình này học sinh có điều kiện thực hành, rèn luyện các kĩ năng giao tiếp hợp tác trong nhóm, nó đòi hỏi học sinh: phải hiểu và tin nhau, truyền đạt thông tin một cách chính xác, chấp nhận và ủng hộ nhau, biết giải quyết xung đột theo cách xây dựng Qua đó giúp học sinh phát triển khả năng giao tiếp, phát huy lòng tự trọng, khả năng đương đầu với mọi khó khăn trở ngại và sự căng thẳng  Tóm lại việc học hợp tác sẽ mang lại các kết quả mà các cách học khác không thể mang lại được Nó không những giúp học sinh giành được kiến thức, tiến bộ trong học tập mà còn là bước chuẩn bị để các em làm quen với công việc, với cuộc sống xã hội Tuy nhiên đây mới chỉ là lí thuyết, điều quan trọng là ở chỗ chúng ta vận dụng nó vào giảng dạy như thế nào cho hiệu quả Nhất là trong giai đoạn hiện nay, việc học hợp tác đối với chúng ta hãy còn mới mẽ Học sinh của chúng ta đã quen với cách học truyền thống: vào lớp là để nghe thầy giảng, chép bài và học thuộc thế là đủ, không cần biết bạn mình học như thế nào, hiểu vấn đề đó ra sao có giống mình hay có gì mới không? Một số cá nhân thì ngấm ngầm cạnh tranh nhau, việc này cũng giúp các em tiến bộ nhưng sẽ tốt hơn nếu các em hợp tác với nhau để cùng tiến bộ, các em còn nhút nhát, 9 Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyệt Kiều thiếu kĩ năng hợp tác Hơn nữa giáo viên chúng ta cũng chưa quen với cách thức tổ chức học tập mới này, vì vậy đòi hỏi cần phải có một kế hoạch cụ thể với các phương pháp, phương tiện phù hợp để tổ chức hoạt động học tập có hiệu quả 3 DẠY HỌC NÊU VẤN ĐỀ: 3.1 Bản chất dạy học nêu vấn đề: 3.1.1 Kiểu dạy học nêu vấn đề: - Kiểu dạy học nêu vấn đề là tập hợp nhiều PPDH cụ thể nhằm tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh theo con đường hình thành và giải quyết vấn đề - Kiểu phương pháp này được tiến hành theo một cấu trúc mà trong đó mọi hoạt động của thầy đều hướng vào một mục đích là kích thích và hổ trợ để học sinh tìm kiếm lời giải của bài toán, giữ nhiệm vụ trung tâm, (“bài toán” ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, tức là một nhiệm vụ học tập, bài toán nhận thức hay tình huống học tập) Bài toán nhận thức có thể được xây dựng trên cơ sở một PPDH cụ thể nào đó như diễn giảng, thuyết trình, thí nghiệm…Lúc đó các phương pháp này được gọi là diễn giảng nêu vấn đề, thí nghiệm nêu vấn đề… 3.1.2 Tình huống có vấn đề: Tình huống có vấn đề là trạng thái tâm lí độc đáo của chủ thể, nó xuất hiện khi chủ thể chưa biết cách giải thích hiện tượng, sự kiện, quá trình trong thực tế, khi chủ thể chưa thể đạt tới mục đích bằng cách thức hành động quen thuộc [Lộc, 2002] Học sinh trong quá trình nhận thức vốn tri thức chung của nhân loại, đã vấp phải tình huống giữa vốn hiểu biết của bản thân với nội dung một khái niệm, qui luật mới nào đó thì sẽ xuất hiện vấn đề, đó là vấn đề học tập [Thắng,2000] Trong dạy học, tình huống có vấn đề có thể hiểu là trạng thái tâm lí trong đó học sinh nhận thức vấn đề, mong muốn giải quyết vấn đề với sự nổ lực nhất định Trong quá trình dạy học, vấn đề học tập đưa ra cần phải phù hợp với khả năng học sinh, có tỉ lệ hợp lí giữa cái đã biết và cái chưa biết Nếu vấn đề quá dễ hoặc quá khó đều không mang lại hiệu quả 3.2 Cấu trúc dạy học nêu vấn đề: Tình huống có vấn đề 1.Nêu vấn đề Phát biểu vấn đề 10 Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyệt Kiều Lệnh là câu hỏi ngắn gọn nhằm hướng học sinh liên hệ thực tế mở rộng hiểu biết trong việc tạo giống mới bằng gây đột biến, giáo viên có thể cho học sinh thảo luận trao đổi thông tin với nhau nhưng không cần xây dựng thành phiếu học tập 4.4.2 Vận dụng phiếu học tập:  Bộ 1: Có 1 phiếu KĨ THUẬT CHUYỂN GEN  Mục tiêu: - Về kiến thức: Giúp học sinh khám phá ra các bước chủ yếu trong kĩ thuật chuyển gen - Về kĩ năng: Phát triển kĩ năng quan sát, phân tích hình, tổng hợp kiến thức thông qua việc tìm ra các bước chủ yếu trong kĩ thuật chuyển gen, tăng cường kĩ năng hoạt động nhóm  Ý đồ phương pháp: Lệnh ở SGK chỉ yêu cầu học sinh cho biết kĩ thuật chuyển gen có mấy bước chủ yếu, chưa đạt được mục tiêu đề ra nên được thay đổi như sau: “Quan sát hình 25.1, em hãy mô tả các bước chủ yếu trong kĩ thuật chuyển gen” Phiếu có thể được sử dụng trong dạy học khám phá tìm ra kiến thức mới  Hoạt động của giáo viên: Tổ chức học sinh thảo luận và bao quát lớp * Chú ý: Cần gợi ý cho các em dựa vào 6 bước ghi trên sơ đồ, học sinh tổng hợp tìm ra các bước chủ yếu trong kĩ thuật chuyển gen  Tổ chức học sinh: Mỗi nhóm 2-3 học sinh, thảo luận trong 3-4 phút Sau đó giáo viên gọi đại diện một nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét bổ sung, giáo viên chỉnh sữa hoàn chỉnh bài học  Nội dung phiếu học tập- Phiếu trả lời: (Phần phụ lục)  Bộ 2: Không có phiếu học tập 4.5 Bài 26: 4.5.1 Phân tích và chọn lệnh:  Bộ 1: CÔNG NGHỆ GEN (TIẾP THEO) Có 2 lệnh: 69 Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyệt Kiều  Lệnh 1: Em có thể cho biết thêm một số ứng dụng công nghệ gen trong chọn giống vi sinh vật Lệnh là câu hỏi ngắn gọn, hướng học sinh liên hệ thực tế nắm bắt thông tin, giáo viên có thể cho học sinh thảo luận trao đổi thông tin đưa thêm nhiều ứng dụng nhưng không cần xây dựng thành phiếu học tập  Lệnh 2: Từ sơ đồ hình 26, em hãy: - Mô tả hai phương pháp tạo bò chuyển gen - So sánh đặc điểm của hai phương pháp - Cho biết chọn giống động vật bằng kĩ thuật di truyền có ưu thế gì hơn so với tạo giống mới bằng các biện pháp thông thường Lệnh chứa đựng nội dung kiến thức mới là việc ứng dụng kĩ thuật di truyền trong chọn giống động vật, có hình ảnh minh họa sinh động, thích hợp xây dựng thành phiếu học tập để tổ chức học sinh học theo nhóm hợp tác, góp phần tạo bầu không khí học tập tích cực, đồng thời có thể khắc sâu kiến thức và phát triển được một số kĩ năng học tập  Bộ 2: PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC ( Bài này không bố trí lệnh) 4.5.2 Vận dụng phiếu học tập:  Bộ 1: Có 1 phiếu CÔNG NGHỆ GEN (TT)  Mục tiêu: - Về kiến thức: Học sinh mô tả được hai phương pháp tạo bò chuyển gen, nêu được điểm giống và khác nhau giữa hai phương pháp Từ đó rút ra phương pháp ứng dụng kĩ thuật di truyền trong chọn giống động vật và thấy được ưu thế của những phương pháp này trong chọn giống - Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, mô tả qua việc dựa vào hình mô tả hai phương pháp tạo bò chuyển gen, phát triển năng lực so sánh qua việc so sánh hai phương pháp, tăng cường kĩ năng hoạt động nhóm  Ý đồ phương pháp: Lệnh có hình ảnh minh họa rõ ràng, yêu cầu lệnh phù hợp với mục tiêu đề ra nên được giữ nguyên là vấn đề học tập trên phiếu Phiếu có thể được sử dụng trong dạy học khám phá, tổ chức học sinh tìm ra kiến thức mới  Hoạt động của giáo viên: 70 Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyệt Kiều Yêu cầu học sinh không xem SGK, quan sát kĩ hình và trả lời câu hỏi bên dưới, tổ chức học sinh thảo luận và bao quát lớp  Tổ chức học sinh: Mỗi nhóm 2-3 học sinh, thảo luận trong 5-6 phút Sau đó giáo viên gọi đại diện một nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét bổ sung, giáo viên chỉnh sữa tổng kết bài học  Nội dung phiếu học tập- Phiếu trả lời: (Phần phụ lục)  Bộ 2: Không có phiếu học tập 5 CHƯƠNG V: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI 5.1 Bài 27: 5.1.1 Phân tích và chọn lệnh:  Bộ 1: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN NGƯỜI Có 2 lệnh:  Quan sát hình 27.1, hãy cho biết: - Gen gây bệnh nằm trên nhiễm sắc thể X, căn cứ vào phả hệ xác định nó là gen trội hay gen lặn - Viết kiểu gen của các cá thể 4 và 8 Lệnh không những liên quan đến kiến thức mới là sơ đồ phả hệ mà còn liên quan đến kiến thức đã học ở bài “Di truyền liên kết giới tính”, có thể xây dựng thành phiếu học tập để tổ chức học sinh học theo nhóm hợp tác, vừa tổ chức học sinh tiếp thu tốt kiến thức mới, ôn lại kiến thức cũ, vừa có thể tạo được bầu không khí học tập tích cực cho lớp học  Lệnh 2: Phân biệt đồng sinh cùng trứng và khác trứng Nội dung này học sinh đã được học kĩ ở lớp 9, câu lệnh lại ngắn gọn, không có hình ảnh hay sơ đồ minh họa, giáo viên có thể hỏi trực tiếp học sinh không cần xây dựng thành phiếu học tập để tổ chức học sinh học theo nhóm hợp tác  Bộ 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN NGƯỜI Có 3 lệnh:  Lệnh 1: Phương pháp phả hệ là gì? Lệnh là câu hỏi ôn lại khái niệm phương pháp phả hệ mà học sinh đã được học ở lớp 9, giáo viên có thể hỏi trực tiếp học sinh không cần xây dựng thành phiếu học tập để tổ chức học sinh học theo nhóm hợp tác 71 Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyệt Kiều  Lệnh 2: Các kí hiệu thường dùng trong xây dựng phả hệ? - Để viết kiểu gen cho mỗi người trong phả hệ người ta sử dụng các kí hiệu sau: PP da màu bình thường, P- da bình thường nhưng không biết có phải đồng hợp hay không, Pp người bình thường mang gen bệnh, pp người mắc bệnh bạch tạng - Giải thích vì sao II-3 và II-4 phải là các thể dị hợp mang gen lặn Lệnh này có mục đích tương tự lệnh 1 ở bộ 1, nhưng lệnh ở bộ 1 được trình bày rõ ràng hơn nên phiếu học tập được xây dựng theo lệnh ở bộ 1, không thiết lập phiếu cho lệnh này  Lệnh 3: Thế nào là người đồng sinh? Phân biệt người đồng sinh cùng trứng và người đồng sinh khác trứng Đây là nội dung học sinh đã được học kĩ ở lớp 9, lệnh không có hình ảnh minh họa, giáo viên có thể hỏi trực tiếp học sinh không cần xây dựng thành phiếu học tập để tổ chức học sinh học theo nhóm hợp tác 5.1.2 Vận dụng phiếu học tập:  Bộ 1: Có 1 phiếu PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHẢ HỆ  Mục tiêu: - Về kiến thức: Học sinh dựa vào phả hệ, xác định được gen qui định tính trạng là trội hay lặn và xác định được kiểu gen của các cá thể trong phả hệ (thông qua việc xác định kiểu gen của cá thể 4 và 8) - Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích sơ đồ (cụ thể là sơ đồ phả hệ), khả năng lập luận qua việc lập luận xác định trội lặn và xác định kiểu gen của cá thể trong phả hệ, tăng cường kĩ năng hoạt động nhóm  Ý đồ phương pháp: Lệnh có hình ảnh minh họa rõ ràng, phù hợp mục tiêu đề ra nên được giữ nguyên làm vấn đề học tập trên phiếu  Hoạt động của giáo viên: Phát phiếu học tập, giới thiệu sơ lược về cách xem sơ đồ phả hệ, tổ chức học sinh thảo luận và bao quát lớp  Tổ chức học sinh: 72 Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyệt Kiều Mỗi nhóm 2-3 học sinh, thảo luận trong 3-4 phút Sau đó giáo viên gọi đại diện một nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét bổ sung, giáo viên chỉnh sữa rút ra bài học  Nội dung phiếu học tập- Phiếu trả lời: (Phần phụ lục)  Bộ 2: Không có phiếu học tập 5.2 Bài 28: 5.2.1 Phân tích và chọn lệnh:  Bộ 1: DI TRUYỀN Y HỌC Có 2 lệnh:  Lệnh 1: Hãy kể tên một số bệnh, tật di truyền đã học Lệnh là câu hỏi ngắn gọn, nhằm ôn lại kiến thức cũ, giáo viên có thể hỏi trực tiếp học sinh không cần xây dựng thành phiếu học tập để tổ chức học sinh học theo nhóm hợp tác  Lệnh 2: Từ những kiến thức đã học về đột biến NST, em hãy lập sơ đồ giải thích cơ chế hình thành thể đột biến số lượng NST giới tính Lệnh là câu hỏi ngắn gọn, yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức và lập sơ đồ, không có hình ảnh hay sơ đồ minh họa, giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện lệnh ở SGK mà không cần xây dựng thành phiếu học tập  Bộ 2: DI TRUYỀN Y HỌC Có 1 lệnh:  Giải thích nguyên nhân dẫn đến bệnh thiếu máu tế bào hình liềm Lệnh là câu hỏi ngắn gọn, không có hình ảnh hay sơ đồ minh họa Mặt khác, nội dung trả lời đã có ở SGK, giáo viên cho học sinh sử dụng SGK tìm thông tin trả lời lệnh không cần xây dựng thành phiếu học tập 5.2.2 Vận dụng phiếu học tập: ( Bài này không có phiếu học tập) 5.3 Bài 29: 5.3.1 Phân tích và chọn lệnh:  Bộ 1: DI TRUYỀN Y HỌC (tiếp theo) Có 1 lệnh:  Từ những kiến thức đã học, em hãy làm công tác tư vấn trong trường hợp sau đây: 73 Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyệt Kiều Bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên NST giới tính X qui định Một cặp vợ chồng có kiểu hình bình thường về bệnh này, muốn biết con của họ sinh ra có khả năng bị bệnh là bao nhiêu %? Lệnh nhằm giúp học sinh hiểu rõ hơn về phương pháp tư vấn, không có hình ảnh hay sơ đồ minh họa không thích hợp xây dựng thành phiếu học tập để tổ chức học sinh học theo nhóm hợp tác Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện lệnh ở SGK không cần xây dựng thành phiếu học tập  Bộ 2: DI TRUYỀN Y HỌC (tiếp theo) Có 1 lệnh:  Trong tế bào xôma của bệnh nhân Đao, có bao nhiêu NST? NST thừa thuộc cặp nào? Cơ chế gây bệnh Đao? Hai câu hỏi đầu tương đối dễ, giáo viên có thể gọi học sinh trả lời ngay không cần tổ chức học sinh thảo luận nhóm Còn phần cơ chế gây bệnh Đao, vì học sinh đã được học về cơ chế hình thành thể dị bội nên giáo viên có thể yêu cầu học sinh xem sơ đồ ở SGK và mô tả lại không cần xây dựng thành phiếu học tập để tổ chức học sinh học theo nhóm hợp tác 5.3.2 Vận dụng phiếu học tập: (Bài này không có phiếu học tập) 5.4 Bài 30: 5.4.1 Phân tích và chọn lệnh:  Bộ 1: BẢO VỆ VỐN GEN DI TRUYỀN CỦA LOÀI NGƯỜI Có 2 lệnh:  Lệnh 1: Từ những kiến thức đã học, hãy cho biết tại sao để bảo vệ vốn gen di truyền của loài người, ta phải bảo vệ môi trường sống, chống ô nhiễm không khí, nước, đất, thực hiện an toàn thực phẩm…, đặc biệt là tích cực đấu tranh vì hòa bình, chống thảm họa do chiến tranh hạt nhân gây nên Lệnh là câu hỏi vận dụng kiến thức, lập luận để giải thích vấn đề trong thực tế, không có hình ảnh hay sơ đồ minh họa, không thích hợp xây dựng thành phiếu học tập Giáo viên có thể cho học sinh thảo luận tìm ra câu trả lời nhưng không cần xây dựng thành phiếu học tập  Lệnh 2: Hãy cho biết các con đường lây lan của virut HIV trong quần thể người? 74 Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyệt Kiều Lệnh là câu hỏi ngắn gọn, không có hình ảnh hay sơ đồ minh họa Mặt khác, đây là câu hỏi dễ giáo viên có thể hỏi trực tiếp học sinh không cần xây dựng thành phiếu học tập để tổ chức học sinh học theo nhóm hợp tác  Bộ 2: BẢO VỆ VỐN GEN CON NGƯỜI VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA DI TRUYỀN HỌC Có 3 lệnh:  Lệnh 1: Nêu các biện pháp bảo vệ vốn gen con người Lệnh là câu hỏi ngắn gọn, không có hình ảnh hay sơ đồ minh họa Mặt khác, nội dung câu trả lời đã có sẵn ở SGK, giáo viên nêu câu hỏi và cho học sinh sử dụng SGK tìm thông tin trả lời lệnh không cần xây dựng thành phiếu học tập  Lệnh 2: Phân biệt các gen tiền ung thư và các gen ức chế khối u Đột biến xảy ra ở hai loại gen trên sẽ dẫn đến hậu quả gì? Lệnh không có hình ảnh hay sơ đồ minh họa, nội dung câu trả lời có sẵn ở SGK, giáo viên có thể nêu câu lệnh, cho học sinh sử dụng SGK tìm thông tin để trả lời lệnh không cần xây dựng thành phiếu học tập  Lệnh 3: Nguyên nhân gây bệnh AIDS là gì? Hậu quả của nó? Tương tự như hai lệnh trên, lệnh này không có hình ảnh hay sơ đồ minh họa, nội dung câu trả lời có sẵn ở SGK Giáo viên nêu câu lệnh và cho học sinh sử dụng SGK tìm thông tin trả lời cho lệnh, giúp học sinh rèn luyện kĩ năng sử dụng SGK, không cần xây dựng thành phiếu học tập 5.4.2 Vận dụng phiếu học tập : (Bài này không có phiếu học tập ) 5.5 Bài 31: 5.5.1 Phân tích và chọn lệnh:  Bộ 1: ÔN TẬP PHẦN NĂM: DI TRUYỀN HỌC Có 7 lệnh (Ở đây chỉ liệt kê các lệnh ở phần hệ thống hóa kiến thức, không liệt kê các câu hỏi trắc nghiệm khách quan và các bài tập vận dụng )  Lệnh 1: Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng 31.1 Bảng 31.1 Những diễn biến cơ bản của các cơ chế di truyền ở cấp phân tử Các cơ chế Tự sao chép ADN Phiên mã Dịch mã Điều hòa hoạt Những diễn biến cơ bản động gen 75 Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyệt Kiều  Lệnh 2: Hãy điền các cụm từ thích hợp vào các ô và chiều mũi tên vào sơ đồ mối quan hệ ADN (gen)- tính trạng dưới đây và giải thích  Lệnh 3: Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng 31.2 Bảng 31.2 Nguyên nhân và cơ chế của các dạng đột biến Các dạng đột biến Đột biến gen Đột biến cấu trúc NST Đột biến số lượng NST Nguyên nhân và cơ chế  Lệnh 4: Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng 31.3 Bảng 31.3 Tóm tắt các quy luật di truyền Tên quy luật Nội dung Cơ sở tế bào Điều kiện Ý nghĩa nghiệm đúng Phân li Trội không hoàn toàn Tương tác gen không alen Tác động cộng gộp Tác động đa hiệu Di truyền độc lập Liên kết hoàn toàn Hoán vị gen Di truyền giới tính Di truyền liên kết với giới tính  Lệnh 5: Hãy điền dấu + (nếu cho là đúng) vào 31.4 Bảng 31.4 So sánh đột biến và thường biến Các chỉ tiêu so sánh - Không liên quan với biến đổi trong kiểu gen Đột biến Thường biến - Di truyền được - Mang tính chất cá biệt, xuất hiện ngẫu nhiên - Theo hướng xác định - Mang tính chất thích nghi cho cá thể 76 Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyệt Kiều - Là nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa  Lệnh 6: Hãy điền dấu + (nếu cho là đúng) vào bảng 31.5 Bảng 31.5 So sánh quần thể tự phối và ngẫu phối Các chỉ tiêu so sánh - Làm giảm tỉ lệ dị hợp tử và tăng tỉ lệ đồng hợp tử Tự phối Ngẫu phối qua các thế hệ - Tạo trạng thái cân bằng di truyền của quần thể - Tần số các alen không đổi qua các thế hệ - Có cấu trúc p2 AA : 2pq Aa : q2 aa - Thành phần các kiểu gen thay đổi qua các thế hệ - Tạo ra nguồn biến dị tổ hợp phong phú  Lệnh 7: Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng 31.6 Bảng 31.6 Nguồn vật liệu và phương pháp chọn giống Đối tượng Nguồn vật liệu Phương pháp Vi sinh vật Thực vật Động vật Các lệnh nhằm giúp học sinh hệ thống lại kiến thức đã học trong phần di truyền học, được cấu trúc dưới dạng biểu bảng, có thể sử dụng xây dựng thành phiếu học tập để tổ chức học sinh học theo nhóm hợp tác, giúp các em hệ thống nhanh kiến thức, vừa tạo được bầu không khí học tập tích cực vừa giúp học sinh tăng cường các kĩ năng hoạt động nhóm  Bộ 2: ÔN TẬP PHẦN DI TRUYỀN HỌC Có 6 lệnh:  Lệnh 1: Hãy điền các chú thích thích hợp vào bên cạnh các mũi tên nêu trong sơ đồ dưới đây để minh họa quá trình di truyền ở mức độ phân tử: ADN ARN pôlipeptit tính trạng(hình thái, sinh lí…) ADN  Lệnh 2: Vẽ bản đồ khái niệm với các khái niệm sau đây: 77 Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyệt Kiều Gen, ADN- pôlimeraza, nguyên tắc bán bảo toàn, nguyên tắc bổ sung, tự nhân đôi  Lệnh 3: Hãy giải thích cách thức phân loại biến dị ở sơ đồ dưới đây: Biến dị Biến dị di truyền Đột biến Thường biến Biến dị tổ hợp Đột biến nhiễm sắc thể Đột biến gen Đột biến số lượng Đột biến đa bội Đột biến Đột biến cấu trúc Đột biến lệch bội Đột biến đa bội chẵn đa bội lẻ  Lệnh 4: Hãy điền các lời chú thích vào bên cạnh các đường kẻ và mũi tên AR N Mã di truyền rARN tARN mAR N Prôtêin Axit amin Ribôxôm trong bản đồ khái niệm dưới đây AD N  Lệnh 5: Điền tiếp các khái niệm sau đây: phiên mã, mARN, dịch mã, điều hòa phiên mã, điều hòa dịch mã, nhân chuẩn, vùng điều hòa đầu dòng, vùng điều hòa cuối dòng, vùng mã hóa, vào những chỗ thích hợp cũng như các giải thích vào bên cạnh các mũi tên và đường kẽ trong bản đồ khái niệm bên dưới Có thể điền thêm các từ cần thiết khác ngoài những từ đã cho ở trên Nhâ n sơ Ge n ? Mã hóa liên tục ? Intro n Exo n ? Điều hòa…? Exon Prôtêi ? Intron Prôtêi nn ? Exon 78 ARN sơ hòa….? ? Điều ? khai Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyệt Kiều  Lệnh 6: Điền tiếp các lời giải thích vào bên cạnh các gạch nối và các mũi tên trong bản đồ khái niệm dưới đây để chỉ mối quan hệ giữa các khái niệm Lôcu t gen NST thường Alen 1 NST giới tính Alen 2 Alen Ge n Nhóm liên kết gen Di truyền liên kết với giới tính Ge n đa ale n Trội /lặn Đồng trội Alen n Trội không hoàn toàn 1 tính trạng 1 cơ thể chỉ có 2 alen của 1 gen Kiểu hình Nhiều tính trạng Môi trường Kiểu gen Mức phản ứng Các lệnh nhằm giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức thông qua việc xây dựng, giải thích các bản đồ khái niệm, có thể xây dựng thành phiếu học tập để tổ chức học sinh học theo nhóm hợp tác cùng nhau hệ thống lại kiến thức, khắc sâu các kiến thức trọng tâm của chương Qua đó giúp các em tăng cường các kĩ năng hoạt động trong nhóm, đồng thời tạo được bầu không khí học tập tích cực cho lớp học 5.5.2 Vận dụng phiếu học tập:  Bộ 1: Có 7 phiếu: • Phiếu thứ 1: CÁC CƠ CHẾ DI TRUYỀN Ở CẤP ĐỘ PHÂN TỬ 79 Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyệt Kiều • Phiếu thứ 2: MỐI QUAN HỆ GEN- TÍNH TRẠNG • Phiếu thứ 3: NGUYÊN NHÂN, CƠ CHẾ CÁC DẠNG ĐỘT BIẾN • Phiếu thứ 4: CÁC QUI LUẬT DI TRUYỀN • Phiếu thứ 5: ĐỘT BIẾN- THƯỜNG BIẾN • Phiếu thứ 6: QUẦN THỂ TỰ PHỐI- QUẦN THỂ NGẪU PHỐI • Phiếu thứ 7: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỌN GIỐNG Mục tiêu và hướng vận dụng cho 7 phiếu được đề ra như sau:  Mục tiêu: - Về kiến thức: Giúp học sinh hệ thống hóa các kiến thức cơ bản phần 5: Di truyền học (Nội dung ôn tập cụ thể được thể hiện ở tên từng phiếu) - Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức, phát triển khả năng so sánh (phiếu số 5, phiếu số 6), tăng cường kĩ năng hoạt động nhóm  Ý đồ phương pháp: Các lệnh ở SGK phù hợp với mục tiêu đề ra nên được giữ nguyên làm vấn đề học tập trên phiếu Riêng ở phiếu thứ hai có thay đổi so với lệnh ở SGK, không chỉ yêu cầu học sinh điền tên các vật chất di truyền vào các ô vuông mà còn phải điền tên các qui luật di truyền vào bên cạnh các mũi tên giúp học sinh có cái nhìn hệ thống hơn về mối quan hệ gen- tính trạng Các phiếu là những nhiệm vụ học tập nhằm thu hút học sinh thảo luận hệ thống lại kiến thức của phần di truyền học  Hoạt động của giáo viên: Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh chuẩn bị trước những nội dung này ở nhà, vào lớp giáo viên phát phiếu học tập và tổ chức học sinh thảo luận Để chủ động được thời gian, giáo viên có thể phát cho học sinh 7 phiếu cùng lúc, nhưng định thời gian và tổ chức thảo luận từng phiếu  Tổ chức học sinh: Mỗi nhóm 2-3 học sinh, thảo luận trong 5 phút cho phiếu số 1, 3 phút cho phiếu số 2, 5 phút cho phiếu số 3, 10 phút cho phiếu số 4, 2 phút cho phiếu số 5, 3 phút cho phiếu số 6, 3 phút cho phiếu số 7 * Chú ý: Giáo viên có thể cho học sinh thảo luận hết 7 phiếu rồi mới gọi học sinh báo cáo kết quả và chỉnh sữa tổng kết bài học, hoặc làm việc này sau khi học sinh thảo luận từng phiếu 80 Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyệt Kiều  Nội dung phiếu học tập- Phiếu trả lời: (Phần phụ lục)  Bộ 2: Có 5 phiếu ÔN TẬP PHẦN DI TRUYỀN HỌC Mục tiêu và hướng vận dụng cho 5 phiếu được đề ra như sau:  Mục tiêu: - Về kiến thức: Giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức phần di truyền học - Về kĩ năng: Phát triển kĩ năng tổng hợp kiến thức, rèn luyện kĩ năng phân tích, thiết lập bản đồ khái niệm, tăng cường kĩ năng hoạt động nhóm  Ý đồ phương pháp: - Lệnh 1,2 tương đối ngắn và cùng ôn về nội dung cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử nên được nhập chung trên 1 phiếu học tập - Ở phiếu số 1,3, 4, 5 có yêu cầu điền chú thích vào bên cạnh các mũi tên, đường kẻ và điền nội dung vào chổ trống (phiếu số 4), để thuận lợi cho học sinh ghi kết quả thảo luận cũng như báo cáo kết quả, ở những chổ cần điền trên phiếu học tập đều có đánh số  Hoạt động của giáo viên: Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị trước ở nhà, vào lớp giáo viên phát phiếu học tập, tổ chức học sinh thảo luận và bao quát lớp.(Tương tự như đối với các phiếu ở bộ 1)  Tổ chức học sinh : Mỗi nhóm 2-3 học sinh, thảo luận trong 4 phút cho phiếu số 1, 4 phút cho phiếu số 2, 3 phút cho phiếu số 3, 4 phút cho phiếu số 4, 4 phút cho phiếu số 5 * Chú ý: Tương tự các phiếu ở bộ 1  Nội dung phiếu học tập – Phiếu trả lời: (Phần phụ lục) 81 Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyệt Kiều PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1 KẾT LUẬN: Dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy Đào Đại Thắng, tôi đã hoàn thành đề tài theo đúng thời gian qui định Tuy phạm vi đề tài chỉ giới hạn “Xây dựng phiếu học tập để tổ chức học sinh học tập theo nhóm hợp tác, phần Di Truyền Học, Chương Trình Thí Điểm Trung Học Phổ Thông, Ban Khoa Học Tự Nhiên, Sinh Học 12”, nhưng qua việc thực hiện đề tài từ nghiên cứu tìm hiểu cơ sở lí thuyết đến tiến hành xây dựng, vận dụng phiếu, tất cả những hoạt động này đã giúp tôi có thể nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ đắc lực cho công tác giảng dạy khi ra trường Hơn nữa tôi tin rằng 41 phiếu học tập này sẽ là phương tiện hữu ích hổ trợ đắc lực cho công tác giảng dạy khi chương trình thí điểm được đưa vào áp dụng ở trường phổ thông Đặc biệt thông qua đề tài “ Xây dựng phiếu học tập để tổ chức học sinh học tập theo nhóm hợp tác” lần này, dưới sự hướng dẫn của thầy Đào Đại Thắng, chúng tôi cũng xin mạnh dạn giới thiệu về một cách thức trình bày khác cho phiếu học tập là bỏ đi phần điền kết quả thảo luận trên phiếu, những ưu và nhược điểm của việc thay đổi này đã được trình bày rõ ở phần lược khảo tài liệu, tôi mong rằng sự thay đổi này sẽ mang lại nhiều thuận lợi cho việc sử dụng phiếu học tập vào giảng dạy, từ đó có thể khuyến khích sử dụng rộng rãi ở các trường trung học phổ thông 2 ĐỀ NGHỊ: Sau cùng tôi xin đề xuất một số ý kiến sau: - Tiếp tục nghiên cứu, rút kinh nghiệm để hoàn thiện hơn về nội dung, hình thức đề tài - Tiếp tục xây dựng phiếu học tập cũng như các phương tiện trực quan khác cho chương trình sinh học 10, 11, 12, chương trình thí điểm, Ban khoa học xã hội và nhân văn 82 Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyệt Kiều TÀI LIỆU THAM KHẢO - Nguyễn Thành Đạt 2002 Sinh Học 12 Sách giáo khoa thí điểm Ban Khoa Học Tự Nhiên Bộ 2 NXBGD HN - Nguyễn Thành Đạt 2002 Sinh Học 12 Sách giáo khoa thí điểm Ban Khoa Học Tự Nhiên Sách giáo viên Bộ 2 NXBGD HN - Nguyễn Minh Công- Trần Bá Hoành 1998 Sinh Học 12 NXBGD HN - Đặng Hữu Lanh- Hoàng Đức Nhuận 2001 Sinh Học 11 NXBGD HN - Lê Phước Lộc 2002 Lí Luận Dạy Học Tủ sách ĐHCT CT - Trần Thị Hồng Nhung 2005 Luận văn tốt nghiệp Tủ sách ĐHCT CT - Putman, W J và ctv 2002 Học hợp tác và chiến lược hòa nhập University of Maine at Presque Isle Bùi Lan Chi dịch Tủ sách ĐHCT CT - Đào Đại Thắng 2000 Dạy học giải quyết vấn đề Tủ sách ĐHCT CT - Đào Đại Thắng 2000 Sử dụng câu hỏi, bài tập và phiếu học tập trong dạy học sinh học Tủ sách ĐHCT CT - Vũ Văn Vụ 2002 Sinh Học 12 Sách giáo khoa thí điểm Ban Khoa Học Tự Nhiên Bộ 1 NXBGD HN - Vũ Văn Vụ 2002 Sinh Học 12 Sách giáo khoa thí điểm Ban Khoa Học Tự Nhiên Sách giáo viên Bộ 1 NXBGD HN 83 ... dạy học này, giúp học sinh có cảm nhận tốt bắt đầu chiến lược HỌC THEO NHÓM HỢP TÁC Đầu tiên cần trả lời câu hỏi: “Thế học hợp tác phải tổ chức học sinh học theo nhóm hợp tác ?” 2.1 Học hợp tác: ... thích hợp xây dựng thành phiếu học tập để tổ chức học sinh học theo nhóm hợp tác Hơn nội dung khó, phiếu học tập với câu hỏi gợi mở giúp học sinh tìm kiến thức giúp em có hứng thú học tập tiếp... ràng, thích hợp xây dựng thành phiếu học tập để tổ chức học sinh học theo nhóm hợp tác, góp phần tạo bầu khơng khí học tập tích cực đồng thời giúp học sinh nắm 26 Luận văn tốt nghiệp Sinh viên:

Ngày đăng: 06/10/2014, 04:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan