hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của trường cao đẳng cộng đồng hải phòng

105 647 6
hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của trường cao đẳng cộng đồng hải phòng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU LỜI MỞ ĐẦU Tài chính để phát triển giáo dục đại học không chỉ là vấn đề đặt ra cho giáo dục Việt Nam mà còn là vấn đề của các quốc gia trên thế giới, kể cả các nước phát triển. Ở Việt Nam, mặc dù Nhà nước đã dành cho giáo dục một tỷ lệ chi Ngân sách hàng năm khá lớn, song vẫn còn rất thấp so với nhu cầu thực tế. Để giải quyết vấn đề tài chính trên, Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 43/2010/NĐ-CP giao quyền tự chủ cho các trường Đại học và Cao đẳng công lập. Theo đó, các trường Đại học và Cao đẳng công lập phải chủ động khai thác nguồn thu, chi tiêu tiết kiệm, sử dụng hiệu quả tài sản để đáp ứng mục tiêu hoạt động của đơn vị. Không thể trông chờ, dựa dẫm vào Ngân sách Nhà nước theo kiểu "tập trung, bao cấp", các trường phải xây dựng cho mình một cơ chế tài chính phù hợp để đảm bảo tài chính cho trường cho sự tồn tại và phát triển. Trải qua trên 10 năm hình thành và phát triển, trường Cao đẳng Cộng đồng Hải Phòng đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Tuy nhiên, Trường cũng đã bộc lộ nhiều bất cập trong công tác quản lý tài chính như nguồn thu không đáp ứng nhiệm vụ chi, đời sống cán bộ, viên chức gặp nhiều khóa khăn; nghiên cứu khoa học không phát triển, quy mô đào tạo có xu hướng chững lại và giảm sút, Sở dĩ có thực trạng trên là vì Nhà trường chưa xây dựng được một cơ chế tài chính phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục hiện nay. Những hạn chế này tất yếu đòi hỏi những giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của trường. Do đó, đề tài “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Trường Cao đẳng Cộng đồng Hải Phòng ” được lựa chọn nghiên cứu. i Tác giả thực hiện đề tài với mục đích giải quyết các vấn đề sau: - Những cơ sở lý luận về cơ chế quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp có thu thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo; - Đánh giá kết quả đạt được và hạn chế trong cơ chế quản lý tài chính của Trường Cao đẳng Cộng đồng Hải Phòng; - Đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Trường Cao đẳng Cộng đồng hải Phòng. ii CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU THUỘC LĨNH VỰC GIÁO DỤC ĐÀO TẠO 1.1 Tổng quan về đơn vị sự nghiệp có thu thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo Trong phần 1.1, tổng quan về đơn vị sự nghiệp có thu thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo, đã làm rõ khái niệm đơn vị sự nghiệp có thu thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo, là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ giáo dục đào tạo, phục vụ quản lý nhà nước. Tuy nhiên, phạm vi đề tài chỉ nghiên cứu các trường Đại học và cao đẳng công lập mà không đề cập đến các trường phổ thông, mầm non công lập. Hoạt động của các trường Đại học và Cao đẳng công lập là đào tạo và nghiên cứu khoa học; ngoài ra, còn hoạt động kinh tế, cung ứng các dịch vụ cho xã hội. Nhà nước cấp một phần kinh phí cho hoạt động của trường mà chủ yếu là hoạt động đào tạo; phần còn lại, nhà trường tự trang trải bằng nguồn thu sự nghiệp như học phí, lệ phí, dịch vụ, hoạt động kinh tế, 1.2 Cơ chế quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp có thu thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo Trong phần 1.2, tác giả đã tập trung phân tích làm rõ khái niệm cơ chế quản lý tài chính nói chung và cơ chế quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp có thu thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo nói riêng. Theo đó, cơ chế quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp có thu thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo là hệ thống các quy định tác động đến hoạt động tài chính của đơn vị nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Cơ chế quản lý tài chính bao gồm cơ chế bên iii trong và cơ chế bên ngoài. Cơ chế bên trong được hiểu là những quy định của đơn vị còn cơ chế bên ngoài là cơ chế của Nhà nước, của cấp trên. Đồng thời, trong phần này, tác giả cũng đã phân tích nội dung của cơ chế tài chính của các trường đại học và Cao đẳng công lập bao gồm cơ chế quản lý thu, cơ chế quản lý chi, cơ chế cân đối thu - chi và cơ chế quản lý tài sản. 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp có thu thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo Trong phần 1.3, tác giả đã đưa ra và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp có thu thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo, bao gồm cả nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan như trình độ, năng lực của cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý (đặc biệt là quản lý tài chính) và cán bộ, viên chức trong trường nói chung; cơ chế, chính sách của Nhà nước; điều kiện kinh tế xã hội, 1.4 Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp có thu thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo Trong phần 1.4, tác giả nêu ra mục tiêu hoạt động của các trường đại học và cao đẳng công lập là đào tạo với quy mô ngày càng tăng trong mối quan hệ với chất lượng ngày càng cao; đồng thời, có nhiều công trình nghiên cứu khoa học có giá trị để hỗ trợ cho hoạt động đào tạo và phục vụ các mục đích khác của trường. Từ đó, tác giả đưa ra tiêu chí đánh giá cơ chế quản lý tài chính tốt hay xấu, phù hợp hay chưa trên cơ sở cơ chế đó có phục vụ tốt mục tiêu hoạt động (đào tạo và nghiên cứu khoa học) của trường hay không. iv CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG HẢI PHÒNG 2.1 Khái quát về Trường Cao đẳng Cộng đồng Hải Phòng Phần 2.1, tác giả đã trình bày khái quát về Trường Cao đẳng Cộng đồng Hải Phòng, quá trình hình thành và phát triển, những thành tựu đã đạt được từ năm 2000 đến nay, cơ cấu tổ chức, các hoạt động cơ bản của trường. Theo đó, Trường Cao đẳng Cộng đồng Hải Phòng thành lập năm 2000, là một trong 6 trường đầu tiên trong cả nước thành lập theo mô hình trường Cao đẳng Cộng đồng; đào tạo đa bậc, đa ngành, đa hệ; có 3 cơ sở (cơ sở hiệu bộ và 2 cơ sở đào tạo) cách nhau trên dưới 10 km; quy mô đào tạo hiện nay khoảng 6.000 sinh viên; tổng số cán bộ viên chức 182 người; ngoài Đảng uỷ, Ban giám hiệu có 8 phòng, 10 khoa và 15 bộ môn. Qua 10 năm phấn đấu và trưởng thành, Trường đã được Chính Phủ tặng Huân chương lao động hạng nhì và nhiều phần thưởng cao quý khác của Chính phủ, Bộ giáo dục đào tạo, Thành Phố hải Phòng. 2.2 Thực trạng cơ chế quản lý tài chính của Trường cao đẳng cộng đồng Hải Phòng Phần 2.2 tập trung phân tích cơ chế cũng như công tác quản lý tài chính của trường từ năm 2008 đến 2010, bao gồm quản lý thu, quản lý chi, cân đối thu - chi. Qua số liệu phân tích có thể nhận thấy những nét cơ bản sau: - Sự chuyển dịch về mặt tỷ trọng giữa nguồn thu từ Ngân sách nhà nước và nguồn thu sự nghiệp theo hướng thu sự nghiệp tăng dần; - Sự "độc canh" nguồn thu học phí dẫn đến tình trạng eo hẹp tài chính cho dù Trường đã hết sức cố gắng; v - Chi cho con người là khoản chi lớn nhất nhưng cũng chỉ đảm bảo được mức lương tối thiểu của Nhà nước, đời sống người lao động rất khó khăn; - Định mức và quản lý nhiều khoản chi tiêu còn bất cập. 2.3 Đánh giá cơ chế quản lý tài chính của Trường Cao đẳng Cộng đồng Hải Phòng Sau khi phân tích thực trạng cơ chế quản lý tài chính của Trường Cao đẳng Cộng đồng Hải Phòng, phần 2.3, tác giả đánh giá kết quả đạt được và những mặt còn hạn chế trong cơ chế, lý giải nguyên nhân của những hạn chế để làm cơ sở đưa ra những giải pháp trong phần tiếp theo. * Kết quả đạt được - Cơ chế tài chính đã đảm bảo được nguồn kinh phí cho các hoạt động của Trường ở mức tối thiểu, trong đó chủ yếu dành cho hoạt động đào tạo. Quy mô đào tạo của trường được nâng lên rõ rệt, từ 2.500 sinh viên (năm 2000) tăng lên trên 6.000 sinh viên (2010). Trường đã đáp ứng được nhu cầu học tập của người học và cung ứng kịp thời lực lượng lao động cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu trong Thành phố Hải Phòng và các vùng lân cận. - Cơ chế tài chính của trường đã từng bước thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo là: xã hội hóa giáo dục và các cơ sở đào tạo phải tiến tới tự chủ về tài chính. Những năm qua, Nhà trường đã tận dụng nguồn thu đáp ứng nhu cầu chi tiêu tối thiểu, không trông chờ, dựa dẫm vào nguồn kinh phí do Ngân sách Nhà nước cấp; nhu cầu mua sắm, sửa chữa trang thiết bị phục vụ cho hoạt động đào tạo hầu hết được đáp ứng bằng nguồn thu sự nghiệp tại chỗ; - Cơ chế tài chính của trường đã góp phần thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập khác cho người lao động. Không những thế, cơ chế tài chính còn giúp trường tiết kiệm chi tiêu, tăng thu nhập cho người lao động, tuy rằng mức tăng còn rất khiêm tốn. vi * Bên cạnh đó là những hạn chế - Nguồn thu từ học phí còn quá nhỏ bé so với nhu cầu chi tiêu và bị giới hạn trong mức quy định chung của Nhà nước; - Cơ chế tài chính của Trường chưa giải phóng được sức lao động, sáng tạo của cán bộ, giáo viên trong trường. - Cũng như cơ chế thu, việc tập trung tất cả các khoản chi về trường, do trường thực hiện không thúc đẩy được mọi tiềm năng của người lao động; - Quy chế chi tiêu nội bộ dựa trên văn bản của nhà nước đã quá lạc hậu và áp dụng một cách cứng nhắc nên định mức chi tiêu thiếu tính khả thi; - Chi cho hoạt động mua sắm, sửa chữa tài sản, xây dựng cơ bản còn chưa hiệu quả trong khi Quy chế chi tiêu nội bộ của trường lại không đề cập tới nội dung này. * Những hạn chế kể trên là do những nguyên nhân sau: Nguyên nhân chủ quan: - Trình độ, năng lực, nhận thức về cơ chế tài chính của lãnh đạo và đội ngũ cán bộ quản lý còn hạn chế; - Chưa xây dựng được quy định về trình tự, thủ tục, thời gian thanh toán cho từng khoản chi nên việc thanh toán còn thiếu tính khoa học, lôn xộn, thời gian thanh toán kéo dài; - Chưa thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa; Nguyên nhân khách quan - Cơ chế tài chính của nhà nước cứng nhắc, nhiều quy định đã quá lỗi thời nhưng vẫn còn hiệu lực; - Quy hoạch về giáo dục và đào tạo của nhà nước chồng chéo, nhiều cơ sở giáo dục không đủ điều kiện về cơ sở vật chất và năng lực được thành lập đã tạo ra sự mất cân đối giữa cung và cầu về dịch vụ đào tạo; - Mức học phí theo quy định của Nhà nước là rất thấp so với chi phí đào tạo thực tế, trong khi Ngân sách nhà nước cấp kinh phí rất hạn chế. vii CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG HẢI PHÒNG 3.1 Định hướng phát triển và quan điểm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính Tại phần 3.1 tác giả tập trung phân tích, định hướng phát triển của ngành giáo dục đào tạo Việt Nam, định hướng phát triển của Trường Cao đẳng Cộng đồng Hải Phòng với nền tảng chung là chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam đến năm 2020, kế hoạch phát triển Trường Cao đẳng Cộng đồng đến năm 2015 và tầm nhìn năm 2020: Xây dựng và phát triển Trường Cao đẳng Cộng đồng Hải Phòng thành một cơ sở đào tạo đa ngành, đa cấp, đa bậc; nâng cao quy mô và chất lượng đào; tổ chức và hỗ trợ tích cực cho hoạt động nghiên cứu khoa học, mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước, đưa Trường Cao đẳng Cộng đồng Hải Phòng trở thành một trung tâm nghiên cứu khoa học của miền duyên hải phía bắc; chuẩn bị mọi điều kiện về vật chất, con người, chương trình đào tạo, phấn đấu đến năm 2015 nâng trường lên thành trường đại học kinh tế - kỹ thuật, đào tạo nhân lực có trình độ đại học cho cả nước. 3.2 Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính Trên cơ sở lý luận về cơ chế quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo, thực trạng cơ chế quản lý tài chính của Trường cao đẳng Cộng đồng Hải Phòng, tại phần 3.2 tác giả đưa ra một số giải pháp chủ yếu để hoàn thiện cơ chế như: Nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, nói riêng và cán bộ, viên chức của trường, nói chung; Khai thác và quản lý nguồn thu tập trung; Phân cấp quản lý chi tiêu; Hoàn thiện hệ thống quy trình thanh toán; Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa trong viii [...]... thực hiện cơ chế, chính sách tài chính tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Hải Phòng 5 Đóng góp mới của đề tài Đề tài góp phần nâng cao nhận thức của các nhà quản lý và cán bộ, viên chức trường Cao đẳng Cộng đồng Hải Phòng về cơ chế quản lý tài chính đối với các Trường đại học, Cao đẳng công lập cũng như cơ chế quản lý tài chính của trường Cao đẳng Cộng đồng Hải Phòng; trên cơ sở đó, hoàn thiện cơ chế, góp... Hải Phòng, kết quả đạt được và những mặt còn hạn chế, từ đó đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Trường 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đề tài nghiên cứu cơ chế quản lý tài chính của các trường Đại học, Cao đẳng công lập; trong đó, đi sâu nghiên cứu cơ chế quản lý tài chính của Trường Cao đẳng Cộng đồng Hải Phòng - Phạm vị nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu cơ chế. .. cơ chế quản lý tài chính Cơ chế quản lý tài chính được hiểu là một tổng thể các phương pháp, các hình thức và công cụ được vận dụng để quản lý các hoạt động tài chính của đơn vị trong những điều kiện cụ thể nhằm đạt được những mục tiêu nhất định Cơ chế quản lý tài chính của đơn vị cơ sở bao gồm cả cơ chế quản lý tài chính bên trong và cơ chế quản lý tài chính bên ngoài - Cơ chế quản lý tài chính bên... hạn chế trong cơ chế và đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại đơn vị, góp phần vào sự phát triển chung của nhà trường 2 Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu vấn đề lý luận về cơ chế quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp có thu nói chung và các trường Đại học, Cao đẳng công lập nói riêng; - Phản ánh thực trạng cơ chế quản lý tài chính của Trường Cao đẳng Cộng đồng Hải. .. cơ chế tài chính hợp lý sẽ giúp Trường phát triển không ngừng về mọi mặt, thực hiện thắng lợi mục tiêu đào tạo, phấn đấu đến năm 2015 trở thành Trường Đại học công lập có thể tự chủ tài chính Xuất phát từ nhận thức như trên, việc nghiên cứu và lựa chọn đề tài "Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Trường Cao đẳng Cộng đồng Hải Phòng" với mong muốn đi sâu tìm hiểu về cơ chế quản lý tài chính của Trường, ... giống nhau nên cơ chế quản lý tài chính ở các đơn vị này cũng có điểm khác nhau - Cơ chế quản lý tài chính bên ngoài là hệ thống các quy định của Nhà nước và các cấp quản lý cao hơn đơn vị cơ sở nhằm quản lý hoạt động tài chính của đơn vị cơ sở, hướng tới những mục tiêu đã định Cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước phù hợp sẽ thúc đẩy và tạo điều kiện cho hoạt động tài chính của đơn vị cơ sở phát triển;... hoạt động tài chính của cơ sở đào tạo nhằm thực hiện mục tiêu hoạt động của đơn vị 1.2.2 Nội dung cơ chế quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp có thu thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo 1.2.2.1 Cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước Hiện nay, cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước đối với các trường Đại học và Cao đẳng công lập được quy định tại Luật Viên chức, Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính Phủ... ngược lại, nếu cơ chế tài chính của Nhà nước không hợp lý sẽ kìm hãm sự phát triển của cơ sở, không đạt được mục tiêu của cơ chế đã đề ra và cơ chế tài chính đó sớm muộn sẽ phải thay thế bằng một cơ chế khác hoàn thiện hơn Cơ chế quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp có thu thuộc lĩnh vực giáo dục & đào tạo là hệ thống các quy định, bao gồm cả quy định của Nhà nước và quy định của đơn vị tác động... ngữ Tài chính, tín dụng" thì cơ chế tài chính được định nghĩa như sau: Cơ chế tài chính là hệ thống các hình thức, phương pháp, biện pháp và tổ chức quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính trong nền kinh tế quốc dân Quản lý tài chính của một đơn vị là sự tác động của nhà quản lý tới các hoạt động tài chính của của đơn vị Nó được thực hiện thông qua một cơ chế gọi là cơ chế quản. .. Đại học và Cao đẳng công lập bao gồm cơ chế quản lý thu, cơ chế quản lý chi, cơ chế quản lý tài sản công và cơ chế cân đối thu - chi a) Cơ chế quản lý thu Nguồn tài chính của các đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên bao gồm: Kinh phí do Ngân sách Nhà nước cấp, nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng, cho theo quy định của pháp luật . đẳng Cộng đồng Hải Phòng về cơ chế quản lý tài chính đối với các Trường đại học, Cao đẳng công lập cũng như cơ chế quản lý tài chính của trường Cao đẳng Cộng đồng Hải Phòng; trên cơ sở đó, hoàn. Cao đẳng Cộng đồng Hải Phòng; - Đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Trường Cao đẳng Cộng đồng hải Phòng. ii CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH. của đề tài - Đề tài nghiên cứu cơ chế quản lý tài chính của các trường Đại học, Cao đẳng công lập; trong đó, đi sâu nghiên cứu cơ chế quản lý tài chính của Trường Cao đẳng Cộng đồng Hải Phòng. -

Ngày đăng: 05/10/2014, 06:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan