tóm tắt luận án tư tưởng nhân văn của nho giáo và ảnh hưởng của nó trong tư tưởng nguyễn trãi

24 1K 0
tóm tắt luận án tư tưởng nhân văn của nho giáo và ảnh hưởng của nó trong tư tưởng nguyễn trãi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

V KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Triệu Quang Minh TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN CỦA NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TRONG TƯ TƯỞNG NGUYỄN TRÃI Chuyên ngành : Lịch sử triết học Mã số : 62.22.80.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ TRIẾT HỌC 1 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Triệu Quang Minh TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN CỦA NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TRONG TƯ TƯỞNG NGUYỄN TRÃI Chuyên ngành : Triết học Mã số : 62.22.03.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2014 Công trình được hoàn thành tại: Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Học viện Khoa học Xã hội Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Lê Thị Lan 2. GS.TS Nguyễn Tài Thư Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Thế Kiệt Viện Triết học, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh Phản biện 2: PGS. TS Phạm Văn Nhuận Viện Khoa học Xã hội Nhân văn Quân sự - Bộ Quốc Phòng Phản biện 3: PGS.TS. Lương Khắc Hiếu Học viện Báo chí và Tuyên truyền Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học Viện Họp tại: Vào hồi:……….giờ…… phút, ngày…… tháng……… năm Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: 2 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Trong khi giới trí thức, khoa học và những người quan tâm đến vấn đề học thuật còn đang tiếp tục bàn cãi về tính chất của nền văn minh đương đại thì có một thực tế không thể chối cãi được là: tiếng chuông cảnh tỉnh về sự sa sút đạo đức, về sự sòng phẳng đến mất nhân tính trong mối quan hệ giữa người với người, về sự rạn nứt và thay thế của các hệ chuẩn giá trị đang gióng lên ở hầu khắp các quốc gia. Cùng với đó, nhân loại đang tiếp tục đối mặt với một sự bất ổn toàn diện về cả kinh tế, chính trị và văn hóa. Để khắc phục và giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu liên quan đến loài người như chiến tranh, dịch bệnh, đói nghèo, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, phai nhạt lý tưởng sống…các tổ chức quốc tế đều khuyến nghị các quốc gia, dân tộc và mỗi cá nhân tham gia vào việc thúc đẩy phát triển và phổ biến rộng khắp một nền văn hóa hòa bình, dân chủ, tự do, đoàn kết cùng tiến bộ dựa trên cơ sở nhân văn. Trong bối cảnh thế giới khẳng định và đề cao tư tưởng nhân văn, coi đó như chất keo kết dính, liên kết con người lại gần nhau hơn để cùng giải quyết các xung đột, Nho giáo đang được khai thác, vận dụng đang tiếp tục nhận được khai thác và vận dụng không chỉ ở các nước phương Đông – những nước chịu ảnh hưởng trực tiếp của văn hóa Nho giáo trong lịch sử, mà còn ở nhiều nước phương Tây. Chính những hành công của một số nước trong việc vận dụng Nho giáo để ổn định và phát triển xã hội đã đưa tới kỳ vọng có thể khai thác Nho giáo với tư cách là một trong những cơ sở, tiền đề tư tưởng để giải quyết những vấn đề bất ổn của thế giới. Do đó, tư tưởng nhân văn của Nho giáo cần được tiếp tục nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và cụ thể hơn nữa. Tuy giá trị nhân văn Việt vốn có trong truyền thống dân tộc, trong mỗi con người Việt Nam song dưới sự ảnh hưởng của Nho giáo, nhất là ở giai đoạn Nho giáo cực thịnh, các giá trị đạo đức Việt đã được hệ thống hoá, được khuôn vào các tiêu chí mang tính quy tắc để đánh giá phẩm cách con người. Việc đánh giá một cách khách quan, toàn diện và lịch sử cụ thể về những ảnh hưởng của tư tưởng nhân văn Nho giáo khi gia nhập vào hệ giá trị nhân văn dân tộc là công việc cần thiết để khẳng định những giá trị mang bản chất Việt và tính phổ biến toàn nhân loại lúc nào cũng vốn có trong các tư tưởng nhân văn. Bên cạnh đó, cần thấy rằng Nho giáo ở Việt Nam là kết quả của quá trình tiếp biến Nho giáo cho phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể của dân tộc. Sự tiếp biến này, đối với các nhà tư tưởng trong lịch sử cũng không hoàn toàn giống nhau. Trong danh sách các đại biểu tiêu biểu của giới nhân sỹ trí thức được đào tạo theo sách vở Nho giáo, Nguyễn Trãi được biết đến với tư cách một nhà Nho Việt tiêu biểu . Ông được coi là hiện thân của lương tri Việt, làm rạng danh chủ nghĩa nhân văn Đại Việt. Tư tưởng nhân văn Nguyễn Trãi đã thể hiện vai trò, sức mạnh của tư tưởng trong chính hoạt động thực tiễn vì lợi ích chung của dân tộc, vì con người của bản thân ông. Không những thế, tư tưởng nhân văn ấy còn phát huy tác dụng trong việc định hướng về mặt chủ trương, đường lối chính trị, xã hội đương thời và lịch sử dân tộc về sau. Tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi cũng được thực tiễn khẳng định không chỉ có ý nghĩa lịch sử đối với xã hội 4 trong thời đại ông sống mà còn là một tài sản truyền thống có giá trị của dân tộc. Nói cách khác, tư tưởng nhân văn Nguyễn Trãi có ý nghĩa quan trọng trong việc tiếp thu, phát triển tư tưởng nhân văn, chủ nghĩa nhân văn Việt Nam. Vì những lý do trên, nghiên cứu sinh quyết định chọn đề tài:“Tư tưởng nhân văn của Nho giáo và ảnh hưởng của nó trong tư tưởng của Nguyễn Trãi”, làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích Làm rõ tư tưởng nhân văn trong Nho giáo và ảnh hưởng của nó trong tư tưởng Nguyễn Trãi, từ đó nêu lên ý nghĩa của tư tưởng nhân văn Nguyễn Trãi đối với việc tiếp thu và phát triển tư tưởng nhân văn ở Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ Một là, phân tích cơ sở hình thành, bối cảnh xã hội tác động đến việc hình thành các tư tưởng nhân văn của Nho giáo. Hai là, dựa trên các tài liệu kinh điển Nho giáo để minh chứng và khái quát những nội dung cơ bản của tư tưởng nhân văn của Nho giáo, Ba là, phân tích làm rõ ảnh hưởng tư tưởng nhân văn của Nho giáo trong tư tưởng Nguyễn Trãi và chỉ ra những điểm tiếp thu có chọn lọc, phát triển và sáng tạo của ông. Bốn là, khái quát và làm rõ và những ý nghĩa cơ bản của tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi đối với việc tiếp thu và phát triển tư tưởng nhân văn ở Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án - Đối tượng nghiên cứu của luận án là tư tưởng nhân văn của Nho giáo và ảnh hưởng của nó trong tư tưởng Nguyễn Trãi. - Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu trong chuyên ngành Lịch sử triết học bằng cách khảo cứu tưởng nhân văn của Nho giáo (những tư tưởng chính, cơ bản thông qua tư tưởng của các đại biểu tiêu biểu của Nho giáo, nhất là Nho giáo Tiên Tần) trong các kinh điển Nho giáo, tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi (thể hiện rõ sự tiếp thu, phát triển tư tưởng nhân văn của Nho giáo) được thể hiện trong các trước tác của ông. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận: Luận án dựa trên nền tảng phương pháp luận duy vật biện chứng, những nguyên lý, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin trong nghiên cứu lịch sử triết học. - Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá, thống nhất giữa logic và lịch sử. Luận án cũng kết hợp phương pháp sử học, chính trị học… 5. Những đóng góp mới của luận án - Luận án đã tìm hiểu và phân tích một cách chuyên sâu từ phương diện triết học tư tưởng nhân văn của Nho giáo. 5 - Luận án đã góp phần gợi mở cách tiếp cận những nội dung kinh điển Nho giáo dựa trên mối tương quan, sự liên hệ trong hệ trục so sánh với khái niệm nhân văn hiện đại. - Luận án đã khái quát và đặt tên cho những tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi theo ngôn ngữ hiện đại. Trên cơ sở đó, luận án đã phân tích và đánh giá mức độ ảnh hưởng tư tưởng nhân văn Nho giáo trong tư tưởng Nguyễn Trãi. - Luận án đã khẳng định ý nghĩa của tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi trong việc tiếp thu và phát triển tư tưởng nhân văn ở Việt Nam. 6. Ý nghĩa của luận án Về mặt lý luận: Luận án làm rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng nhân văn của Nho giáo và ảnh hưởng của nó trong tư tưởng của Nguyễn Trãi, đồng thời chỉ ra ý nghĩa của tư tưởng nhân văn Nguyễn Trãi đối với việc tiếp thu, phát triển tư tưởng nhân văn ở Việt Nam. Về mặt thực tiễn: Luận án góp phần phục vụ công tác nghiên cứu chuyên sâu và giảng dạy: Lịch sử Triết học, lịch sử tư tưởng, Cơ sở văn hóa Việt Nam. Luận án cũng có thể trở thành tư liệu tham khảo cho các chuyên ngành có liên quan. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương, 9 tiết. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1. Các công trình nghiên cứu về tư tưởng nhân văn của Nho giáo 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về tư tưởng nhân văn của Nho giáo từ hướng tiếp cận thuật ngữ “nhân văn” Trong phạm vi nhận thức thời kỳ cổ đại ở Trung Quốc, tất nhiên bản thân vấn đề tư tưởng nhân văn sẽ không thể tìm thấy và lấy thuật ngữ “nhân văn” làm xuất phát điểm bởi lẽ đây là vấn đề của thời kỳ Phục hưng ở Châu Âu. Song, với nội hàm khái niệm được định vị, một số học giả đã đặt vấn đề trong hệ trục so sánh để có thể tìm thấy các nội dung mang tính nhân văn của Nho giáo. Chẳng hạn: PGS. Hà Thúc Minh trong bài viết “Chủ nghĩa nhân văn và chủ nghĩa nhân đạo” và “Chủ nghĩa nhân văn thế kỷ XXI”, đã đề cập tới nhân văn phương Đông và phân tích bản tính thiện của Mạnh Tử để cho thấy tính tương liên giữa giáo dục đạo đức với sự hiệu chỉnh con người từ bên trong. Cách tiếp cận của Hà Thúc Minh là một gợi ý khoa học để triển khai luận án trên cơ sở bám sát nội dung khái niệm chứ không phải truy tìm khái niệm một cách siêu hình, cứng nhắc. GS. Đỗ Duy Minh gọi Nho giáo cổ điển là học thuyết nhân văn. Đột phá trong cách tiếp cận mới đối với những nội dung kinh điển của Nho giáo của ông là cách tiếp cận mang tính phối hợp đem lại sự tương khớp giữa một học thuyết của thời kỳ cổ đại với học thuyết có tính chất thế giới quan và phương pháp luận khoa học, chủ nghĩa Mác. Tuy nhiên, sự tập trung của tác giả không nhằm vào việc chứng minh tính nhân văn của học thuyết Nho giáo cổ điển. Tính nhân văn của học thuyết Nho giáo cổ điển gần như được coi là sự mặc định. Sự mặc định này, cần được minh chứng một cách rõ ràng và thuyết phục hơn. Vi Chính Thông trong “Nho gia với Trung Quốc ngày nay” đã bàn về hạn chế và một số nguyên nhân khiến cho tư tưởng nhân văn Nho giáo Tiên Tần không phát triển tương dung được với khoa học. Vi Chính Thông khẳng định quả là có tư tưởng và niềm tin của chủ nghĩa nhân văn trong Nho giáo Tiên Tần nhưng không thấy ông chỉ rõ nội dung của tư tưởng nhân văn đó. Không sử dụng thuật ngữ “nhân văn” mà dùng thuật ngữ “nhân bản” song Tào Thượng Bân trong “Tư tưởng nhân bản của Nho học Tiên Tần” đã khẳng định những nội dung mang tính nhân bản có trong học thống nhân văn Nho giáo Tiên Tần. Ông đã có cách tiếp cận đạt đến bản chất của vấn đề và mở ra một tiềm năng khai thác sâu rộng hơn nội dung này. Tóm lại, từ hướng tiếp cận thuật ngữ “nhân văn” để nghiên cứu “Tư tưởng nhân văn của Nho giáo” có thể thấy sự phân tích và hệ thống các nội dung mang tính nhân văn có trong Nho giáo đã bước đầu đạt được những kết quả nhất định. Song đó mới chỉ là những tiếp cận phái sinh trong một nội dung lớn khác hoặc chỉ là cách gọi tên rồi minh chứng bằng một vài trích dẫn kinh điển. 7 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về tư tưởng nhân văn của Nho giáo từ hướng tiếp cận nội dung, đại biểu của nó. Quang Đạm trong “Nho giáo xưa và nay” đã đánh giá và khẳng định về những cống hiến chủ yếu đáng được nêu lên với xã hội cũ của Nho giáo. Nguyễn Thị Tuyết Mai trong “Quan niệm của Nho giáo về con người, về giáo dục và đào tạo con người” cũng đặt vấn đề giá trị nhân sinh, thái độ nhân sinh và trách nhiệm nhân sinh của nhà và triển khai thành một vấn đề có tính nhân văn căn bản hơn, thiết dụng với mỗi cá nhân, đó là vấn đề sống để làm gì? GS.Trần Đình Hượu trong “Các bài giảng về tư tưởng Phương Đông” cũng cho rằng: chủ nghĩa nhân đạo của Nho giáo quả thật là cao cả vì nó yêu thương con người nhưng rốt cuộc chủ nghĩa nhân đạo của Nho giáo chỉ là lòng thương vô bổ…Nhưng cũng không phải vì thế mà nói Nho giáo phản động, nó là nhân đạo nhưng cái nhân đạo của nó không thể phát triển Cuốn “Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay” do GS.Nguyễn Tài Thư chủ biên có một chương bàn về “Nho giáo sơ kỳ và ảnh hưởng của nó đối với con người Việt Nam hiện nay”, tác giả đã nêu lên những vấn đề liên hệ với vấn đề các giá trị phổ biến toàn nhân loại trong Nho giáo sơ kỳ. Tuy nhiên chưa thấy các tác giả xâu chuỗi, hệ thống hóa tiến trình hình thành và phát triển các giá trị toàn nhân loại này trong Nho giáo. Đi vào từng đại biểu của Nho giáo, Lý Tường Hải trong “Khổng Tử” cho rằng Nho học là một loại “học vấn của đời sống. Nguyễn Hiến Lê trong “Khổng Tử” cũng khẳng định: công của Khổng Tử rất lớn, nhất là về phương diện luân lý, ông là một luân lý gia có tinh thần nhân bản cao, ông yêu con người, tin ở bản tính con người có thể cải hóa được; ông trọng sự nhân ái, sự công bằng, tặng nhân loại một hệ thống luân lý hợp tình người, để lặp lại trật tự xã hội, thay đổi thế giới. Phạm Đình Đạt trong “Học thuyết tính thiện của Mạnh Tử với việc giáo dục đạo đức ở nước ta hiện nay” đã tập trung vào việc phân tích nguồn gốc, nội dung cơ bản trong học thuyết tính thiện của Mạnh Tử để minh chứng về ý nghĩa của nó đối với việc giáo dục đạo đức con người Việt hiện nay. Nhưng do hạn chế về mục đích nghiên cứu cho nên chất và lượng dành cho phần này chưa nhiều. Như vậy, trong các công trình nghiên cứu kể trên, tư tưởng nhân văn của Nho giáo đã được tiếp cận và nhận diện ở những phạm vi nhất định. Tuy vậy, nội dung cụ thể, cơ sở nảy sinh, diễn tiến thay đổi và phát triển các tư tưởng này cũng như các minh chứng kinh điển của chúng chưa được đề cập hoặc chỉ mới ở mức độ rất hạn chế. Đây là vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu sâu nghiên cứu nhiều hơn nữa. 1.2. Các công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của Nho giáo nói chung, tư tưởng nhân văn của Nho giáo nói riêng trong tư tưởng Nguyễn Trãi Tư tưởng của Nguyễn Trãi cũng như công lao của ông trong lịch sử đã được giới nghiên cứu khai thác từ sớm trong tiến trình lịch sử. Khi đặt trọng tâm ở việc khảo cứu sự ảnh hưởng của tư 8 tưởng nhân văn của Nho giáo trong tưởng Nguyễn Trãi, luận án chỉ khoanh vùng ở những tài liệu có liên quan trực tiếp và gián tiếp chứ không khảo cứu toàn bộ tài liệu về Nguyễn Trãi. Cuốn “Lịch sử tư tưởng Việt Nam” GS. Nguyễn Tài Thư (chủ biên), dành một chương để khảo cứu về “Nguyễn Trãi – Nhà tư tưởng vĩ đại của thế kỷ XV và của lịch sử tư tưởng dân tộc” và khẳng định những tư tưởng của Nguyễn Trãi không chỉ có ý nghĩa đối với lịch sử mà còn vượt qua giới hạn không thời gian để tỏ rõ sức mạnh định hướng, chỉ đạo của lý luận đối với thực tiễn. Võ Xuân Đàn với “Những cống hiến của tư tưởng Nguyễn Trãi vào lịch sử Việt Nam” nhận định: Dấu ấn về Nho giáo trong tư tưởng Nguyễn Trãi khá đậm nhưng nó là những nội dung tích cực, “cách mạng” của học thuyết Khổng Mạnh nguyên thủy. Tuy nhiên, do tiếp cận từ góc độ lịch sử nên tác giả chưa khái quát hóa, trừu tượng hóa và phân tích trên lập trường triết học những giá trị mang tính phổ biến toàn nhân loại có thể tìm thấy trong tư tưởng nhân văn trong tư tưởng Nguyễn Trãi. PGS.Trần Nguyên Việt trong “Tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi trong Quân trung từ mệnh tập” và “Tư tưởng khoan dung của Khổng Tử và sự thể hiện nó ở Nguyễn Trãi” đã khẳng định: Tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi dựa trên những nguyên lý cơ bản của học thuyết chính trị - đạo đức Nho giáo để phản bác lại tư tưởng Hoa Hạ và chính sách xâm lược tàn bạo của nhà Minh… Trên cơ sở phân tích khái niệm khoan dung, tư tưởng khoan dung của Khổng Tử, khoan dung trong tư tưởng Nguyễn Trãi, tác giả kết luận: Tư tưởng khoan dung của Nguyễn Trãi thấm đậm đạo đức nhân nghĩa của Nho giáo, nhờ đó ở ông chủ nghĩa nhân văn được biểu hiện một cách rõ nét, đó là tình thương yêu con người. Trường Lưu trong “Chủ nghĩa nhân văn và văn hoá dân tộc” đã dành một phần để phân tích “Chủ nghĩa nhân văn Đại Việt qua tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi và cho rằng: Đó là tinh thần tiếp thu những yếu tố tích cực trong tư tưởng Nho giáo trên cơ sở những đặc điểm đời sống tinh thần của dân tộc ta, từ đó mà đề ra một chủ nghĩa nhân văn lành mạnh, lấy nhân nghĩa làm gốc, lấy văn trị làm phương châm xây dựng thái bình, và lấy ý thức tự cường văn hóa dân tộc làm cơ sở dài lâu cho việc bảo tồn và phát triển văn hiến, văn minh dân tộc… GS Nguyễn Tài Thư khi bàn về tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi trong Lịch sử tư tưởng Việt Nam, cũng khẳng định: nhân nghĩa ở Nguyễn Trãi có phạm vi rộng hơn,vượt ra ngoài chủ trương, đường lối, vượt lên trên những vấn đề cụ thể, trở thành cơ sở của đường lối và chuẩn mực của đối xử; nguyên tắc trong giải quyết sự việc; đạt tới một nền tảng phương pháp luận của suy nghĩ và hành động. Như vậy, mặc dù các công trình nghiên cứu trên đây, từ những góc tiếp cận khác nhau đã có những đóng góp đáng kể. Các khái niệm nhân nghĩa, nhân đạo, nhân bản, nhân văn…đã được khai thác và so sánh ở những mức độ nhất định. Bên cạnh đó, như một sự mặc định, các nhà nghiên cứu khi nghiên cứu về Nguyễn Trãi đều coi ông là nhà nho song nền tảng Nho giáo, yếu tố tư tưởng nhân văn của Nho giáo trong tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi đến đâu thì mới được khai thác ở mức độ hạn hẹp. Cũng đã có một số công trình tiếp cận nội dung chủ nghĩa nhân văn Nho giáo, tư 9 tưởng nhân văn Nguyễn Trãi song cho tới nay, chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu về tư tưởng nhân văn của Nho giáo và ảnh hưởng của nó trong tư tưởng Nguyễn Trãi từ giác độ triết học. Dựa trên những luận cứ khoa học của các nhà nghiên cứu đi trước, luận án có nhiệm vụ đi sâu làm rõ hơn nữa các vấn đề căn bản sau: Một là, khoanh vùng, định vị khái niệm nhân văn được sử dụng, nội hàm khái niệm tư tưởng nhân văn cũng như tương quan giữa nó trong hệ trục so sánh với các khái niệm gần như: nhân bản, nhân đạo. Hai là, phân tích cơ sở xã hội cho sự ra đời và khái quát những nội dung cơ bản của tư tưởng nhân văn Nho giáo thông qua kinh điển của Nho giáo. Ba là, làm rõ sự ảnh hưởng của tư tưởng nhân văn Nho giáo đối với tư tưởng của Nguyễn Trãi. Bốn là, trên cơ sở những kết quả nghiên cứu thu được, nhận định về giá trị của tư tưởng nhân văn Nguyễn Trãi trong việc tiếp thu, phát triển tư tưởng nhân văn Việt Nam. Tiểu kết chương 1 Khảo cứu, đánh giá hệ thống các tài liệu có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến đề tài “Tư tưởng nhân văn của Nho giáo và ảnh hưởng của nó trong tư tưởng Nguyễn Trãi” có thể rút ra một số kết luận căn bản sau: 1. Bản thân luận thuyết Nho giáo là một luận thuyết đồ sộ và có lịch sử lâu dài, tư tưởng nhân văn của Nho giáo đã bước đầu được đề cập và khai thác. Tuy nội dung tư tưởng nhân văn của Nho giáo có xuất hiện trong một số công trình nghiên cứu song chủ yếu là tư tưởng phái sinh hoặc chỉ là những nhận định, những kết luận mang tính gợi mở về mặt khoa học. Chưa thấy có công trình nghiên cứu chuyên biệt về tư tưởng nhân văn của Nho giáo từ hướng tiếp cận hiện đại của thuật ngữ này trên phương diện triết học một cách hệ thống. 2. Tư liệu về Nguyễn Trãi khá đồ sộ, công trình nghiên cứu chuyên biệt về Nguyễn Trãi cũng khá nhiều, có thể đáp ứng yêu cầu khảo cứu của các nhà nghiên cứu. Các nội dung chính cũng như ảnh hưởng của Nho giáo đến Nguyễn Trãi cũng đã được các chuyên gia khai thác, phân tích ở các cấp độ và phạm vi khác nhau. Tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi, nằm trong lộ trình chung đó cũng đã bước đầu được khai thác. Tuy nhiên, chưa thấy có công trình chuyên về ảnh hưởng của tư tưởng nhân văn Nho giáo đến tư tưởng Nguyễn Trãi từ góc độ triết học. 3. Nghiên cứu “tư tưởng nhân văn của Nho giáo và ảnh hưởng của nó trong tư tưởng Nguyễn Trãi” là một sự trở lại để gạn đục khơi trong và khẳng định giá trị toàn nhân loại khởi phát trong học thuyết Nho giáo cũng như sự vận dụng, nâng tầm của Nguyễn Trãi. Để đạt được kết quả nghiên cứu, trên cơ sở những thành tựu khoa học của các nhà nghiên cứu đi trước, luận án cần tiếp tục đi sâu làm rõ trên phương diện triết học những vấn đề cơ bản: nội hàm khái niệm tư tưởng nhân văn; cơ sở xuất hiện và những nội dung cơ bản của tư tưởng nhân văn của Nho giáo; sự ảnh hưởng tư tưởng nhân văn của Nho giáo trong tư tưởng Nguyễn Trãi; làm rõ ý nghĩa của tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi đối với việc tiếp thu và phát triển tư tưởng nhân văn ở Việt Nam. 10 [...]... chủ nghĩa nhân văn Đại Việt 2 Ảnh hưởng của tư tưởng nhân văn của Nho giáo trong tư tưởng Nguyễn Trãi rất rõ nét Nhưng tư tưởng nhân văn của Nho giáo đã được Nguyễn Trãi kế thừa, bổ sung, phát triển ở những phạm vi nhất định Tư tưởng nhân văn của ông thể hiện ở những nội dung chính: Tư tưởng về quyền được sống trong một cộng đồng tự do và quốc gia độc lập của nhân dân Đại Việt; Tư tưởng về nhân nghĩa... với Nguyễn Trãi, sự tiếp biến của Nho giáo nói chung và tư tưởng nhân văn của Nho giáo nói riêng là kết quả tất yếu bởi sự kết hợp của cả hai yếu tố: điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan Nhờ vậy, tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi được xem là một hiện tư ng trong dòng chảy của chủ nghĩa nhân văn dân tộc Tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi có ý nghĩa quan trọng trong việc tiếp thu, phát triển tư tưởng. .. niệm và những lời giáo huấn, khuyên răn con người yêu thương nhau đã gieo hy vọng vào một xã hội tư ng lai tốt đẹp hơn cho mọi người Ở điểm này, tư tưởng nhân văn của Nho giáo thực sự có sức mạnh tinh thần to lớn, phổ biến và lâu dài 17 Chương 3 ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN CỦA NHO GIÁO ĐẾN TƯ TƯỞNG NGUYỄN TRÃI 3.1 Nguyễn Trãi và thời đại của ông 3.1.1 Sơ lược thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Trãi Nguyễn. .. dung Nho học Không ít người trong giới Nho học biết tìm cách cải biến, Việt hóa và phát triển Nho giáo Điển hình là Nguyễn Trãi 18 3.2 Nguyễn Trãi tiếp thu, phát triển tư tưởng nhân văn của Nho giáo 3.2.1 .Tư tưởng của Nguyễn Trãi về quyền được sống trong một cộng đồng tự do, một quốc gia độc lập của nhân dân Đại Việt Tư tưởng của Nguyễn Trãi về quyền được sống, sống trong một cộng đồng tự do của nhân. .. tư tưởng của một nho sỹ yêu nước, thương dân sinh Nguyễn Trãi đã phản ánh tâm lý đòi hỏi sự sinh tồn của con người Ông đã tiếp thu và mở rộng tư tưởng nhân văn của Nho giáo về vấn đề coi trong sinh mệnh sự sống của con người Sinh mệnh, sự sống trong tinh thần nhân văn của Nguyễn Trãi gắn liền với sự tồn vong của dân tộc Nguyễn Trãi đã vận dụng một cách sáng tạo những phạm trù đạo đức của Nho giáo vào... tính nhân văn: tắt muôn đời chiến tranh trên tinh thần giữ vẹn bờ cõi, an ninh 3.2.2 Tư tưởng của Nguyễn Trãi về nhân nghĩa – con đường để hiện thực hóa quyền con người Nguyễn vận dụng nhân nghĩa của Nho giáo, đạo nhân nghĩa trong tư tưởng Nguyễn Trãi vượt qua phạm vi nhân nghĩa của Nho giáo chính thống để mang tính phổ quát, tiến gần hơn với bản chất của thuật ngữ nhân nghĩa Tuy trong tư tưởng của Nguyễn. .. phủ định những thành tựu mà Nguyễn Trãi đã đạt được Lịch sử đã ghi nhận những đóng góp của Nguyễn Trãi đối với cách mạng giải phóng dân tộc và lịch sử cũng tiếp tục ghi nhận ý nghĩa của tư tưởng nhân văn Nguyễn Trãi đối với việc tiếp thu, phát triển tư tưởng nhân văn Việt Nam 20 Chương 4 Ý NGHĨA CỦA TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN NGUYỄN TRÃI ĐỐI VỚI VIỆC TIẾP THU, PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN VIỆT NAM 4.1.Tổng kết... tư ng về nhân nghĩa - con đường để hiện thực hóa quyền con người; Tư tưởng về xã hội lý tư ng như là môi trường thực hiện quyền con người 3 Với một sự đối sánh tư ng đối, có thể thấy rõ sự ảnh hưởng, sự kế thừa và phát triển của Nguyễn Trãi đối với tư tưởng nhân văn của Nho giáo Trong tính kế thừa và nâng tầm, tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi vẫn còn có những hạn chế nhất định Tuy nhiên, những hạn chế... thể hiện tập trung ở: tư tưởng về sinh mệnh, sự sống của con người; tư tưởng về lẽ sống của con người; tư tưởng về tính tư ng liên giữa ý thức về cá nhân, gia đình và ý thức cộng đồng; tư tưởng chấp nhận và tìm cách đáp ứng khát vọng hạnh phúc của con người…Dù còn nhiều hạn chế nhưng có thể nói Nho giáo với những tư tưởng nhân văn của mình đã góp phần phản ánh số phận con người trong điều kiện lịch... định rằng: những tư tưởng nhân văn của Nho giáo cho thấy tầm thời đại của một luận thuyết với các giá trị mang tính phổ biến toàn nhân loại của nó Những tư tưởng nhân văn của Nho giáo một mặt không được trình bày một cách trực diện, mặt khác chỉ dừng ở góc độ tư tưởng, nó chưa được hiện thực hóa trong điều kiện lịch sử lúc đó Song, nó đánh dấu một thời điểm lịch sử, ghi nhận việc suy tư về các tiêu chí . bản của tư tưởng nhân văn của Nho giáo; sự ảnh hưởng tư tưởng nhân văn của Nho giáo trong tư tưởng Nguyễn Trãi; làm rõ ý nghĩa của tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi đối với việc tiếp thu và. chuyên về ảnh hưởng của tư tư ng nhân văn Nho giáo đến tư tưởng Nguyễn Trãi từ góc độ triết học. 3. Nghiên cứu tư tưởng nhân văn của Nho giáo và ảnh hưởng của nó trong tư tưởng Nguyễn Trãi là. bản của tư tưởng nhân văn của Nho giáo và ảnh hưởng của nó trong tư tưởng của Nguyễn Trãi, đồng thời chỉ ra ý nghĩa của tư tưởng nhân văn Nguyễn Trãi đối với việc tiếp thu, phát triển tư tưởng

Ngày đăng: 04/10/2014, 22:59

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN CỦA NHO GIÁO

  • VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TRONG TƯ TƯỞNG NGUYỄN TRÃI

  • TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN CỦA NHO GIÁO

  • VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TRONG TƯ TƯỞNG NGUYỄN TRÃI

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan