Năng lực cạnh tranh là gì?2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của các NHTM xuất thân từ nông thôn

4 398 1
Năng lực cạnh tranh là gì?2.	Thực trạng năng lực cạnh tranh của các NHTM xuất thân từ nông thôn

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sức ép cạnh tranh trong ngành ngân hàng vốn đã gia tăng khi thị trường tài chính – tiền tệ Việt Nam dần rộng cửa đón các ngân hàng nước ngoài, cũng như ngân hàng con 100% nước ngoài được thành lập tại Việt Nam. Nhưng hiên nay ngày càng trở nên gay gắt hơn khi với làn sóng hợp nhất vá sáp nhập (MA) trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đang diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt là với các ngân hàng quy mô nhỏ đi lên từ ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn, còn nhiều khó khăn để khẳng đinh vị vị trí của mình. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện các cam kết quốc tế VN từng bước mở cửa dịch vụ ngân hàng, nhằm hướng đến xây dựng hệ thống ngân hàng cạnh tranh bình đẳng trên bình diện quốc tế theo khuôn khổ pháp lý phù hợp và thống nhất. Hơn bao giờ hết sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt, thách thức đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam (NHTMVN) càng gia tăng khi Ngân hàng Nhà Nước thực hiện đề án tái cấu trúc ngân hàng mở đầu bằng việc sáp nhập ba ngân hàng: Sài Gòn, Việt Nam Tín Nghĩa và Đệ Nhất. Vì vậy đánh giá chính xác năng lực và vị thế cạnh tranh của các ngân hàng đi lên từ nông thôn đa phần có quy mô nhỏ trong điều kiện hiện nay là yêu cầu cần thiết.

Sức ép cạnh tranh trong ngành ngân hàng vốn đã gia tăng khi thị trường tài chính – tiền tệ Việt Nam dần rộng cửa đón các ngân hàng nước ngoài, cũng như ngân hàng con 100% nước ngoài được thành lập tại Việt Nam. Nhưng hiên nay ngày càng trở nên gay gắt hơn khi với làn sóng hợp nhất vá sáp nhập (M&A) trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng đang diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt là với các ngân hàng quy mô nhỏ đi lên từ ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn, còn nhiều khó khăn để khẳng đinh vị vị trí của mình. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện các cam kết quốc tế VN từng bước mở cửa dịch vụ ngân hàng, nhằm hướng đến xây dựng hệ thống ngân hàng cạnh tranh bình đẳng trên bình diện quốc tế theo khuôn khổ pháp lý phù hợp và thống nhất. Hơn bao giờ hết sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt, thách thức đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam (NHTMVN) càng gia tăng khi Ngân hàng Nhà Nước thực hiện đề án tái cấu trúc ngân hàng mở đầu bằng việc sáp nhập ba ngân hàng: Sài Gòn, Việt Nam Tín Nghĩa và Đệ Nhất. Vì vậy đánh giá chính xác năng lực và vị thế cạnh tranh của các ngân hàng đi lên từ nông thôn đa phần có quy mô nhỏ trong điều kiện hiện nay là yêu cầu cần thiết. 1. Năng lực cạnh tranh là gì? Năng lực cạnh tranh của NHTM là khả năng mà do chính ngân hàng tạo ra trên cơ sở duy trì và phát triển những lợi thế vốn có, nhằm cũng cố và mở rộng thị phần; gia tăng lợi nhuận và có khả năng chống đỡ và vượt qua những biến động bất lợi của môi trường kinh doanh”. Năng lực cạnh tranh của NHTM được đánh giá qua các yếu tố: năng lực tài chính; năng lực công nghệ; nguồn nhân lực; năng lực quản trị điều hành; mạng lưới hoạt động; mức độ đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh; …trong đó, năng lực tài chính và năng lực công nghệ được xem là những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định năng lực cạnh tranh của NHTM. 2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của các NHTM xuất thân từ nông thôn Năng lực tài chính Dựa vào phụ lục 1 ta thấy quy mô vốn điều lệ và tổng tài sản của những NHTM đã có sự tăng nhanh tuy nhiên xét trên tổng thể hệ thống ngân hàng thì vốn điều lệ và tổng tài sản của nhóm ngân hàng này lại tương đối nhỏ như vốn điều lệ chỉ năm trong khảng 3000 tỷ là con số tối thiểu theo yêu cầu của nghị định 141 cho thấy nhóm ngân hàng này còn nhiều khó khăn để có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác. Từ khi chính phủ ban hành nghị định 141 các ngân hàng đua nhau tăng vốn điều lệ, đặc biệt là nhóm các ngân hàng có nguồn gốc “nông thôn” này. Tuy nhiên với mức tăng đột biến cả về vốn điều lệ và cả tổng tài sản đã không làm cho năng lực cạnh tranh cũng như chất lượng hoạt động của ngân hàng tốt hơn mà giường như theo hướng ngược lại. Nguồn vốn tăng quá nhanh trong khi phương thức sử dụng vốn chưa được đa dạng hóa, vốn chưa được sử dụng an toàn và hiệu quả, công nghệ còn lạc hậu, mạng lưới chưa phát triển thêm vào đó là khả năng quản trị kém không đáp ứng với yêu cầu nguồn vốn lớn , đẩy mạnh quá mức dư nợ tín dụng và hoạt động đầu tư mạo hiểm… tất cả những yếu tố này làm cho nợ xấu các ngân hàng tăng cao, đến nay một số các ngân hàng thuộc nhóm này còn chưa công bố báo cáo tài chính, một số ngân hàng công bố thì không đảm bảo các con số cung cấp là đúng và chính xác. Chỉ tiêu ROE, ROA của nhóm ngân hàng này cũng thấp hơn các ngân hàng khác. Tuy nhiên, trong nhóm này vẫn có ngân hàng hoạt động an toàn và hiệu quả như SeaBank, SHB, DaiAbank thuộc nhóm 1 và 2 theo Chỉ thị 01 Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2012. Trong đó, chính thức giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng nhóm ngân hàng: nhóm 1 tăng trưởng tối đa 17%, nhóm 2 tăng trưởng tối đa 15%, nhóm 3 tăng trưởng tối đa 8% và nhóm 4 (yếu kém) không được tăng trưởng tín dụng. Như vậy, quy mô vốn điều lệ và tài sản cũng góp phần quan trọng để năng cao tính cạnh tranh của ngân hàng tuy nhiên quan trọng hơn vẫn là khả năng quản trị , đảm bảo các chỉ tiêu an toàn để ngân hàng vẫn hoạt động an toàn và hiệu quả. Hầu hết các ngân hàng có nguồn gốc nông thôn có năng lực cạnh tranh thấp cả về quy mô lẫn khả năng quản trị mà quan trọng là khả năng quản trị rủi ro để giảm nợ xấu để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Năng lực cạnh tranh về công nghệ Hiện nay, các ngân hàng đều rất quan tâm đến việc đầu tư đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng cho khách hàng, nhưng đối với các ngân hàng có nguồn gốc nông thôn vẫn còn nhiều bất cập: Quy mô vốn nhỏ; chi phí đầu tư hiện đại hóa công nghệ cao; khả năng ứng dụng công nghệ tiên tiến của nhân viên ngân hàng còn hạn chế nên dẫn đến lãng phí, khai thác không hết tính năng của công nghệ mới. Do đó, các ngân hàng quốc doanh lớn như Viettinbank, BIDV, Vietcombank cùng một số ngân hàng TMCP lớn như ACB, DongABank, Techcombank….đều đang đẩy mạnh ứng dụng các dịch vụ điện tử. Trong khi các ngân hàng này tập trung vào các dịch vụ chuyển tiền, thanh toán internet thì các ngân hàng xuất thân nông thôn chỉ tập trung cung cấp một số dịch vụ đơn giản như thông tin tài khoản, sao kê tài khoản… do chưa đủ khả năng về tài chính và nhân lực. Tóm lại, năng lực cạnh tranh của các ngân hàng đi lên từ nông thôn hiện tại là rất kém so với các ngân hàng thương mại cổ phần khác do đó caafn có những biện pháp đẻ nhanh chống khắc phục tình trạng này, vươn lên tìm kiếm thị phần cho chính mình. các biện pháp đề xuất: - Phải lựa chọn thời điểm và phương thức hợp lý để tăng vốn: Sáp nhập các ngân hàng để hình thành nên một ngân hàng có tiềm lực tài chính lớn hơn, hình thành nên một tập đoàn tài chính đa năng cũng là một giải pháp rất hiệu quả cho các NHTM xuất than từ nông thôn hiện nay. - Đổi mới cơ cấu quản trị theo tiêu chuẩn quốc tế: nhất quán hệ thống chính sách, tập trung quản trị rủi ro, phân chia trách nhiệm cụ thể. - Chú trọng chiến lược phát triển nguồn nhân lực theo hướng nâng cao chất lượng. - Đầu tư đổi mới công nghệ ngân hàng nhằm đảm bảo tính hiện đại, an toàn, nhanh chóng, tiện lợi nhất trong giao dịch cung ứng dịch vụ cho khách hàng. Phụ lục 1: Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của một số ngân hàng co xuất thân từ ngân hàng TMCP nông thôn năm 2011. Ngân hàng vốn điều lệ tổng tài sản tỷ lệ nợ xấu ROA ROE TMCP Dầu Khí Toàn Cầu 3000 Ngân hàng TMCP Đại Tín 3000 19762 - 1.19% 7.25% Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội 4815 70990 2.23% 1.06% 12.71% Ngân hàng TMCP Đại Dương 5000 62000 2% 1.13% 14.90% Ngân hàng TMCP Phương Tây 3000 20551 - 0.59% 3.95% Ngân hàng TMCP Đại Á 3100 22202 0.91% 1.68% 10.64% Ngân hàng tmcp phát triển Mê Kông 3750 10241 2.08% 3.72% 9.85% Ngân hàng TMCP xăng dầu Petrolimex (PG Bank). 2000 17582 2.06% 2.54% 17.22% Ngân hàng TMCP Việt Á 3098 3400 - 1.33% 10.46% Ngân hàng TMCP Nam Việt 3010 939 2.92% 1.59% 11.58% . động an toàn và hiệu quả như SeaBank, SHB, DaiAbank thuộc nhóm 1 và 2 theo Chỉ thị 01 Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an. mở rộng thị phần; gia tăng lợi nhuận và có khả năng chống đỡ và vượt qua những biến động bất lợi c a môi trường kinh doanh”. Năng lực cạnh tranh c a NHTM được đánh giá qua các yếu tố: năng lực. cạnh tranh cũng như chất lượng hoạt động c a ngân hàng tốt hơn mà giường như theo hướng ngược lại. Nguồn vốn tăng quá nhanh trong khi phương thức sử dụng vốn ch a được a dạng h a, vốn ch a được

Ngày đăng: 04/10/2014, 22:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan