Luận văn đông phương học nghệ thuật múa sư tử trong văn hóa trung hoa

29 2.2K 0
Luận văn đông phương học nghệ thuật múa sư tử trong văn hóa trung hoa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC W X BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI: NGHỆ THUẬT MÚA SƯ TỬ TRONG VĂN HOÁ TRUNG HOA 中国文化中舞狮艺术 NGƯỜI THỰC HIỆN : TRƯƠNG CẨM TÚ GIẢNG VIÊN KHOA ĐÔNG PHƯƠNG BIÊN HÒA, THÁNG 05 NĂM 2010 2 MỤC LỤC MỤC LỤC 2 DẪN NHẬP 4 1. Lý do chọn đề tài 4 2. Giới hạn đề tài 4 3. Lịch sử nghiên cứu 4 4. Phương pháp nghiên cứu 5 I. ĐỊNH VỊ MÚA SƯ TỬ THEO HỆ TỌA ĐỘ CHỦ THỂ - KHÔNG GIAN – THỜI GIAN 6 1.1. Về mặt chủ thể 6 1.1.1. Đôi nét về nghệ thuật múa sư tử 6 1.1.2. Phân loại múa sư tử 7 1.2. Về mặt không gian 12 1.3. Về mặt thời gian 13 II. NGHỆ THUẬT MÚA SƯ TỬ XÉT TỪ CÁC BÌNH DIỆN VĂN HÓA 15 2.1. Văn hóa nhận thức 15 2.1.1. Múa sư tử thể hiện tinh thần thượng võ của người Trung Quốc 15 2.1.2. Múa sư tử mang đến sự may mắn, cát tường 16 2.1.3. Múa sư tử thể hiện lối tư duy tổng hợp kết hợp phân tích của người Trung Quốc 17 2.2. Văn hóa tổ chức 20 2.2.1. Biên chế tổ chức một đội múa sư tử 20 2.2.2. Chương trình biểu diễn 21 2.2.3. Tính tôn ty trong giới múa Sư tử 23 2.3. Văn hóa ứng xử 24 2.3.1. Múa sư tử thúc đẩy sự giao lưu giữa các cộng đồng trong xã hội 24 2.3.2. Múa sư tử trong các lễ hội nông nghiệp, lễ hội tín ngưỡng dân gian 25 3 2.3.3. Múa sư tử góp phần truyền bá tinh hoa văn hóa Trung Hoa 26 KẾT LUẬN 27 TÀI LIỆU THAM KHẢO 28  Tài liệu sách 28  Tài liệu internet 28 4 DẪN NHẬP 1. Lý do chọn đề tài Múa sư tử là một loại hình nghệ thuật biểu diễn dân gian vô cùng độc đáo của người Trung Quốc, là một trong những điệu múa có sức sống lâu đời nhất, mãnh liệt nhất và vẫn còn phổ biến trong hầu hết mọi hoạt động giải trí của người Trung Quốc. Trung Quốc vốn không phải là quê hương của sư tử. Vì sao người dân Trung Quốc yêu mến và sùng bái sư tử đến thế ? Múa sư tử có vai trò như thế nào trong đời sống văn hóa người Trung Quốc ? Múa sư tử thể hiện được những đặc điểm gì trong văn hóa Trung Hoa ? Để tìm đáp án cho những câu hỏi trên, tôi chọn múa sư tử là đề tài cho bài nghiên cứu khoa học của mình với mong muốn qua việc tìm hiểu nghệ thuật múa sư tử sẽ hiểu sâu hơn về con người và văn hóa Trung Hoa. 2. Giớ i hạn đề tài Nghệ thuật múa sư tử đã xuất hiện gần 2000 năm với cả một quá trình hình thành, phân hóa, phát triển từ nghệ thuật dân gian đến nghệ thuật cung đình, từ truyền thống đến cách tân… Ngày nay, nghệ thuật múa sư tử phát triển rộng rãi ở Trung Quốc và nhiều quốc gia khác trên thế giới, đặc biệt là những nơi có cộng đồng người Hoa sinh sống. Do thời gian và tài liệ u nghiên cứu có hạn, tôi chỉ tập trung nghiên cứu về nghệ thuật múa sư tử hiện đại ở Trung Quốc đại lục. 3. Lịch sử nghiên cứu Mặc dù đây là môn nghệ thuật truyền thống rất phổ biến ở Trung Quốc và ở Việt Nam, nhưng tài liệu bằng tiếng Việt hầu như chỉ dừng lại ở một số bài viết có tính khảo cứ u không cao được đăng trên một số báo và website ở Việt Nam, nội dung chủ yếu là giới thiệu sơ lược về nghệ thuật múa Lân (nam sư) ở Việt Nam. Những tài liệu bằng tiếng nước ngoài tuy phong phú hơn, nhưng tôi vẫn chưa tìm được tài liệu nào có tính khảo cứu cao phân tích từ góc độ văn hóa học. 5 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được tiếp cận theo phương pháp hệ thống – cấu trúc, so sánh – đối chiếu, trình bày theo hình thức lý luận văn hóa học, có kết hợp với các thao tác nghiên cứu khoa học khác như phân loại, phân tích, liệt kê … 6 I. ĐỊNH VỊ MÚA SƯ TỬ THEO HỆ TỌA ĐỘ CHỦ THỂ - KHÔNG GIAN – THỜI GIAN 1.1. Về mặt chủ thể 1.1.1. Đôi nét về nghệ thuật múa sư tử Múa sư tử là một nghệ thuật biểu diễn dân gian, mô phỏng động tác của sư tử, kết hợp vũ đạo với võ thuật và âm nhạc, có nguồn gốc từ Trung Quốc. Về mặ t khái niệm, trong “Từ điển văn hóa truyền thống” do Chu Kim Nguyên và Hùng Nguyệt Chi chủ biên có ghi nhận khái niệm “sư tử vũ”(狮子舞) 1 , nhưng đa số người Trung Quốc gọi tắt là vũ sư (舞狮) , người phương Tây gọi là lion dance, còn người Việt Nam gọi là múa lân và múa sư tử. Sư tử được du nhập vào Trung Quốc thông qua giao lưu văn hóa và buôn bán với Tây vực, được người Trung Quốc gọi là “bách thú chi vương” nghĩa là chúa tể trong thế giới động vật. Ban đầu, từ việc chuộng sức mạnh của nó, người dân đ ã làm rất nhiều đồ vật có hình dáng sư tử, trong kiến trúc, điêu khắc và hội họa đã xuất hiện nhiều chủ đề liên quan đến sư tử. Theo thời gian, cùng với sự yêu mến sư tử ngày càng nhiều, người dân muốn thổi hồn vào sư tử, muốn sư tử phải sống, phải hoạt động được, thế là họ làm mô hình sư tử, mặc quần áo sư tử và bắt chước các động tác, tư thế của sư tử … đó là những tác nhân ban đầu xuất hiện điệu múa sư tử. 2 Tục múa sư tử vốn đã có từ rất lâu và nó vẫn còn phổ biến đến ngày nay. Nó không chỉ phổ biến ở Trung Hoa mà cùng với sự di dân của người Trung Quốc, môn nghệ thuật này đã phát triển ra khắp thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia ảnh hưởng văn hóa Hán và cộng đồng người Trung Quốc ở hải ngoại. Và bất cứ ở đâu hễ nghe tiếng trống lân (còn gọi là thất tinh cổ) vang lên lại làm rộn rã lòng người. Không ai có thể không ngừng lại hoặc ít nhất là không ngoái đầu nhìn về hướng phát ra âm thanh đó. Bao nhiêu đó cũng có thể thấy sự hấp dẫn của của tiếng trống trong nghệ thuật múa sư tử. 1 Chu Kim Nguyên, Hùng Nguyệt Chi 1996 : Văn hóa truyền thống ABC, NXB Hữu Nghị Sơn Đông Trung Quốc, 682 trang. 2 Theo Toàn Tiêu văn thể cục 2008 : Nguồn gốc của múa sư tử, đăng trên web site của Cục văn hóa thể thao thành phố Trừ Châu http://www.qjwtj.gov.cn/news.asp?ArticleID=173 7 Múa sư tử thường được biểu diễn trong các dịp ngày tết, lễ hội, góp vui cho những sự kiện quan trọng như khai trương, khai mạc, lễ mừng thọ … hoặc được người dân rước về nhà với mong muốn được may mắn, cát tường, xua đuổi tà mà… 1.1.2. Phân loại múa sư tử Nghệ thuật múa sư tử đã tồn tại ở Trung Quốc được hơn 2000 nă m, trong suốt thời gian hình thành phát triển, về cơ bản có thể chia nghệ thuật múa sư tử thành hai trường phái chính : Đó là Nam Sư và Bắc Sư (hay Nam phái và Bắc phái) 3 . Theo quan điểm chính thống của người Trung Quốc, họ không phân biệt rõ là múa lân hay múa sư tử, tất cả được gọi chung là “vũ sư” (múa sư tử). 1.1.2.1. Nam sư 南狮 Gọi là Nam sư do chúng có nguồn gốc từ phía nam Trung Quốc, lấy sông Trường Giang là ranh giới. Tương truyền, Nam sư khởi nguyên từ núi Phật Sơn (Quảng Đông) cho nên giới học giả lấy Quảng Đông làm đại diệ n cho Nam sư, có nơi gọi nam sư là Quảng Đông Sư (广东狮). Ngày nay, nam sư rất phổ biến ở Quảng Đông, Quảng Tây, Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan… 4 Nam sư chính là hình thức mà người Việt Nam gọi là múa Lân do sự khác biệt về hình thức đầu sư so với Bắc sư, tức là hình dáng đầu sư của phái Bắc sư trông giống như con sư tử, còn hình dáng đầu sư của phái Nam sư thì trông giống một con Lân trong tứ linh. Một đặc điểm nữa của Nam sư là luôn có ông địa (tiếng Trung Quốc là Đại Đầu Phật 大头佛). Có nhiều cách giả i thích về sự xuất hiện của nhân vật này, thậm chí cùng một cách giải thích có nhiều dị bản. Ví dụ, sư tử là “Phật môn linh thú”, nhưng do chưa 3 Trích dịch từ Trung Quốc Võng : http://www.china.com.cn/zhuanti2005/txt/2006-02/10/content_6115825.htm 4 Theo Wushu Wenhua 2007 : Nam sư hòa bắc sư đích khu biệt, đăng trên web site “văn hóa võ thuật” (http://wushuwenhua.blog.hexun.com/12927606_d.html ) Hình 1.2.2.1. Nam sư 8 giác ngộ Phật pháp nên Phật tổ sai Đại đầu Phật chăm sóc sư tử, ban cho Đại Đầu Phật cây gậy thần thông để ông ta giúp sư tử tu hành đắc đạo dành được chánh quả 5 . Một thuyết khác cho rằng, xưa kia có một năm trời làm thiên tai, mất mùa, dân chúng chết như rạ. Phật Di Lặc là người tốt bụng đã tìm hiểu và biết được trên ngọn núi cao chót vót có loại cỏ Linh chi (thất diệp thất chi hoa) có thể chữa lành nhiều thứ bệnh. Nhưng loại cỏ này rất khó lấy vì nó được một con Sư tử canh giữ. Phật Di Lặc tìm cách mon men đến gần làm quen với con sư tử , dần dà ông trở nên thân thiết và cảm hóa được nó. Ông hái trộm được cỏ linh chi và rủ được con sư tử xuống núi giúp đời. Từ truyền thuyết này, trong các đám múa nam sư đều có chi tiết ông địa phe phẩy cái quạt để che cỏ linh chi đã trộm được. 6 Hình 1.2.1.2. Ông địa Hình 1.2.1.3. Lân và ông địa 1.1.2.2. Bắc sư 北狮 Gọi là Bắc sư vì chúng thịnh hành ở phía bắc sông Trường Giang, có người gọi là Bắc phương Sư(北方狮), hoặc Bắc kinh Sư(北京狮) 7 5 Su Hui Qing 1989 : The Lion Dance , Trung Hoa dân quốc kiều vụ xuất bản xã, TaiWan trang 26 6 Theo Lư Anh Cúc Mai 1992 : Múa Lân ngày tết, NXB Thông tin, trang số 4 7 Su Hui Qing 1989 : The Lion Dance , Trung Hoa dân quốc kiều vụ xuất bản xã, TaiWan, trang 10 9 Bắc sư được người Việt Nam gọi là múa Sư tử do hình dáng hoàn toàn giống một con sư tử. Ngày nay Bắc sư thịnh hành nhất trong Trung Nguyên, Hoa Bắc, Hoa Đông…, ở Việt Nam thì thịnh hành nhất trong cộng đồng người Triều Châu. Múa bắc sư không có ông địa, chỉ có người phối hợp cầm quả cầu hoặc những người mang các đạo cụ như bàn vuông, trụ tròn … để thể hiện các động tác của s ư tử như lăn, trườn, chồm vồ mồi, ngủ, leo trèo … nên thường mềm mại, uyển chuyển, vì thế các võ sinh ở phái này thường cao gầy, nhanh nhẹn, giỏi khinh công. pHình 1.2.2.1. Bắc sư Hình 1.2.2.2. Sư vờn tú cầu  Sự khác biệt giữa Nam sư và Bắc sư Tiêu chí Nam sư Bắc sư Ngoại quan chung Nam sư chỉ chú trọng làm đầu lân một cách công phu, trong khi phần thân đơn giản chỉ là một tấm vải viền, vải thêu phủ lên người diễn phía sau đầu Lân Khác với Nam sư chỉ chú trọng phần đầu Lân, Bắc sư chú trọng tỉ mỉ hình thức toàn thân con sư tử, từ đầu đến chân đều được may rất cẩn thận, thậm chí đôi giày của võ sinh c ũng phải có lông 10 Đầu sư - Trang trí cầu kỳ, sặc sỡ, màu đỏ vàng là chủ yếu, không giống sư tử. - Miệng rộng, mắt lồi, lông mày rậm, râu ngắn, phần mắt và miệng có thể cử động được - Đôi khi có thêm sừng - Đơn giản, trông giống đầu sư tử (chân sư) - Phần mắt và miệng thường cố định - Không có sừng Trang phục trong biểu diễn - Nghệ nhân chỉ cần “đội” đầu lân lên là có thể biểu diễn được rồi, rất linh hoạt. - Nghệ nhân có thể thay đổi các trang phục khác nhau - Nghệ nhân khi biểu diễn phải “mặc” vào, tương đối gò bó, đòi hỏi sự ăn ý cao hơn giữa hai người trong biểu diễn. - Không thay đổi trang phục được, chỉ có thể thay “áo sư tử” Ông địa Có ông địa (Đại đầu Phật, Phật Di Lặc) Không có ông địa, thay vào đó là một người cầm quả cầu để vờn sư, nhử sư Phối nhạc Phong cách nhạc dân gian,cung đình. Trống cái với nhịp trống khác với Bắc sư, phối với thanh la, chũm chọe tiếng pháo Phong cách nhạc cung đình, nhịp trống Bắc Kinh kết hợp với thanh la, chũm chọe, tiếng pháo Tính chất vũ đạo Tả ý. Các động tác có ý nghĩa tượng trưng, trừu tượng Tả thực. Cố thể hiện các động tác giống con sư tử thật, có tính cụ thể Bước chân Mã bộ (di chuyển theo bước ngựa) Sư bộ (di chuyển theo bước sư tử) [...]... đăng trên mạng Đông Phương, http://sports.eastday.com/s/20090401/u1a4282815.html 14 II NGHỆ THUẬT MÚA SƯ TỬ XÉT TỪ CÁC BÌNH DIỆN VĂN HÓA 2.1 Văn hóa nhận thức 2.1.1 Múa sư tử thể hiện tinh thần thượng võ của người Trung Quốc Múa sư tử là một loại hình nghệ thuật, đồng thời là loại hình sinh hoạt võ thuật, thể hiện tinh thần “nhất thể” giữa võ thuật và nghệ thuật, vì vậy những nghệ sĩ múa sư tử đồng thời... học ấy Múa sư tử ngoài việc phải là người có trình độ võ thuật tương đối khá, người múa còn phải có sức khỏe vì múa sư tử đòi hỏi rất nhiều sức lực Về nghệ thuật, múa sư tử (nhất là Nam sư) thường có 3 phần: biểu diễn nghệ thuật múa sư tử - biểu diễn võ thuật phô diễn nội công Do vậy những người tham gia múa sư tử phải là những võ sư hoặc võ sinh có nghề, phải thể hiện được cái đẹp trong võ thuật, ... Phật giáo, sư tử là vật cưỡi của Văn Thù Bồ Tát, cũng là con vật thiêng Cùng với sự du nhập và phát triển Phật giáo ở Trung Quốc, 25 nghệ thuật múa sư tử như được tiếp sức và phát triển theo rất mạnh mẽ, vì thế Phật giáo có vai trò quan trong trong giai đoạn đầu phát triển của bộ môn nghệ thuật này 2.3.3 Múa sư tử góp phần truyền bá tinh hoa văn hóa Trung Hoa Tục múa sư tử là một nét văn hóa truyền... ngờ nghệch với nghệ thuật múa Lân, thậm chí còn bị cho là vô dụng, bất kính.21 Hệ quả của lối tư duy tổng hợp là tính biểu trưng, tả ý, tả thần trong nghệ thuật nói chung, và môn nghệ thuật múa sư tử cũng không ngoại lệ Tuy nhiên, nếu so sánh hai môn phái lớn trong múa sư tử thì Bắc sư thiên về tả thực hơn, còn Nam sư thiên về tính biểu trưng tả ý hơn Muốn hiểu được nghệ thuật múa sư tử, nhất là múa. .. phái Bắc sư chủ yếu là phần biểu diễn của đôi sư tử, dưới sự dẫn dắt của người cầm quả tú cầu Đầu tiên cũng là điệu múa chào mừng gia chủ, rồi phỏng theo các điển tích mà biểu diễn các điệu múa như : - Sư tử gãi - 23 Sư tử vươn vai Sư tử liếm lông Theo Lư Anh Cúc Mai 1992 : Múa Lân ngày tết, NXB Thông tin, trang số 8 22 - Sư tử ăn - Sư tử tắm - Sư tử vồ mồi - Sư tử ngậm tú cầu - Sư tử lăn - Song sư vờn... chức cũng có phần biểu diễn múa Sư Rồng, qua đó cũng thấy được vai trò và vị trí của môn nghệ thuật này trong đời sống văn hóa người Trung Quốc 26 KẾT LUẬN Trong tâm thức của người Trung Hoa, nghệ thuật múa Sư- Rồng luôn mang đến những tốt lành, quốc thái dân an Cùng với sự giao lưu văn hóa đang diễn ra mạnh mẽ, bộ môn nghệ thuật này không còn là tài sản riêng của dân tộc Trung Hoa, nó đã được nhân dân... thích xem múa Lân - Sư - Rồng hơn cả, bởi nó mang đậm nét dân tộc, nét văn hóa và nét nghệ thuật, rất truyền thống và rất đặc trưng của Châu Á Qua nghiên cứu nghệ thuật múa sư tử của người Hoa dưới góc nhìn văn hóa học, chúng ta có thể hiểu được chiều sâu văn hóa Trung Hoa và có thể phần nào hiểu được tại sao: cho dù ở đâu, làm gì, người Hoa cũng giữ được tinh thần đoàn kết và bản sắc văn hóa của mình... Cúc Mai 1992 : Múa Lân ngày tết, NXB Thông tin, trang số 7 Theo Trần Ngọc Thêm 2007 : Lý luận Văn hóa học (tập bài giảng), trang 61 17 Bằng lối tư duy thiên về phân tích, người phía Bắc Trung Quốc tạo ra con Sư trong phái Bắc sư trông giống con sư tử thật, từ đầu sư, thân sư, đuôi sư, ngay cả giày của võ sinh cũng phải có lông để giống với sư tử thật Múa sư tử ban đầu thịnh hành nhiều trong quân đội,... phổ biến rộng các hình thức múa sư tử, đến thời Đường thì múa sư tử đã phát triển mạnh, quy mô lớn đến nỗi có lúc hàng trăm người cùng tham gia múa, thậm chí múa sư tử còn gọi là “Yên nhạc” được biểu diễn trong hoàng cung, nó còn có các tên gọi khác là “Thái bình nhạc” hoặc “Ngũ phương sư tử vũ” Sau thời Đường, múa sư tử càng được lưu truyền rộng rãi hơn trong dân gian; cuốn Đông Kinh mộng lục” ghi lại... múa sư tử, sư sãi ngồi trên lưng sư tử tụng kinh Trong cuốn “Đào Am mộng ức” của Trương Đại thời nhà Minh có giới thiệu không khí rước đèn, đánh trống khua chiêng trên đường phố, đâu đâu cũng thấy cảnh múa sư tử, người đi xem rất đông Đến thời nhà Thanh thì trong bất cứ ngày lễ ngày hội nào cũng không thể thiếu được cảnh múa sư tử. 14 Múa sư tử mà những sử liệu trên đề cập đến chủ yếu là chỉ Bắc sư . GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC W X BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI: NGHỆ THUẬT MÚA SƯ TỬ TRONG VĂN HOÁ TRUNG HOA 中国文化中舞狮艺术 NGƯỜI THỰC. hóa người Trung Quốc ? Múa sư tử thể hiện được những đặc điểm gì trong văn hóa Trung Hoa ? Để tìm đáp án cho những câu hỏi trên, tôi chọn múa sư tử là đề tài cho bài nghiên cứu khoa học của. gian 13 II. NGHỆ THUẬT MÚA SƯ TỬ XÉT TỪ CÁC BÌNH DIỆN VĂN HÓA 15 2.1. Văn hóa nhận thức 15 2.1.1. Múa sư tử thể hiện tinh thần thượng võ của người Trung Quốc 15 2.1.2. Múa sư tử mang đến sự

Ngày đăng: 04/10/2014, 21:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan